Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Bài : Luyện từ và câu : So sánh – dấu chấm

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 ( 8 )

°Mục tiêu: Luyện tập cách sử dụng dấu chấm câu – biết ngắt đoạn văn thành từng câu.

Slide 17 : Đề bài 3

Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả :

 Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bắc

doc9 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4186 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Bài : Luyện từ và câu : So sánh – dấu chấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC TP.HCM
PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN PHÚ NHUẬN
TRƯỜNG: NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH 	
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRÊN MÁY TÍNH
	MÔN : TIẾNG VIỆT 3 – PHÂN MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU	TÊN CHƯƠNG : CHỦ ĐIỂM QUÊ HƯƠNG	
	TÊN BÀI : SO SÁNH – DẤU CHẤM 	
	TIẾT : 10	
	GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : HỒ THỊ THU LÊ
NĂM HỌC : 2005 – 2006
PHẦN GIÁO ÁN
CHƯƠNG : CHỦ ĐIỂM QUÊ HƯƠNG
BÀI : LUYỆN TỪ VÀ CÂU : SO SÁNH – DẤU CHẤM.
THỜI LƯỢNG : 36’	TIẾT : 10
I. 	MỤC TIÊU :
	1) Kiến thức :
	† Học sinh tiếp tục làm quen với phép so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh)
	† Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn
	2) Kỹ năng :
	† Nhận ra câu có hình ảnh so sánh về âm thanh
	† Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm câu
3) Thái độ :
	† Bồi dưỡng cho học sinh thói quen nói và viết thành câu, hiểu sự phong phú của tiếng Việt và yêu thích học tiếng Việt
II.	CHUẨN BỊ :
Của giáo viên : Tư liệu hình ảnh về rừng chim, suối, mưa rừng cọ, đi làm nương, giấy khổ to kẻ sẵn bảng và nội dung bài tập, phiếu thảo luận, trò chơi, giấy bìa. 
Của học sinh : Vở bài tập tiếng Việt, bút.
III.	HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Slide 1 : Giới thiệu môn học : Luyện từ và câu
Slide 2 : Khởi động : ( 1’)
 Hát : “ Cộc cách tùng cheng “
1) Kiểm tra bài cũ: tiết 1 (ôn tập) (5’)
Slide 3 : Bài 2/34 + bảng đáp án
Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau :
Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng long lanh.
Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.
Slide 4 : Bài 3/39
 Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh:
Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như 
Tiếng gió rừng vi vu như 
Sương sớm long lanh tựa 
(một cánh diều, những hạt ngọc, tiếng sáo)
Slide 5 : Đáp án của bài tập 3/39
- Đáp án câu a : Hình trăng lưởi liềm
- Đáp án câu b : Hình rừng cây
- Đáp án câu c : Hình giọt sương sớm
Slide 6 : Nhận xét bài cũ - nhắc tư thế ngồi 
2) Giới thiệu bài: ( 1’ )
Slide 7 : tựa bài mới : So Sánh – Dấu chấm
3) Giảng bài mới: ( 29’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 ( 7’ )
 °Mục tiêu: Học sinh nhận ra hình thức so sánh mới : so sánh âm thanh với âm thanh 
Slide 8 : Bài tập 1 – Đề bài 
Dọc đoạn thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới :
 Đã có ai lắng nghe 
 Tiếng mưa trong rừng cọ?
 Như tiếng thác dội về
 Như ào ào trận gió.
Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh 
b) Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ 
Slide 9 : Hình ảnh rừng cọ và âm thanh tiếng mưa, tiếng thác
 Đáp án bài 1: 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 ( 9’ )
°Mục tiêu: Thông qua bài tập nắm vững hơn cách so sánh âm thanh trong văn thơ
Slide 10 : Đề bài 2 
Ghi vò chỗ trông trong bảng các tư ngữ chỉ những âm thanh đựoc so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới nay :
a) Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lòng cổ thụ bóng lồng hoa
 c) Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. 
Slide 11 : Phim minh hoạ suối chảy – Đáp án câu a
Tiếng suối chảy 
như 
tiếng đàn cầm 
Slide 12 : Phim minh hoạ suối chảy – Đáp án câu b
Tiếng suối trong
như 
tiếng hát xa 
