Bài giảng Lớp 2 - Môn Âm nhạc - Tuần 15 - Ôn tập 3 bài hát

HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

 - HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

 - HS tham gia tập biểu diễn bài hát.

 Học sinh khá – giỏi ( có năng khiếu ) :

 + HS biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát ôn.

 

docx46 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Âm nhạc - Tuần 15 - Ôn tập 3 bài hát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngày:	
 Lê Thị Tuyết Nhung
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 22	 ÔN TẬP BÀI HÁT HOA LÁ MÙA XUÂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	- Biết hát kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản.
	- HS tham gia tập biểu diễn bài hát. 
 Học sinh khá – giỏi ( cĩ năng khiếu ) : 
 + HS biết tham gia tò chơi. Thông qua trò chơi có thể đoán được các câu hát trong bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
	- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.
	- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,).
	- Một vài động tác múa phụ họa cho bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
14’
14’
2’
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
	2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập bài hát.
	3. Bài mới
Hoạt động 1: 
Ôn tập bài hát Hoa lá mùa xuân.
- GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát. Sau đó hỏi HS tên bài hát, tác giả của bài hát?
- GV đệm đàn (hoặc mở băng nhạc) GV sửa cho HS những chỗ hát chưa đúng, hướng dẫn các em phát âm rõ lời, gọn tiếng và biết lấy hơi đúng chỗ.
- Hướng dẫn HS hát ôn kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS hát đối đáp từng câu. Chia 2 dãy hoặc 4 tổ để hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa .
- Hướng dẫn HS vài động tác úa đơn giản (hoặc gợi ý để HS tự nghĩ thêm động tác nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của các em).
Ví dụ :
	+ Câu 1: Tay trái (trước), tay phải (sau) đưa lên ôm chéo trước ngực. Chân nhún nhịp nhàng bên trái, phải theo nhịp.
	+ Câu 2: Hai tay đưa lên cao, uốn các ngón tay. Chân nhảy lò co vừa xoay tại chỗ 1 vòng.
	+ Câu 3: Hai tay mở chếch hình chữ V, nghiên đầu và nhún chân trái, phải.
	+ Câu 4: Vỗ tay hai bên theo nhịp.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm hoặc cá nhân,).
- GV nhận xét.
* Trò chơi Nghe tiết tấu đoán câu hát.
- GV dùng thanh phách, thanh loan hoặc trống nhỏ gõ âm hình tiết tấu một câu hát trong bài, sau đó hỏi HS đoán xem đó là câu hát nào?
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét, khen ngợi các nhân và các nhóm đã hoàn tốt mục tiêu của tiết học đồng thời nhắc nhở những em chưa thuộc lời hát và động tác minh họa hay chưa tích cực trong các hoạt động cần tập trung và cố gắng ở tiết sau để đạt kết quả tốt hơn.
- HS ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu và xem tranh. Trả lời câu hỏi.
- HS ôn lại bài hát Hoa lá mùa xuân.
	+ Hát đồng thanh
	+ Hát theo dãy, tổ.
	+ Hát cá nhân.
	(Chú ý kĩ năng hát rõ lời, gọn tiếng, lấy hơi đúng chỗ)
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca (sử dụng các nhạc cụ gõ).
- HS hát đối đáp theo dãy, tổ.
- HS thực hiện các dộng tác múa đơn giản theo hướng dẫn của GV (hoặc các em tự nghĩ thêm).
- Tập vài lần để nhớ các động tác và có thể múa đều, nhuần nhuyễn hơn.
- HS lên biểu diễn trước lớp.
- HS nghe tiết tấu và thư ûđoán đó là câu hát nào trong bài hát Hoa lá mùa xuân. Vì tiết tấu phù hợp với các câu hát trong bài nên HS đoán câu nào cũng đều đúng. Riêng câu cuối mở rộng thêm 1 nhịp, nếu HS đoán là câu cuối nhưng bỏ bớt 2 tiếng “nơi nơi” cũng được xem là đúng.
- HS lắng nghe 
- HS ghi nhớ
- HS về ôn bài hát đã học.
 Chuyên mơn kiểm tra ngày:	
 Lê Thị Tuyết Nhung
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 23 HỌC HÁT: BÀI CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
	(Nhạc: Pháp – Lời: Hoàng Anh)
	I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	- HS biết hát theo giai điệu và lời ca. 
 Học sinh khá – giỏi ( cĩ năng khiếu ) :
	 + Biết bài hát Chú chim nhỏ dễ thương là bài hát của trẻ em Pháp, Lời việt của tác giả Hoàng Anh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
	- Hát chuẩn xác bài hát Chúchim nhỏ dễ thương
	- Nhạc cụ đệm hát
	- Máy nghe, băng nhạc mẫu
	- Tranh minh họa những chú chim nhỏ dể thương đang hót (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
14’
14’
 2’
1. Ổn định tổ chức, nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
