Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc và kể chuyện: Mồ côi xử kiện

Viết đúng chữ hoa N (1 dòng), Q, Đ (1 dòng), viết đúng tên riêng Ngô Quyền ( 1 dòng) và câu ứng dụng : Đường vô như tranh họa đồ ( 1 lần ) bằng chữ cở nhỏ.

II/ Chuẩn bị :

- GV : chữ mẫu N, tên riêng : Ngô Quyền và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.

- HS : Vở tập viết, bảng con, phấn

 

doc34 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc và kể chuyện: Mồ côi xử kiện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào vỡ 
Học sinh sửa bài
HS đọc 
Học sinh nhắc lại cách làm 
-HS làm bài
HS đọc 
- Học sinh nhắc lại cách tính 
- Hai học sinh làm bài trên bảng học sinh cả lớp làm vào vỡ 
- Học sinh đọc yêu cầu . 
- Học sinh xếp hình trên bọ dụng cụ toán 
- Học sinh thi đua theo tổ 
Tự nhiên xã hội
AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP 
I/ Mục tiêu :
Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. 
* HS khá giỏi: Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng tìm kiếm và xử ký thơng tin: Quan sát, phân tích về các tình huớng chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.
- Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thơng.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huớng an toàn khi đi xe đạp.
III/ CÁC PP/KTDH :
- Thảo luận nhóm.
- Trò chơi.
- Đóng vai.
IV/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 64, 65 trong SGK, tranh, về an toàn giao thông.
Học sinh : SGK.
V/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định : 
Bài cũ : Làng quê và đô thị 
Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ
Dạy bài mới :
Giới thiệu bài: An toàn khi đi xe đạp 
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm 
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi :
+ Trong hình, ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông ? Vì sao ? 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV kết luận : 
Tranh 1 : người đi xe máy đi đúng luật giao thông vì có đèn xanh, người đi xe đạp và em bé là đi sai vì sang đường lúc không đúng đèn báo hiệu.
Tranh 2 : người đi xe đạp đi sai luật giao thông vì đi vào đường một chiều.
Tranh 3 : người đi xe đạp ở phía trước là đi sai luật vì đi bên trái đường
Tranh 4 : các bạn học sinh đi sai luật vì đi xe trên vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ.
Tranh 5 : anh thanh niên đi xe đạp đi sai luật vì chở hàng cồng kềnh, vướng vào người khác, dễ gây tai nạn.
Tranh 6 : các bạn học sinh đi đúng luật, đi hàng một và đi về phía tay phải.
Tranh 7 : các bạn học sinh đi sai luật, chở 3 lại còn đùa vui giữa đường, bỏ hai tay khi đi xe đạp.
Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát 3 bức ảnh trong SGK và nêu tên một hoạt động, lợi ích đã quan sát trong hình.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Nhận xét 
Đi xe đạp
Đúng luật 
Sai luật
Đi về bên phải đường 
Đi hàng một 
Đi đúng phần đường 
Đèo người 
Đi về bên trái
Dàn hàng trên đường 
Đi vào đường ngược chiều
Đèo 3 người 
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
Giáo viên chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 2 học sinh, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận câu hỏi :
+ Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận : Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
Hoạt động 3 : Chơi trò chơi đèn xanh, đèn đo
Giáo viên cho học sinh cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
Giáo viên cho trưởng trò hô : 
Đèn xanh : cả lớp quay tròn hai tay
Đèn đỏ : cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị. 
Yêu cầu : ai làm sai sẽ hát một bài
Nhận xét 
4/ Củng cố – Dặn dò : 
- Khi đi xe đạp cần phải đi như thế nào ?
- Vì sao chúng ta cần phải đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp ? 
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc .
- Chuẩn bị : bài 34 : Ôn tập và kiểm tra học kì 1
5/ Nhận xét :
- GV nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh lắng nghe 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- HS thảo luận theo nhĩm đơi.
- Đại diện nhĩm trình bày.
Cả lớp chơi theo sự điều khiển của trưởng trò. 
- Học sinh trả lời 
- Học sinh trả lời 
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2013
Tập đọc
ANH ĐOM ĐÓM 
I/ Mục tiêu :
Biết ngắt , nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
Hiểu nội dung: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.( trả lời được các câu hỏi SGK, thuộc 2 – 3 khổ thơ trong bài ). 
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng.
 HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định : 
Bài cũ :bài mồ côi xử kiện 
GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Mồ Côi xử kiện”.
Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên : trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài : “Anh đom đóm”. Qua bài thơ, các em sẽ được biết cuộc sống của các loài vật ở nông thôn có rất nhiều điều thú vị.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc 
GV đọc mẫu bài thơ
Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng củng cố từ ngữ gợi tả cảnh, tả tính nết, hành động của Đom Đóm và các con vật trong bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 
Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ 
