Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Kể chuyện: Người mẹ (2 tiết)

GV chấm bài , sửa chốt ý đúng

Đáp án:

a/ Tuấn là anh trai của lan./ Tuấn là người anh rất thương yêu em./ Tuấn là người anh biết nhường nhịn em./ Tuấn là đứa con hiếu thảo./

b/ Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà./ Bạn nhỏ là người rất yêu bà./ Bạn nhỏ là người biết quan tâm, chăm sóc bà .

4. Củng cố – Dặn dò:(5’)

 

doc18 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Kể chuyện: Người mẹ (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U : 
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Giáo viên : phiếu bài tập, bảng phụ ghi nội dung phiếu bài tập .
-Học sinh vở bài tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Bài cũ(5’): Gọi 2 hs trả lời câu hỏi
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
I.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:
* Mục tiêu: Học sinh biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa, không đồng tình với hành vi không giữ lời hứa.
*Cách tiến hành: 
 -Giáo viên phát phiếu học tập và nêu yêu cầu, học sinh làm bài tập trong phiếu . 
 -Giáo viên treo bảng phụ ghi nôi dung phiếu bài tập lên bảng.. - Yêu cầu học sinh thảo luận.Yêu cầu học sinh trình bày. 
II.Hoạt động 2: Đóng vai.
*Mục tiêu: học sinh biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa. 
 *Cách tiến hành: 
 -Giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai trong tình huống. 
 -Y/c các nhóm lên đóng vai.
* Kết luận: em cần xin lỗi bạn, giải thích lý do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
III.Hoạt động 3: Bảy tỏ ý kiến.
*Mục tiêu: Củng cố bài, giúp học sinh có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa. 
*Cách tiến hành:
-Y/c học sinh bày tỏ thái độ về từng ý kiến và giải thích lý do.
*kết luận: Đồng tình với các ý kiến bd, đ, không đồng tình với các ý kiến a,c,e.
-Kết luận chung: giữ lời hứa là thực hiện đúng lời mình đã nói, đã hứa hẹn. 
-Người biết giữ sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng 
3.Củng cố- dặn dò:(5’)
D.Phần bổ sung
........................................................................................................................
MỸ THUẬT:
VẼ TRANH ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
	 VTV. T.8,9 Thời gian dự kiến: 30’
A.MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung đề tài Trường em.
- Biết cách vẽ tranh về đề tài trường em . - Vẽ được tranh đề tài Trường em 
*BVMT:Biết yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên .Giữ gìn cảnh quan môi trường, phê phán những hành động phá hoại môi trường .
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : Tranh của HS đẹp ở năm trước ; hình minh học các bước vẽ 
HS : Tranh sưu tầm , vở tập vẽ
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Bài cũ:(5’)
 -Kiểm tra dụng cụ HS
-Cho HS xem các đồ vật đã chuẩn bị.
2.Bài mới(25’): Giới thiệu bài 
a.Hoạt động1: Quan sát nhận xét.
* Hướng dẫn HS quan sát tìm hiểu nội dung đề tài . 
+GV đưa bức tranh yêu cầu HS q. sát . GV nêu câu hỏi HS trả lời : 
-Đề tài trường em có thể vẽ những gì 
- Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh ? 
b.Hoạt động 2: 
+ GV đưa một số hình minh họa về xây dựng bố cục – HS quan sát , nêu ý kiến 
+ Tiếp tục đưa những bức tranh của các bạn năm trước cho HS quan sát , học tập áp dung cho bài mình . 
c.Hoạt động 3: Thực hành 
-HS vẽ vở tập vẽ
+ GV chốt : Tùy theo khả năng chọn chi tiết khi vẽ . Nhưng bố cục phải cân đối ; thể hiện rõ nội dung , biết chọn mảng chính , mảng phụ ; sắp xếp hình ảnh phù hợp ; tô mảu có đậm nhạt 
+ Yêu cầu HS thực hành vẽ : 
d. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
*GV gọi 1số em vẽ xong mang bài lên cùng HS dưới lớp nhận xét.
+Về cách vẽ ( hình dáng, kích thước).Màu sắc.-Tuyên dương HS vẽ đẹp.
3.Củng cố- dặn dò(5’)
D.Phần bổ sung
