Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn - Biện pháp khai thác và sử dụng nguồn lợi mặt nước - Lê Thị Xuân Huệ

Với điều kiện tự nhiên nêu trên nên kinh tế địa phương em phát triển mạnh nhờ sản xuất đa ngành. Từ một địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nay xuất hiện các hộ kinh doanh dịch vụ, một số người thu mua cá nước ngọt cũng xuất hiện Từ khi chợ thôn Diên Trường được nâng cấp và mở rộng, người buôn bán các loại thủy sản nước ngọt cũng tăng lên dẫn đến việc khai thác nguồn lợi cá nước ngọt cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân vì cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, có hàm lượng mỡ thấp, dễ tiêu hóa rất cần thiết về nhu cầu dinh dưỡng của con người nhưng hiện nay nguồn lợi thủy sản ngày một giảm dần về số lượng và thành phần loài do nhiều nguyên nhân như: Sự gia tăng dân số tự nhiên, sự phát triển của làng nghề, sự ô nhiễm môi trường nước, đánh bắt bằng xung điện, bằng lưới vét, vó lưới mắt nhỏ .là các nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở địa phương.

doc11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn - Biện pháp khai thác và sử dụng nguồn lợi mặt nước - Lê Thị Xuân Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỢI MẶT NƯỚC 
HỒ DIÊN TRƯỜNG XÃ PHỔ KHÁNH
1. Tình huống cần giải quyết là: Biện pháp khai thác và sử dụng nguồn lợi mặt nước hồ Diên Trường, xã Phổ Khánh.
Những năm gần đây, người dân sống xung quanh lòng hồ Diên Trường, xã Phổ Khánh chưa có điều kiện để khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng, lợi thế đối với mặt nước hồ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Do đó cần thực hiện một số biện pháp khai thác và sử dụng nguồn lợi mặt nước hồ Diên Trường là hướng đi đúng đắn, không chỉ tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống và tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 
2.Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Đặc điểm địa lý hồ Diên Trường, xã Phổ Khánh
+ Sự quản lý việc đánh bắt cá; nuôi trồng cá nước ngọt.
+ Khai thác cá bằng các hình thức cấm.
+ Đề xuất giải pháp khắc phục
+ Có ý thức bảo vệ môi trường; hệ sinh thái.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
 * Thời gian tìm hiểu: từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015, chia làm hai giai đoạn:
- Tìm hiểu các nội dung kiến thức có liên quan:
+ Vị trí địa lý hồ Diên Trường, xã Phổ Khánh.
+ Một số hình ảnh khai thác cá ở hồ Diên Trường xã Phổ Khánh.
+ Một số hình ảnh dùng các loại hình thức cấm để khai thác cá ở hồ Diên Trường xã Phổ Khánh.
+ Biện pháp khắc phục tình trạng dùng các hình thức cấm để khai thác thủy sản trong lòng hồ.
- Trao đổi với một số thầy, cô về các vấn đề có liên quan
- Tổng hợp và hoàn thành các thông tin tìm hiểu
 * Phạm vi và đối tượng tìm hiểu:
 - Tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa, Internet, Ban quản lý hồ Diên Trường xã Phổ Khánh.
 - Một số hộ dân tham gia khai thác và nuôi trồng cá nước ngọt ở hồ Diên Trường xã Phổ Khánh. 
 4. Giải pháp giải quyết tình huống: 
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Hóa học: Độ pH, độ cứng, độ sạch của nước. Bài 2 Hóa học 8; bài 8; 29 Hóa học 9. 
- Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn thuyết trình (bậc THCS). 
- Địa lý: Vị trí địa lí Hồ Diên Trường xã Phổ Khánh, nguồn lợi từ việc đánh bắt cá trong lòng hồ Diên Trường.
- Sinh học: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên tiết 61; ô nhiễm nguồn nước; các biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước, môn Sinh 9, Tiêu chuẩn ăn uống, Nguyên tắc lập khẩu phần, tiết 38 sinh học lớp 8; Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá, tiết 34 sinh học 7.
- GDCD: Luật Bảo vệ môi trường – Sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
- Công nghệ 7: bài 49; 50; 52; 56: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản; Môi trường nuôi thủy sản; Thức ăn của động vật thủy sản; Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 
Viết các ý chính Tìm hiểu Trao đổi Viết thành bài thuyết trình
* Tư liệu sử dụng: hình ảnh thực ở địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm diễn đàn trên mạng, Violet.vn 
Google
 	Từ các kiến thức đó viết thành bài thuyết trình:
Theo "Địa chí tỉnh Quảng Ngãi" của UBND tỉnh xuất bản năm 2009, hồ Diên Trường xã Phổ Khánh nằm ở phía Tây Nam xã Phổ Khánh rộng 466,777 ha có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 500 ha đất nông nghiệp, 150 ha nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt cho 4500 người. Dung tích nước toàn bộ của hồ là 10.000.000 m3, nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản là 1.012.050 m3.
