Bài giảng An toàn giao thông - Bài 1: tTuân thủ tín hiệu đèn điều khiển giao thông

Việc các bạn trong câu chuyện chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông có nguy hiểm không?

-Các em có chọn chỗ vui chơi đó không?

 Kết luận: không chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông.

3.Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm bốn

-Nêu cách giải quyết tình huống

 

doc9 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng An toàn giao thông - Bài 1: tTuân thủ tín hiệu đèn điều khiển giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 1: Tuân thủ tín hiệu đèn điều khiển giao thông
I Mục tiêu:
-Giúp học sinh nhận biết ba màu của đèn tín hiệu giao thông .
-Giúp học sinh biết nơi có đèn tín hiệu ĐKGT
-Giúp học sinh biết tác dụng của đèn tín hiệu ĐKGT.
II.Chuẩn bị:
 Sách Rùa và Thỏ cùng em học an toàn giao thông, ….
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1: kể chuyện ( sách Rùa và Thỏ)
-An nhìn thấy đèn tín hiệu ĐKGT ở đâu?
-Đèn tín hiệu ĐKGT có mấy màu? Là những màu nào?
-Mẹ nói khi gặp đèn đỏ thì người và xe phải làm gì?
-Chuyện gì xảy ra nếu đèn đỏ mà xe cứ đi?
Chia nhóm đôi: 1 học sinh trong vai mẹ, 1 học sinh trong vai An đối thoại theo lời trong sách.
-Nhận xét các nhóm
 * Kết luận: Qua câu chuyện giữa mẹ và An chúng ta thấy ở các ngã tư,… thường có đèn tín hiệu ĐKGT, có 3 màu xanh, đỏ, vàng.
-Đỏ: dừng lại
-Xanh : được phép đi
-Vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, xe dừng lại trước vạch dừng.
2.Hoạt động 2. Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ
-Nêu ý nghĩa hiệu lệnh của 3 màu đèn.
Luật chơi:
-“chuẩn bị” vòng 2 tay trước ngực như đang chuẩn bị tham gia giao thông
-“Đèn xanh” quay 2 tay xung quanh, chân chạy tại chỗ
-“Đèn vàng” quay 2 tay chậm lại như giảm tốc độ
-“ Đèn đỏ” Tất cả phải dùng lại như khi gặp đèn đỏ, các phương tiện và người đều dừng lại
-Chú ý : giáo viên có thể hô không theo thứ tự các màu đèn và nhanh dần để tạo sự bất ngờ và vui vẻ cho cả lớp.
 Kết luận: Chúng ta phải tuân thủ tín hiệu đèn ĐKGT để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn và không làm ùn tắc giao thông.
3.Củng cố dặn dò: 
-học thuộc ghi nhớ
-Kể lại câu chuyện bài 1
-Học sinh lắng nghe
-H: đọc lại câu chuyện
-Ngã tư, ngã năm
-Đỏ, vàng, xanh
-Người và xe dừng lại
-Tai nạn xảy ra
-Học sinh tham gia chơi
-Ai làm sai sẽ bị nhảy lò cò về chỗ giống như bị công an phạt 
Bài 2: Khi qua đường phải đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ
I Mục tiêu:
-Giúp học sinh nhận biết các vạch trắng trên đường( mô tả trong sách) là lối đi dành cho người đi bộ qua đường.
-Giúp học sinh không chạy qua đường và tự ý qua đường một mình.
II.Chuẩn bị:
-Sách Rùa và Thỏ cùng em học an toàn giao thông, ….
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1: kể chuyện ( sách Rùa và Thỏ) dừng ở phần An gọi Toàn chạy sang đường để mua kem.
-Chia lớp thành nhóm 4
-Chuyện gì có thể xảy ra với An?
-Hành động của An là an toàn hay nguy hiểm?
-Nếu ở đó em sẽ khuyên An điều gì?
-Các nhóm trình bày ý kiến
