Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - kể chuyện: Mồ côi xử kiện (2 tiết)
Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên ( cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng, có trách nhiệm, )
c/ Anh mồ côi ( hoặc người chủ quán ) trong chuyện “ Mồ Côi xử kiện” ( Anh Mồ Côi : thông minh, tài trí, tốt bụng, có trách nhiệm , // Người chủ quán: tham lam, gian trá, dối trá, xấu xa, )
cách viết . c.Hs viết chính tả + Đọc cho HS viết bài . + Đọc cho HS sửa lỗi . + HD tự sửa lỗi . d.Chấm chữa bài -Chấm 5 – 7 bài, nêu nhận xét chung. đ.HD làm bài tập chính tả . Bài 2 : Chọn từ nào trong dấu ngoặc đơn dể điền vào chỗ trống? Giải câu đố. + GV YC HS làm phần a . + Dán phiếu lên bảng + YC HS tự làm + Nhận xét chốt lại lời giải đúng Đáp án : Cây gì gai mọc đầy mình Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người. ( cây mây ) 4. Củng cố – dặn dò : + Nhận xét bài viết , chữ viết của HS . + Dặn HS về thuộc câu đố , bài thơ ở BT 2 . HS viết xấu , sai phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau. D.Phần bổ sung ********************************* Toán LUYỆN TẬP SGK/.82.Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) . - Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “=” ,” “ . B. Các hoạt động dạy - học 1. Bài cũ (5’): Gọi 3 em lên bảng làm bài . GV nhận xét ghi điểm * Tính giá trị của các biểu thức sau: 23 + ( 678 – 345 ) = 7 x ( 2 x 3 ) = 7 x ( 35 – 29 ) = ( 23 + 56 ) x 6 = 3. Bài mới (25’): Gt bài , ghi bảng. a.Luyện tập về tính giá trị của biểu thức . Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức + YC đọc đề , nêu YC đề + YC làm bài + Chấm , sửa bài ( Làm trong ngoặc trước ) Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức + YC HS tự làm bài a , b sau đó hai em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau . + YC HS so sánh giá trị của biểu thức + Vậy khi tính giá trị của biểu thức , chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó , sau đó thực hiện các phép tính theo đúng thứ tự . +GV chấm , sửa bài cho HS. b.Luyên tập điền dấu . Bài 3 : > ; < ; = + GV viết bảng + YC HS tính giá trị của biểu thức : + YC HS so sánh ,69 và 45 + Chữa bài và cho điểm HS . Bài 4 :Cho 8 hình tam giác, Xếp thành hình cái nhà mỗi hình như hình bên + YC HS tự làm bài , sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài + Chữa bài , nhận xét tuyên dương . 4. Củng cố – dặn dò : + YC HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức . + Nhận xét tiết học . D.Phần bổ sung ............................................................................................................................ ********************************* Tự nhiên xã hội AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP Sgk/64,65 Thời gian dự kiến :35’ A. Mục tiêu : - Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp . B. Chuẩn bị : + GV : Tranh , áp phích an toàn giao thông . Các hình trong SGK trang 64 , 65 C. Các hoạt động dạy - học : 1. Bài cũ(5’) : Gọi 2 em lên bảng trả lời câu hỏi , GV nhận xét ghi điểm Phong cảnh nhà cửa ở làng quê nông thôn ? Hoạt động sinh sống chủ yếu ở đô thị là gì ? 2. Bài mới (25’): Gt bài , ghi bảng * HĐ1 : QS tranh theo nhóm * Mục tiêu : Thông qua quan sát tranh , HS hiểu được ai đi đúng , ai đi sai luật giao thông . * Cách tiến hành Bước 1 : Làm việc theo nhóm + GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm quan sát các hình ở trang 64 , 65 / SGK + YC chỉ và nói người nào đi đúng , người nào đi sai . Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận . * GV + HS nhận xét đánh giá chung * HĐ2 : Thảo luận nhóm * Mục tiêu : HS thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp . * Cách tiến hành Bước1 : + GV chia nhóm + YC thảo luận câu hỏi sau . Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ? Bước 2 : YC các nhóm trình bày + GV căn cứ vào ý kiến của các nhóm để phân tích về tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông . * Kết luận : * HĐ3 : Chơi trò chơi đèn xanh đèn đỏ * Mục tiêu : Thông qua tò chơi nhắc nhở HS có ý thức chấp hành luật giao thông * Cách tiến hành : Bước 1 : HS cả lớp đứng tại chỗ , vòng tay trứơc ngực , bàn tay nắm hờ , tay trái dưới tay phải . Bước 2 : YC trưởng trò hô + Trò chơi lập đi lập lại nhiều lần , bạn nào làm sai sẽ hát 1 bài . 3. Củng cố – dặn dò :(5’) + GV nhắc lại luật giao thông đối với người đi xe đạp + YC nhắc lại phần bóng đèn tỏa sáng . + GV nhận xét trong giờ học những ưu khuyết điểm . D.Phần bổ sung .. .. .. Mỹ Thuật Vẽ tranh:Đề tài Chú bộ đội VTV. T.22 Thời gian dự kiến: 35’ A.MỤC TIÊU: + HS biết tìm , hình ảnh chú bộ đội. + Vẽ được tranh về đề tài chú bộ đội. + GD các em yêu quý kính trọng chú bộ đội B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + GV : Sưu tầm 1 số tranh ảnh chú bộ đội. Hình gợi ý cách vẽ tranh + HS : vở tập vẽ , bút màu , chì C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Bài cũ(5’): -Kiểm tra dụng cụ HS -Cho HS xem các tranh đã chuẩn bị. 2.Bài mới:(25’) Giới thiệu bài a.Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề bài -Giới thiệu tranh cho hs quan sát và hỏi câu hỏi gợi ý về chú bộ đội. b.Hoạt động2 : Cách vẽ tranh -Gv hướng dẫn cách vẽ -Các em nhớ lại hình ảnh chú bộ đội để có thể vẽ chân dung, vẽ bộ đội với thiếu nhi, vẽ bộ đội trên xe tăng... -Khi vẽ cần chú ý vẽ các hình ảnh chính trước, sau đó vẽ các hình ảnh phụ và vẽ màu theo ý thích. c. Hoạt động 3:Thực hành -Hs thực hành vẽ theo nội dung mà mình tìm.Khi vẽ chọn màu tươi vui có độ đậm, nhạt -Gv theo dõi giúp đỡ d. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - Hs trình bày sản phẩm theo nhóm, các nhóm quan sát,nhận xét lẫn nhau. - Gv chọn bài đẹp để giới thiệu trước lớp. - Khen ngợi những em có nhiều ý kiến đóng góp, động viên những em chưa cố gắng. 3.Củng cố- dặn dò:(5’) + Quan sát lọ hoa để hôm sau vẽ. + Nhận xét tiết học. D.Phần bổ sung ............................................................................................................................ ********************************* Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010 Tập đọc ANH ĐOM ĐÓM Sgk/143. Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục đích , yêu cầu : - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc các dòng thơ , khổ thơ . - Hiểu ND : Đom đóm chuyên cần .Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh đông .(Trả lời được các CH trong SGK ; thuộc 2 -3 khổ thơ trong bài ) . B. Chuẩn bị : + GV : Tranh minh họa bài thơ trong SGK . C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ(5’) : Gọi 3 em lên bảng đọc bài , trả lời câu hỏi 2. Bài mới(25’) : Gt bài , ghi bảng *.Luyện đọc a.Giáo viên đọc mẫu b.Luyện đọc câu -HS đọc nối tiếp nhau mỗi em hai dòng thơ. -GV theo dõi ,rút ra từ khó hướng dẫn hs đọc: gác núi , lan dần , làn gió , lặng lẽ , long lanh , rộn rịp c.Luyện đọc đoạn -Hs nối tiếp nhau đọc mời từng khổ thơ, -Luyện đọc đoạn trước lớp: gv treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc, + YC đọc nhóm + HD thi đọc khổ thơ giữa các nhóm + GV + HS theo dõi và nhận xét d.Luyện đọc hiểu - Yêu cầu đọc hai khổ thơ trả lời câu hỏi Sgk. e. Luyện đọc lại Học thuộc lòng . + YC HS đọc bài thơ + HD đọc thuộc bài thơ + YC HS đọc khổ thơ + YC đọc lại bài thơ + GV nhận xét tuyên dương bạn đọc đúng hay bài thơ . 