Slide 13 : Ảnh Bác làm việc trong rừng 
Slide 14 : Bảng đáp án câu a,b
Slide 15 : Phim rừng chim – đáp án câu c
Tiếng chim kêu
như
tiếng xóc rổ tiền đồng 
 Slide 16 : Bảng đáp án chung ba câu a,b,c
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 ( 8’ )
°Mục tiêu: Luyện tập cách sử dụng dấu chấm câu – biết ngắt đoạn văn thành từng câu.
Slide 17 : Đề bài 3 
Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả :
 Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. 
Slide 18 : Hình minh hoạ “ Đi làm nương ”
Slide 19 : Phần trả lời bài tập 3 – Đoạn văn 5 câu 
4) Hoạt động tiếp nối ( 5’ )
Slide 20 : Tựa bài : So sánh – Dấu chấm 
Dấu hiệu nào giúp em nhận ra câu có hình ảnh so sánh ?
Muốn đặt dấu chấm câu em cần lưu ý điều gì ?
Slide 21 : Trò chơi “ Ai nhanh hơn “ – Thể lệ chơi
Slide 22 : Đáp án 
Gió ào ào kéo đến nghe như tiếng thác chảy tận đằng xa.
Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
Tiếng ve kêu ra rả như dạo khúc nhạc vui.
Tiếng vịt ăn nghe rào rào như tiếng mưa rơi.
Tiếng mưa rơi tí tách như tiếng đàn.
Slide 23 : Dặn dò 
Hát và gõ nhạc cụ 
Mở vở bài tập 
Nêu lần lượt các sự vật được so sánh trong câu
Sự vật 1
Sự vật 2
Hồ 
Cầu Thê Húc
Đầu con rùa
Chiếc gương
Con tôm
Trái bưởi 
Học sinh đọc đề
Quan sát, kiểm tra lại bài tập 
Mỗi học sinh lần lượt trả lời từng câu.
Lớp nhận xét, sửa bài 
Quan sát 
Quan sát 
Quan sát 
Lắng nghe 
Trả lời câu hỏi a,b 
Lớp nhận xét, sửa bài 
Học sinh đọc đề 
Chia ba nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 câu
Các nhóm thảo luận, điền vào giấy bìa – dán lên bảng 
Nhóm 1 trình bày 
Nhóm 2 trình bày 
Xem phim minh hoạ 
Cảm nhận nét độc đáo của câu văn, thơ khi sử dụng biện pháp so sánh âm thanh 
Kiểm tra lại bài làm 
Học sinh đọc đề 
Quan sát 
Trả lời câu hỏi, nêu đáp án 
Trả lời câu hỏi 
Ba nhóm cùng chơi – Trình bày lên giấy bìa 
Các nhóm nhận xét lẫn nhau 
Phần Thuyết Minh
I : Khởi động : Để bắt đầu tiết học, lớp chúng ta sẽ khởi động với bài hát “Cộc cách tùng cheng”
II : Bài cũ : Hôm trước chúng ta đã học tiết ôn tập giữa HK I, hôm nay chúng ta sẽ cùng sửa 2 bài tập của tiết đó, gồm có bài tập 2, 3
Bài tập 2 : Gọi học sinh đọc đề, giáo viên thao tác trên máy
Hs nêu câu trả lời – Giáo viên hỏi : Vi sao em biết 2 hình ảnh này được so sánh với nhau ? (Hs trả lời : Giữa 2 hình ảnh có từ so sánh là từ “như”)
Bài tập 3 : Gọi học sinh đọc đề, giáo viên thao tác trên máy
Mời học sinh lên điền vào bảng, đọc lại cả câu, cả lớp nhận xét
@ Giáo viên chốt và chuyển ý : Cả lớp có ôn bài, làm đủ bài tập, nắm vững kiến thức đã học – Qua đó chúng ta thấy việc so sánh các hình ảnh, sự vật đã làm cho câu văn, câu thơ thêm rõ nét, sinh động hơn. Hôm nay, trong tiết luyện từ và câu, cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các hình ảnh so sánh trong văn học, đồng thời luyện tập cách sử dụng dấu chấm câu qua bài : 
III : Bài mới : SO SÁNH – DẤU CHẤM (giáo viên ghi tựa)
1. Nội dung bài sẽ gồm 3 bài tập, trước hết chúng ta đi vào bài tập 1
- Mời 1 học sinh đọc đề (giáo viên ghi bảng)
- Trước hết chúng ta hãy cùng nhau quan sát và lắng nghe âm thanh sau :
- Gv hỏi : Các em vừa nghe được âm thanh gì ? (học sinh trả lời : tiếng gió thổi, mưa rơi, thác đổ) à thực ra đây là tiếng mưa rơi trong rừng cọ. Những chiếc lá cọ to, tròn, xoè ra như những cái ô. Khi có mưa, những hạt mưa đập liên tục vào tàu lá cọ tạo nên âm thanh nghe như tiếng thác đổ hay trận gió lớn đang ào ào kéo đến. Tác giả cũng đang đứng trong rừng cọ, nghe tiếng mưa rơi, tác giả đã thốt lên : 
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ ?
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
- Em hãy cho biết trong đoạn thơ trên, tác giả so sánh tiếng mưa trong rừng cọ với những âm thanh nào ? (học sinh nêu : tiếng thác, tiếng gió)
- Vì sao em biết các âm thanh này được so sánh với nhau ? (có từ “như”)
- Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ như thế nào ?(rất to, rất vang, rất mạnh)
