Bài giảng Địa lí 8 - Bài 30: Thực hành đọc bản đồ địa hình Việt Nam

Pu Đen Đinh, Hoàng Liên sơn, Con Voi, cánh cung Sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn.

+ Nhóm 2: Đi theo vĩ tuyến 220B ta phải vượt qua các dòng sông lớn nào?

 Sông Đà, sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Kỳ Cùng.

+ Nhóm 3: Đi dọc kinh tuyến 1080 Đ từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua các cao nguyên nào?

 Các cao nguyên: Kom Tum, Plâycu, Đăk Lăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh.

? Nơi nào cao nhất và thấp nhất của khu vực?

 Nơi cao nhất: đỉnh Ngọc Linh cao 2598m thuộc

 cao nguyên Kom Tum. Nơi thấp nhất: vùng hồ Lăk nằm ở độ cao

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 24569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Địa lí 8 - Bài 30: Thực hành đọc bản đồ địa hình Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 30 - tiết 33
Tuần dạy: tuần 27 	 
ND: 
 Bài 30: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1. MỤC TIÊU: 
	1.1. Kiến thức: 
- Học sinh biết: nắm vững cấu trúc địa hình Việt Nam,
- Học sinh hiểu: sự phân hóa của địa hình từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. 
1.2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ địa hình Việt Nam, nhận biết các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ.
- Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình.
1.3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức phòng chống thiên tai.
2. TRỌNG TÂM:
	- Sự phân hóa địa hình.
3. CHUẨN BỊ:
 	3.1. Giáo viên: 
- Bản đồ tự nhiên và hành chính Việt Nam
	3.2. Học sinh:
- Phân tích hình 28.1 – hình 30.1 – hình 33.1 trả lời câu hỏi
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
	4.2. Kiểm tra miệng:
? Khu vực đồi núi phân làm mấy vùng? Trình bày đặc điểm vùng núi Đông Bắc? (8đ)
 	5 vùng: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc, vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam, vùng bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với các dãy núi hình cánh cung. Địa hình cácxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh đẹp và hùng vĩ.
? Địa hình bờ biển và thềm lục địa có giá trị gì? Cho ví dụ? (2đ)
Giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch… như vịnh Hạ Long, vịnh Cam Ranh, bãi biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu…
	4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: vào bài
- Gv: Địa hình nước ta rất phức tạp. Chỉ trên một tuyến ngắn các dạng địa hình đã thay đổi nhanh chóng theo các chiều đông-tây, nam-bắc. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm vững các đơn vị địa hình cơ bản khi đi theo các tuyến cắt ngang hoặc dọc.
Hoạt động 2: tìm hiểu về sự phân hóa của địa hình.
* Thảo luận nhóm: 4 nhóm (5 phút)
- Học sinh phân tích hình 28.1 – hình 30.1 – hình 33.1 trả lời câu hỏi.
+ Nhóm 1: Đi theo kinh tuyến 220B ta phải vượt qua những dãy núi nào?
 Pu Đen Đinh, Hoàng Liên sơn, Con Voi, cánh cung Sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn.
+ Nhóm 2: Đi theo vĩ tuyến 220B ta phải vượt qua các dòng sông lớn nào?
 Sông Đà, sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Kỳ Cùng.
+ Nhóm 3: Đi dọc kinh tuyến 1080 Đ từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua các cao nguyên nào?
 Các cao nguyên: Kom Tum, Plâycu, Đăk Lăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh.
? Nơi nào cao nhất và thấp nhất của khu vực?
 Nơi cao nhất: đỉnh Ngọc Linh cao 2598m thuộc 
 cao nguyên Kom Tum. Nơi thấp nhất: vùng hồ Lăk nằm ở độ cao 
+ Nhóm 4: Em có nhận xét gì về địa hình và nham thạch của các cao nguyên của khu vực?
 Độ cao khác nhau nên được gọi là cao nguyên xếp tầng, sườn dốc, tạo nhiều thác lớn trên các sông : thác Camli, Pren, Pônggua…
 Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn, xen kẻ với badan trẻ là các đá cổ tiền Cambri. 
- Đại diện nhóm trình bày_nhận xét.
- Giáo viên chốt ý
Hoạt động 3: tìm hiểu các đèo trên tuyến quốc lộ 1A
? Xác định quốc lộ 1A trên bản đồ?
* Hoạt động cặp đôi : (2 phút)
? Khi dọc quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau phải vượt qua những đèo lớn nào? thuộc tỉnh nào?
 Đèo Sài Hồ Tỉnh Lạng Sơn
 Tam Điệp Ninh Bình
 Ngang Hà Tĩnh
 Hải Vân Huế - Đà Nẵng
 Cù Mông Bình Định
 Cả Phú Yên – Khánh Hòa 
? Các đèo này có ảnh hưởng đến giao thông bắc nam như thế nào?
 Có ảnh hưởng rất lớn đến giao thông gây trở ngại cho quá trình giao thông từ bắc vào nam và ngược lại. Bên cạnh đó việc xây dựng và bảo quản cũng gặp rất nhiều khó khăn.
- Các đèo này thường là những ranh giới các vùng khí hậu và cũng là ranh giới 2 đới tự nhiên: đới rừng gió mùa chí tuyến phía bắc và đới rừng á xích đạo ở phía nam. 
1/ Sự phân hóa địa hình:
a/ Sự phân hóa địa hình từ tây sang đông theo vĩ tuyến 220B:
Các dãy núi
Các dòng sông
Pu Đen Đinh
Hoàng Liên Sơn
Con Voi
Cánh cung sông Gâm
Cánh cung Ngân Sơn
Cánh cung Bắc Sơn
Đà
Hồng
Chảy
Lô
Gâm
Cầu
Kì Cùng
b/ Sự phân hóa địa hình theo chiều bắc nam:
- Cao nguyên Kom Tum cao trên 1400m
- Cao nguyên Plâycu, Đắk Lắk cao dưới 1000m
- Cao nguyên Lâm Viên cao 1500m
- Cao nguyên Mơ Nông, Di Linh cao trên 1000m.
- Địa hình là các cao nguyên xếp tầng.
- Nham thạch: Granit và biến chất, Badan, trầm tích.
2/ Các đèo trên tuyến quốc lộ 1A:
Các đèo
Tỉnh – Thành phố
Sài Hồ 
Tam điệp
Ngang
Hải Vân
Cù Mông
Cả
Lạng Sơn
Ninh Bình
Hà Tĩnh
Huế - Đà Nẵng
Bình Định
Phú Yên – Khánh Hòa
- Các đèo có ảnh hưởng rất lớn đến giao thông.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
? Em có nhận xét gì về địa hình các cao nguyên?
	Do độ cao khác nhau nên được gọi là những cao nguyên xếp tầng. Sườn các cao nguyên rất dốc đã biến các dòng sông, dòng suối thành các thác nước hùng vĩ. 
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
	+ Hoàn chỉnh tập bản đồ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	+ Chuẩn bị bài: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
	+ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện như thế nào? Phân tích bảng 31.1 để làm rõ vấn đề này.
	+ Những nhân tố nào làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
	+ Sưu tầm tranh ảnh về các thiên tai, các câu ca dao, tục ngữ nói về khí hậu, thời tiết nước ta? 
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
- Phương pháp: ………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docBai 30 TH Doc ban do dia hinh VN.doc