Bài giảng Lớp 1 - Môn Học vần - Tuần 10 - Bài 39 - Au, âu

Luyện viết :

Giáo viên nêu độ cao, quy trình, cách nối nét và viết mẫu. Cho học sinh viết bài vào vở tỉa lá, cái còi, đi chơi, cây bưởi, chào cờ. Nhắc học sinh ngồi đúng tư thế khi viết.

 

doc28 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn Học vần - Tuần 10 - Bài 39 - Au, âu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm. 
3.Bài mới : 
Hôm nay, chúng ta học bài 40 vần iu, êu.
Tiết 1
Dạy vần mới :
Viết bảng giới thiệu iu. Vần iu có mấy âm, âm nào trước âm nào sau, có gì giống khác au. Đánh vần ra sao, cài bảng cài và đọc.
Đọc mẫu : i u iu.
Đọc trơn : iu.
Cá nhân, bàn đồng thanh. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Có iu muốn có rìu làm sao ? Tiếng rìu có âm gì trước, vần gì sau, dấu gì, đánh vần ra sao ? Cài bảng cài và đọc.
Đọc mẫu : r iu riu huyền rìu.
Đọc trơn : rìu.
 Cá nhân , bàn đồng thanh. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Tranh vẽ gì ? Kết luận giải thích. Từ lưỡi rìu có mấy tiếng, tiếng nào trước, tiếng nào sau ?
Đọc mẫu : i u iu r iu riu huyền rìu lưỡi rìu.
Cá nhân, bàn đồng thanh. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Chúng ta học thêm êu. Vần êu có mấy âm, âm nào trước âm nào sau, có gì giống khác iu. Đánh vần ra sao, cài bảng cài và đọc.
Đọc mẫu : ê u êu.
Đọc trơn : êu.
Cá nhân, bàn đồng thanh. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Có êu muốn có phễu làm sao ? Tiếng phễu có âm gì trước, vần gì sau, dấu gì, đánh vần ra sao ? Cài bảng cài và đọc.
Đọc mẫu : ph êu phêu ngã phễu.
Đọc trơn : phễu.
 Cá nhân, bàn đồng thanh. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Tranh vẽ gì ? Kết luận giải thích tranh. Từ cái phễu có mấy tiếng, tiếng nào trước tiếng nào sau ?
Đọc mẫu : ê u êu ph êu phêu ngã phễu cái phễu.
Cá nhân, bàn đồng thanh. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Cho vài học sinh đọc lại cả bài và phân tích.
Hát bài : Mời bạn vui múa ca.
Luyện viết : 
Giáo viên nêu độ cao, qui trình, cách nối nét và viết mẫu. Cho học sinh viết vào bảng con. Nhận xét sửa bài cho học sinh.
Đọc từ ứng dụng :
Cho học sinh gạch chân vần, nhẩm đọc từ và phân tích. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Cá nhân bàn đồng thanh.
Giáo viên đọc mẫu và giải thích.
Cho thi tìm tiếng từ có vần vừa học. Nhận xét sửa cho học sinh và tuyên dương.
Tiết 2
Luyện đọc : 
Cho học sinh đọc lại bài tiết 1 và phân tích. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Cá nhân bàn đồng thanh.
Đọc câu ứng dụng :
Tranh vẽ gì ? Kết luận giải thích tranh. Cho học sinh gạch chân vần, nhẩm đọc từ, cụm từ và câu. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Cá nhân bàn đồng thanh.
Giáo viên đọc mẫu và giải thích.
Đọc bài sách giáo khoa :
Giáo viên đọc mẫu bài sách giáo khoa, lớp đồng thanh.
Học sinh đọc bài sách gáo khoa, lớp nhận xét.
Hát bài : Trường chúng cháu.
Luyện viết :
Giáo viên nêu độ cao, quy trình, cách nối nét và viết mẫu. Cho học sinh viết bài vào vở. Nhắc học sinh ngồi đúng tư thế khi viết.
Luyện nói :
Tranh vẽ gì ? Kết luận giải thích. Cho học sinh đọc và nêu chủ đề.
Bác nông dân chịu khó làm gì ? Con trâu chịu khó làm gì ?
