Bài giảng Lớp 2 - Môn Tiếng Việt - Luyện từ và câu - Tiết 4 bài : Từ chỉ sự vật từ ngữ về ngày, tháng, năm

 

- Em thấy thế nào khi đọc đoạn văn không được nghỉ hơi?

- Nếu ta cứ đọc liền hơi đoạn văn như thế có dễ hiểu không?

- GV nêu: Để giúp người đọc, người nghe dễ hiểu ý nghĩa của câu người ta ngắt đoạn văn thành các câu văn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Tiếng Việt - Luyện từ và câu - Tiết 4 bài : Từ chỉ sự vật từ ngữ về ngày, tháng, năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
PPCT: 4
Bài : TỪ CHỈ SỰ VẬT
TỪ NGỮ VỀ NGÀY, THÁNG, NĂM
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối (BT1)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian (BT2). Bước đầu biết ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý (BT3)
- Yêu thích học môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bảng kẻ sẵn phân loại từ chỉ sự vât ở BT1, viết sẵn BT3.
- HS: SGK, VBT (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng làm bài tập. 
- Nhận xét ghi điểm từng em.
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ. 
3) Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một số từ nói về người, vật con vật, cây cối, tập hỏi đáp về thời gian.
* Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tìm các từ theo mẫu
- Trò chơi: Thi tìm từ nhanh.
 + Nêu yêu cầu tìm các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối?
 + Chia ra các nhóm phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Roki đã kẻ sẵn bảng như bài tập 1. 
- Kiểm tra các từ và vị trí từ các nhóm tìm được.
- Công bố kết quả nhóm chiến thắng.
- Yêu cầu lớp ghi vào vở.
Bài 2: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
- Gọi 2 cặp học sinh thực hành theo mẫu 
- Các học sinh khác hỏi đáp với bạn ngồi bên cạnh.
- Mời một số cặp lên bảng trình bày.
- Nhận xét.
Bài 3: Ngắt đoạn văn thành 4 câu.
- Em thấy thế nào khi đọc đoạn văn không được nghỉ hơi?
- Nếu ta cứ đọc liền hơi đoạn văn như thế có dễ hiểu không?
- GV nêu: Để giúp người đọc, người nghe dễ hiểu ý nghĩa của câu người ta ngắt đoạn văn thành các câu văn. 
+ Vậy khi ngắt đoạn văn thành các câu thì cuối câu phải ghi dấu gì? Chữ cái đầu câu phải viết như thế nào? 
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Chữa bài và cho ghi vào vở.
4) Củng cố:
- Nhắc lại bài.
5) Dặn dò:
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- HS1: Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì?
- HS2: Đặt 2 câu theo mẫu Cái gì là gì? 
- Nhắc lại đầu bài 
- Một em đọc to, yêu cầu lớp đọc thầm theo.
- Các nhóm phân công nhóm trưởng thảo luận ghi các từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối vào các ô trong tờ giấy Ro ki.
- Đại diện treo tờ giấy của nhóm lên bảng.
+ Chỉ người ( học sinh,thầy giáo, mẹ bố, bác sĩ , nông dân...)
+ Chỉ đồ vật ( ghế, bàn , quần áo, dao, bảng.)
+ Chỉ cây cối( na, mít, ổi, tiêu, điều, xoài.)
+ Chỉ con vật ( mèo, chó, trâu,bò,heo)
- Nhận xét chéo dãy bình chọn nhóm chiến thắng. Lớp ghi bài vào vở.
- 1 em đọc yêu cầu và mẫu câu 
- Hai em thực hành mẫu.
- Các cặp tiến hành hỏi đáp trong bàn.
- Các nhóm cử người lên trình bày trên bảng 
- Ví dụ: Sinh nhật của bạn vào ngày nào?
 - Chúng ta khai giảng năm học mới vào ngày mấy? tháng mấy?
 Một tuần chúng ta được nghỉ mấy ngày?... 
- Một em đọc bài tập 3 trong sách giáo khoa theo yêu cầu cách đọc liền hơi.
- Rất mệt.
- Khó hiểu và không nắm được hết ý của bài.
- Cuối câu phải ghi dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa. 
- Thực hành ngắt câu. 
- HS đọc bài làm.
Trời mưa to. Hà quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về.
- Hai em nêu lại nội dung vừa học 
- Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại.

File đính kèm:

  • docbai 4.doc
Giáo án liên quan