 Thứ sáu: CHÍNH TẢ (Nghe- viết)
NGƯỜI MẸ
Sgk. T.30 Thời gian dự kiến: 40’
A. MỤC TIÊU :
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2 a/b
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Giáo viên : Băng giấy viết bài tập 2a và 2b.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Bài cũ(5’) : Giáo viên gọi 3 em lên bảng viết, lớp viết nháp( Giáo viên đọc cho học sinh viết , sửa bài, ghi điểm )
2.Bài mới(25’) : Giới thiệu bài .
a. HD nghe- viết:
-GV đọc đoạn viết.2 HS đọc lại .
-GV đọc cho HS viết bảng con.: Thần Chết, Thần Đêm Tối, vượt qua hy sinh, giành lại, ngạc nhiên.
-GV nhận xét sữa sai và viết lại trên bảng.
b. HD viết vở:
-GV đọc lại toàn bài chính tả
-Nhắc nhở cách trình bày bài , tư thế ngồi 
- Theo dõi , uốn nắn .- Thu bài chấm – sửa bài . Nhận xét chung .
c.HD làm bài tập:
Bài tập 2a/ 31.
Điền vào chỗ trống d hay r? Giải câu đố.
+ Yêu cầu đọc đề nêu yêu cầu đề. Hướng dẫn làm bài vào vở.
+ Chấm sửa bài tập
Đáp án:	Hòn gì bằng đất nặn ra
	Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày
	Khi ra, da đỏ hây hây
	Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà.
	( Hòn gạch )
Bài tập 3b: tìm các từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng, có nghĩ như sau:
+ đọc đề – nêu yêu cầu đề.
+ Hướng dẫn làm nhóm, đại diện nhóm trả lời.
+GV: chốt ý tưởng: (Thân thể,chân,thận – vâng lời –cái cân)
+HD bài 2b và 3a về nhà làm.
3. Củng cố – dặn dò(5’) :
D.Phần bổ sung
........................................................................................................................
 TOÁN
KIỂM TRA
Sgv.T.51 Thời gian dự kiến: 40’
A .MỤC TIÊU
Tập trung vào đánh giá:
-Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ( có nhớ một lần) các số có ba chữ số.
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị ( dạng 1/2; 1/3; 1/4; 1/5).
- Giải được bài toán có một phép tính.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học)
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: đề kiểm tra
Học sinh : Giấy kiểm tra.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Bài cũ : Kiểm tra vở của học sinh.
2.Bài mới : Giới thiệu bài
-Học sinh ghi đề làm bài vào vở.
-Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 327 + 416 561 - 244
 462 + 354 728 - 456
Bài 2: Khoanh vào 1/3 số bông hoa.
Bài 3: Mỗi hộp có 4 cái cốc. Hỏi 8 hộp như thế có bao nhiêu cái cốc?
Bài 4: 
a.Tính độ dài đường gấp khúc ABCD ( có kích thước như ghi trên hình vẽ) :
b.đường gấp khúc ABCD có độ dài là mấy mét? 
-Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi học sinh làm bài.
3. Đánh giá:
Bài 1: 4 điểm. Mỗi phép tính đúng được 1 điềm.
Bài 2: 1 điểm. Khoanh mỗi câu đúng được ½ điểm
Bài 3: 2 ½ điểm .lời giải đúng 1 điểm, phép tính đúng 1 điểm, đáp số đúng ½ điểm 
Bài 4: 2 ½ điểm
a.Lời giải đúng 1 điểm, phép tính đúng 1 điểm.
b.Đổi độ dài đường gấp khúc ra mét ½ điểm. ( 100= 1cm)
3. Củng cố- dặn dò:
D.Phần bổ sung
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
Sgk. T.16 Thời gian dự kiến:35’
A .MỤC TIÊU.
- Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể.Nếu tim ngừng đập thì máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết. 
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các hình vẽ trong sách giáo khoa phóng to ( trang 16,17)
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ(5’):
-Trình bày sơ lược về tuần hoàn của máu.-Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
2.Bài mới(25’) : Giới thiệu bài - ghi đề 
I.Hoạt động 1 : Thực hành.
a.Mục tiêu : Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
b.Cách tiến hành : - Yêu cầu: làm việc cả lớp
- Giáo viên hướng dẫn.
- Giáo viên gọi một sô học sinh lên làm mẫu.
-Làm việc theo nhóm 2 -Làm việc cả lớp.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi.
 - Yêu cầu 5 nhóm lên trình bày kết quả nghe và đếm nhịp tim và mạch.
