Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Bài 38: Eo - Ao

Hướng dẫn viết vần "eo": Chú ý điểm đặt bút của chữ "e" phía bên trên dòng kẻ ngang số 1, bên trái đường kẻ dọc 1.Các con đưa bút lên viết chữ "e" cao 2 ô li, rộng 2 ô li. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang số 2, chạm vào đường kẻ dọc số 3. Sau đó các con lia bút lên điểm đặt bút để viết chữ "o". Điểm nằm bên dưới dòng kẻ ngang số 3, bên phải đường kẻ dọc số 4.Viết chữ "o" cao 2 ô li, rộng 1ô li rưỡi

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4113 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Bài 38: Eo - Ao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
TIẾNG VIỆT 1
PHÂN MÔN : HỌC VẦN
Bài 38: eo - ao
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: +Học sinh đọc và viết được: eo, ao , chú mèo, ngôi sao.
 +Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài và ngoài bài : cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ...
 - Kỹ năng: + Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích
 + Kỹ năng phát âm, đọc viết, đánh vần, nghe nói 
 - Thái độ: + Giáo dục học sinh biết đúng nghĩa của từ, từ đó sử dụng chúng đúng cách. 
 + Giúp học sinh hiểu về các hiện tượng tự nhiên như mưa, bão, lũ. Biết được sự nguy hiểm của mưa, bão, lũ. Biết cách tự bảo vệ khi gặp mưa, bão, lũ.	
II. Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa Tiếng việt 1, Sách giáo viên. 
 - Giáo án điện tử.
 2. Học sinh : - Sách giáo khoa Tiếng việt 1, vở tập viết.
 - Bảng con, phấn, bộ chữ học vần.
III. Dự thảo phương pháp dạy học:
 - Phương pháp phân tích ngôn ngữ
 - Phương pháp luyện theo mẫu
 - Phương pháp đàm thoại. 
 - Phương pháp giao tiếp.
IV. Các hoạt động dạy- học : Tiết 1
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định tổ chức
(1 phút)
- Giới thiệu đại biểu.
- Kiểm tra sĩ số.
- Y/C lớp hát (khen ngợi).
- HS lắng nghe.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Cả lớp.
A. Kiểm tra bài cũ:
(3 phút)
B.Giới thiệu vần:
1.Giới thiệu vần "eo"
(6 phút)
2.Giới thiệu vần "ao":
( 6 phút)
C. Dạy từ ứng dụng
(5 phút)
D. Luyện 
viết bảng
(8 phút)
D. Trò chơi học tập
( 5 phút)
E. Củng cố, dặn dò
( 1 phút)
 - Y/c HS đọc bài thơ:
 Gió từ tay mẹ.
 Ru bé ngủ say.
 Thay cho gió trời.
 Giữa trưa oi ả.
+ Gọi 1 HS đọc bài.
+ Gọi 1 HS nhận xét .
+ GV Nhận xét cho điểm.
- Y/c HS tìm những tiếng chứa vần đã ôn tập bài trước ở 2 câu thơ đầu:
+ Gọi 1 HS tìm tiếng, vần, 1 HS nhận xét.
+ Nhận xét cho điểm.
- Y/c HS tìm tiếp những tiếng chứa vần học ở bài trước ở 2 câu thơ còn lại:
+ Gọi 1 HS tìm tiếng, vần, 1 HS nx.
+ Nhận xét cho điểm.
- Đưa ảnh (chú mèo).
+ Hỏi: Đây là gì?
+ Gọi 1 HS trả lời, 1 HS nhận xét .
- Giải thích bức ảnh: Mèo là con vật rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Nó bắt chuột rất giỏi . Đưa từ "chú mèo". 
+ GV đọc" chú mèo". 
- Từ " chú mèo" các con đã được học tiếng gì?
+ Gọi 1 HS trả lời, 1 HS nhận xét.
+GV nhận xét.
- Tiếng mới ở đây là tiếng gì?
+ Gọi 1 HS trả lời.
- Tiếng mới là tiếng "mèo". Trong tiếng "mèo" các con đã được học âm gì và thanh gì ?
+Gọi 1HS trả lời.
- Các con đã được học âm "m" và thanh "huyền". Giới thiệu vần "eo".
- Y/c HS nhắc lại.
- GV đánh vần lại toàn bài.
 e-o-eo
 m-eo-huyền-mèo
 chú mèo.
- Y/c HS đánh vần:
+ Gọi HS đánh vần.
- GV đọc trơn:
+ Gọi HS đọc.