Con chó chịu khó làm gì ? Con mèo chịu khó làm gì ?
Con gà chịu khó làm gì ? Con chim chịu khó làm gì ?
Cho đọc lại chủ đề. Giáo dục học sinh phải biết yêu quý những người biết chịu khó làm những việc có ích, kể cả những con vật.
4. Củng cố :
Cho học sinh đọc lại bài một lượt. Chơi điền vần vừa học.
Nhận xét tuyên dương học sinh học tốt.
5. Dặn dò :
Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài, xem trước bài sau.
Cho đọc lại nhiều lần và phân tích.
Cho đọc lại nhiều lần và phân tích.
Cho viết vần và tiếng có iu, êu.
Đọc lại và phân tích từ.
Mỗi em đọc nửa bài vừa học ở tiết 1.
Cho tự nhẩm đánh vần và đoc từ hoặc cụm từ. Giáo viên theo dõi nhắc ghép âm vần.
Đọc một phần của bài tiết 1.
Viết phân nửa bài tập viết.
Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề.
Hướng dẫn đánh vần và gợi ý cách điền vần.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn 	: Toán
	Bài 	: Phép trừ trong phạm vi 4.
	Thời lượng : 35 phút 
A. MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 4, biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4.
B. ĐỒ DÙNG :
- Tranh sách giáo khoa, que tính.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định : (1’) 
Hát bài : Trường chúng cháu.
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
Cho 3 học sinh làm trên bảng lớp. Học sinh lớp làm trên bảng con, 3 học sinh đọc bảng trừ trong phạm vi 3. Nhận xét ghi điểm.
 2 + 1 = 3 1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 4 3 3 
 3 – 2 = 1 2 – 1 = 1 3 - 1 = 2 + 1 - 1 - 2 
 5 2 1 
3. Bài mới :
Hôm nay chúng ta học bài phép trừ trong phạm vi 4.
T.Lượng
Nội dung hoạt động
Hỗ trợ đặc biệt
8’
5’
4’
4’
5’
2’
1’
Giới thiệu 4 – 1, 4 – 2, 4 – 3.
Cho học sinh quan sát tranh quả táo và nêu đề toán. Vài học sinh trả lời.
4 quả 3 rụng 1 quả còn mấy quả ?
4 bớt 1 còn mấy ? Bớt đi làm tính gì, mấy trừ mấy ?
4 – 1 = 3. Cho học sinh đọc cá nhân bàn đồng thanh.
Cho xem tranh con chim, nêu đề toán và trả lời câu hỏi.
4 con đang đậu 2 con bay đi. Còn lại mấy con ?
4 bớt 2 còn mấy ? Làm tính gì, mấy trừ mấy ?
4 – 2 = 2. Cho học sinh đọc cá nhân bàn đồng thanh.
Cho xem tranh nêu đề toán và trả lời câu hỏi.
4 bong bóng bay đi 3 bong bóng còn lại mấy bong bóng ?
4 bớt 3 còn mấy, làm tính gì, mấy trừ mấy ?
4 – 3 = 1. cho học sinh đọc cá nhân bàn đồng thanh.
Hướng dẫn học sinh nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bên trái có mấy chấm tròn, bên phải có mấy chấm tròn. Tất cả có mấy chấm tròn và ngược lại. Làm tính gì mấy cộng mấy.
1 + 3 = 4 3 + 1 = 4
4 chấm tròn bớt 1 chấm tròn còn lại mấy chấm tròn và ngược lại.
4 – 1 = 3 
4 – 3 = 1. tương tự cho 2 + 2 = 4, 4 – 2 = 2.
Cho học sinh đọc và học thuộc lòng bảng trừ, nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Thực hành
Hát bài : Quê hương tươi đẹp.
Bài 1 :
Cho học sinh nêu yêu cầu. Tính và ghi kết quả theo hàng ngang, 3 học sinh làm trên bảng học sinh lớp làm vào sách giáo khoa, đọc kết quả nhận xét sửa bài.