Tiếng chị Cò Bợ : //
Ru hỡi ! // Ru hời ! // 
Hởi bé tôi ơi, / 
Ngũ cho ngon giấc. //
 ( lời Cò Bợ đọc chậm , giọng ru )
- GV cho HS tìm hiểu những từ ngữ mới: Đom Đóm, chuyên cần, Cò Bợ, Vạc.
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm 
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ 
Cho cả lớp đọc bài thơ
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài
Giáo viên cho học sinh đọc thầm 2 khổ thơ đầu, hỏi: 
+ Anh Đóm lên đèn đi đâu ?
Anh Đóm lên đèn đi gác cho mọi ngừơi ngủ yên.
Giáo viên : trong thực tế, đom đóm đi ăn đêm, ánh sáng ở bụng đom đóm phát ra để dễ tìm thức ăn. Ánh sáng đó là do lân tinh trong bụng đóm gặp không khí đã phát sáng.
+ Tìm từ tả đức tính của anh Đóm trong hai khổ thơ. 
Từ tả đức tính của anh Đóm trong hai khổ thơ là chuyên cần.
Giáo viên : đêm nào Đom Đóm cũng lên đèn đi gác suốt tới tận sáng cho mọi người ngủ yên. Đom Đóm thật chăm chỉ.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ 3, 4, hỏi: 
+ Anh Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ?
Anh Đóm thấy chị Cò Bợ ru con, thím Vạc lặng lẽ mò tôm bên sông
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài, hỏi: 
+ Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ ?
Giáo viên : Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. 
Qua bài thơ trên em rút ra được nội dung gì cho bài. 
+ GV chốt lại : 
Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động
Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ 
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. 
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ 
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. 
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. 
Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. 
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. 
Cho cả lớp nhận xét. 
Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay sai.
Củng cố – Dặn dò : 
- Anh đom đóm lên đèn đi đâu ?
- Trên đường đi gác anh đom đóm gặp những gì ?
- Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ.
- Chuẩn bị bài : bài kế là bài ôn 
5/ Nhận xét :
GV nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh nối tiếp nhau kể 
Học sinh quan sát và trả lời.
Học sinh lắng nghe. 
Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. 
Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài
Cá nhân
4 học sinh đọc 
Mỗi tổ đọc tiếp nối 
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm. 
Học sinh trả lời 
Học sinh khác nhận xét 
Học sih tìm và trả lời 
Học sinh đọc thầm.
 - Học sinh trả lời 
Học sinh đọc thầm
Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ .
- HS trả lời . 
Học sinh lắng nghe 
HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV 
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. 
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Lớp nhận xét. 
2 - 3 học sinh thi đọc 
Lớp nhận xét
- Học sinh trả lời
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu : 
Biết tính giá trị của biểu thức cả 3 dạng. 
Bài 2, bài 3 dòng 2 dành cho HS khá giỏi.
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ ghi bài tập 4 .
HS : vở, SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định : 
2. Bài cũ : luyện tập trang 82.
- GV kiểm tra lại những kiến thức HS đã học. 
- Gv gọi 2 HS làm bài bảng , lớp làm bảng con.
 12 + 11) x 3 .. ...45 30..... (70 + 23) : 3
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới :
 Giới thiệu: 
Giáo viên giới thiệu bài Luyện tập chung và ghi tựa bài lên bảng.
Thực hành:
Bài tập 1:Tính già trị của biểu thức 
Gọi học sinh đọc đề bài 
Nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức 
Gọi 4 học sinh lên bảng làm phần a, b
Giáo viên nhận xét sửa 
a/ 324 – 20 + 61 = 304 + 61
 = 365
188 + 12 – 50 = 200 – 50 
 = 150
 b/ 21 x 3 : 9 = 63 : 9
 = 7
 40 : 2 x 6 = 20 x 6
 = 1
Bài tập 2 Tính giá trị của biểu thức 
Gọi học sinh đọc đề bài 
Học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 
- Giáo viên nhận xét xửa bài 
 a/ 15 + 7 x 8 = 15 + 56 
 = 71
 201 + 39 : 3 = 201 + 13
 = 214
 b/ 72 : (2 x 4) = 72 : 8
 = 9
 64 : ( 8 : 4 ) = 64 : 2
 = 32
Bài tập 3: Tính giá trị của biểu thức 
Gọi học sinh đọc đề bài 
Nhắc lại cách tính 
Yêu cầu học sinh lên bảng lên bảng kàm bài 
Giáo viên sửa bài 
 a/ 123 x (42 – 40) = 123 x 2 
 = 246
 (100 + 11) x 9 = 111 x 9
 = 999
 b/ 72 : (2x4) = 72 :8
 =9
 64 :( 8 :4) =64 : 2
 =32
Bài tập 4: mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào ( chuyển thành trị chơi) 
- Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài( Học sinh tính giá trị của biểu thức rồi đối chiếu với các số có trong ô vuông.)
-Giáo viên nhận xét sửa bài của học sinh trên bảng 
90 + 70 x 2
142 - 42 : 2
86 – ( 81 -31)
230
280
36 
50
121
56 x (17 – 12) 
(142 – 42) :2
Bài tập 5: Tính đố 
Gọi học sinh đọc đề bài 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 
Đề bài cho biết gì ?
 Người ta xêùp 800 cái bánh vào các hộp có 4 cái sau đó xếp các hộp vào trong các thùng mỗi thùng có 5 hộp 
 - Đề bài hỏi gì ? 
 Hỏi có bao nhiêu thùng 
 - Yêu cầu học sinh làm bài vào vỡ hai học sinh làm bài trên bảng 
- Giáo viên sửa bài 
 Giải 
 Số hộp được xép vào là :
800 : 4 = 200 (hộp)
Số thùng được xếp vào là: 
