Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Tiết 21: 38 + 25 (tiếp theo)
Bài 2: Yêu cầu HS nhận dạng hình.
- Đếm số hình tứ giác có trong mỗi hình đã cho:
- HS nhìn SGK đếm trả lời miệng
Hình a: 1 hình tứ giác Hình b: 2 hình tứ giác
4 . Củng cố:
á tương ứng. - Bước 3: Các nhóm lên bảng thực hành, thi đua theo nhóm. 4. Củng cố: - HS làm vào vở bài tập: bài tập 2/ 5. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau. KỂ CHUYỆN Tiết 5: CHIẾC BÚT MỰC I- Mục đích yêu cầu: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực. - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Học sinh khá, giỏi bước đâù kể được toàn bộ câu chuyện. II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK. III - Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ: - Giờ trước học bài gì? - 1 em lên kể lại 2 đoạn đầu câu chuyện Bím tóc đuôi sam. - Vì sao Hà khóc? Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn? * Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. - Giới thiệu bài: Chiếc bút mực là câu chuyện hay, nói về bạn bè thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Trong tiết kể chuyện hôm nay các em dựa vào trí nhớ, dựa vào tranh minh họa kể lại câu chuyện. b. - Hướng dẫn kể chuyện. * Kể từng đoạn theo tranh: (HSTB, khá) - GV nêu yêu cầu của bài. - HS quan sát từng tranh trong SGK, phân biệt các nhân vật (Mai, Lan, cô giáo ) - HS nói tóm tắt nội dung mỗi tranh: Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà. Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn. Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực.Cô đưa bút của mình cho Mai mượn. * Kể chuyện trong nhóm: HS tiếp nối nhau mỗi em kể 1 đoạn câu chuyện. * Kể chuyện trước lớp: GV chỉ định HS kể. Sau mỗi lần HS kể, cả lớp và GV nhận xét nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện, giọng kể. b- Kể toàn bộ câu chuyện.( HS giỏi) - 2 HS kể - GV nhận xét khuyến khích HS kể bằng lời của mình. 4. Củng cố. - Qua câu chuyện này em học được gì ở bạn Mai ? - Liên hệ: Giáo dục HS noi gương theo bạn Mai. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe, chuẩn bị câu chuyện sau. TIẾNG VIỆT: Rèn kể chuyện: CHIẾC BÚT MỰC I- Mục đích yêu cầu: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực. - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Học sinh khá, giỏi bước đâù kể được toàn bộ câu chuyện. II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK. III - Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ: - Sáng nay các em học kể chuyện bài gì? - 1 em lên kể lại đầu câu chuyện Chiếc bút mực. - Vì sao Mai chưa được viết bút mực? * Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. - Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu giờ học. b. - Hướng dẫn kể chuyện. * Kể từng đoạn theo tranh: (HSTB, khá) - GV nêu yêu cầu của bài. - HS quan sát từng tranh trong SGK, phân biệt các nhân vật (Mai, Lan, cô giáo ) - HS nói tóm tắt nội dung mỗi tranh: Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà. Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn. Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực.Cô đưa bút của mình cho Mai mượn. * Kể chuyện trong nhóm: HS tiếp nối nhau mỗi em kể 1 đoạn câu chuyện. * Kể chuyện trước lớp: GV chỉ định HS kể. Sau mỗi lần HS kể, cả lớp và GV nhận xét nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện, giọng kể. b- Kể toàn bộ câu chuyện.