	2. Kiểm tra bài cũ: HS ôn lại bài hát Hoa lá mùa xuân (nghe giai điệu đoán tên bài hát), sau đó hát và gõ đệm theo một trong ba cách: nhịp, phách, tiết tấu lời ca hoặc GV đệm đàn cho HS hát – Nhẫnét.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Dạy bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương.
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- GV cần biết: Tính chất bài hát vui tươi, rộn ràng. Bài hát viết ở giọng Pha trưởng, hình thức một đoạn đơn.
- GV cho HS nghe băng hát mẫu, sau đó GV có thể đệm đàn và hát lại một lần nữa.
- Hỏi HS nhận biết nhịp điệu bài hát (Nhanh – chậm, vui – buồn)?
- Khi dạy hát chia bài thành 6 câu.
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca từng câu theo tiết tấu.
Hoạt động 2:
- Dạy hát từng câu, mỗi câu cho HS hát 2 – 3 lần để thuộc lời và giai điệu. Sau đó tập các câu hát tiếp theo và nối các câu để hoàn chỉnh bài hát.
- Lưu ý để hướng dẫn cho HS hát đúng yêu cầu:
	+ Hát với tốc độ hơi nhanh
	+ Chú ý những chỗ lấy hơi trong bài hát.
	+ Biết chỗ kết thúc bài hát ( . Dễ thương).
- Hướng dẫn hát để nhớ lời ca và giai điệu bằng nhiều hình thức: Hát đồng thanh, nhóm, cá nhân. 
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS đứng hát và vận động tại chỗ (nhún chân bên trái phải theo phách, tay vỗ theo phách mạnh và mạnh vừa của nhịp 4/4).
- Ngoài ra có thể hướng dẫn HS hát và vận động xung quanh lớp. Bắt đầu từ 1 em hát và chạy đến mời em khác hát và chạy theo sau. Cứ thế tạo một hàng nối đuôi nhau, tay vẫy mềm mại như cánh chim
Củng cố – Dặn dò:
GV củngcố bằng cách hỏi lại HS tên bài hát vừa học, tác giả? - Giáo dục các em tình yêu loài vật
- GV nhận xét, dặn dò 
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- Nghe băng mẫu (hoặc nghe GV hát mẫu).
- HS trả lời: Bài hát vui, tốc độ hơi nhanh.
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý tư thế ngồi hát ngay ngắn.
- Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng.
	+ Hát đồng thanh.
	+ Hát theo dãy, nhóm.
	+ Hát cá nhân.
- HS thực hiện theo GV .
- HS thực hiện theo GV (Thể hiện tính cách vui tươi, nhí nhảnh của các chú chim).
- HS trả lời 
- HS ôn hát kết hợp vận động phụ họa tại chỗ.
- HS nghe và ghi nhớ.
Ơn lại bài hát
 Chuyên mơn kiểm tra ngày:	
 Lê Thị Tuyết Nhung
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 24	 ÔN TẬP BÀI HÁT CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
	I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	- HS biết hát kết hợp một vài động tác vận động phụ họa đơn giản.
 Học sinh khá – giỏi ( cĩ năng khiếu ) :
	 + Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
	 + Cảm thụ âm nhạc thông qua hoạt động nghe nhạc. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
	- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách ... ).
	- Máy nghe, băng nhạc mẫu, bảng phụ ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
14’
14’
 2’
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
	2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn hát.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1:
 Ôn tập bài hát Chú chim nhỏ dễ thương.
- Cho HS xem tranh minh họa kết nghe giai điệu bài hát. Hỏi HS đoán tên bài hát, nhạc nước nào?
- GV hướng dẫn HS ôn hát nhiều lần để thuộc lời, giai điệu và hát đúng nhịp. 
- Cho HS hát kết hợp vận động phụ họa (theo 2 cách đã hướng dẫn ở tiết trước).
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét 
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca.
- GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách.
 Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này 
 xx x x x x x x
- Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách (sử dụng song loan).
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca (sử dụng thanh phách).
Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dể thương này 
 x x x x x x x x x x
Củng cố – Dặn dò: 
- GV củng cố bằng cách cho cả lớp đứng lên hát và vỗ tay theo phách và tiét tấu củ bài hát một lần trước khi kết thúc tiết học.
- GV nhận xét, dặn dò 
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát và xem tranh để trả lời.
- HS ôn hát theo hướng dẫn.
	+ Hát đồng thanh.
	+ Hát theo nhóm, tổ.
	+ Hát cá nhân.
- HS hát kết hợp vận động phụ họa
- HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm, cá nhân).
HS hát theo nhạc.
- HS xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện hát két hợp gõ đệm theo phách.
- HS thực hiện hát và vỗ, gõ theo tiết tấu lời ca.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nghe và ghi nhớ.
Về nhà ơn lại các bài hát đã học.
 Chuyên mơn kiểm tra ngày:	
 Lê Thị Tuyết Nhung
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 25	
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT:
TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG,
