Bài giảng An toàn giao thông - Tuần 4 - Bài 2: Giao thông đường sắt ( tiết 2)

Củng cố từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình;.

- Xếp được những thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp.

- Củng cố câu theo mẫu Ai là gì?

- Yêu thương những người trong gia đình.

II.CHUẨN BỊ

- GV : Bảng phụ.

- HS : Vở luyện TV.

- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.

 

doc11 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng An toàn giao thông - Tuần 4 - Bài 2: Giao thông đường sắt ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
	 Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013
An toàn giao thông
Bài 2: Giao thông đường sắt.( tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết hệ thống giao thông đường sắt, những quy định đảm bảo ATGT đường sắt.
- Thực hiện đúng quy định về ATGT đường sắt.
- Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh ảnh, hình vẽ.
- HS: Sách vở
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu tên các loại đường bộ?
C. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2 .Các hoạt động.
a) Hoạt động 3: Quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang.
+ Mục tiêu: Học sinh biết những quy định khi đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang.
+ Nêu câu hỏi:
(?) Đường sắt cắt ngang qua đường bộ ở đâu?
(?) Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không?
- Giáo viên củng cố lại.
- Kết luận chung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
D.Củng cố.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
E.Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
- Học sinh nêu những qui định đi trên đường bộ.
- Quan sát và nghe giáo viên hướng dẫn.
- Nhắc lại.
- Học sinh trả lời.
- 2 -3 em nêu lại.
- HS thực hành trên sơ đồ.
- HS nêu.
Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013
Luyện toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu:
- Củng cố phép cộng, trừ số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần hoặc không nhớ 1 lần), tính nhân chia trong bảng và giải toán có lời văn.
- HS yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị: 
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: luyện tập thực hành.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính : 
 756 + 238 526 - 143 
C.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Thực hành.
*Bài 1: 
- Nêu cách đặt tính? Thứ tự thực hiện phép tính?
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét, cho điểm.
*Bài 2: 
- Nêu yêu cầu bài?
- Nêu cách tìm thừa số chưa biết?
- Nêu cách tìm số bị chia chưa bíêt?
- Yêu cầu HS làm vở.
- Nhận xét.
*Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán.
?Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- Chia nhóm cho HS làm bài
- Nhận xét
- Củng cố: Muốn giải bài toán về nhiều hơn em làm phép tính gì?
D.Củng cố. 
- Nêu cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép cộng, trừ các số có 3 chữ số?
E. Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
Làm vào bảng con.
Hai HS lên chữa.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài.
 316	 663	754 246 + 115 + 281 - 329 - 94
 531 944	425 152
-HS nêu
- Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Lấy thương nhân với số chia.
 X x 5 = 45 x : 6 = 4
 X = 45 : 5 x = 4 x 6
X = 9 x = 24
- 2 HS đọc.
- HS nêu.
- HS làm theo nhóm
Bài giải
Ngày thứ hai thu hoạch được là:
160 + 85 = 245 (kg) 
 Đáp số: 245kg
- Hs nêu
- HS nêu.
------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc+viết : người mẹ
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, rành mạch bài đọc
 - Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
 - Luyên viết một đoạn trong bài ,viết đoạn 3
II. Chuẩn bị
Vở luyện,vở ô ly
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc bài: Quạt cho bà ngủ và trả lời câu hỏi về nội dung bài
3. Bài mới
a) HD luyện đọc:
- Gọi HS đọc mẫu bài đọc
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu và luyện phát âm đúng
- HD đọc nối tiếp từng câu và hiểu nghĩa một số từ
- Luyện đọc đoạn 3
- Nhận xét chung về kết quả luyện đọc
b)HD luyện viết :
 -Gv đọc mẫu đoạn 1
-Gv hướng dẫn cách viết ,cách trình bày đoạn văn xuôi.
-Gv đọc cho H viết bài 
4. Củng cố
- Gọi HS đọc nối tiếp các khổ thơ
- Nêu nội dung, liên hệ
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ
- HS đọc thuộc bài thơ
- 1 HS đọc bài
HS luyện đọc nối tiếp từng câu.
HS thi đọc nối tiếp đoạn 3 trong nhóm, trước lớp
Nhận xét, bình chọn
-H đọc thầm 
-H nêu
-H viết bài 
Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2013