- Gọi HS phân tích vần " eo" ? 
- Giới thiệu vần "ao". 
+ Gọi HS đánh vần vần mới ?
- Y/c HS nhắc lại vần cô vừa giới thiệu.
+ HS nhắc lại.
- Bạn nào so sánh vần "eo" và vần "ao" giống và khác nhau như thế nào?
+ Gọi HS trả lời. 
+ GV :
Giống nhau:
Đều được tạo bởi 2 âm liền nhau
Cả 2 vần đềo có âm "o" đứng sau. 
Khác nhau:
Vần "eo" có âm "e" đứng trước. 
Vần "ao" có âm "a" đứng trước
- Giới thiệu tiếng "sao".
+ Gọi 1 HS đánh vần.
+ GV nhận xét.
- Giới thiệu từ "ngôi sao" và đưa hình ảnh ngôi sao. Hỏi HS thường nhìn thấy ngôi sao ở đâu?
+ Gọi HS trả lời.
- Y/c HS ghép vần:
+ Ghép vần "eo", "ao".
+ Ghép tiếng "mèo", "sao".
+ Ghép từ "chú mèo", "ngôi sao".
- Y/c Hs đọc lại cả bài vừa học:
* cái kéo:
- Hỏi: Trong giờ thủ công muốn cắt giấy hoặc bìa thì các con thường dùng vật gì? 
+ 1 HS trả lời.
+ GV giải thích thêm về "cái kéo".
* leo trèo:
- Giới thiệu từ "leo trèo".
+ Y/c HS nhẩm và đọc ?
+ Hỏi HS về nghĩa của từ "leo trèo".( GV giải thích lại: leo trèo là một hoạt động di chuyển lên cao, khỏi mặt đất )
* trái đào:
- Đưa hình ảnh trái đào. 
Hỏi HS : Đây là gì?
+ HS trả lời.
+ GV giải thích thêm về "trái đào"
* chào cờ:
- Hỏi: Vào buổi sáng sớm ngày thứ 2 hàng tuần thường diễn ra một buổi lễ rất long trọng. Đó là lễ gì? 
+ Gọi HS trả lời.
+ Cô có từ "chào cờ"
- Y/c HS tìm những tiếng có chứa vần vừa học ở 2 từ "cái kéo, leo trèo". 
+ Gọi 1 Hs trả lời .
- Tìm những tiếng chứa vần vừa học ở 2 từ còn lại.
+ Gọi HS tìm. 
- GV đọc mẫu 4 từ ứng dụng
+ Gọi HS đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài và y/c HS đọc
* Viết chữ ghi vần "eo":
- Hỏi HS : âm "e" có chiều cao bao nhiêu, độ rộng bao nhiêu?
+ Gọi 1 HS trả lời.
+ GV nhận xét.
- Hướng dẫn viết vần "eo": Chú ý điểm đặt bút của chữ "e" phía bên trên dòng kẻ ngang số 1, bên trái đường kẻ dọc 1.Các con đưa bút lên viết chữ "e" cao 2 ô li, rộng 2 ô li. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang số 2, chạm vào đường kẻ dọc số 3. Sau đó các con lia bút lên điểm đặt bút để viết chữ "o". Điểm nằm bên dưới dòng kẻ ngang số 3, bên phải đường kẻ dọc số 4.Viết chữ "o" cao 2 ô li, rộng 1ô li rưỡi. 
+ Y/c HS viết vào bảng con.
+ Y/c HS giơ bảng.
+ GV nhận xét.
* Từ " chú mèo": Cho HS quan sát clip quy trình viết và hướng dẫn viết
- "chú": Điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ ngang số 3, bên phải đường kẻ dọc số 2. Các con viết chữ "c" cao 2 ô li rộng 1 ôli rưỡi. Dừng bút ở điểm giữa của đường kẻ dọc số 2 và đường kẻ dọc số 3, nằm trên dòng kẻ ngang số 2. Đến đây các con không nhấc bút mà tiếp tục kéo bút từ dưới lên trên để viết nét khuyết trên của chữ "h" cao 5 ôli rộng 1 ôli. Dừng bút tại dòng kẻ ngang số 1. Sau đó các con rê bút theo đường kẻ dọc số 3 lên dòng kẻ ngang số 2 viết 1 nét móc hai đầu rộng khoảng 2 ôli rưỡi. Dừng bút tại dòng kẻ ngang số 2 giừa đường kẻ dọc số 2 và số 3. Đến đây các con cũng không nhấc bút mà kéo bút viết tiếp nét hất của chữ "u" cao 1 ôli sau đó các con dựa vào đường kẻ dọc để viết chữ "u" cao 2 ôli rộng 2 ôli rưỡi. Điểm dừng bút của chữ "u" nằm trên dòng kẻ ngang thứ 2, giữa đường kẻ dọc số 4 và số 5. Sau đó các con lia bút lên dòng kẻ ngang ố 4 viết dấu sắc dài khoảng nửa ô li.