( HS giỏi) - 2 HS kể - GV nhận xét khuyến khích HS kể bằng lời của mình. 4. Củng cố. - Qua câu chuyện này em học được gì ở bạn Mai ? - Liên hệ: Giáo dục HS noi gương theo bạn Mai. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe, chuẩn bị câu chuyện sau. SÁNG Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2012 TOÁN Tiết 23: HÌNH CHỮ NHẬT –HÌNH TỨ GIÁC I-Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác - Biết nối các điểm để có hình tứ giác, hình chữ nhật. II- Đồ dùng dạy học: - Bìa có dạng hình chữ nhật, hình tứ giác. Vẽ hình SGK lên bảng phụ . III- Các hoạt đông dạy học 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra đồ dùng học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: - Cả lớp làm vào bảng con - 2HS làm vào bảng lớp. Đặt rồi tính : 38 + 15 68 + 18 88 + 9 * Nhận xét – ghi điểm. 3. Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu hình chữ nhật - GV cho HSQS 1 số hình có dạng hình chữ nhật hỏi: “Em nào biết đây là hình gì ?” - GV đưa ra 3 hình có kích thước khác nhau để HS nhận dạng. - HS tự lấy hình chữ nhật trong hộp thực hành. - GV treo bảng phụ, ghi tên hình và đọc: hình chữ nhật ABCD.- HS nhìn hình đọc. - GV ghi tên hình 2: MNPQ, HS nhắc lại.- HS ghi tên vào hình 3, rồi đọc tên hình đó. - Liên hệ thực tế: Tìm ra các đồ vật có dạng hình chữ nhật trong lớp: (mặt bàn, mặt bảng đen, bàn cô giáo, khung ảnh Bác Hồ, quyển sách, quyển vở.. 3. 2 Giới thiệu hình tứ giác: - GV đưa hình trực quan: hỏi “ Đây là hình gì ?” - GV vẽ hình tứ giác lên bảng phụ và ghi tên hình. - GV hướng dẫn HS đọc hình: hình tứ giác CDEG, hình tứ giác PQRS. - 1 HS lên bảng ghi tên vào hình thứ 3 rồi đọc tên hình. - HS liên hệ một số đồ vật có dạng hình tứ giác trong lớp học. 3. 3: Thực hành. Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài. - 2 HS làm tr ên bảng lớp nối các điểm có hình chữ nhật: ABDE Và hình tứ giác: MNPQ rồi đọc tên hình. - Cả lớp vẽ hình vào bảng con rồi ghi tên hình. - 1 số HS đọc tên 2 hình trên.- Nhận xét bảng con – bảng lớp. A B M N Q P E D Bài 2: Yêu cầu HS nhận dạng hình. - Đếm số hình tứ giác có trong mỗi hình đã cho: - HS nhìn SGK đếm trả lời miệng Hình a: 1 hình tứ giác Hình b: 2 hình tứ giác 4 . Củng cố: - Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.( HS khá, giỏi) - 3 tổ mỗi tổ 1 bạn thi vẽ: mỗi em vẽ 1 hình chữ nhật, 1 hình tứ giác và ghi tên hình. - Nhận xét – Tuyên dương. Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 5: TÊN RIÊNG VÀ CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG CÂU HIỂU “AI LÀ GÌ?” I- Mục đích yêu cầu: - Phân biệt được các từ chỉ sử vật nói chung với tên riêng của từng sự vật. - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam. Bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt Nam. - Biết đặt câu theo mẫu: Ai ( Cái gì, con gì ?, là gì?) II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ. - 2 HS làm bài tập 2: 1 em đặt câu hỏi - 1 em trả lời. - GV chấm 1 số vở. - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: a- Gíới thiệu bài:- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b- Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: ( Miệng) - 1 HS đọc yêu cầu: - GV hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài: Các em phải so sánh cách viết các từ ở nhóm (1) với các từ nằm ngoài ngoặc đơn ở (nhóm 2) (1) (2) sông núi thành phố học sinh ( sông ) Cửu Long (núi) Ba Vì ( thành phố) Huế ( học sinh) Trần Phú Bình. - HS phát biểu ý kiến - Cả lớp và GV nhận xét. - Kết luận: + Các từ ở cột 1 là tên chung, không viết hoa + Các từ ở cột 2 là tên riêng của 1 dòng sông, 1 ngọn núi, 1 thành phố hay 1 người. Những tên riêng đó. - GV hỏi: Vậy tên riêng của người, sông, núi, thành phốphải viết như thế nào? - 2 HS đọc câu ghi nhớ SGK. Bài tập 2: ( Viết) - 1 HS đọc yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài. Mỗi em chọn tên 2 bạn trong lớp, viết chính xác đầy đủ họ và tên hai bạn đó, sau đó viết tên một dòng sông (hoặc suối ,kênh , hồ, núi)ở địa phương em. - Cả lớp làm vào vở – 1 HS viết vào bảng lớp( HS khá, giỏi) - GV kiểm tra một số HS – Nhận xét Bài tập 3(viết) 1 HS đọc yêu cầu bài. (HS khá, giỏi) - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập: Đặt câu theo mẫu ai hoặc cái gì, con gì? Là gì? để giới thiệu trường em, môn học em yêu thích và khu phố của em . - HS làm vào giấy nháp. - 1 số HS đọc kết quả - Cả lớp nhận xét. * Ví dụ + Trường em là trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. + Môn học em yêu thích là môn toán. + Phường em là phường Quan Triều. 4. Củng cố. * GV hỏi: Tên riêng của người, sông, núi phải viết như thế nào?( Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng ) - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Hệ thống lại nội dung bài học. Dặn HS chuẩn bị bài tuần sau. TIẾNG VIỆT RÈN ĐỌC BÀI: MỤC LỤC SÁCH I-Mục đích yêu cầu: - Biết đọc đúng, rành mạch văn bản có tính chất liệt kê. - Nắm được nghĩa các từ ngữ mới. - Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. II- Đồ dùng dạy học: - Tuyển tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi tập 6 (Trần Hoài Dương tuyển chọn ) - Bảng phụ. III- Các hoạt đông dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc lại bài Mục lục sách 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài. Nêu mục đích yêu cầu giờ học. b. Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài: giọng rõ dàng, rành mạnh - GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng mục kết hợp luyện phát âm. - GV giúp HS hiẻu nghĩa các từ: mục lục, tuyển tập, tác giả, tác phẩm. - Hướng dẫn HS đọc hai dòng đầu trong mục lục, đọc theo thứ tự từ trái sang phải (ngắt nghỉ hơi rõ ràng ) - GV treo bảng phụ, hướng dẫn đọc và ngắt nghỉ. Một.// Quang Dũng.//Mùa quả cọ.//trang 7.// Hai.// Phạm Đức.//Hương đồng cỏ nội.// trang28.// - HS tiếp nối nhau đọc từng mục, GV chú ý : + Luyện đọc các từ : Phùng Quán, Vương Quốc, Huy phượng. + HS đọc chú giải: Hương đồng cỏ nội ,Vương Quốc * Đọc từng mục lục trong nhóm: * Thi đọc giữa các nhóm (từng mục, cả bài) c. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Cả lớp đọc thầm từng mục, trả lời các câu hỏi: - Tuyển tập này có những truyện nào? ( 2,3 HS nêu tên từng truyện ) - Truyện “người học trò cũ” ở trang nào? (trang 52.) - GV nêu: Trang 52 là trang bắt đầu truyện “Người học trò cũ.”GV mở tập truyện cho HS xem. - Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào? (Quang Dũng ) - Mục lục sách dùng để làm gì ?(Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì , có những phần nào , trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó nhanh chóng tìm được những mục cần đọc. - GV hướng dẫn HS đọc, tập tra mục lục sách : Tiếng việt 2 tập 1, tuần 5 - HS mở mục lục trong SGK TV2, tập 1 tìm tuần 5. - HS giỏi đọc lại mục lục tuần 5 theo từng cột hàng ngang (Tuần –Chủ điểm - Phân môn - Nội dung - Trang). * Ví dụ: Tuần 5: Chủ điểm- Trường học. Tập đọc. Chiếc bút mục, trang 40 Kể chuyện: Chiếc bút mực ,trang 41 Tập viết : Chữ hoa D, trang 45.. - Cả lớp thi hỏi đáp nhanh về từng nội dung trong mục lục. - Ví dụ : + HS 1 : Bài tập đọc “Chiếc bút mực “ở trang nào ? + HS 2 : Trang 40. + HS 2: Tuần 5 có những bài chính tả nào? + HS 3 : Có 2 bài chính tả . Bài 1:Tập chép : Chiếc bút mực, phân biệt . .Bài 2:Nghe viết : Cái trống trường em, phân biệt . 