3. Củng cố - dặn dò :(5’) + 1 em đọc lại bài thơ nhắc lại NDC của bài + GD các em qua bài học + Về nhà học thuộc bài thơ . Nhận xét chung trong giờ . D.Phần bổ sung ............................................................................................................................ Luyện từ và câu ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO? DẤU PHẨY . (Lồng ghép BVMT) Sgk/145. Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục đích yêu cầu : - Tìm được các từ chỉ đaặc điểm của người hoặc vật ( BT1 ). - Biết đặt câu theo mẫu ai thế nào ? Để miêu tả một đối tượng ( BT2). - Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu (BT3a, b ). * Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước ( nội dung đặt câu ) B. Chuẩn bị + Các câu văn trong bài 3 viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy . C. Các hoạt động dạy - học : 1. Bài cũ(5’) : Gọi 2 em lên bảng làm miệng bài 1 , 2 bài Luyện từ và câu tuần 16 2. Bài mới (25’) Gt bài , ghi bảng. a.Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm Bài tập 1 : Tìm những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc mới học : ( đáp án ) a/ Chú bé Mến trong truyện “Đôi bạn” ( dũng cảm, tốt bụng, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, biết hi sinh,) b/ Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên ( cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng, có trách nhiệm,) c/ Anh mồ côi ( hoặc người chủ quán ) trong chuyện “ Mồ Côi xử kiện” ( Anh Mồ Côi : thông minh, tài trí, tốt bụng, có trách nhiệm ,// Người chủ quán: tham lam, gian trá, dối trá, xấu xa,) + YC HS suy nghĩ và ghi ra giấy tất cả những từ tìm được theo yêu cầu . + YC HS phát biểu ý kiến về từng nhân vật , ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng , sau mỗi ý kiến . GV nhận xét đúng sai . + YC HS ghi các từ vừa tìm được vào vở . b.Ôn luyện mẫu câu Ai thế nào ? Bài tập 2. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả : ( đáp án ) a/ Một bác nông dân. ( Bác nông dân cần mẫn / chăm chỉ / chịu thương chịu khó / ) b/ Một bông hoa trong vườn. ( Bông hoa trong vườn tươi thắm / thật rực rỡ / thơm ngát / thật tươi tắn trong nắng sớm/ ) c/ Một buổi sớm mùa đông ( Buổi sớm mùa đông thường rất lạnh / lạnh cóng tay / giá lạnh / nhiệt độ rất thấp/) + YC HS đọc đề bài. + Câu Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay cho ta biết điều gì về buổi sớm hôm nay ? + YC HS tự làm bài + Gọi HS đọc câu của mình c.Luyên tập về cách dùng dấu phẩy Bài tập 3 : Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau : + Gọi HS lên bảng thi làm bài nhanh , YC HS cả lớp làm bài vào vở . + Nhận xét và cho điểm HS . Đáp án : a/ Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. b/ Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. c/ Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố. 3. Củng cố – dặn dò: (5’) + Nhận xét tiết học . + Dặn dò HS về nhà ôn lạc các bài tập và chuẩn bị bài sau . D.Phần bổ sung ............................................................................................................................ ... ********************************* Toán LUYỆN TẬP CHUNG Sgk/83. Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng . B. Các hoạt động dạy - học 1. Bài cũ (5’): Gọi 3 em lên bảng làm bài GV sửa bài ,nhận xét ,ghi điểm * Tính giá trị của mỗi biểu thức sau: 34 + 56 – 29 3 x ( 25 + 91 ) 45 – ( 45 : 9 ) 67 + ( 9 x 5 ) * Bài toán : Có 2 cuộn vải , mỗi cuộn may được 3 bộ quần áo , mỗi bộ quần áo may hết 3 mét . Hỏi cả hai cuộn vải dài bao nhiêu mét ? 2. Bài mới (25’): Gt bài , ghi bảng. HD luyện tập về biểu thức Bài 1 : tính giá trị của biểu thức + HS làm vở + Chữa bài và cho điểm HS . Bài 2 :Tính giá trị của biểu thức . a. 14 +7 x8 b. 90 +28 :2 + HS làm vở . Chữa bài và cho điểm HS . Bài 3: Tính giá trị của biểu thức (làm dòng 1) + HS làm vở Bài 4 :Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào . + Trao dổi nhóm thi đua . + Nhận xét tuyên dương . Bài 5 ; Tóm tắt Xếp :800cái bánh vào các hộp ,mỗi hộp 4 cái . Sau đó xếp các hộp vào thùng ,mỗi thùng 5 hộp . Có .thùng bánh ? Cách 1: Số hộp có là: Cách 2:Số bánh đượcxếp vào mỗi thùng là 800:4 =200(hôp) 4 x5 = 20 (bánh ) Số thùng bánh có là : Số thùng bánh có là ; 200 : 5=40(thùng) 800:20 =40(thùng ) Đs :40 thùng bánh Đs :20 thùng bánh . 3. Củng cố dặn dò: (5’) + YC HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức,làm bài tập3/83 . + Nhận xét tiết học . C.Phần bổ sung ............................................................................................................................ ********************************* Thể dục Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. Trò chơi “Chim về tổ” Sgv/ 98. Thời gian dự kiến: 35’ A.Mục tiêu: - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang. - Biết cách đi 1 – 4 hàng dọc theo nhịp - Chơi trò chơi: “Chim về tổ” biết cách chơi và tham gia chơi được. B.Địa điểm phương tiện Sân trường sạch sẽ và an toàn tập luyện. C.Các hoạt động dạy học 1.Phần mở đầu: (5’) - Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Khởi động: Chạy chậm một hàng dọc xung quanh sân. - Chơi trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh” - Ôn bài thể dục phát triển chung. 2.Phần cơ bản: (25’) a) Tiếp tục ôn các động tác ĐHĐN và RLTTCB - Tập 2 – 3 lần liên hoàn các động tác. - Lớp trưởng hô cho lớp tập.Gv theo dõi kiểm tra. b)Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái. - Ôn đi theo địa hình 4 hàng dọc - Lớp tập dưới sự điều khiển của gv - Gv theo dõi sửa chữa những động tác sai. - Chia 4 tổ tập luyện & thi đua với nhau. c)Trò chơi “Chim về tổ” - Nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Hs chơi gv theo dõi và nhắc nhở. 3/ Phần kết thúc:(5’) - Làm một số động tác thả lỏng - Gv cùng hs hệ thống bài - Nhận xét tiết học. D.Phần bổ sung ............................................................................................................................ ********************************* Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010 Tập viết ÔN CHỮ HOA: N Sgk/145. Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa N (1 dòng ),Q ,Đ (1dòng ); viết đúng tên riêng Ngô Quyền ( 1dòng ) và câu ứng dụng : Đường vô như tranh họa đồ (1lần ) bằng cở chữ nhỏ . B. Chuẩn bị : + GV : Mẫu chữ viết hoa : N , Q Tên riêng và câu ứng dụng + HS : Có vở tập viết . C. Các hoạt động dạy - học 1. Bài cũ (5’): Thu chấm vở 8 em 2. Bài mới (25’): Gt bài , ghi bảng. *Viết chữ hoa a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa N , Q . + Treo bảng chữ viết hoa N , Q và gọi HS nhắc lại quy trình viết . + Viết lại mẫu chữ , vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát . b. Viết bảng : + YC HS viết chữ hoa N , Q , Đ vào bảng . GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS . + YC HS viết Ngô Quyền , GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS . * HD viết câu ứng dụng a. Giới thiệu câu ứng dụng + Gọi HS đọc câu ứng dụng * Giải thích : Câu ca dao ca ngợi phong cảnh của vùng Nghệ An , Hà Tĩnh rất đẹp , đẹp như tranh vẽ . b. Quan sát và nhận xét . + Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? c. Viết bảng . + YC HS viết : Đường , Non vào bảng . GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS * HD HS viết vào vở Tập viết + GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết . YC HS viết bài vào vở . + Thu và chấm 10 bài . 3. Củng cố – dặn dò :(5’) + Nhận xét tiết học ,dặn dò D.Phần bổ sung ............................................................................................................................ ................................................................................................................................................. Chính tả(Nghe –viết) ÂM THANH THÀNH PHỐ Sgk/147. Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục đích yêu cầu : - Nghe – viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . - Tìm được từ có vần ui /uôi ( BT2). - Làm đúng BT (3)a/b hoặc BT CT. B. Chuẩn bị : + GV : Bài tập 2 viết bảng phụ. + HS : Có vở bài tập C. Các hoạt động dạy - học 1. Bài cũ (5’): Gọi 2 em lên bảng viết , lớp viết bảng con : dịu dàng , giản dị , gióng giả , rộn ràng , ríu rít + GV nhận xét sửa bài , ghi điểm . 2. Bài mới(25’): Gt bài, ghi bảng a.HD viết chính tả + GV đọc đoạn văn . +Gọi 2 hs đọc lại lớp đọc thầm theo. +Giúp hs nắm nội dung và nhận xét chính tả. b. HD viết từ khó . + YC HS tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả . + YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được : + Đọc mẫu lần 2 , HD cách viết . c.Hs viết chính tả : Đọc cho HS viết bài + Đọc cho HS sửa lỗi . d.Chấm chữa bài -Chấm 5 – 7 bài, nêu nhận xét chung. đ.HD làm bài tập chính tả . Bài 2 : Tìm 5 từ có vần ui , 5 từ có vần uôi + Gọi HS đọc YC + YC HS tự làm sửa bài + Nhận xét và cho điểm HS . Đáp án ui Củi, cặm cụi, dụi mắt, bụi cây, bùi, đùi, tủi thân, xui khiến. uôi Chuối, buổi sáng, cuối cùng, suối, đá cuội, tuổi, nuôi nấng, nuối tiếc, Bài 2 : Tìm các từ : a/ Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau: Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc,gần như nhau ( giống ) Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt ( rạ ) Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác ( dạy ) b/ Chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau : Ngược với phương nam ( bắc ) Bấm đứt ngọn rau, hoa, lá bằng hai đầu ngón tay ( ngắt ) Trái nghĩa với rỗng ( đặc ) + GV HS làm phần a miệng và phần b vào vở. + YC HS hoạt động trong nhóm đôi + Gọi các nhóm đôi thực hành . +GV thu chấm và sửa bài 3. Củng cố – dặn dò :(5’) D.Phần bổ sung ............................................................................................................................ ****************************** Toán HÌNH CHỮ NHẬT Sgk/8. Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu : - Bước đầu nhận biết một số yếu tố ( đỉnh , cạnh , góc ) của hình chữ nhật . - Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh, góc ). B. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ(5’) : 3 em lên bảng làm bài 346 + 7 x 9 ( 345 + 245 ) : 5 248 : 8 + 234 2. Bài mới (25’): Gt bài , ghi bảng. a.Giới thiệu hình chữ nhật . + Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD , và YC HS gọi tên hình . * Giới thiêu : Đây là hình chữ nhật ABCD + YC HS dùng thước để đo độ dài các cạnh của HCN . + YC HS so sánh độ dài của cạnh AB và CD + YC HS so sánh độ dài cạnh AD với độ dài cạnh BC . + YC HS so sánh độ dài cạnh AB với độ dài cạnh AD * Giới thiệu : Hai cạnh AB và C D được coi là hai cạnh dài của HCN và hai cạnh này bằng nhau . + Hai cạnh AD và BC được coi là hai cạnh ngắn của hình chữ nhật và hai cạnh này cũng có độ dài bằng nhau . + Vây hình chữ nhật có hai cạnh dài có độ dài bằng nhau AB = BC . + YC HS dùng thước êke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật ABCD . + Vẽ lên bảng 1 số hình và YC HS nhận diện đâu là HCN . + YC HS nêu lại các đặc điểm của HCN . b.Luyện tập thực hành Bài 1:+ YC HS tự nhận biết HCN,sau đó dùng thước và êke để kiểm tra lại . + Chữa bài và cho điểm HS . Bài 2: + YC HS dùng thước để đo độ dài các cạnh của hai hình chữ nhật sau đó báo cáo kết quả - Gv theo dõi nhận xét. Bài 3: + YC 2 em ngồi cạnh thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình , sau đó gọi tên hình và đo độ dài các cạnh của mỗi hình Bài 4: + YC HS suy nghĩ và tự làm bài . + Chữa bài và cho điểm HS . 3. Củng cố - dặn dò ( 5’) C.Phần bổ sung ............................................................................................................................ ********************************* Tự nhiên xã hội ÔN TẬP HỌC KÌ I Sgk/36. Thời gian dự kiến: 35’ A. Mục tiêu - Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nước tiểu , thần kinh và cách giữ vệ sinh cơ quan đó . B. Chuẩn bị : + GV : Tranh ảnh của các bài ôn tập , hình các cơ quan hô hấp , tuần hoàn bài tiết nước tiểu , thần kinh ( hình cầu ) C. Các hoạt động dạy - học : 1. Bài cũ (5’): “ An toàn khi đi xe đạp ” gọi 2 em lên bảng Khi đi xe đạp cần phải đi như thế nào ? Hãy nêu mục bạn cần biết trong SGK ? 2. Bài mới(25’) : Gt bài , ghi bảng * HĐ1 : Chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng ? * Mục tiêu : Thông qua trò chơi HS có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể . * Cách tiến hành :Bước 1 : GV chuẩn bị tranh to ( cỡ giấy A4 ) Về các cơ quan : Hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nước tiểu , thần kinh và các thẻ ghi tên , chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó . + YC hoạt động nhóm , ghi nhanh tên các cơ quan . + HD quan sát và ghi tên cácơ quan được vẽ trong tranh ra giấy . Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày và báo cáo xem bạn nào trong nhóm ghi được nhiều tên tranh và nhanh nhất . + GV nhận xét chung * HĐ2 : HD đại diện các nhóm thi đua ghi nhanh , tên các ơc quan . + Cơ quan hô hấp ;+ Cơ quan tuần hoàn ;+ Cơ quan bài tiết nước tiểu + Cơ quan thần kinh + YC các em nhắc lại các mục bạn cần biết của các cơ quan trên . 3. Củng cố – dặn dò (5’): + YC 1 em nhắc lại các cơ quan vừa ôn tập .GD các em qua từng bài. + Nhận xét trong giờ học , về học bài chuẩn bị thi HKI . D.Phần bổ sung ............................................................................................................................ ********************************* Thứ năm ngày16 tháng 12 năm 2010 Tập làm văn VIẾT VỀ THÀNH THỊ NÔNG THÔN (Lồn
File đính kèm:
- 17.doc