- Chữ ghi tiếng "mèo": điểm đặt bút của chữ "m" ở giữa dòng kẻ ngang số 2 và dòng kẻ ngang số 3, nằm trên đường kẻ dọc số 1. Viết chữ "m" cao 2 ôli rộng 5 ôli. Khi viết xong chữ "m" các con không dừng bút mà kéo bút viết tiếp vần "eo" như cô đã hướng dẫn ở trên. Sau đó các con lia bút lên bên trên đầu chữ e, phía dưới dòng kẻ ngang số 4 viết dấu huyền dài khoảng nửa ôli.
+ Y/c HS viết vào bảng.
+ Y/c HS giơ bảng lên.
+ GV nhận xét.
* Chữ ghi vần "ao":
- Hướng dẫn viết chữ ghi vần "ao": Điểm đặt bút của chữ "a" nằm bên trên dòng kẻ ngang số 2, bên trái đường kẻ dọc số 3. Viết chữ "a" cao 2 ôli rộng 2ôli rưỡi. Điểm dừng bút của chữ "a" ở giữa đường kẻ dọc số 3 và số 4. Sau đó các con lia bút lên bên dưới đường kẻ ngang số 3, bên trái đường kẻ dọc số 4 và viết chữ "O" cao 2 ôli, rộng 1 ôli rưỡi. 
+ Y/c HS viết vào bảng.
+ Y/c HS giơ bảng lên.
+ GV nx.
- Hướng dẫn viết từ "ngôi sao": 
+ Chữ ghi tiếng "ngôi": điểm đặt bút của chữ "n" ở giữa dòng kẻ ngang số 2 và dòng kẻ ngang số 3, nằm trên đường kẻ dọc số 1.Viết chữ "n" cao 2 ôli rộng 3 ôli rưỡi. Dừng bút tại điểm giữa đường kẻ dọc số 3 và đường kẻ dọc số 4, nằm trên đường kẻ ngang số 2. Sau đó các con lia bút đến bên dưới đường kẻ ngang số 3, bên trái đường kẻ dọc số 4 viết chữ "g" sao cho nét cong tròn khép kín của chữ "g" cao 2 ôli, rộng 1ôli rưỡi. Nét khuyết dưới cao 5ôli, rộng 1ôli rưỡi. Điểm dừng bút ở giữa dòng kẻ ngang số 1 và dòng kẻ ngang số 2. Lia bút lên bên dưới dòng kẻ ngang số 3, bên trái đường kẻ dọc số 1 viết chữ "o" cao 2ôli, rộng 1 ôli rưỡi. Điểm dừng bút trùng với điểm dặt bút.Viết tiếp một nét móc nối để viết chữ "i" cao 2 ôli rộng 2ôli. Điểm dừng bút của chữ "i" ở giữa đường kẻ dọc số 3 và đường kẻ dọc số 4, nằm trên đường kẻ ngang số 2.Lia bút lên tren đầu chữ "i" viết 1 nét chấm nhỏ. Lia bút lên đầu chữ "o" bên dưới dòng kẻ ngang số 3 viết 1 nét gãy tạo thành chữ "ô".
+ Chữ ghi tiếng "sao": Điểm đặt bút của chữ "s" nằm trên đường kẻ ngang số 1, chạm vào đường kẻ dọc số 1 viét chứ "s" cao 2 ôli rưỡi, rộng 2 ôli. Điểm dừng bút bên trên dòng kẻ ngang số 1, bên trái đường kẻ dọc số 2. Đến đây các con lia bút lên bên dưới dòng kẻ ngang số 3, bên trái đường kẻ dọc số 4 viết chữ ghi vần "ao" như cô đã hướng dẫn.
- Cho HS xem lại clip quy trình viết.
+ Y/c HS viết vào bảng.
+ YC HS giơ bảng lên.
+ GV nhận xét
- Đọc lại toàn bài
+Y/c Hs đọc lại:
- Tổ chức trò chơi.