3 – 1 = 2 4 – 3 = 1 4 – 2 = 2 4 – 1 = 3
2 – 1 = 1 3 + 1 = 4 1 + 2 = 3
(4 – 1 , 3 – 2, 4 – 3, 3 – 1, 3 – 2 bỏ)
Bài 2 :
Cho học sinh nêu yêu cầu. Tính và ghi kết quả theo cột dọc. 3 học sinh làm trên bảng lớp, học sinh lớp làm vào sách giáo khoa đọc kết quả nhận xét sửa bài.
 4 4 3 4 2 3
 - 2 – 1 – 2 – 3 – 1 - 1 
 2 3 1 1 1 2 
Bài 3 :
Cho học sinh nêu rêu cầu. Xem tranh nêu đề toán và trả lời.
1 học sinh diền phép tính trên bảng. Học sinh lớp làm vào sách giáo khoa đọc kết quả nhận xét sửa bài.
4
-
1
=
3
 4 – 3 = 1
4. Củng cố :
Cho học sinh đọc lại bảng trừ trong phạm vi 4. nhận xét tuyên dương.
5. Dặn dò :
Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về xem lại bài chuẩn bị bài sau.
Đọc lại phép tính.
Đọc lại phép tính.
Đọc lại phép tính.
Làm cột 1, 2.
Làm chung.
Nhắc lại đề toán, làm chung.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn 	: Thể dục
	Bài 	: Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.
	 Thời lượng : 35 phút
 (Giáo viên chuyên dạy)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn 	: Học vần
	Bài 	: Bài Ôn tập giữa học kỳ I.
	Thời lượng : 70 phút 
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh đọc được các vần, các từ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.
- Viết được các âm vần, các từ ứng dụng từ bài 1 đến bài 40. Nói được từ 2-3 câu theo các chủ đề đã học. Học sinh khá giỏi kể 2-3 đoạn truyện theo tranh.
B. ĐỒ DÙNG :
- Sách giáo khoa, bảng, phấn, viết. 
- Bảng con, vở tập viết, sách giáo khoa.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG :
T.Lượng
Nội dung hoạt động
Hỗ trợ đặc biệt
1’
5’
11’
6’
5’
6’
10’
6’
10’
5’
3’
1’
1.Ổn định : 
Hát bài : Trường chúng cháu.
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Cho học sinh đọc và viết bảng con uôi, ươi, ay, ây, ao, eo và các tiếng có vần đã học. Nhận xét ghi điểm.
Tiết 1
3. Bài mới : 
Hôm nay, chúng ta học bài ôn tập giữa học kỳ I.
Cho học sinh nêu các vần đã học, giáo viên viết bảng, học sinh đọc và phân tích.
ua, ưa, ia, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui ưi, uôi, au, ao, âu, eo, ươi.
Cá nhân đọc và phân tích.
Theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Luyện viết : 
Giáo viên nêu độ cao, qui trình, cách nối nét và viết mẫu. Cho học sinh viết vào bảng con quả chuối, buổi chiều, mưu trí. Nhận xét sửa bài cho học sinh.
Hát bài : Con cò bé bé.
Đọc từ :
Cho học sinh đọc và phân tích các từ : cái chổi, rau cải, tưới cây, leo trèo.
Cá nhân bàn đồng thanh. Giáo viên đọc mẫu và giải thích.
Tiết 2
Luyện đọc : 
Cho học sinh đọc lại bài tiết 1 và phân tích. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Cá nhân bàn đồng thanh.
Đọc câu :
Tranh vẽ gì ? Kết luận giải thích tranh. Cho học sinh nhẩm đọc từ, cụm từ và câu. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Cá nhân bàn đồng thanh.
Giáo viên đọc mẫu và giải thích.
Suối chảy rì rào
Gió reo lao xao
Bé ngồi thổi sáo.
Cá nhân đọc nối tiếp, bàn đồng thanh. Giáo viên đọc mẫu giải thích.
Luyện viết :
Giáo viên nêu độ cao, quy trình, cách nối nét và viết mẫu. Cho học sinh viết bài vào vở tỉa lá, cái còi, đi chơi, cây bưởi, chào cờ. Nhắc học sinh ngồi đúng tư thế khi viết.
Hát bài : Tìm bạn thân.