200 : 5 = 40 (thùng)
 Đáp số : 40 thùng 
4/ Củng cố – Dặn dò :
- Cho HS nêu lại 3 cách tính giá trị của biểu thức đã học .
- Cho HS thi làm bài nhanh và đúng .
 (100 + 11) x 9 = 111 x 9 
 = 999
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
- Chuẩn bị : bài Hình chữ nhật
5/ Nhận xét :
- GV nhận xét tiết học.
Hát vui.
Học sinh làm bài .
Học sinh đọc tựa bài Luyện tập chung
- HS nêu. 
- HS nêu
- HS làm bài 
- Lớp nhận xét. 
- Học sinh đọc đề bài 
- Học sinh 2em lên bảng làm lớp làm vào vỡ 
-Học sinh đọc đề bài 
- Học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức 
-Hai học sinh lên bảng sửa bài 
- Học sinh đọc đề bài 
- Học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức 
-Lớp nhận xét 
- Học sinh sửa bài vào vỡ 
Học sinh nêu yêu cầu bài toán và nêu cách giải
- Học sinh xem giáo viên hướng dẫn 
- Học sinh tra lời 
- Học sinh khác nhận xét
- Học sinh trả lời 
- Học sinh khác nhận xét 
- Học sinh làm bài trên bảng 
- Học sinh nêu các cách tính giá trị của biểu thức .
- HS thi làm bài .
Tập viết
ÔN CHỮ HOA : N 
 I/ Mục tiêu :
- Viết đúng chữ hoa N (1 dòng), Q, Đ (1 dòng), viết đúng tên riêng Ngô Quyền ( 1 dòng) và câu ứng dụng : Đường vô như tranh họa đồ ( 1 lần ) bằng chữ cở nhỏ.
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu N, tên riêng : Ngô Quyền và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: 
Bài cũ : 
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Mạc, Một
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài :
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV : nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa N, tập viết tên riêng Ngô Quyền và câu tục ngữ
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ghi bảng : Ôn chữ hoa : N
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con 
Luyện viết chữ hoa 
GV gắn chữ N trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ N được viết mấy nét ?
 3 nét, Nét cong trái dưới, nét xiên thẳng và nét cong phải trên
+ Độ cao chữ N hoa gồm mấy li ?
 Độ cao chữ N hoa gồm 2 li rưỡi
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên chốt lại, vừa nói vừa chỉ vào chữ N hoa và nói : chữ N hoa cao 2 li rưỡi, gồm 3 nét : Nét cong trái dưới, nét xiên thẳng và nét cong phải trên
Giáo viên viết chữ Đ, N, Q hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ N hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ Đ, Q hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng : Ngô Quyền
Giáo viên giới thiệu : Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc của nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập của nước ta.
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
Ngô Quyền
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
Trong từ ứng dụng, các chữ Đ, N, Q, g, y cao 2 li rưỡi, chữ ô, u, ê, n cao 1 li.
 + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
 Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Ngô Quyền là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu N, Q 
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Ngô Quyền 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc :
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ 
- Giáo viên hỏi : 
+ Câu ca dao ý nói gì ?
Giáo viên chốt : câu ca dao ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ ( vùng Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay ) đẹp như tranh vẽ
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
Chữ Đ, N, g, h, q, b cao 2 li rưỡi
Chữ t cao 1 li rưỡi
Chữ ư, ơ, n, v, ô, x, ê, u, a, c, i cao 1 li 
Chữ đ cao 2 li 
+ Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ?
Câu tục ngữ có chữ Đường, Nghệ, Non được viết hoa
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Đường, Nghệ, Non. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ N : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ Q, Đ : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Ngô Quyền: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ca dao : 1 lần
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
4/ Củng cố – Dặn dò : 
Yêu cầu học sinh viết lại các từ học sinh viết sai 
GV nhận xét tuyên dương.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : bài : Ôn tập học kì 1 
5/ Nhận xét :
GV nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là : Đ, N, Q
N
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Cá nhân
Học sinh lắng nghe
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
HS trả lời 
Cá nhân
HS viết bảng con.
HS đọc 
Học sinh trả lời
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Học sinh viết lại các từ viết sai 
Thủ công
CẮT, DÁN CHỮ : VUI VẺ 
( TIẾT 1) 
I/ Mục tiêu : 
Biết cách kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ .
Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ . Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau . Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối. 
* Với HS khá giỏi: Kẻ, cắt, dán được VUI VẺ. Các nét thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối. 
II/ Chuẩn bị :
	GV : Mẫu chữ VUI VẺ cắt đã dán và mẫu chữ VUI VẺ cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
Kéo, thủ công, bút 

File đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 17.doc
Giáo án liên quan