 Hồ chứa nước Diên Trường
Với điều kiện tự nhiên nêu trên nên kinh tế địa phương em phát triển mạnh nhờ sản xuất đa ngành. Từ một địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nay xuất hiện các hộ kinh doanh dịch vụ, một số người thu mua cá nước ngọt cũng xuất hiệnTừ khi chợ thôn Diên Trường được nâng cấp và mở rộng, người buôn bán các loại thủy sản nước ngọt cũng tăng lên dẫn đến việc khai thác nguồn lợi cá nước ngọt cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân vì cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, có hàm lượng mỡ thấp, dễ tiêu hóa rất cần thiết về nhu cầu dinh dưỡng của con người nhưng hiện nay nguồn lợi thủy sản ngày một giảm dần về số lượng và thành phần loài do nhiều nguyên nhân như: Sự gia tăng dân số tự nhiên, sự phát triển của làng nghề, sự ô nhiễm môi trường nước, đánh bắt bằng xung điện, bằng lưới vét, vó lưới mắt nhỏ.là các nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở địa phương.
             Hình ảnh khai thác thủy sản ven lòng hồ bằng xung điện 
Tác hại của việc dùng xung điện để khai thác thuỷ sản là:
- Làm chết hầu hết các loài thuỷ sản, thuỷ sinh trong vùng nước làm hỏng hết các loại trứng, ấu trùng các loài thủy sản.
- Huỷ hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thuỷ sản.
- Có thể gây hậu quả chết người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên sinh vật.
- Đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện là một cách khai thác “tận diệt”, có tác hại lâu dài, nhanh chóng đẩy các vùng nước thành “vùng nước chết”. Hệ quả của việc đánh bắt đó phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thuỷ sinh.
Để khắc phục tình trạng sử dụng xung điện trong việc khai thác thuỷ sản chúng ta cần:
- Không buôn bán, sử dụng xung điện để khai thác thuỷ sản.
- Vận động mọi người không đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện. Tăng cường 
 việc thả một số loại cá nước ngọt bổ sung vào hồ.
Để khai thác và sử dụng nguồn lợi mặt nước hồ Diên Trường, chúng em đã tuyên truyền cho gia đình, bà con hàng xóm đối với việc phát triển nguồn lợi mặt nước hồ kết hợp với việc tưới tiêu cho đồng ruộng ở xã Phổ Khánh và đề nghị với các cấp ở xã nên có những biện pháp kiểm tra ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá bằng các hình thức huỷ diệt nguồn lợi cá nước ngọt tự nhiên trong lòng hồ, khuyến khích một số hộ dân tham gia vào việc đầu tư một số giống cá nước ngọt phù hợp với môi trường để thả bổ sung xuống hồ, đồng thời tăng cường việc trồng rừng đầu nguồn để phát triển kinh tế và đó cũng là nguồn phù du làm thức ăn cho cá bổ sung xuống lòng hồ.
Một hình thức tối ưu nhất trong công tác bảo vệ nguồn lợi cá nước ngọt trong lòng hồ Diên Trường, xã Phổ Khánh là nghiêm cấm việc dùng xung kích điện, lưới vét, vó lưới mắt nhỏ đánh bắt cá trong lòng hồ. Vận động những người dân có phương tiện và điều kiện đánh bắt cá trong lòng hồ phải đăng ký và tự nguyện ký cam kết không sử dụng các hình thức cấm để đánh bắt cá trong lòng hồ.
Nhờ thực hiện tốt việc bảo vệ nên nguồn lợi thuỷ sản trong lòng hồ Diên Trường hiện đang dần được khôi phục, sản lượng khai thác cá tự nhiên của hồ ngày càng tăng về sản lượng và số loài. Với mặt nước hồ hiện có là 150 ha, những thành viên tham gia vào việc đánh bắt cá trong lòng hồ đã chuyển đổi sang hình thức mới là nuôi trồng thêm một số giống cá như cá chép, cá trôi, cá rô phi, cá rô phi đơn tính, cá trắm, cá quả... với hơn 100 thành viên tham gia.
Ở địa phương em, trong từng giai đoạn khai thác, bà con vẫn dành thời gian để tiến hành nuôi thả một số loại cá nước ngọt. Song do điều kiện địa phương hàng năm đều phải chịu cảnh ngập lụt và chịu ảnh hưởng của mưa bão. Do vậy đề xuất cho bà con chỉ nuôi cá trong 2 vụ là vụ Xuân và vụ Hè Thu. Vụ Xuân là vụ chắc chắn vì điều kiện thời tiết thuận lợi và thường thu hoạch tốt. Vụ Hè Thu thì khả năng thu hoạch bấp bênh hơn. Nếu mưa lũ đến sớm, bà con có thể bị thiệt hại. Vụ Đông hiện nay đã không được sử dụng để nuôi thả cá. 