+ Tên trò chơi: trò chơi ô chữ kỳ diệu. 
+ Phổ biến luật chơi: Có 6 hàng ngang và 1 từ khoá của trò chơi. 6 hàng ngang tương ứng với một từ chưa được mở. Cô cần 2 đội, mỗi đội 3 người. 2 đội sẽ bốc thăm xem đội nào được quyền chọn trước. Khi 1 thành viên của đội đó chọn 1 hàng ngang bất kì thì cô sẽ đưa ra 1 câu hỏi tương ứng. Mỗi đội có thời gian suy nghĩ 3 giây sau đó phải trả lời. Trả lời sai sẽ không được tính điểm. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Cuối cùng đội nào được nhiều điểm sẽ là đội chiến thắng.
+ Phần thưởng: Đội thắng sẽ được thưởng quà
- Tổ chức cho HS chơi: Lấy 2 đội.
- GV nhận xét và tuyên bố đội thắng cuộc
- Y/c HS đọc lại cả bài .
- Nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS đọc lại bài để chuẩn bị tiết 2. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS nhận xét.
- Tiếng "tay", tiếng "say". Chứa vần "ay" .
- 1 HS nhận xét.
- Tiếng "thay" chứa vần "ay", tiếng "trời" chứa vần"ơi", tiếng "oi" chứa vần "oi".
- HS quan sát
- con mèo, chú mèo.
- HS lắng nghe
- Con đã học tiếng "chú"
- HS nhận xét.
- Tiếng mới là tiếng "mèo"
- Con đã học âm "m", thanh "sắc"
- Vần "eo".
- HS lắng nghe.
- e-o-eo
 m-eo-huyền-mèo
 chú mèo
- eo mèo
chú mèo
- Vần "eo" gồm âm "e" và âm "o".
- HS lắng nghe.
- a-o-ao.
- Vần "ao".
- Đều được tạo bởi 2 âm liền nhau:
 + Cả 2 vần đều có âm và âm "o" đứng sau. 
Khác nhau là:
 + Vần "eo" có âm "e" đứng trước. Vần "ao" có âm "a" đứng trước.
- Hs nghe
- s-ao-sao.
-HS lắng nghe.
- Trên trời, trên lá cờ tổ quốc...
- HS lắng nghe. 
- HS ghép vần.
- Mang bài lên bảng.
- eo ao
 mèo sao
chú mèo ngôi sao
- HS lắng nghe.
- cái kéo
- HS lắng nghe.
- Đọc "leo trèo'
- HS trả lời: là một hoạt động di chuyển lên cao, khỏi mặt đất.
- HS quan sát.
- quả đào, trái đào.
- HS nghe.
- chào cờ.
- HS lắng nghe.
- Tiếng "kéo" có chứa vần "eo". Tiếng " leo" và tiếng "trèo" chứa vần "eo".
- Tiếng "đào" có chứa vần "ao". Tiếng "chào "chứa vần "ao".
- HS nghe
- cái kéo trái đào
 leo trèo chào cờ
- HS đọc.
- Âm "e" cao 2 ôli, rộng 2 ôli rưỡi.
- HS lắng nghe, quan sát.
- Hs viết vào bảng "eo"
- Cả lớp giơ 
bảng
- HS lắng nghe
- HS viết vào bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào bảng con
- Cả lớp giơ bảng
- HS lắng nghe, quan sát
- HS xem clip.
- HS viết vào bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS đọc. 
- HS lắng nghe.
- HS lên chơi.
- Bốc thăm và chơi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại cả bài.
- HS lắng nghe.
PHỤ LỤC TRÒ CHƠI Ô CHỮ KỲ DIỆU
- Hàng ngang 1: Đây là gì?
 Đáp án: tờ báo. 
- Hàng ngang 2: Con cá này rất thông minh và biết làm xiếc.
 Đáp án: cá heo.
- Hàng ngang 3: Một hiện tượng thiên nhiên có mưa to và gió rất lớn.(Bắt đầu bàng chữ b).
 Đáp án: bão.
-Hàng ngang 4: Một nộ phận trên đầu con gà, có màu đỏ.
 Đáp án: mào gà.
-Hàng ngang 5: Tên gọi khác của cây hoa lục bình.
 Đáp án: bèo tây. 
-Hàng ngang 6: Là 1 trò chơi có 2 đội sử dụng một đoạn dây thừng để chơi)
 Đáp án: kéo co.

File đính kèm:

  • docBai 38 eoao.doc
Giáo án liên quan