 c.Kết luận : -Tim luôn đập để đưa máu đi nuôi cơ thể, nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
II.Hoạt động 2: Làm việc với sách . 
a.Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
b.Cách tiến hành:
-Yêu cầu: Làm việc theo nhóm 3. Quan sát hình 3 trang 17 sách giáo khoa 
- Yêu cầu làm việc cả lớp.
-Đại diện 3 nhóm lên chỉ vào sơ đồ và trình bày phần trả lời môt câu hỏi.
III.Hoạt động 3: chơi trò chơi ghép chữ vào hình.
-Giáo viên nêu cách chơi
- Chia lớp thành 4 đội ( Số người bằng nhau )
-Yêu cầu các nhóm thi đua ghép chữ vào hình. Nhóm nào hoàn thành trước, ghép chữ vào sơ đồ đúng vị trí và trình bày đẹp là thắng cuộc.
-Giáo viên các nhóm nhận xét sản phẩm của nhau và đánh giá xem nhóm nào thắng.
3.Củng cố ,dặn dò (5’)
D.Phần bổ sung:
........................................................................................................................
TUẦN 5. Thứ hai TẬP ĐỌC
ÔNG NGOẠI
	 	SGK T.34 Thời gian dự kiến:35’
A. MỤC TIÊU :
- Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông – người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. (trả lời được các CH trong SGK)
*KNS:Giao tiếp :trình bày suy nghĩ .Xác định giá trị .
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh họa bài tập dọc Sgk + bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1.Bài cũ(5’) : 
-Gọi 3 HS kể lại câu chuyện “Người mẹ”. GV nx ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
b.Luyện đọc:
-GV đọc bài lần 1.
*HS đọc câu nối tiếp + Từ khó (2 lần)
*Luyện đọc câu dài, khó đọc: ( nếu có)
*Luyện đọc đoạn:
-GV chia đoạn. 
- HS nối tiếp đọc đoạn ( 2 lần). kết hợp rút từ cần giải nghĩa theo từng đoạn HS đọc.
*Luyện đọc đoạn dài khó:
-GV đính đoạn khó lên bảng. 
-1 HS đọc và nhận biết cách ngắt nghỉ, 2HS đọc, lớp và GV nhận xét.
*Luyện đọc đoạn theo nhóm: cử đại diện nhóm thi đọc, lớp nhận xét.
*Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm và TLCH
* Luyện đọc lại :
-GV hướng dẫn cách đọc
-GV đọc mẫu lần 2
-HS đọc nối tiếp đoạn, lớp nhận xét, GV nhận xét.
-1 HS đọc lại toàn bài. GV nhận xét.
3.Củng cố-dặn dò(5’)
D.Phần bổ sung
........................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH-ÔN TẬP CÂU:AI LÀ GÌ?
Sgk. T.24 Thời gian dự kiến: 35’
A. MỤC TIÊU :
- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1)
- Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thich hợp (BT2)
- Đặt được câu theo mẫu Ai là gì?(BT3 a/b/c)
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ: viết bài tập 2.
HS: có sách giáo khoa
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Bài cũ (5’): gọi 2 em lên làm bài tập 2 sgk. GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới(25’) : Giới thiệu bài .
3.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: Tìm những từ chỉ gộp những người trong gia đình
M: ông bà, chú cháu ,ông cha , cha ông ,cha chú , chú bác ,cha anh , chú gì cô chú ,gì dượng . . .
- HS làm bài vào vở
Bài tập 2: Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào nhóm thích hợp:
-HD thảo luận nhóm nhóm đôi
-Đại diện các nhóm trình bày,lớp góp ý. -GV chốt ý đúng ghi bảng.
Bài tập 3 Dựa theo nội dung các bài tập đã học ở tuần 3, tuần 4, hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì?để nói về:
a/ Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len.
b/ Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ
-YC đọc đề, nêu yc đề bài
-HD làm bài vào vở
-GV chấm bài , sửa chốt ý đúng
Đáp án:
a/ Tuấn là anh trai của lan./ Tuấn là người anh rất thương yêu em./ Tuấn là người anh biết nhường nhịn em./ Tuấn là đứa con hiếu thảo./
b/ Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà./ Bạn nhỏ là người rất yêu bà./ Bạn nhỏ là người biết quan tâm, chăm sóc bà.
4. Củng cố – Dặn dò:(5’) 
D.Phần bổ sung
........................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
TOÁN
BẢNG NHÂN 6