- Vậy qua cách miêu tả tiếng mưa bằng hình thức so sánh các âm thanh, đoạn thơ đã giúp ta hình dung được cơn mưa trong rừng cọ thật rõ nét
2. Vậy chúng ta sẽ tiếp tục bước qua bài tập 2 để tìm hiểu kĩ hơn cách so sánh các âm thanh trong văn, thơ :
- Mời 1 học sinh đọc đề, giáo viên ghi bảng
- Chia 3 nhóm thảo luận – các nhóm sẽ trình bày bảng thảo luận
- Nhóm 1 trình bày, giáo viên giải thích thêm : Đàn cầm là một nhạc cụ của dân tộc Trung Hoa, có từ 5 – 7 dây, khi đánh lên nghe âm thanh rất trầm bổng, vì vậy, khi so sánh tiếng suối với đàn cầm, ta hình dung như đang nghe một bản nhạc thật nhẹ nhàng và êm tai. 
- Nhóm 2 trình bày, giáo viên hỏi : với cách so sánh như thế, em có cảm nhận thế nào về 2 câu thơ này ? (khung cảnh thật nên thơ, yên tĩnh, tiếng suối róc rách như tiếng hát ai từ xa vọng về)
- Gv giảng thêm : 2 câu thơ này được trích trong bài “Cảnh khuya” của Bác Hồ. Bác viết trong một đêm khuya ngồi làm việc giữa rừng, nghe tiếng suối chảy mà ngỡ như tiếng hát ai từ xa vọng lại. Điều này càng làm cho ta thấy rõ, dù bận trăm công nghìn việc, tâm hồn Bác vẫn luôn hướng về thiên nhiên, con người, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của Người.
- Ở 2 câu a, b, cùng mô tả tiếng suối nhưng mỗi tác giả lại có cảm nhận khác nhau. Người này thấy tiếng suối giống tiếng đàn cầm, người khác lại thấy tiếng suối giống tiếng hát. Điều này cho thấy việc so sánh các âm thanh là do cảm nhận riêng của mỗi người.
- Nhóm 3 trình bày. Gv hỏi vì sao tác giả lại so sánh tiếng chim kêu với tiếng xóc rổ tiền đồng ? Hs trả lời. Gv chốt : vì có rất nhiều loài chim, tiếng kêu của chúng pha trộn lẫn nhau tạo nên âm thanh giống như tiếng ta đang xóc một rổ tiền đồng. Với cách so sánh thật độc đáo như thế, ta hình dung được một rừng chim thật sinh động và náo nhiệt
- Chúng ta vừa thông qua 2 bài tập để hiểu được cách so sánh âm thanh trong văn, thơ. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng bước sang bài tập luyện tập về cách đặt dấu chấm câu.
3. Một học sinh đọc đề (giáo viên ghi bảng)
- Đề bài yêu cầu làm mấy việc ? (2)
- Muốn ngắt đoạn văn thành 5 câu, ta phải sử dụng dấu câu gì ?
- Gv giảng thêm : Muốn điền dấu chấm đúng chỗ, ta phải đọc đoạn văn nhiều lần, chú ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên vì đó thường là vị trí của dấu câu. Trước khi đặt dấu chấm, phải đọc lại câu văn 1 lần nữa xem đã diễn đạt ý trọn vẹn hay chưa.
- Em hãy đọc thầm đoạn văn và tìm vị trí của dấu câu thứ nhất (học sinh nêu)
- Vì sao em biết đặt dấu chấm ở đó ? (đã diễn đạt ý trọn vẹn)
- Sau khi ngắt đoạn văn thành 5 câu, em phải làm gì ? (chép lại cho đúng chính tả)
- Nghĩa là phải lưu ý điều gì ? (viết hoa sau dấu chấm)
- Sau khi cả lớp làm và sửa bài, giáo viên cho học sinh đọc lại đoạn văn, chú ý ngắt nghỉ hơi cho đúng và chốt : khi đặt đúng dấu chấm câu, ta sẽ thấy đoạn văn trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn.
- Vậy đoạn văn này có nội dung gì ? (Mô tả công việc của đồng bào miền núi đi làm nương)
IV : Hoạt động tiếp nối :
- Hôm nay chung ta học bài gì ?
- Dấu hiệu nào giúp em nhận ra câu có hình ảnh so sánh ?
- Muốn đặt dấu chấm câu, em cần lưu ý điều gì ?
- Để củng cố lại kiến thức đã học, chúng ta sẽ có một trò chơi nhỏ mang tên “Ai nhanh hơn”
- Giáo viên nêu thể lệ chơi và cho học sinh thực hiện trên giấy bìa in sẵn
- Lớp chia 3 nhóm trình bày
- Giáo viên chốt ý đúng – ghi bảng, nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
- Nhận xét tiết học : lớp học nghiêm túc, học sinh ngoan, phát biểu to, rõ, nắm được nội dung bài học
- Giáo dục tư tưởng cho học sinh : với tiết Luyện từ và câu này, cô hy vọng vốn từ Tiếng Việt của các em sẽ ngay càng phong phú hơn và thêm yêu tiếng mẹ đẻ của chúng ta.
- Dặn dò : Buôi chiều, các em sẽ hoàn tất các bài tập còn lại và chuẩn bị tiết 11.
- Hát kết thúc : Em yêu trường em.

File đính kèm:

  • docgiao an LTVC tuan 10.doc