 * Kết luận: Hành động qua đường của An là rất nguy hiểm vì có thể xảy ra tai nạn. Muốn qua đường các em phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
2.Hoạt động 2. Gấp sách và nhớ em đã bao giờ nhìn thấy vạch trắng dành cho người đi bộ sang đường chưa?
-Có nhìn thấy vạch trắng trong tranh không?
-Nó nằm ở đâu?.
 Kết luận: Những chỗ kẻ vạch trắng trên đường phố là nơi dành cho người đi bộ sang đường. Ta thấy các vạch trắng này ở nơi giao nhau hoặc ở những nơi có nhiều người qua đường như trường học, bệnh viện.
-Yêu cầu đọc phần ghi nhớ
3.Hoạt động 3: Thực hành qua đường
-Chia nhóm 2: một em đóng vai người lớn có thể xách túi, hoặc không xách túi, một em đóng vai trẻ em sẽ nắm tay người lớn.
-Các nhóm thực hành sang đường.
 Kết luận: Khi sang đường các em cần nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn.
 3.Củng cố dặn dò: 
-học thuộc ghi nhớ
-Kể lại câu chuyện bài 2
-Học sinh lắng nghe
-H: đọc lại câu chuyện
-Tai nạn xảy ra
-Quá nguy hiểm
-Đừng chạy sang đường, muốn qua đường phải phải đi trên vạch trắng
-Học sinh kể
-Nhìn thấy
-Ngã tư, bệnh viện….
-Cá nhân, đồng thanh
-Học sinh tham gia chơi
-Nhóm nào làm sai, nhóm bạn nhận xét và yêu cầu thực hiện lại
Bài 3: Không chơi đùa trên đường phố
I Mục tiêu:
-Giúp học sinh nhận biết tác hại của việc chơi đùa trên đường phố.
-Giúp học sinh biết vui chơi đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn.
-Giúp học sinh có thái độ không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố.
II.Chuẩn bị:
Sách Rùa và Thỏ cùng em học an toàn giao thông, ….
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu nội dung truyện
-Chia lớp thành nhóm 2 quan sát tranh, đọc, ghi nhớ.
-Gọi 2 nhóm kể lại câu chuyện trước lớp.
-An và Toàn đang chơi trò gì?
-Các bạn đá bóng ở đâu?
-Lúc này, dưới lòng đường xe cộ đi lại như thế nào?
-Câu chuyện gì đã xảy ra với hai bạn?
-Em thử tưởng tượng, nếu xe ô tô không phanh kịp thì điều gì có thể xảy ra?
 Kết luận: Hai bạn An và Toàn chơi đá bóng ở gần đường giao thông là rất nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho bản thân mình và còn làm ảnh hưởng đến người và xe đi lại trên đường.
2.Hoạt động 2. Bày tỏ ý kiến tán thành, và không tán thành
-Giáo viên lần lượt giơ từng bức tranh lên bảng
-Vì sao em tán thành?
-Vì sao em không tán thành?
-Nếu em có mặt ở đó thì em sẽ khuyên bạn như thế nào?
 Kết luận: Đường phố dành cho xe đi lại. Chúng ta không nên chơi đùa trên đường phố, vì như vậy dễ gây tai nạn giao thông.
-Yêu cầu đọc phần ghi nhớ
3.Hoạt động 3: Trò chơi hỗ trợ ( nên không nên)
-Chơi trong sân trường - chơi sát lề đường
-Chơi trên vỉa hè - Chơi trong công viên
-Chơi ở sân vận động
-Chơi trong câu lạc bộ
-Chơi ở ngã tư
-Chơi ở góc phố
3.Củng cố dặn dò: 
-học thuộc ghi nhớ
-Kể lại câu chuyện bài 3
-Học sinh đọc 
-H: đọc lại câu chuyện
-Đá bóng
-Trên vỉa hè
-Tấp nập
Bóng lăn xuống đường
-Học sinh kể
Tán thành: Giơ thẻ ông mặt trời cười.
Không tán thành: Giơ thẻ ông mặt trời buồn
-Cá nhân, đồng thanh
-Học sinh tham gia chơi
-Giáo viên nêu cụ thể tình huống học sinh trả lời
Bài 4:Trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm
I Mục tiêu:
-Giúp học sinh nhận biết sự nguy hiểm khi chơi ở gần dải phân cách.
-Giúp học sinh không chơi và trèo qua dải phân cách trên đường giao thông.
II.Chuẩn bị:
-Sách Rùa và Thỏ cùng em học an toàn giao thông….
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
-Nếu nhà ở ven đường quốc lộ có dải phân cách, em có nên chơi trò trèo qua các dải phân cách?.
-Hành động đó là sai hay đúng? Vì sao?.
 Kết luận: Trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm.
Bài học hôm nay là …..
2.Hoạt động 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Chia lớp ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm quan sát 1 bức tranh
-Việc các bạn trong câu chuyện chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông có nguy hiểm không?
-Các em có chọn chỗ vui chơi đó không?
 Kết luận: không chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông.
3.Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm bốn
-Nêu cách giải quyết tình huống 
 Tình huống1:
- Nhà Minh ở rất gần trường, chỉ đi ngang qua đường là tới. công nhân làm đường dựng một dải phân cách ngăn đôi mặt đường. Vậy để đến trường Minh đi như thế nào?
 A. Đi trên hè phố tới chỗ rẽ 
 B Trèo qua dải phân cách
 Tình huống 2
-Tan học về Minh và Hùng thấy các chú công nhân dựng dải phân cách sơn xanh, đỏ thật đẹp. Minh rủ Hùng đến đó xem và trèo qua trèo lại. Hùng không giám trèo vì sợ ngã.
-Các em đồng ý với bạn nào? Vì sao?
3.Củng cố dặn dò: 
-học thuộc ghi nhớ
-Kể lại câu chuyện bài 4
-Học sinh trả lời
-Hành động đó là sai
-Vì nguy hiểm
-Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
-Học sinh nhận xét và bổ sung.
-Học sinh cử đại diện nhóm trả lời 
-Các nhóm khác bổ sung
-Giáo viên nêu cụ thể tình huống học sinh trả lời
Bài 5:Không chơi ở gần đường ray xe lửa
I Mục tiêu:
-Giúp học sinh nhận biết sự nguy hiểm khi chơi ở gần đường ray xe lửa.
-Tạo ý thức cho HS biết chọn nơi an toàn để chơi, tránh xa nơi có các loại phương tiện giao thông chạy qua.
II.Chuẩn bị:
-Sách Rùa và Thỏ cùng em học an toàn giao thông….
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
-Nếu nhà ở gần đường ray xe lửa, em có nên chơi ở đó không, có thả diều ở trên đường ray không?.
-Việc hai bạn chọn đường ray để thả diều đúng hay sai?
-Giáo viên nhận xét 
 Kết luận: Không chơi ở đường ray xe lửa…..
2.Hoạt động 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Chia lớp ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm quan sát 1 bức tranh
-Việc hai bạn An và Toàn chơi thả diều ở gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không?
-Nguy hiểm như thế nào?
-Các em phải chọn chỗ nào vui chơi cho an toàn?
 Kết luận: không vui chơi ở gần nơi có nhiều phương tiện giao thông đi lại.
 Đọc ghi nhớ
3.Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai
-Chia lớp thành 4 nhóm
-Mỗi nhóm cử 2 em tổng số là 8 bạn.
-Tổ chức bốc thăm xem mình trúng vai nào
-Vai An, vai Toàn, vai bác Tuấn, 
-4 bạn còn lại sắm vai đoàn tàu.
-Cử bạn lớp trưởng là người dẫn chuyện.
-Lớp xem và nhận xét cách thể hiện của các bạn.
-Tổ chức trò chơi 2 lượt để cho 8 bạn đại diện cho 4 nhóm đều được sắm vai