	 	SGK T.19 Thời gian dự kiến:35’
A. MỤC TIÊU
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân. -Bài tập: bài 1, Bài 2, Bài 3
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Bài cũ(5’) : Sửa bài kiểm tra cho học sinh – Giáo viên nhận xét bài cũ.
2.Bài mới(25’):
a.GTB: GV ghi tên bài
b.Lập bảng nhân 6:
- Giáo viên lấy tấm bìa có 6 chấm tròn
- Dán tấm bìa lên bảng và nêu: 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 6 chấm tròn, 6 chấm tròn được lấy 1 lần( viết bảng)
 6 x 1 = 6
- Lấy 2 tấm bìa , mỗi tấm bìa có 6 chấm
-Ghi: 6 x 2 = 6 + 6 = 12 ( ghi 6 x 2 thẳng cột 6 x 1 = 6)
-Làm thế nào để tìm được 6 x 3 bằng bao nhiêu?
-Ghi: 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18
-Vậy: 6 x 3 = 18
- Hướng dẫn các công thức còn lại.
c. Luyện tập thực hành:
Bài 1Tính nhẩm :
-HS tính nhẩm -Một hs đọc kết quả -Lớp, gv theo dõi nhận xét
Bài 2: Bài toán 
HS đọc yêu cầu. -HS thảo luận nhóm đôi, tìm cách giải.
-Lớp làm vở bài tập, một em lên bảng làm -Lớp và GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào ô trống :
-Trò chơi “ Điền nhanh, điền đúng’’
- Phổ biến luật chơi: Trong 2 phút 2 đội chơi, nếu đội nào điền nhanh, đúng sẽ
thắng. Lớp làm trọng tài.
-Nêu nội dung trò chơi: Bài 3/SGK
-Tổ chức chơi.
-Nhận xét khen đội làm nhanh, đúng.
- Yêu cầu đọc lại dãy số.
3.Củng cố dặn dò (5’):
D.Phần bổ sung
.....................................................................................................................................
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA : C
Sgk. T.34 Thời gian dự kiến: 35’
A. MỤC TIÊU :
- Viết đúng chữ hoa C ( 1 dòng), L , N ( 1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng: Công cha trong nguồn chảy ra (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Mẫu chữ viết hoa C, tên riêng “ Cửu Long” và câu ca dao.
HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Bài cũ(5’) : 
-Giáo viên kiểm tra bài viết ở nhà c ủa hs
2. Bài mới( 25’) : Giới thiệu bài . 
*Hướng dẫn học sinh luyện viết trên bảng con *Luyện viết chữ hoa C L N Cửu Long
-HD viết trên bảng con. -GV dán tên riêng. Cửu Long -GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ -YC HS viết bảng. -GV nhận xét-sửa chữa 
*HS viết từ ứng dụng ( Tên riêng)
- Giáo viên giới thiệu Cửu Long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ..
-YC HS tập viết từ ứng dụng . -HS tập viết tên riêng trên bảng con-1 HS viết trên bảng lớp. -GV nhận xét- sửa chữa.
* Luyện viết câu ứng dụng
- GV dán câu ứng dụng – kết hợp giảng nội dung.
 Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
-HS tập viết trên bảng con, các chữ: Công Nghĩa,Thái Sơn.- GV nhận xét.
* HD viết vào vở
- Nêu yêu cầu - Nhắc nhở cách viết – trình bày - GV theo dõi – uốn nắn . 
*Chấm , chữa bài 
- GV chấm 5- 7 bài – nhận xét chung . Cho HS xem một số bài viết đẹp.
3. Củng cố – Dặn dò:(5’)
- Nhận xét tiết học – biểu dương HS viết đẹp .
- Về viết bài và học thuộc câu ứng dụng .
D.Phần bổ sung
................................................................................................................................
Th ứ ba CHÍNH TẢ (Nghe –viết)
ÔNG NGOẠI
Sgk. T.35 Thời gian dự kiến: 35’
A. MỤC TIÊU :
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2 – 3 tiếng có vần oay (BT2)
- Làm đúng BT3 a/b .
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 3a 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC : 
1.Bài cũ(5’): 3 học sinh lên viết bảng lớp , lớp viết nháp thửa ruộng , giao
việc, dạy bảo, nhân dân, dâng lên, ngẩng lên (K’ Linh, K’ Diền,K’ Dôi)
2.Bài mới(25’) : Giới thiệu bài . 
*HD nghe viết:
- GV đọc đoạn văn 1 lần. 2 HS đọc lại .
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm theo ,tìm từ khó .
-GV gạch chân và đọc các từ khó.
- Học sinh viết từ khó.GV nhận xét ,sửa sai.
* HD viết vở:
-HD viết vở, nhắc nhở cách trình bày bài, tư thế ngồi viết