3.4 Luyện đọc lại : - 2 HS Thi đọc lại toàn văn bài mục lục sách - Nhận xét đánh giá 4. Củng cố: * GV nêu: Khi mở một cuốn sách mới, em phải xem trước mục lục để biết sách viết về những gì, có những mục nào, muốn đọc một truyện hay một mục trong sách thì tìm chúng ở trang nào. - Nhận xét tiết học, nhắc HS thực hành: Tra mục lục. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Mẩu giấy vụn. TẬP ĐỌC Tiết 15: MỤC LỤC SÁCH I-Mục đích yêu cầu: - Biết đọc đúng, rành mạch văn bản có tính chất liệt kê. - Nắm được nghĩa các từ ngữ mới. - Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. II- Đồ dùng dạy học: - Tuyển tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi tập 6 (Trần Hoài Dương tuyển chọn ) - Bảng phụ. III- Các hoạt đông dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc và trả lời câu hỏi bài “ Chiếc bút mực” - Vì sao cô giáo khen Mai ? - Câu chuyện này nói về điều gì ?( bạn bè thương yêu giúp đỡ lẫn nhau ) * Nhận xét đánh giá 3. Dạy bài mới: 3. 1: Giới thiệu bài. - Yêu cầu HS mở mục lục của tập truyện thiếu nhi ( hoặc trang đầu mục lục SGK) - GV giới thiệu:Phần cuối (đôi khi ở phần đầu)của mỗi quyển sách đều có mục lục. Mục lục cho chúng ta biết trong sách có những bài (truyện ) gì,ở trang nào , bài (truyện ) ấy của ai. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách đọc mục lục sách ,biết tra mục lục tìm nhanh tên bài. 3. 2 : Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài: giọng rõ dàng, rành mạnh - GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ a - Đọc từng mục kết hợp luyện phát âm. - GV giúp HS hiẻu nghĩa các từ: mục lục, tuyển tập, tác giả , tác phẩm - Hướng dẫn HS đọc hai dòng đầu trong mục lục, đọc theo thứ tự từ trái sang phải (ngắt nghỉ hơi rõ ràng ) - GV treo bảng phụ, hướng dẫn đọc và ngắt nghỉ. Một.// Quang Dũng.//Mùa quả cọ.//trang 7.// Hai.// Phạm Đức.//Hương đồng cỏ nội.// trang28.// - HS tiếp nối nhau đọc từng mục, GV chú ý : + Luyện đọc các từ : Phùng Quán , Vương Quốc , Huy phượng. + HS đọc chú giải: Hương đồng cỏ nội ,Vương Quốc b- Đọc từng mục lục trong nhóm: c- Thi đọc giữa các nhóm (từng mục, cả bài) 3.3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài - Cả lớp đọc thầm từng mục, trả lời các câu hỏi: - Tuyển tập này có những truyện nào? ( 2,3 HS nêu tên từng truyện ) - Truyện “người học trò cũ” ở trang nào? (trang 52.) - GV nêu: Trang 52 là trang bắt đầu truyện “Người học trò cũ.”GV mở tập truyện cho HS xem. - Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào? (Quang Dũng ) - Mục lục sách dùng để làm gì ?(Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì , có những phần nào , trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó nhanh chóng tìm được những mục cần đọc. - GV hướng dẫn HS đọc , tập tra mục lục sách : Tiếng việt 2 tập 1, tuần 5 - HS mở mục lục trong SGK TV2, tập 1 tìm tuần 5. - HS giỏi đọc lại mục lục tuần 5 theo từng cột hàng ngang (Tuần –Chủ điểm - Phân môn - Nội dung - Trang). * Ví dụ: Tuần 5: Chủ điểm- Trường học. Tập đọc. Chiếc bút mục, trang 40 Kể chuyện: Chiếc bút mực ,trang 41 Tập viết : Chữ hoa D , trang 45.. - Cả lớp thi hỏi đáp nhanh về từng nội dung trong mục lục. - Ví dụ : + HS 1 : Bài tập đọc “Chiếc bút mực “ở trang nào ? + HS 2 : Trang 40. + HS 2: Tuần 5 có những bài chính tả nào? + HS 3 : Có 2 bài chính tả . Bài 1:Tập chép : Chiếc bút mực, phân biệt . .Bài 2:Nghe viết : Cái trống trường em, phân biệt . 