Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 1- Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Khánh Trang

I. Mục tiêu

Kiến thức

- Học sinh nêu được những hình ảnh và màu sắc trên bức tranh.

- Học sinh nêu được nội dung chủ đề của bức tranh và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh yêu thích.

Kĩ năng

- Học sinh phát triển kỹ năng phân tích đánh giá sản phẩm mĩ thuật.

- Thể hiện được bức tranh có cùng nội dung chủ đề với tác phẩm được xem.

Thái độ

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.

Phát triển năng lực

- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức

- Phương pháp: Liên kết học sinh với tác phẩm

- Hình thức tổ chức:

+ Hoạt động cá nhân.

III/ Đồ dùng và phương tiện

- Tranh, ảnh minh họa:

+Tranh thiếu nhi vẽ về gia đình

+Hình hướng dẫn cách vẽ tranh

+ Hình minh họa sản phẩm của học sinh

+ Giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, kéo .

IV/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu

 

docx15 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 1- Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Khánh Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 1
 CHỦ ĐỀ 10: ĐÀN GÀ CỦA EM 
( Thời lượng 3 tiết)
Ngày soạn : .... tháng ...năm 2020
Ngày dạy: Ngày ......... tháng ..... năm 2020
I. Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng của gà mái, gà trống, gà con.
Kĩ năng
- Vẽ được con gà theo ý thích, tạo hình được con gà bằng các vật liệu khác.
Thái độ
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức: 
Phương pháp
- Trực quan.
- Gợi mở.
- Luyện tập, thực hành 
Hình thức tổ chức. 
- Hoạt động cá nhân.
III. Đồ dùng và phương tiện: 
GV chuẩn bị
- Sách dạy Mĩ thuật lớp 1. 
- Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. 
HS chuẩn bị
- Sách học Mĩ thuật 1. - Giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động.
- Cho học sinh hát bài “Đàn gà trong sân” và hỏi nội dung bài hát.
- Giáo viên giới thiệu bài
1. Hướng dẫn tìm hiểu.
- Giáo viên hướng dẫn HS quan sát hình 10.1.
? Chỉ ra con gà trống, gà mái, gà con?
? Nêu các bộ phận của con gà?
? Nêu những điểm nổi bật của gà trống?
? Nêu những điểm nổi bật của gà mái?
? Nêu những điểm nổi bật của gà con?
- Cho HS quan sát hình 10.2
? Bức tranh nào vẽ gà trống, gà mái, gà con? Vì sao em biết?
? Những con gà đang làm gì?
? Màu sắc của bức tranh được vẽ như thế nào?
- Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng.
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc ghi nhớ.
2. Hướng dẫn tìm hiểu.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 10.3.
- GV vừa nói và thực hiện từng bước vẽ.
- GV yêu cầu HS nêu các bước vẽ con gà.
- Hướng dẫn HS nêu ghi nhớ. 
- Cho học sinh quan sát bài vẽ một số hình dáng các con gà khác nhau để có thêm hứng thú thực hành.
3. Hướng dẫn thực hành.
- GV yêu cầu từng HS vẽ các con gà trống, gà mái, gà con lên tờ giấy rồi vẽ màu theo ý thích.
- Hướng dẫn HS cắt rời từng con gà ra khỏi tờ giấy.
- GV quan sát và giúp đỡ HS khi thực hiện.
- GV hướng dẫn học sinh chọn nội dung tranh để có ý tưởng tạo sản phẩm.
- GV yêu cầu học sinh sắp xếp các con gà đã cắt rời tạo thành bức tranh.
- Bức tranh cần có những hình ảnh phụ như: nhà, cây cối, mây, mặt trờithêm sinh động. 
- Cho học sinh quan sát một số sản phẩm được tạo từ các chất liệu khác nhau để có thêm ý tưởng sáng tạo.
- GV quan sát và giúp đỡ học sinh 
* Vận dụng sáng tạo
Gợi ý học sinh tạo hinh con gà bằng các chất liệu khác. Có thể sử dụng các vật liệu có sẵn dễ tìm như cốc giấy, thia nhựa, giấy màu
* Dặn học sinh chuẩn bị chủ đề 11
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Lần lượt từng học sinh chỉ các loại gà.