HOA LÁ MÙA XUÂN.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	- HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
 - HS tham gia tập biểu diễn bài hát. 
 Học sinh khá – giỏi ( cĩ năng khiếu ) :
	 + HS biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát ôn. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
	- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc, một số nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách ...).
	- Tập Truyện kể lớp 2.
	- Tranh ảnh minh họa Truyện Thạch Sanh (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
14’
14’
2’
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
	2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn các bài hát đã học.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát.
1. Ôn bài hát Trên con đường đến trường.
- GV đệm đàn cho HS nghe lại giai diệu bài hát, sau đó hoẻi HS nhận biết tên bài hát? Tác giả bài hát?
- Hướng dẫn HS ôn hát lại bài hát bằng nhiều hình thức: Hát tập th, dãy, nhóm cá nhân (kết hợp kiểm tra đánh giá HS trong quá trình ôn hát). GV đệm đàn hoặc bắt nhịp cho HS.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, theo phách.
2. Ôn tập bài hát Hoa lá mùa xuân.
- GV đố HS biét bài hát nào có tên của một trong các mùa (xuân, hạ thu, đông)? Ai là tác giả bài hát?
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, lúc đầu GV đệm đàn hoặc mở máy cho HS hát theo. Sau đó cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiét tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- Mời vài nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Kể chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh.
- GV kể tóm tắt toàn bộ câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh. Sau đó, GV nhấn mạnh 2 tình tiết trong câu chuyện có liên quan đến tiếng đàn (đoạn Thạch Sanh bị Lý Thông vu oan và bị nhốt vào ngục, Thạch Sanh đem đàn ra gảy; Đoạn Thạch Sanh dùng tiếng đàn đẩy lui quân giặc, ...).
- Đặt một số câu hỏi cho HS trả lời sau khi nghe câu chuyện. Ví dụ:
	+ Vì sao công chúa đang bị câm bổng bật nói?
	+ Tại sao quân giặc chưa kịp đánh lại rút lui về nước?
- GV kết luận: Tiếng đàn, tiếng hát có tác động tình cảm mạnh mẽ đến con người.
Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- HS nghe và trả lời:
	+ Bài hát Trên con đường đến trường.
	+ Tác giả: Ngô Mạnh Thu.
- HS hát theo hướng dẫn của GV:
	+ Hát đồng thanh
	+ Hát theo dãy, tổ
	+ Hát cá nhân.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách (sử dụng các nhạc cụ gõ).
- HS đoán tên bài hát: Hoa lá mùa xuân.
- Tác giả Hoàng Hà.
- HS ôn bài hát theo hướng dẫn.
- HS hát kết hợp vận động (hoặc múa đơn giản).
- HS lên biểu diễn trước lớp.
- HS tập trung, trật tự lắng nghe câu chuyện.
 - HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
+ Vì nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh như đang kể về nổi oan của mình. 
+ Vì tiếng đàn của Thạch Sanh làm quân giặc cảm thấy nhớ quê hương, gia đình, không muốn đánh nhau nữa.
Ơn lại bài hát đã học.
 Chuyên mơn kiểm tra ngày:
 Lê Thị Tuyết Nhung
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 26	
	HỌC HÁT: BÀI CHIM CHÍCH BÔNG
	Nhạc: Văn Dung
	Thơ: Nguyễn Viết Bình
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	- HS biết hát theo giai điệu và lời ca.
	- HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
 Học sinh khá – giỏi ( cĩ năng khiếu ) :
 + HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
	- Hát chuẩn xác bài hát Chim chích bông.
	- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách ...).
	- Máy nghe, băng nhạc mẫu, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
14’
14’
2’
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
	2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên các bài hát đã được học ở những tiết trước, cho HS ôn hát một bài hát đã học để khởi động giọng.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: 
Dạy bài hát Chim chích bông.
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Lời bài hát tự nhiên, gần gũi với ngôn ngữ trẻ em. Tác giả Nguyễn Viết Bình đã cho các em thấy hình ảnh chú chim sâu dễ thương, biết bắt sâu phá hoại mùa màng của con người.
- GV cho HS nghe băng hát mẫu, sau đó GV đệm đàn và hát lại một lần nữa.
- Hướng dẫn HS đọc lời cva theo tiết tấu. Bài chia thành 8 câu hát. Tiết tấu lời ca đơn giản (với âm hình: đơn đơn đen – đơn đơn đen gần như xuyên suốt bài hát).
- Dạy hát: Dạy từng câu, - Dạy xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, tiết tấu bài hát. Nhắc HS hát rõ lời, đều giọng.
 GV sửa những câu HS hát chưa đúng, nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách (sử dụng song loan)