Học sinh viết xong bài giáo viên thu và chấm. Nhận xét sửa cho học sinh.
4. Củng cố :
Cho học sinh đọc và phân tích lại các tiếng từ đã viết. Nhận xét tuyên dương.
5. Dặn dò :
Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Đọc lại nhiều lần và phân tích vần.
Viết 2 từ.
Đọc lại và phân tích.
Đọc lại.
Đọc 1 dòng.
Viết 3 từ.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn 	: Toán
	Bài 	: Luyện tập.	
 Thời lượng :	35 phút 
A. MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học, biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. 
B. ĐỒ DÙNG :
- Tranh sách giáo khoa, que tính.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định : (1’) 
Hát bài : Quê hương tươi đẹp.
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
Cho 3 học sinh làm trên bảng lớp, cho học sinh đọc phép trừ trong phạm vi 3. Học sinh lớp làm trên bảng con. Nhận xét ghi điểm.
4 - 1 = 3 4 - 3 = 1 4 3 4 3
3 - 2 = 1 4 - 2 = 2 - 2 - 1 - 3 - 2
3 – 1 = 2 4 – 1 = 3 2 2 1 1
3. Bài mới:
Hôm nay chúng ta học bài luyện tập.
T.Lượng
Nội dung hoạt động
Hỗ trợ đặc biệt
4’
4’
4’
4’
4’
5’
3’
1’
Bài 1 :
Cho học sinh nêu yêu cầu. Tính và ghi kết quả theo cột dọc. 2 học sinh làm trên bảng, học sinh lớp làm vào sách giáo khoa đọc kết quả nhận xét sửa bài.
 4 3 4 4 2 3
 – 1 – 2 – 3 – 2 – 1 – 1 
 3 1 1 2 1 2
Bài 2 :
Cho học sinh nêu yêu cầu. Điền số vào ô trống. 3 học sinh làm trên bảng, học sinh lớp làm vào sách giáo khoa đọc kết quả nhận xét sửa bài.
 - 1 - 3 - 2
 4 3 4 1 3 1
 - 1 + 3 - 3
 3 2 2 5 4 1
 - 2
 3 1 
Bài 3 :
Cho học sinh nêu yêu cầu. Tính và ghi kết quả theo hàng ngang. Lần lượt thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
3 học sinh làm trên bảng, học sinh lớp làm vào sách giáo khoa, đọc kết qua nhận xét sửa bài.
4 – 1 – 1 = 2 4 – 1 – 2 = 1 4 – 2 – 1 = 1
Hát bài : Quê hương tươi đẹp.
Bài 4 :
Cho học sinh nêu yêu cầu. Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
Hướng dẫn học sinh tính so sánh rồi điền dấu. 2 học sinh làm trên bảng, học sinh lớp làm vào sách giáo khoa, nhận xét sửa bài.
3 – 1 = 2 3 – 1 > 3 – 2 4 – 2 = 2
4 – 1 = 3 4 – 3 < 4 – 2 4 – 1 < 3 + 1 
Bài 5 :
Cho học sinh nêu yêu cầu, nêu đề toán và viết phép tính thích hợp.
a. Có 3 con vịt dưới ao, thêm 1 con nữa lội xuống. Hỏi có tất cả mấy con ?
b. Dưới ao có 4 con vịt, lội lên bờ 1 con. Hỏi dưới ao còn lại mấy con ?
học sinh làm vào sách giáo khoa, 2 học sinh thi điền phép tính trên bảng. Nhận xét sửa bài.
3
+
1
=
4
 1 + 3 = 4
4
-
1
=
3
 4 – 3 =1
4. Củng cố :
Cho học sinh đọc lại bảng trừ trong phạm vi 4. Nhận xét tuyên dương.
5. Dặn dò :
Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Làm chung.
Làm dòng 1.
Làm chung.
Học sinh khá giỏi làm.
Nhắc lại đề toán và làm câu a.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn 	: Tự nhiên xã hội
	Bài 	: Ôn tập con người và sức khỏe - Lồng ghép phòng bệnh giun.
	 Thời lượng : 35 phút
A. MỤC TIÊU :
- Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan. Có thói quen vệ sinh cá nhân hàng ngày.