+ Đầu, cổ, mình, đuôi, chân và cánh.
+ Có dáng đi oai vệ, lông sặc sỡ, đuôi cong dài, chân cao và to.
+ Đuôi và chân ngắn, lông ít màu, mào nhỏ.
+ Thân nhỏ, lông mượt.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Học sinh chỉ vào tranh và trả lời theo nhận biết của mình.
+ Học sinh trả lời theo nội dung của tranh.
+ Vẽ nhiều màu săc sỡ, vẽ màu đều.
- Học sinh nhận xét.
- HS lắng nghe. 
- Học sinh lần lượt đọc ghi nhớ.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nhìn và lắng nghe.
- Học sinh nêu các bước vẽ con gà.
- Học sinh nhìn sách đọc ghi nhớ. 
– Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành.
- Học sinh thực hành
- Học sinh quan sát hình 10.5 để chọn nội dung bức tranh.
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành
- Học sinh thực hiện
- Học sinh chuẩn bị
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 1
 BÀI 11: VƯỜN RAU CỦA BÁC NÔNG DÂN 
(Thời lượng 2 tiết)
Ngày soạn : .......tháng ....năm 2020
Ngày dạy: Ngày ..... tháng .....năm 2020
I/ Mục tiêu
 Kiến thức
- Nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng, màu sắc của một số loại rau, củ quả.
 Kĩ năng 
- Vẽ hoặc nặn được một số loại rau, củ, quả theo yêu thích.
 Thái độ 
 - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.
II. Phương pháp va hình thức tổ chức
- Phương pháp: sử dụng quy trình tiếp cận chủ đề
- Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động các nhân
III. Đô dùng và phương tiện
Giáo viên.
- Tranh ảnh về một số loại rau, củ quả
- Một số bài nặn rau, củ, quả của học sinh.
- Một số loại rau, củ, quả thật.
- Sách học Mĩ thuật lớp 1.
- Các bước vẽ hoặc nặn rau, củ, quả.
 2. Học sinh.
 - VTV, sách học Mĩ thuật lớp 1, chì, màu, kéo, đất nặn, giấy màu, bìa, hồ....
IV. Các hoạt động dạy – học. 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Kiểm tra đồ dùng học tập
Khởi động: 
1. Hướng dẫn tìm hiểu.
- GV treo một số tranh, ảnh và cho HS tham khảo thêm ở hình 11.1 sách HMT
+ Em có nhận ra các loại rau, củ, quả nào?
+ Chúng có những bộ phận gì? Màu sắc của chúng như thế nào?
+ Củ quả nào dạng tròn, củ quả nào dạng dài?
+ Công dụng của từng loại rau, củ, quả?
- GV nhận xét bổ sung
- GV cho HS quan sát một số loại rau, củ, quả thật và quan sát hình 11.2 sách HMT
+ Chỉ ra các loại rau, củ, quả, chất liệu để tạo thành sản phẩm mĩ thuật.
Ghi nhớ: Mỗi loại rau, củ, quả có đặc điểm và vẽ đẹp riêng. Có thể tạo hình rau, củ, quả bằng hình thức vẽ, nặn, xé dán/ cắt dán.
2. Cách thực hiện
- GV treo biểu bảng các bước nặn rau, củ, quả.
+ Có mấy bước và kể tên các bước?
- GV minh họa các bước vẽ và nặn rau, củ, quả và chỉ rõ các bước
Các bước vẽ rau, củ, quả:
B1: Vẽ bộ phận chính của rau, củ, quả.
B2: Vẽ chi tiết (rễ, lá, cuống....).
B3: Vẽ màu (Vẽ giống màu vật thật hoặc vẽ màu theo ý thích).
Các bước nặn rau, củ, quả:
B1: Nặn các bộ phận chính Các bước vẽ rau, củ, quả:
B2: Nặn chi tiết (Cuống, lá)
B3: Ghép các bộ phận, hoàn chỉnh hình.
3. Thực hành 
- GV cho HS lựa chọn loại rau, củ, quả và cách thực hiện (vẽ, cắt, xé, dán) để tạo kho hình ảnh
Lưu ý: Thể hiện đặc điểm của từng loại rau, củ, quả. Vẽ vừa hình với khổ giấy và vẽ màu sắc theo ý thích, chú ý đến độ đậm, nhạt để sản phẩm đẹp và sinh động hơn.
Vận dụng sáng tạo:
 - GV hướng dấn HS tham khảo bức tranh ở hình 11.7 và vẽ một bức tranh về chăm sóc vườn rau
 - GV chia Hs theo nhóm 4 hoặc nhóm 6
Ý nghĩa giáo dục của bài học: 
- Qua bài học này cho các em thấy được đặc điểm, hình dáng, màu sắc và công dụng của mỗi loại rau, củ, quả. Là một người HS cần phải tích cực chăm sóc bảo và sử dụng có hiệu quả các loại rau, củ quả trong thiên nhiên.
Dặn dò:
- Vệ sinh lớp học
