Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm - Lê Như Trúc

a/ Thực phẩm cung cấp gì cho cơ thể?

b/ Cơ thể cần chất dinh dưỡng để làm gì?

c/ Thực phẩm thiếu vệ sinh, nhiễm trùng nhiễm độc có tác hại gì đối với cơ thể?

 

ppt33 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm - Lê Như Trúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC EM HỌC SINH ĐẾN 
TIẾT CÔNG NGHỆ 
Chào mừng 
GV: Lê Như Trúc 
 Bài 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 
	Nội dung bài học: 
	I. Vệ sinh thực phẩm 
	II. An toàn thực phẩm 
	III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm 
I – Vệ sinh thực phẩm 
a/ Thực phẩm cung cấp gì cho cơ thể? 
b/ Cơ thể cần chất dinh dưỡng để làm gì? 
c/ Thực phẩm thiếu vệ sinh, nhiễm trùng nhiễm độc có tác hại gì đối với cơ thể? 
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể 
+ Để sống có sức khỏe, để tăng trưởng và làm việc 
+ Gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong 
Những thực phẩm trên nếu để một thời gian dài không sử dụng sẽ như thế nào? 
+ Bị hư thối 
+ Do vi khuẩn xâm nhập 
Nguyên nhân nào 
 làm hư thực phẩm ? 
Thế nào là nhiễm trùng 
 thực phẩm? 
Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là nhiễm trùng thực phẩm. 
THỰC PHẨM BỊ NHIỄM TRÙNG 
Nhiễm độc thực phẩm là gì? 
 Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là nhiễm độc thực phẩm. 
Cá nóc 
Nấm độc 
Thực phẩm nào bản thân có sẵn chất độc 
Độc tố xyanua trong măng và sắn 
Chất độc solanin trong khoai tây mọc mầm 
Nhiễm độc do con người 
Phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng 
Màng bọc thực phẩm 
kém chất lượng 
Muối diêm 
Hàn the 
 Dễ gây ung thư 
Phẩm màu 
 1/ Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm ? 
+ Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm . 
+ Nhiễm trùng thực phẩm l à sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm. 
 
I – Vệ sinh thực phẩm 
Tiết 40 : VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 
Khi ăn phải những thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm độc thì theo em có tác hại như thế nào? 
466 công nhân đã phải nhập viện vì thức ăn không đảm bảo vệ sinh .Các triệu chứng tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, nôn ói dữ dội. 
 Ngộ độc thức ăn khiến sốt, nôn, tiêu chảy... 
Xem hình 3.14/77 SGK , em hãy nhận xét về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. 
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn 
 1.Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm ? 
I – Vệ sinh thực phẩm 
Tiết 40 : VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 
Đây là nhiệt độ an toàn trong nấu nướng , vi khuẩn bị tiêu diệt 
Đây là nhiệt độ vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn 
Đây là nhiệt độ nguy hiểm , vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng 
Đây là nhiệt độ vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết 
115 0 C 
100 0 C 
80 0 C 
70 0 C 
60 0 C 
50 0 C 
37 0 C 
20 0 C 
10 0 C 
0 0 C 
- 10 0 C 
- 20 0 C 
Hình 3.14 
 Từ 100 o C=>115 o C: Nhiệt độ an toàn, vi khuẩn bị tiêu diệt 
 Từ -20 o C=> -10 o C và 50 o C => 80 o C Nhiệt độ vi khuẩn không sinh sôi nhưng cũng không chết 
 Từ 0 o C => 37 o C: Nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn sinh sôi mau chóng 
 
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn 
II. An toàn thực phẩm 
=> An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, biến chất. 
An toàn thực phẩm là gì? 
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm 
An toàn thực phẩm khi mua sắm 
Để đảm bảo an toàn khi mua sắm cần phải biết chọn thực phẩm : 
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín 
Thực phẩm đóng hộp phải còn bao bì  và cần chú ý đến hạn sử dụng 
Thực phẩm dễ hư thối như : rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc bảo quản ướp lạnh . 
 
2 . An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản 
2 . An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản 
- Thực phẩm khô : phải được phơi khô cho vào lọ kín và kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời khi bị ẩm mốc 
- Thực phẩm đóng hộp : bảo quản theo hướng dẫn trên bao bì, mua vừa đủ dùng 
- Thực phẩm đã chế biến : Sử d ụ ng ngay hoặc cho vào hộp kín để tủ lạnh (không nên để lâu) khi chế biến xong 
 
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc, thực phẩm 
Nguyên nhân ngộ độc thức ăn 
Do thức ăn bị biến chất 
Do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật 
Do thức ăn bị nhiễm chất hoá học 
Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc 
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc, thực phẩm 
Nguyên nhân ngộ độc thức ăn 
- Do thức ăn bị nhiễm chất hoá học 
- Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc 
- Do thức ăn bị biến chất 
- Do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật 
 
2. Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm 
a. Phòng tránh nhiễm trùng 
Rửa tay sạch trước khi chế biến và trước khi ăn 
Vệ sinh nhà bếp 
Rửa sạch thực phẩm khi chế biến 
 
a. Phòng tránh nhiễm trùng 
Nấu chín thực phẩm 
Đậy kín thức ăn 
Bảo quản thức ăn cẩn thận 
 
b. Phòng tránh nhiễm độc 
- Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng 
- Không dùng thức ăn có sẵn chất độc: cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ 
- Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật hay bị biến chất 
 
DẶN DÒ 
 Đọc kỹ nội dung SKG và mục có thể em chưa biết 
Xem bài giảng nhiều lần, nếu có thắc mắc hỏi PH ở nhà hoặc nhắn tin zalo cho cô Trúc 0978602232 và cô Hạnh 0376174018 
Chúc các em tự học ở nhà tốt! 
Nhớ rèn luyện và phụ giúp ba mẹ 
trong công việc nấu ăn và 
dọn dẹp nhà nhé!! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_lop_6_bai_16_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_l.ppt
Giáo án liên quan