Luyện toán
Ôn bảng nhân 6
I. Mục tiêu: 
- Củng cố bảng nhân 6. 
- Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị biểu thức và giải toán.
- HS yêu thích học toán.
IIChuẩn bị: 
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS đọc thuộc bảng nhân 6.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Luyện tập.
- 3 HS đọc.
*Bài 1
- Nêu yêu cầu bài tập?
- HS nêu: Số?
- Cho HS làm vở, đổi vở để kiểm tra.
* Bài 2;
- Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu HS nối tiếp nêu kết quả.
- Nhìn vào cột phép tính em có nhận xét gì?
*Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
-Tính theo thứ tự nào? 
- Cho HS làm bảng.
- Nhận xét.
*Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm.
- GV chữa bài.
- Nhận xét.
- Làm vở
- Tính nhẩm.
- 6 x 2 = 12 6 x 4 = 24
 2 x 6 = 12 4 x 6 = 24
- Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
- HS nêu.
- Tính từ trái sang phải.
6 x 4 + 6 = 24 + 6 6 x 9 - 48 = 54 - 48
 = 30 = 6
- 2 HS đọc
	Bài giải
5 hộp có số bút chì là:
6 x 5 = 30 (chiếc)
 Đáp số: 30 chiếc
D.Củng cố:
- Đọc lại bảng nhân 6
E.Dặn dò.
Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc
---------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013
Luyện Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 6
- Vận dụng làm đúng các bài tập liên quan bảng nhân 6
II. Chuẩn bị
Vở luyện
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Kiểm tra:
- Chữa bài 4/ 15
- Nhận xét
3. Bài mới
HD làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài và nối tiếp nhau nêu kết quả tính nhẩm
Bài 2:
- HD tính giá trị biểu thức theo 2 bước
- HS trình bày trên bảng con
Bài 3: 
- HD thực hiện từng phép tính, đối chiếu kết quả, so sánh rồi điền dấu , =
Bài 4:
- HD quan sát mẫu, nhận xét mẫu: mẫu vẽ giống hình con cá 
- HD vẽ theo mẫu
4. Củng cố
- Nhận xét chung
5. Dặn dò:
- Ôn tập bảng chia
- HS chữa bài
- HS làm bài và nêu kết quả tính nhẩm
6x5=30
6x4=24
6x6=36
6x3=18
6x8=48
6x7=42
6x9=54
6x2=12
- HS hoàn thành bài tập trên bảng con:
6x4+8=24+8=32
6x8+52=48+52=100
6x7-35=42-35=7
6x6-18=36-18=18
- HS tự làm bài, nêu kết quả điền dấu
6+6 < 6x6
5x3 > 6x2
5x6 = 6x5
- HS quan sát và vẽ theo mẫu 
----------------------------------------------------------------
Luyện tiếng việt
Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu : Ai là gì ?
I. Mục tiêu
- Củng cố từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình;.
- Xếp được những thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp.
- Củng cố câu theo mẫu Ai là gì?
- Yêu thương những người trong gia đình.
II.Chuẩn bị	
- GV : Bảng phụ.
- HS : Vở luyện TV.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ
- Tìm hình ảnh so sánh trong câu sau:
 Mặt trăng tròn như cái đĩa.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS làm BT.(trang 160
* Bài tập 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm.
- Em hiểu thế nào là ông cháu?
- Vì sao em út không phải là từ chỉ gộp những người trong gia đình?
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi từ được gọi là từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình đều chỉ hai người trở lên.
* Bài tập 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Cho HS thảo luận cặp làm bài.
- GV nhận xét.
- Vì sao em xếp câu Con hơn cha là nhà có phúc vào cột Con cái đối với cha mẹ?
- Củng cố: cần tìm hiểu nội dung câu tục ngữ trước khi điền vào cột.
* Bài tập 3)
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu HS làm vở, rồi đọc bài trước lớp.
- GV nhận xét.
- Đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai, đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì trong câu hỏi em vừa đặt?
D.Củng cố.
- GV nhận xét tiết học
E.Dặn dò.
- GV nhắc HS về nhà HTL 6 thành ngữ, tục ngữ ở BT2
- HS làm bài.
- Tìm những từ chỉ gộp những người trong gia đình
- HS làm theo nhóm.
- HS báo cáo, từ chỉ gộp những người trong gia đình là: ông bà, ông cháu, cha mẹ, anh em, chú bác.
- Là chỉ cả ông và cháu.
- Vì chỉ một người.
- Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau thành nhóm
- HS làm theo cặp.
Cha mẹ đối với con cái
Cha già con cọc.
Mẹ tròn con vuông.
Con cái đối với cha mẹ:
Con dại cái mang.
Con hơn cha là nhà có phúc.
- Vì con cái giỏi hơn cha mẹ, hiếu thảo với ông bà cha mẹ thì là nhà có phúc.
- Dựa vào ND bài tập đọc : “ Mẹ vắng nhà ngày bão”đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về .....
- 1 HS làm mẫu.
- HS làm vở.
VD: 
- Mẹ là người luôn lo lắng cho bố và các con.
- Em là người chăm ngoan.