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm bằng cách lưu vào tủ cá nhân hoặc trang trí trên lớp học
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau “Em và những người thân yêu”
- Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo.
- Học sinh hát
- HS lắng nghe
- HS quan sát và trả lời
- HS lắng nghe
+ HS quan sát và trả lời: Củ cà rốt: thân củ dùng đất nặn màu cam, cuống dùng đất nặn màu xanh.....
- HS ghi nhớ.
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS chú ý quan sát
- HS chú ý quan sát
- HS lắng nghe thực hiện cá nhân.
- HS lắng nghe và thực hiện
 HS thực hiện
- HS lắng nghe
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 1
 BÀI 12: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU
 (Thời lượng 2 tiết)
Ngày soạn : ..... tháng ...... năm 2020
Ngày dạy: ngày ....... tháng 4 năm 2020
I. Mục tiêu
Kiến thức
- Học sinh nêu được những hình ảnh và màu sắc trên bức tranh.
- Học sinh nêu được nội dung chủ đề của bức tranh và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh yêu thích.
Kĩ năng
- Học sinh phát triển kỹ năng phân tích đánh giá sản phẩm mĩ thuật.
- Thể hiện được bức tranh có cùng nội dung chủ đề với tác phẩm được xem.
Thái độ
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình. 
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Liên kết học sinh với tác phẩm
- Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động cá nhân.
III/ Đồ dùng và phương tiện
- Tranh, ảnh minh họa:
+Tranh thiếu nhi vẽ về gia đình
+Hình hướng dẫn cách vẽ tranh
+ Hình minh họa sản phẩm của học sinh
+ Giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, kéo ...
IV/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv ổn định tổ chức lớp
*Khởi động
- Giáo viên cho học sinh nghe hoặc hát bài hát “Ba ngọn nến lung linh”
Sau đó đặt câu hỏi:
?Nội dung bài hát nói về cái gì?
?Trong bài hát có những hình ảnh nào?
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi có những người thân yêu nhất của mình
-Gv giới thiệu chủ đề “Em và những người thân yêu”
1.Hướng dẫn tìm hiểu
- Gv tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm
1.1.Xem tranh vẽ về gia đình.
- Yêu cầu học sinh xem tranh ở Hình 12.1 sách HMT1 và thảo luận theo gợi ý của giáo viên để tìm hiểu nội dung bức tranh
*Gv đưa ra câu hỏi gợi mở:
?Hai bức tranh có tên là gì?
?Hai bức tranh vẽ về đề tài gì?
? Trong bức tranh 12.1a có những hình ảnh gì?Đâu là hình ảnh chính, phụ? Chúng được vẽ ở vị trí nào của bức tranh?
?Em thích hình ảnh nhân vật nào nhất? Vì sao?
?Trong tranh có những màu nào?Đâu là màu đậm, nhạt?
?Trong tranh màu nào được vẽ nhiều?Em thích màu ở hình ảnh nào nhất?...
?Các nhân vật trong tranh 12.1b đang làm gì?Ở đâu?
?Nội dung bức tranh nói lên điều gì?
?Màu sắc trong tranh được vẽ như thế nào? Màu nào được dùng nhiều?
? Em thích bức tranh nào nhất?Vì sao?
*Gv tóm tắt: Vẻ đẹp của bức tranh thường thể hiện ở đường nét, hình mảng và màu sắc. Tùy thuộc vào sự kết hợp của màu sắc khác nhau sẽ cho người xem những sắc thái cảm xúc khác nhau như vui tươi hay trầm ấm...và màu sắc thể hiện cảm xúc vui buồn của người vẽ, đồng thời mang đến cho người xem những cảm nhận riêng.
1.2. Chia sẻ về gia đình
- Gv khuyến khích học sinh chia sẻ và giới thiệu về gia đình của mình trước lớp
- Gv gợi ý học sinh giới thiệu về tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích của các thành viên trong gia đình của mình...
2/ Hướng dẫn thực hiện
- Gv nêu câu hỏi để giúp học sinh suy nghĩ xây dựng ý tưởng về nội dung và nắm được cách vẽ tranh.
?Ý tưởng vẽ bức tranh về gia đình, người thân yêu của mình như thế nào?Em sẽ vẽ những người nào trong gia đình của mình?Các nhân vật đó đang làm gì? Ở đâu?