- Học sinh khá giỏi nêu được các việc em thường làm vào các buổi trong một ngày như : buổi sáng đánh răng rửa mặt, buổi trưa ngủ trưa, chiều tắm gội, buổi tối đánh răng. Giúp học sinh biết bệnh giun, tác hại của bệnh giun và cách phòng tránh.
B. ĐỒ DÙNG :
- Tranh sách giáo khoa.
- Sách vở bài tập tự nhiên xã hội.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG :
T.Lượng
Nội dung hoạt động
Hỗ trợ đặc biệt
1’
5’
1’
9’
5’
10’
3’
1’
1. Ổn định :
Hát bài : Tìm bạn thân.
2. Kiểm tra bài cũ : 
Cho 2 học sinh kể những việc em nên làm và không nên làm lúc hoạt động, nghỉ ngơi ? (nên : ngồi, đi dứng ngay ngắn, tập thể dục, nhảy dây, đá cầu … không nên : cúi sát mặt khi viết, không xô đẩy đùa bẩn … ). Lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới :
Giới thiệu : Hôm nay chúng ta học bài : Ôn tập con người và sức khỏe.
Hoạt động 1 :
Củng cố kiến thức về các bộ phận cơ thể và các giác quan.
Kể tên các bộ phận bên ngoài cơ thể ?
Cơ thể người có mấy phần ?
Nhận biết các vật xung quanh qua các bộ phận nào của cơ thể ? (màu sắc, nóng, lạnh, …).
Nếu thấy bạn chơi súng cao su thì em nên làm gì ?
Cho các nhóm trao đổi và trả lời. Nhận xét bổ sung.
Hát bài : Tìm bạn thân.
Hoạt động 2 :
Cho cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
Nhớ lại những việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày. Từ sáng đến chiều tối em làm những việc gì ?
Thức dậy lúc mấy giờ, rồi làm gì ?
Trước khi đi ngủ phải làm gì ?
Theo dõi giúp học sinh nêu những việc làm hàng ngày để vệ sinh cá nhân.
Kết luận :
Hàng ngày chúng ta phải làm vệ sinh cá nhân cho cơ thể sạch sẽ, để có sức khỏe tốt mà làm việc và học tập.
Lồng ghép :
Cho học sinh trao đổi thảo luận người bị bệnh giun có biểu hiện gì ?
Bệnh giun có tác hại gì ? Giun có ở đâu lây qua đường nào ?
Làm sao để tránh bênh giun ? lớp nhận xét bổ sung giáo viên kết luận :
Giun số ở trong cơ thể người, hút các chất bổ làm người xanh xao, mệt mỏi, gầy nặng có thể gây tắt ruột tắt ống dẫn mật dẫn đến chết người. Trứng giun vào cơ thể do không rửa sạch taykhi cầm đồ ăn, nguồn nước ô nhiễm ta không ăn chín uống sôi, không rửa sạch rau sống trước khi ăn, ruồi đậu vào thức ăn cũng mang giun.
Để tránh bệnh giun ta nên giữ vệ sinh sạch sẽ, không phóng uế bừa bãi, ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, uống thuốc tẩy giun theo định kỳ. 
4. Củng cố :
Cho học sinh nêu những việc làm để vệ sinh cá nhân. Nhận xét tuyên dương.
5. Dặn dò :
Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về thực hiện hoạt động, nghỉ ngơi đúng cách. Làm vệ sinh cá nhân hàng ngày, chuẩn bị bài sau.
Giáo viên chỉ cho học sinh nêu.
Gợi ý cho học sinh kể. Học sinh khá giỏi nêu được việc làm vào các buổi trong ngày. Buổi sáng đánh răng rửa mặt, buổi trưa ngủ trưa, chiều thì tắm gội, buổi tối dánh răng.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn 	: Thủ công
	Bài 	: Xé dán hình con gà (tiết 1).
	 Thời lượng : 35 phút
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách xé dán hình con gà con, xé dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa, hình dán tương đối phẳng, mỏ, mắt chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
- Học sinh khéo tay xé dán được hình con gà con, đường xé dán ít răng cưa hình dán phẳng, mỏ mắt gà có thể dùng bút màu để vẽ. Có thể xé thêm hình con gà con có hình dạng màu sắc kích thước khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí hình con gà.