3.4 Luyện đọc lại : - 2 HS Thi đọc lại toàn văn bài mục lục sách - Nhận xét đánh giá 4. Củng cố: * GV nêu: Khi mở một cuốn sách mới, em phải xem trước mục lục để biết sách viết về những gì, có những mục nào, muốn đọc một truyện hay một mục trong sách thì tìm chúng ở trang nào. - Nhận xét tiết học, nhắc HS thực hành: Tra mục lục. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Mẩu giấy vụn. SÁNG Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012 TOÁN Tiết 24: BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN I- Mục tiêu: Giúp HS - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ – Nam châm - Hình các quả cam. III- Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu gìơ 2. Kiểm tra bài cũ. Hình chữ nhật – hình tứ giác - 2 HS lên bảng vẽ hình chữ nhật, hình tứ giác( mỗi em vẽ 1 hình) và ghi tên hình. - Cả lớp vẽ hình vào bảng con: hình chữ nhật ( ghi tên hình ) * Nhận xét – ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài toán về nhiều hơn - GV gắn đề bài lên bảng – 1 HS đọc. - GV vừa hỏi vừa gắn lần lượt các quả cam lên bảng. Hỏi: - Hàng trên có bao nhiêu quả cam ?(5 quả cam ) - Hàng dưới có số quả cam như thê nào? (nhiều hơn hàng trên 2 quả.) * GV giải thích: Tức là đã có như hàng trên ( ứng 5 quả, để trống hình ), rồi thêm 2 quả nữa (GV gắn tiếp 2 quả cam vào bên phải) - 1 HS nhắc lại đề toán - GV chỉ vào hình. - GV ghi dấu ? Vào hàng dưới. - GV gợi ý : - Bài toán hỏi gì ?- Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam ta làm thế nào ?(lấy số quả cam hàng trên cộng với số quả cam nhiều hơn ở hàng dưới.) - 1 HS lên bảng làm – Lớp giải bảng con. - Nhận xét – HS đọc bài giải – Sửa bài. Bài giải Số quả cam hàng dưới có : 5 + 2 = 7 (quả) Đáp số:7 quả cam b. Thực hành Bài 1: 1HS đọc đề toán. - Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - GV viết tóm tắt vào bảng. Hoà có : bông hoa Bình nhiều hơn Hoà : 2 bông hoa Bình có :.bông hoa? - Các em có thể làm tính gì ? Vì sao ? - Cả lớp làm bài giải vào vở – 1 HS giải bảng phụ. - Nhận xét bảng phụ – Sửa bài. Bài giải Số bông hoa Bình có: 4 + 2 = 6 (bông) Đáp số : 6 bông hoa Bài 3: 1 HS đọc đề bài. - Cả lớp làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ.(HS khá, giỏi) - Nhận xét bài cá nhân – Chốt lời giải đúng- HS đối chiếu sửa bài. Tóm tắt Mận : 95cm Đào cao hơn Mận : 3cm Đào cao :.cm ? Bài giải Chiều cao của Đào là : 95 + 3 = 98(cm) Đáp số : 98 cm 4. Củng cố: - GV hệ thống lại nội dung bài học. Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài giờ sau TẬP VIẾT Tiết 5: CHỮ HOA I- Mục đích yêu cầu: - Viết đúng chữ hoa (1 dòng cỡ vừa và nhỏ ) - Viết chữ và câu ứng dụng: ân giàu nước mạnh cỡ nhỏ đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. II- Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ đặt trong khung chữ . - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ân (dòng 1). ân giàu nước mạnh (dòng 2) - Vở tập viết. III- Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu gìơ, kiểm tra vở tập viết hs 2. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS nhắc lại cụm từ ứng dụng đã tập viết ở bài trước.