?Trang phục của mỗi nhân vật đó như thế nào?
?Em vẽ hình ảnh nào trước, hình ảnh nào sau?
?Em vẽ màu sắc trong bức tranh như thế nào?màu nào làm chủ đạo?...
- Gv giới thiệu một số bài vẽ về chủ đề em và những người thân yêu
*Gv tóm tắt:
Có nhiều cách thể hiện chủ đề với nhiều nội dung khác nhau: Có thể nhớ lại , tưởng tượng về những hoạt động em và những thành viên trong gia đình đã cùng nhau tham gia như:
+Cùng đi tham quan, nghỉ mát,... cùng gia đình vui chơi thể thao...ngoài ra cũng có thể vẽ tranh chân dung của người thân trong gia đình
- Gv yêu cầu quan sát Hình 12.2 , 12.3 hoặc tranh sưu tầm để học sinh tham khảo cách vẽ
+Vẽ hình ảnh chính trước phù hợp khổ giấy
+Vẽ hình ảnh phụ
+vẽ màu theo ý thích kêt hợp màu đậm, màu nhạt
3/Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu học sinh vẽ hoặc xé dán một bức tranh theo chủ đề “Em và những người thân yêu”
- Gv quan sát gợi ý thêm trong quá trình học sinh thực hành bài
*Vận dụng sáng tạo
Gợi ý học sinh tạo hinh bức tranh theo chủ đề về gia đình
*Dặn dò
Dặn học sinh chuẩn bị chủ đề 13
- Học sinh hát 
- Học sinh trả lời
- Hs nghe, mở sách HMT1
- Học sinh quan sát tranh 2 bức tranh đều nói về tình cảm gia đình
Bức tranh a có hình ảnh các cháu đón bà đi chợ về là hình ảnh chính, hình ảnh phụ là thiên nhiên tươi đẹp, màu sắc tươi vui rực rỡ
Bức tranh b hình ảnh chính là 2 mẹ con, mẹ đang tắm cho bé thể hiện được tình cảm của mẹ dành cho con, màu sắc tươi vui hài hòa có đậm nhạt...
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Hs tham gia giới thiệu gia đình mình trước lớp
- Hs nghe gợi ý để hình thành ý tưởng vẽ tranh cho mình
- Hs quan sát nhận biết thêm cách thực hiện về chủ đề
- Hs quan sát tìm hiểu cách thực hiện
- Học sinh thực hành cá nhân bài theo cảm nhận và ý thích riêng của mình.
- Học sinh thực hiện
- Học sinh chuẩn bị
TUẦN 33
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 1
 Chủ đề 13: KHU NHÀ NƠI EM Ở 
 (Thời lượng 3 tiết)
Ngày soạn : 29 tháng 4năm 2019
 Ngày dạy: ngày 30 tháng 4 ; ngày 3 tháng 5 năm 2019
I.Mục tiêu
Kiến thức
- Học sinh nhận ra và nêu được đặc điểm cơ bản của một vài ngôi nhà đơn giản.
- Học sinh vẽ và trang trí được ngôi nhà theo ý thích.
Kĩ năng
- Học sinh phát triển kỹ năng phân tích đánh giá sản phẩm mĩ thuật
- Biết hợp tác nhóm để tạo ra sản phẩm khu nhà nơi em sống.
Thái độ
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.
II.Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Sử dụng quy trình xây dựng cốt truyện, Vẽ cùng nhau.
- Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động cá nhân.
III. Đồ dùng và phương tiện
- Tranh, ảnh minh họa:
+Tranh thiếu nhi vẽ về ngôi nhà
+Hình hướng dẫn cách vẽ tranh
+ Hình minh họa các sản phẩm tạo hình ngôi nhà của học sinh
+ Giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, kéo ...
IV/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv ổn định tổ chức lớp
*Khởi động
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng vẽ nhanh một ngôi nhà theo ý thích. Sau đó giáo viên khen ngợi, nhận xét và giới thiệu bài: Chúng ta cùng khám phá về ngôi nhà qua chủ đề “Khu nhà em ở”
1.Hướng dẫn tìm hiểu
- Gv tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 13.1 và 13.2 trong sách học mỹ thuật và tranh ảnh do giáo viên chuẩn bị về những ngôi nhà khác nhau: nhà vùng núi, nhà ở thành phố, nhà vùng nông thôn, nhà thấp tầng, cao tầng...
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm ra những từ ngữ liên quan đến chủ đề ngôi nhà, khám phá và nhận dạng những thứ làm cho ngôi nhà đặc biệt và nhận thức về hình dáng của ngôi nhà với nhiều đặc điểm càng tốt.
*Mở rộng