B. ĐỒ DÙNG :
- Tranh minh họa các bước, giấy màu, hồ.
- Vở thủ công, giấy màu, hồ, thước kẻ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG :
T.Lượng
Nội dung hoạt động
Hỗ trợ đặc biệt
1’
5’
20’
5’
3’
1’
1. Ổn định :
Hát bài : Quê hương tươi đẹp.
2. Kiểm tra bài cũ : 
Giáo viên kiểm tra 5 vở của học sinh hoàn thành ở nhà bài xé dán hình cây đơn giản. Nhận xét ghi diểm.
3. Bài mới :
Giới thiệu : Hôm nay chúng ta học bài : Xé dán hình con gà (tiết 1).
Cho xem bài mẫu và nêu nhận xét.
Con gà có hình thế nào và màu gì ? Con gà con có gì khác con gà lớn ? Có những bộ phận nào ?
Khi xé chọn màu gì ? (vàng, tím …). Học sinh trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
Hướng dẫn mẫu :
Xé thân gà
Vẽ hình chữ nhật phía sau mặt màu. Xé lấy ra sau đó xé bỏ 4 góc chỉnh sửa lại thành thân gà.
Xé đầu gà
Vẽ hình vuông phía sau mặt màu và xé ra, chỉnh sửa lại thành đầu gà.
Sau đó và xé đuôi chân.
Còn mắt mỏ cho học sinh sau khi dán sản phẩm dùng bút vẽ vào.
Hát bài : Lí cây xanh.
Hướng dẫn cách dán hình :
Xếp cho cân đối rồi bôi hồ dán.
Dán thân trước rồi đến các bộ phận sau.
Cho học sinh xé nháp hình con gà.
 thân đầu 
 đuôi chân
4. Củng cố :
Cho học sinh nêu lại các bước xé dán hình con gà. Nhận xét tuyên dương.
5. Tuyên dương :
Nhận xét tiết học. Dặn học sinh tập vẽ và xé dán ở nhà, chuẩn bị bài sau.
Nêu màu của gà con và gà lớn.
Vẽ cho xé nháp.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn 	: Học vần
	Bài 	: Bài Kiểm tra định kỳ giữa kỳ I. NS :
 NG :	
	 Thời lượng : 35 phút 
A. MỤC TIÊU :
- Đọc được các âm vần, các từ câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40 tốc độ 15 tiếng/1 phút.
- Viết được các âm vần, các từ ứng dụng từ bài 1 đến bài 40 tốc độ 15 chữ/15 phút.
B. ĐỒ DÙNG :
Đề bài, giấy, bút.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định : 
Hát bài : Quê hương tươi đẹp.
2. Kiểm tra bài cũ : 
3.Bài mới : 
Đề bài :
Đọc : (10 đ)
1. Đọc âm và vần : (4 đ).
 t, ch, nh, ph, m, đ, ng, gi, s, tr, g, qu, ia, ưa, ai, ui.
2. Đọc các từ : (4 đ).
Vui vẻ, lá mía, đồ chơi, bé gái, nhà ngói, cà chua, trái dừa, cái chổi.
3. Đọc câu : (2 đ).
Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
Viết : (10 đ) giáo viên đọc cho học sinh viết vào giấy.
1. Viết các âm vần : (3 đ).
nh, ng, ph, gi, s, qu, ch, m, ua, ai, oi, ui.
2. Viết các từ : (4 đ).
Cà chua, lá mía, cửa sổ, cái còi, đồ chơi, cái túi, tỉa lá, cua bể.
3. Viết câu : (3 đ).
Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
(Giáo viên bao quát lớp và cho học sinh kiểm tra bài).
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
	Môn 	: Toán
	Bài 	: Phép trừ trong phạm vi 5.
	 Thời lượng : 35 phút 
A. MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh thuộc bảng trừ

File đính kèm:

  • docGA L 1 Tuan 10 1112.doc
Giáo án liên quan