( hia ngọt sẻ bùi) - GV kiểm tra 5 vở HS. - 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con: – hia - Cả lớp 1 viết bảng con. * Nhận xét – ghi điểm. 3. Dạy bài mới: 3.1-Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 3.2-Hướng dẫn viết chữ hoa: a- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ + Đô cao: 5 li + Số nét : Gồm một nét là kết hợp của hai nét cơ bản: Nét lượn 2 đầu(dọc ) và nét cong phải nối liền nhau tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ (phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong dừng bút ở đường kẻ 5) - GV viết chữ mẫu lên bảng – Vừa viết vừa nhắc lại cách viết. + Cách viết : ĐB trên đường kẻ 6 ,viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết cong phải ,tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ , phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, DB ở ĐK5 . b- GV hướng dẫn HS viết trên bảng con: - HS viết chữ hoa 2, 3 lượt. - GV nhận xét – uốn nắn cách viết. 3.3 - Hướng dẫn viết câu ứng dụng: a- Giới thiệu câu ứng dụng : - HS đọc câu: ân giàu nước mạnh. - GV giúp HS hiểu nghĩa:( Nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh. Đây là ước mơ, cũng có thể hiểu là1 kinh nghiệm: Dân có giàu thì nước mới mạnh .) b- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét + Độ cao của các chữ cái - Cao 2,5 li: , h, g (nhưng 1,5 li nằm dưới dòng kẻ) - Cao 1 li: các chữ cái còn lại. - Khoảng cách giữa các chữ : Một chữ cái o. - Lưu ý HS: Hai chữ và â không nối liền nét những khoảng cách giữa hai chữ ngắn hơn khoảng cách chữ bình thường. c- GV viết mẫu chữ ứng dụng. d- Hướng dẫn HS viết chữ ân vào bảng con. 3. 4 -Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu cần viết: - 1dòng chữ cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - 1dòng chữ ân cỡ vừa, 1 dòng cỡ. - Câu ứng dụng viết 3 lần. - HS viết bài - GV giúp đỡ học sinh yếu kém viết đúng quy trình hình dáng và nội dung 3.5 -Chấm, chữa bài. - GV chấm 5 bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài viết của HS. 4. Củng cố: - HS thi viết nhanh ,viết đẹp : - 4 tổ mỗi tổ 1 bạn – GV đọc 4 bạn viết: ầm mưa dãi nắng - GV nhận xét – Tuyên dương HS viết đẹp. - GV nhận xét tiết học 5. Dặn dò: - Nhắc HS về nhà luyện viết trong vở tập viết. CHÍNH TẢ (Nghe viết) Tiết 10: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM I- Mục đích yêu cầu - Nghe viết chính xác hai khổ thơ đầu của bài: “ Cái trống trường em”. - Biết trình bày một bài thơ 4 tiếng, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ, để cách một dòng khi viết hết một khổ thơ - Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống có âm đầu là l/n II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: - Hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS viết bảng lớp - Cả lớp viết bảng con (chia quà, đêm khuya, cây mía, tia nắng.) * Nhận xét bài cũ – ghi điểm. 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b. Hướng dẫn nghe viết: * Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc toàn bài chính tả - 1HS đọc lại bài viết SGK. - GV gíúp HS nắm nội dung bài chính tả. - Hai khổ thơ này nói gì ?(. cái trống trường lúc các bạn HS nghỉ hè) - Trong 2 khổ thơ đầu, có mấy dấu câu ? là những dấu gì ?( hai dấu câu: 1 dấu chấm và 1 dấu chấm hỏi ) - Có bao nhiêu chữ viết hoa ? Vì sao viết hoa ? ( có 9 viết hoa, vì đó là những chữ đầu của tên bài và của mỗi dòng thơ ) * HS viết vào bảng con: Trống, ngẫm nghĩ, buồn, nghỉ, tiếng ve. * HS viết bài vào vở : - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết - Lưu ý c
File đính kèm:
- tuan 5.doc