-Còn thời gian có thể tổ chức thêm lượt chơi để nhiều HS được tham gia
3.Củng cố dặn dò: 
-học thuộc ghi nhớ
-Kể lại câu chuyện bài 5
-Học sinh trả lời
-Hành động đó là sai
-Vì nguy hiểm
-Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
-Học sinh nhận xét và bổ sung.
-Học sinh cử đại diện nhóm trả lời 
-Các nhóm khác bổ sung
Bài 6:Không chạy trên đường khi trời mưa
I Mục tiêu:
-Giúp học sinh nhận thức được sự nguy hiểm khi chạy trên đường lúc trời mưa.
-Giúp học sinh có ý thức không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là ở nơi có nhiều xe.
II.Chuẩn bị:
-Sách Rùa và Thỏ cùng em học an toàn giao thông….
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
-Giáo viên kể một câu chuyện có nội dung tương tự như bài 6 sách “Rùa và Thỏ cùng em học ATGT”, ?.
-Hành động chạy tắm mưa trên đường khi có xe cộ qua lại của bạn trong câu chuyện cô vừa kể là sai hay đúng? Vì sao?
-Giáo viên nhận xét 
 Kết luận: Không chạy trên đường khi trời mưa…..
Giới thiệu tên bài học “ không chạy trên đường khi trời mưa”
2.Hoạt động 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Chia lớp ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm quan sát 1 bức tranh
-Nhóm 4 nêu lên nội dung của cả 3 bức tranh.
-Đại diện của các nhóm lên báo cáo.
-Hành động của An và Toàn, ai sai, ai đúng?
-Toàn chạy ra đường tắm mưa có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?
-Các em nên học tập bạn nào?
 Kết luận: không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là ở những nơi có nhiều xe qua lại.
3.Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm
-.Chia lớp thành 4 nhóm( 2 nhóm chung một câu hỏi)
 Tình huống 1:
An và Toàn đi chơi về, giữa đường đổ mưa. Trên đường chỉ có vài mái hiên An rủ Toàn trú mưa, Toàn nói đằng nào cũng ướt mình vừa tắm vừa chạy về nhà đi.
 Tình huống 2:
An và Toàn đi chơi về, giữa đường trời đổ mưa to. Cả đoạn đường không có chỗ trú. Hai bạn cần đi thế nào để về nhà an toàn.
3.Củng cố dặn dò: 
-học thuộc ghi nhớ.
- kể lại câu chuyện bài 6.
-Học sinh trả lời
-Hành động đó là sai
-Vì nguy hiểm
-
Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
-Học sinh nhận xét và bổ sung.
-An đúng, Toàn sai
-Dễ bị tai nạn, cảm lạnh
-An
-Học sinh cử đại diện nhóm trả lời 
-Các nhóm khác bổ sung
Bài 7: Không đùa nghịch khi ngồi trên thuyền
I Mục tiêu:
-Giúp học sinh nhận biết được sự nguy hiểm nếu đùa nghịch khi ngồi trên thuyền.
-Hình thành cho học sinh luôn có ý thức khi ngồi trên thuyền không được đùa nghịch và luôn mặc quần áo phao.
II.Chuẩn bị:
-Sách Rùa và Thỏ cùng em học an toàn giao thông….
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
-Các em có thích được ngồi thuyền để đi chơi không ?.
-Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các em đùa nghịch và không mặc áo phao khi ngồi trên thuyền?
-Khi ngồi trên thuyền cần làm gì để đảm bảo an toàn?
-Giáo viên nhận xét 
 Kết luận: Không đùa nghịch khi ngồi trên thuyền.
Giới thiệu tên bài học “ không đùa nghịch khi ngồi trên thuyền”
2.Hoạt động 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Chia lớp ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm quan sát 1 bức tranh