-Gv có thể xem xét để học sinh đi dạo quanh khu vực có nhiều nhà để thu hút sự chú ý và khả năng nhận xét, ghi nhớ hình ảnh, các hình dạng khác nhau và chức năng của mỗi ngôi nhà, ...
- Khuyến khích học sinh tìm hiểu ngôi nhà của các em từ phía bên ngoài (nhà làm bằng gì?điều gì làm cho nó khác biệt, ...)
*Câu hỏi gợi mở:
?Hình dáng ngôi nhà giống nhau hay khác nhau?
?Có những loại nhà nào?...
?Ngôi nhà có những bộ phận nào?
?Thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ có dạng hình gì?
?Mái nhà, cửa sổ và cửa ra vào có tác dụng gì?
?Các ngôi nhà khác nhau như thế nào? (cao, thấp, hình dáng, màu sắc, ...)
?Các ngôi nhà có được trang trí không? Chúng được trang trí như thế nào?Ở đâu? (tường, mái, cửa, ...)
?Ngôi nhà của gia đình em ở đâu, vùng nào, có những đặc điểm gì?
?Xung quanh nhà em còn có những hình ảnh nào? (cây cối, cột điện, đống rơm, nhà bên cạnh, ...)
*Gv tóm tắt: Ngôi nhà rất quan trọng đối với cuộc sống con người, là nơi gia đình sum họp chia sẻ...Mỗi nhà lại có hình dạng và màu sắc khác nhau có nhà cao tầng, nhà thấp tầng, nhà mái ngói, nhà mái bằng, mái tôn, mái lá, ...Thân nhà, cửa ra vào thường có hình chữ nhật. Cửa sổ có dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn. Mái nhà có dạng hình tam giác, hình thang, mái bằng, ...
Từ hình dáng của ngôi nhà trong cuộc sống ta có nhiều cách để tạo hình dáng ngôi nhà như: vẽ, xé dán, tạo hình nhà 3D từ vật tìm được, ...
2. Hướng dẫn thực hiện
- Gv nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ xây dựng ý tưởng về hình ảnh ngôi nhà mà mình sắp thể hiện.
*Câu hỏi gợi mở:
?Em vẽ ngôi nhà vào vị trí nào của tờ giấy?
?Em vẽ ngôi nhà như thế nào? Vẽ bộ phận nào trước, bộ phận nào sau?(nhà tầng, nhà ngói, nhà lá, )
?Em định trang trí ngôi nhà của mình như thế nào?
?Cần vẽ thêm những hình ảnh nào khác quanh ngôi nhà, ?
*Gv tóm tắt cách vẽ:
-Vẽ thân nhà và mái nhà 
- Vẽ các bộ phận như cửa ra vào, cửa sổ, lan can,...
-Vẽ thêm các chi tiết trang trí và các hình ảnh khác cho bức tranh thêm sinh động
3.Hướng dẫn thực hành
3.1 Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu học sinh vẽ và trang trí ngôi nhà riêng của các em bao gồm càng nhiều chi tiết càng tốt như: cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà, trang trí, , chi tiết về ngôi nhà, môi trường xung quanh, các thành viên gia đình, động vật, xe đạp, ô tô ,...
- Có thể tạo hình ngôi nhà bằng giấy màu 
- Cắt ngôi nhà ra khỏi tờ giấy tạo thành kho hình ảnh của nhóm
*Mở rộng: Có thể tạo hình ngôi nhà bằng vỏ hộp, bìa 
* Vận dụng sáng tạo
Gợi ý học sinh tạo hình ngôi nhà bằng các chất liệu khác
*Dặn dò
Dặn học sinh ôn tập các chủ đề đã học
- Học sinh lên bảng thực hiện vẽ ngôi nhà theo ý thích
- Học sinh nghe
- Hs nghe, mở sách HMT1
- Học sinh quan sát tranh tìm hiểu ngôi nhà: ( cửa hàng, nhà máy, nhà của em, nhà hàng, cơ quan, trường học, bệnh viện...) 
Học sinh tìm hiểu nhà của em: tường, cửa, sàn, hình dáng, mái, màu sắc, chất liệu (nhựa, lá cọ, mái tôn, mái rơm, ngói,...)
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Hs nghe gợi ý để hình thành ý tưởng vẽ tranh cho mình
- Hs quan sát tìm hiểu cách thực hiện vẽ ngôi nhà càng nhiều chi tiết càng tốt như: cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà, trang trí, , chi tiết về ngôi nhà, môi trường xung quanh, các thành viên gia đình, động vật, xe đạp, ô tô ,...
- Học sinh quan sát
- Học sinh nêu ý tưởng về hình ảnh ngôi nhà mà mình sắp thể hiện
- Học sinh thực hành bài theo cảm nhận và ý thích riêng của mình
- Học sinh thực hiện

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_mi_thuat_lop_1_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020_nguye.docx
Giáo án liên quan