- HS.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2013
 Luyện toán
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ ) 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số( không nhớ )
- Giải được toán có một phép nhân.
- HS yêu thích học toán.
IIChuẩn bị: 
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức:
B.Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5, 6.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Luyện tập.
- 3 HS đọc.
*Bài 1
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Cho HS làm vở, đổi vở để kiểm tra.
- Nêu cách thực hiện các phép tính?
* Bài 2;
- Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu HS làm bảng.
- Nêu cách đặt tính?
- Nêu cách thực hiện phép tính?
- Nhận xét.
*Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Chia nhóm cho HS làm bài.
- Nhận xét.
*Bài 4:
- Nêu yêu cầu?
- Cho HS làm theo cặp làm bài.
- Vì sao em tìm được số 24?
- HS nêu: Tính
- Làm vở: 
 x 13 x 24 x 31 x 11
 3 2 3 5
 39 48 93 55
- Thực hiện từ phải sang trái, nhân từ dưới nhân lên.
- Đặt tính rồi tính.
- HS làm bảng.
 x 23 x 42 x 20
 3 2 4 
 69 84 80
- HS nêu.
- HS làm theo nhóm.
Giải: 4 năm có số tháng là:
12 x 4 = 48 (tháng )
Đáp số: 48 tháng
- 2 HS đọc
- Làm theo cặp.
a. 6, 12, 18, 24.
b. 12, 24, 36, 48.
- Vì đây là dãy số liên tiếp đếm thêm 6.
- Vì đây là dãy số liên tiếp đếm thêm 12.
D.Củng cố: - Nhận xét giờ học.
E.Dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------- 
Luyện Tiếng Việt
Nghe- kể- điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu:
- Biết kể lại câu chuyện Người mẹ bằng 4, 5 câu
- Điền được thông tin cần thiết vào mẫu Điện báo
II. Chuẩn bị
Mẫu điện báo
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc lại đơn xin phép nghỉ học
- Nhận xét
3. Bài mới
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HD học sinh kể lại câu chuyện Người mẹ thật ngắn gọn bằng 4-5 câu
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm
- Gọi HS kể lại
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc thầm bức điện báo
- HD HS điền nội dung cần thiết vào bức điện báo
- Gọi HS đọc lại bức điện báo đã điền hoàn chỉnh.
4. Củng cố
- Củng cố về việc điền vào giấy tờ in sẵn
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài sau
- HS đọc đơn theo yêu cầu
- HS đọc yêu cầu
- HS tập kể chuyện
- HS kể trước lớp
VD: Suốt mấy đếm ròng thức trông con ốm, bà mẹ mệt quá thiếp đi một lúc. Khi tỉnh dậy, không thấy con đâu, bà hớt hải tìm con. Thần Đêm Tối cho bà biết Thần Chết đã cướp đi đứa con của bà. Bà đã vượt qua bao nhiêu khó khăn và hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất. Thần Chết ngạc nhiên vì người mẹ có thể làm tất cả vì con.
- Đọc thầm và điền nội dung cần thiết vào mẫu điện báo
- HS đọc lại
Nhận xét, bổ sung
 Luyện chữ
ôn chữ hoa: C
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ hoa C, tên riêng :Cụn Đảảo, câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
Cú vàng, vàng chẳng hay phụ
 Cú con, con núi trầm trồ mẹ nghe.
 - HS có ý thức trình bày VSCĐ . 
II- Chuẩn bị.
 - GV: Mẫu chữ .
 - HS : bảng con .
 - Phương pháp dạy học chủ yếu: Quan sát, thực hành.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên bảng viết : B, Bà Triệu
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
C. Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con . 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm chữ viết hoa trong bài?
- Treo chữ mẫu C, Đ 
- Nhắc lại quy trình viết chữ C, Đ
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
- GV nhận xét sửa chữa .
- HS tìm.C, Đ
- HS nêu.
- HS quan sát.
- HS viết vào bảng con: 
C, Đ
b) Viết từ ứng dụng : 
*Giới thiệu từ ứng dụng:
- GV giới thiệu về: Cụn Đảảo
*Quan sát và nhận xét:
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các con chữ thế nào?
*Yêu cầu hs viết: Cụn Đảảo
- HS đọc từ viết.
- HS nghe.
- Chữ C, Đ cao 2,5 li. Chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- HS viết.
c) Viết câu ứng dụng:
*Giới thiệu câu ứng dụng:
- Giải thích câu ứng dụng.
*Quan sát và nhận xét:
- Câu có những chữ nào viết hoa?
- Nêu chiều cao các chữ?
*Viết bảng:
- Nhận xét.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Chữ Cú
- HS nêu.
- Hs nêu, viết bảng con: Cú
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết .
- GV quan sát nhắc nhở t thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
D - Củng cố:
- Yêu cầu HS nêu lại các viết chữ hoa C.
E - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở
- HS nêu.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan4- luyen xong.doc
Giáo án liên quan