-GV đọc bài.
-Yêu cầu HS soát lỗi.
-Theo dõi uốn nắn.
*Chấm chữa bài:
Thu bài chấm – sửa bài . Nhận xét chung
*HD làm bài tập:
Bài 2 : Tìm 3 tiếng có vần oay
-HS làm vào vở 
- GV nhận xét.
Bài 3/ a :Chơi trò chơi (GVghi bảng phụ )
+ YC đọc bài 
+ GV nêu yêu cầu trò chơi , chia nhóm 
+ Luật chơi 
+ 3 em làm giám khảo 
-GV nhận xét , tuyên dương .
3. Củng cố – Dặn dò: (5’) 
D.Phần bổ sung
......................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN	 Sgk.T.18,19 Thời gian dự kiến: 40’
A . MỤC TIÊU :
-Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn
*BVMT: Biết 1 số HĐ của con người gây ô nhiễm bầu không khí ,có hại đối với cơ quan tuần hoàn.
B .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV phóng to hình vẽ trong sgk trang 18, 19 , bảng phụ ghi câu hỏi 
HS: vở bài tập
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Bài cũ (5’): Hoạt động tuần hoàn .GV nh ận x ét b ài c ũ
2.Bài mới(25’) : Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1 : Chơi trò chơi vận động 
* Mục tiêu : So sánh được mức độ hoat động của Tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn .
* Cách tiến hành :
-GV cho học sinh chơi một trò chơi đòi hỏi vận động ít :Trò chơi “ Con thỏ ăn cỏ , uống nước , vào hang ”
+ GV cho hs chơi một trò chơi đòi hỏi vận động nhiều.
+Yc hs tập vài động tác thể dục 
* Kết luận :Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường . Vì vậy lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch .Tuy nhiên , nếu lao động hoặc hoạt động quá sức , tim có thể bị mệt có hại cho sức khỏe .
*Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu :
+ Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn 
+ có ý thức tập thể dục đều đặn , vui chơi , lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận nhóm 
+ Yc các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình ở trang 19 sgk và thảo luận các câu hỏi ( GV treo bảng phụ )
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
+ Yc đại diện mỗi nhóm lên trình bày 
+ GV nhận xét chung . 
3. Củng cố , dặn dò (5’)
D.Phần bổ sung:
TOÁN
LUYỆN TẬP
Sgk. T 20 Thời gian dự kiến: 35’
A. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị của biểu thức và giải toán.
-Bài tập: Bài 1, Bài 2, Bài 3,Bài 4
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC	 
1.Bài cũ (5’): gọi 3 em lên bảng trả bài.
-1 em đọc bảng nhân 6. 
-GV nhận xét bài cũ.
2. Bài mới (25’): 
*HD luyện tập: 
Bài 1: Tính nhẩm :
-Gọi HS nêu yêu cầu bài.
-Hs thảo luận nhóm, trong nhóm nối tiếp nhau đọc kết quả. -Hs đổi vở kiểm tra
-GV nhận xét.
Bài 2: Tính : 
Hs đọc yêu cầu
-Lớp làm vở bài tập
-Một hs lên bảng.
-Lớp và gv nhận xét. 
Bài 3: 
Tóm tắt : 
- Gọi HS đọc Y/C bài.
-1 HS làm vào phiếu,lớp làm vào vở bài tập
-Hs lên bảng chữa bài, lớp và GV nhận xét.
BÀi 4: Viết tiếp số thích hợp vào ô trống :
-Yc hs làm miệng 
+ Yc đọc đề bài, nêu yc đề
+ HD làm nhẩm , ghi kết quả vào giấy nháp và nêu kết quả . Nhận xét về đặc điểm của từng dãy số rồi căn cứ vào đó để tìm số thích hợp.
-Nối tiếp nhau đọc kết quả, bạn bổ sung
-GV sửa bài , ghi kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò (5’):
D.Phần bổ sung
..............................................................................................................................
...............................................................................................................................
......................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
NGHE- KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI
Sgk.T.28 Thời gian dự kiến: 36’
A. MỤC TIÊU :
 -Nghe –kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1).
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa Dại gì mà đổi
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ : gọi 3 hs lên đọc lại Đơn xin vào

File đính kèm:

  • doc4.doc