-Nhóm 3 nêu lên nội dung của cả 2 bức tranh.
-Đại diện của các nhóm lên báo cáo.
-Khi về thăm bà ngoại mẹ và hai anh em An đi bằng phương tiện gì?
-Mẹ đã làm gì cho hai anh em An trước khi xuống thuyền?
-Khi ngồi xuống thuyền hai anh em An đã làm gì?
-Việc làm của hai anh em An có nguy hiểm không? Tại sao?
 Kết luận: Khi đi lại bằng thuyền, ai cũng phải mặc áo phaom , ngồi ngay ngắn không được đùa nghịch.
3.Hoạt động 3: Trò chơi đi thuyền an toàn
.vẽ 6 vòng tròn đặt áo phao ở giữa ( 3 màu đỏ, 3 màu xanh).
2 đội mỗi đội cử 3 người làm người đi thuyền số còn lại làm cổ động viên nắm tay nhau thành vòng đóng vai nước 
6 người đi thuyền bịt mắt.
Trọng tài hô lên thuyền người chơi nhanh chóng tìm thuyền của đội mình và mặc áo phao đội nào nhanh hơn đội đó thắng.
3.Củng cố dặn dò: 
-học thuộc ghi nhớ., kể lại câu chuyện bài 7.
-Học sinh trả lời
-Lật thuyền nguy hiểm
-Mặc áo phao
-Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
-Học sinh nhận xét và bổ sung.
-Thuyền
-Thò tay xuống nước
-An
-Học sinh cử đại diện nhóm trả lời 
-Các nhóm khác bổ sung
Bài 8: Không lội qua suối khi có nước lũ
I Mục tiêu:
-Giúp học sinh nhận biết được sự nguy hiểm khi lội qua suối khi có nước lũ.
-Hình thành cho học sinh luôn có ý thức không lội qua suối khi có nước lũ mà phải đi trên cầu hoặc đi cùng người lớn để cho an toàn.
II.Chuẩn bị:
-Sách Rùa và Thỏ cùng em học an toàn giao thông….
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
-Con suối khi cạn, lội qua có nguy hiểm không?.
-Khi có lũ, nước suối có gì khác với lúc không có lũ?
-Nếu suối có lũ nhưng nước vẫn cạn em có lội qua không?
-Chuyện gì sẽ xảy ra nếu em đang lội suối mà nước lũ tràn về?
-Giáo viên nhận xét 
 Kết luận: Không lội qua khi suối có lũ.
Giới thiệu tên bài học “ không lội qua suối khi có nước lũ”
2.Hoạt động 2. Quan sát tranh và kể lại nội dung
-Chia lớp ra làm 3 nhóm, N1 và N2 quan sát tranh 1
-Nhóm 3 nêu lên nội dung của cả 2 bức tranh.
-Đại diện của các nhóm lên kể lại.
-Hai chị em Mi và Mai lội qua đoạn suối cạn có nguy hiểm không?
-Tại sao nước suối đục và chảy mạnh hơn mọi khi?
-Chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai chị em vẫn lội qua suối?
 Kết luận: Nếu nước suối đục và chảy nhanh hơn đấy là dấu hiệu có lũ đang về, lội qua suối là rất nguy hiểm.
- Khi đi đường nếu gặp suối có lũ tuyệt đối không được lội qua.
3.Hoạt động 3: Trò chơi qua cầu
Tổ chức: 2 đội chơi với số lượng người bằng nhau
Dựng 2 chiếc cầu bằng cách xếp gạch dài 3m. Mỗi cầu có một dây thừng căng dọc cầu giả làm tay vịn và có 4 học sinh ngồi cách cầu 40 cm dọc theo hai bên thân cầu giả làm nước.
Khi có hiệu lệnh qua cầu hai đội sẽ đi qua chiếc cầu của mình khi đi bị trượt chân khỏi hàng gạch hay không bám vào tay vịn sẽ bị 4 bạn đóng vai nước bắt ra ngoài
3.Củng cố dặn dò: 
-học thuộc ghi nhớ., kể lại câu chuyện bài 8.
-Không
-Nước màu đục
-Không
-Bị lũ cuốn trôi
-Đại diện từng nhóm lên kể.
-Học sinh nhận xét và bổ sung.
-Không
-Dấu hiệu lũ đang về
-Hai chị em bị lũ cuốn
-Học sinh chơi
-Các nhóm khác bổ sung

File đính kèm:

  • docgiáo án ATGT.doc