 Chim chích bông bé tẹo teo 
 x x x x
- Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách.
- GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca (Sử dụng thanh phách).
Chim chích bông bé tẹo teo.. 
 x x x x x x
Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét, dặn dò (thực hiện như các tiết trước).
- Dặn dò 
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- HS xem tranh.
- Nghe băng mẫu (hoặc nghe GV hát mẫu).
- HS tập đọc lời ca theo tiết tấu.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý những chỗ GV nhắc để hát đúng tiết tấu và giai điệu bài hát.
- HS hát:
	+ Đồng thanh
	+ Dãy, nhóm.
	+ Cá nhân 
- HS theo dõi và lắng nghe.
- HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS thực hiện hát và vỗ, gõ theo tiết tấu lời ca.
- HS trả lời
- HS hát ôn kết hợp vỗ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ 
HS về ôn lại bài hát vừa tập.
 Chuyên mơn kiểm tra ngày:
 Lê Thị Tuyết Nhung
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 27	
	ÔN TẬP BÀI HÁT CHIM CHÍCH BÔNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	- HS biế t hát theo giai diệu và đúng lời ca. 
	- HS biết hát kết hợp một vài động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, tập trình diễn trước lớp.
 Học sinh khá – giỏi ( cĩ năng khiếu ) :
 - HS biết hát đúng giai điệu. 
 - HS tập biểu diễn bài hát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
	- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách ... )
	- Máy nghe, băng nhạc mẫu, bảng phụ.
	- Vài động tác vận động phụ họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
14’
14’
2’
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
	2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn hát
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chim chích bông.
- Cho HS xem tranh minh họa kết hợp nghe giai điệu bài hát, Hỏi HS đoán tên bài hát, tác giả?
- GV hướng dẫn HS ôn hát nhiều lần để thuộc lời, giai điệu và hát đúng nhịp. GV có thể đệm đàn hoặc mở băng nhạc cho HS hát theo nhạc.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca (sử dụng nhạc cụ gõ).
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV hướng cho Hs vài động tác đơn giản (hoặc gợi ý để các em tự nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát). Ví dụ: Động tác chim vỗ cánh, động vẫy gọi chim,
- Cho HS hát kết hợp vận động phụ họa sau khi đã thống nhất các động tác và tập cho cả lớp.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
 GV nhận xét.
Củng cố – Dặn dò:
- GV củng cố bằøng cách cho cả lớp đứng lên hát và vỗ tay theo phách và tiết tấu của bài hát một lần trước khi kết thúc tiết học.
- GV nhận xét giờ học. 
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát và xem tranh để trả lời.
- HS ôn hát theo hướng dẫn.
	+ Hát đồng thanh
	+ Hát theo nhóm, tổ
	+ Hát cá nhân.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
- HS xem GV làm mẫu hoặc tự ý nghĩ ra động tác theo gợi ý của GV và thử trình bày cho các bạn cùng xem.
- HS hát kết hợp vận động phụ họa
- HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm, cá nhân). Có thể dùng nhạc cụ gõ.
- HS ngồi ngay ngắn, trật tự chú ý lắng nghe.
- HS nghe lần 2.
- HS trả lời.
 HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nghe và ghi nhớ
Ơn lại các bài hát đã học
 Chuyên mơn kiểm tra ngày:
 Lê Thị Tuyết Nhung
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 28	
	HỌC HÁT: BÀI CHÚ ẾCH CON
	(Nhạc và lời: Phan Nhân)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	- HS biết hát theo giai điệu và lời ca ( lời 1 ).
	- HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
 Học sinh khá – giỏi ( cĩ năng khiếu ) :
	 + HS biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
	- Hát chuẩn xác bài hát Chú ếch con.
	- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách ).
	- Máy nghe, bănh nhạc mẩu, bảng phụ.
	- Tranh minh họa cho nội dung bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
14’
14’
2’
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
	2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát đã được học oẻ tiết trước, cho HS ôn hát bài hát đã học để khởi động giọng.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Dạy bài hát Chú ếch con - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Bài hát kể về một chú ếch con ngoan ngoãn, chăm học. Mỗi khi học xong chú lại thi hát với chim họa mi, tiếng hát “mê li” của chú đã làm các bạn chim, cá thích thú cười thật vui.
	(Nhạc sĩ Phan Nhân là tác giả nhiều ca khúc thiếu nhi như: Tiếng chim rừng cọ,

File đính kèm:

  • docxam nhac lop 2 chuan KTKN2011.docx