Cũng do mưa lũ thất thường, nên đề nghị bà con ở địa phương em lựa các giống cá lớn và thường phải thả sớm để đảm bảo thu hoạch trước mùa mưa bão. Nhờ cán bộ nông nghiệp ở địa phương phổ biến những thông tin mới tới bà con và hướng dẫn để các hộ gia đình có thể thực hiện phương thức này, đưa nuôi trồng thuỷ sản trở thành hoạt động quy mô và có hiệu quả. 
 Người dân thả một số loại cá giống xuống lòng hồ 
Hồ Diên Trường không chỉ cung cấp nước tưới cho 500 ha đồng ruộng ở xã Phổ Khánh mà còn có nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú đã và đang là nguồn thu nhập chính của người dân sống xung quanh lòng hồ và một số xóm ở Thôn Diên Trường. Với thu nhập hằng ngày từ 100.000 – 200.000 đồng, những thành viên tham gia vào việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản tại hồ Diên Trường không những cải thiện được bữa ăn hằng ngày, mà là nguồn thu nhập ổn định và bền vững. Vì thế, với tiềm năng lớn về diện tích và trữ lượng nước, hồ Diên Trường vừa làm nhiệm vụ tưới tiêu cho đồng ruộng vừa nuôi trồng thủy sản, xã Phổ Khánh cần có quy hoạch chi tiết trên cơ sở sử dụng đa mục tiêu, góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo thêm sinh kế cho người dân ở vùng ven lòng hồ.
Người dân thu hoạch cá rô phi và rô phi đơn tính 
Theo em nghề nuôi trồng và khai thác cá nước ngọt ở hồ Diên Trường xã Phổ Khánh là nghề nuôi thủy sản thuộc quy mô nhỏ, việc áp dụng mô hình khai thác nguồn lợi cá nước ngọt rất phù hợp trong xu thế phát triển hiện nay đang là “chiến lược” cho sự phát triển kinh tế ở địa phương; nếu được khai thác có hiệu quả và bền vững sẽ góp phần nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo là hướng tiếp cận phù hợp với thực tiễn, có ý nghĩa khoa học và định hướng bền vững cho tương lai của nhân dân sống tại một số xóm ở thôn Diên Trường.
Hồ Diên Trường nên áp dụng các tiêu chí, biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản như không đưa các sinh vật lạ vào hồ, cấm đánh bắt bằng các phương tiện hủy diệt, chỉ được đánh bắt bằng công cụ thủ công, hạn chế số lượng người khai thác trong lòng hồ, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của hồ.
Để nguồn lợi thủy sản hồ Diên Trường phát triển ổn định và bền vững nên thành lập nhóm hộ, tổ, đội sản xuất nuôi trồng, đánh bắt theo mô hình tự quản; xây dựng quy chế tự quản lý, bảo vệ và khai thác một cách hợp lý; phổ biến tập huấn quy trình kỹ thuật cho người nuôi gắn mục tiêu phát triển nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời xem xét, khảo sát, phát triển mô hình nuôi cá lồng trên hồ, nhằm giúp người dân nâng cao sản lượng và năng suất của việc nuôi trồng.
Ngoài ra cần đẩy mạnh đầu tư sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại địa phương để chủ động nguồn giống, lựa chọn những loại con giống bố mẹ đạt chuẩn, đảm  bảo chất lượng có giá trị kinh tế cao phổ biến cho bà con đưa vào thả nuôi, tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao công nghệ nhân rộng mô hình cho bà con hiểu nuôi trồng thủy sản là một hướng đi đúng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay. Đi cùng với đó, để tạo thị trường tiêu thụ ổn định, một trong những yếu tố quyết định của việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt là cần có các chính sách, khuyến khích đầu tư, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến để thu mua, bao tiêu sản phẩm thủy sản cho những hộ gia đình khai thác cá.
Theo chúng em đã đến lúc chính quyền, các ngành liên quan và người dân khai thác, nuôi trồng các loại thủy sản nước ngọt phải thống nhất một hướng giải quyết chung: “đó là phát triển kinh tế phải đi đôi với việc quản lý,
khai thác và sử dụng nguồn lợi mặt nước tự nhiên của hồ”
 Biện pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề trên là:
+ Có phương án nuôi trồng và bảo vệ mặt nước hồ.
+ Tăng cường việc trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn của hồ Diên Trường để tăng lượng nước ngầm đảm bảo cân bằng sinh thái, tăng lượng phù du trong nước bổ sung lượng thức ăn cho cá, hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm nguồn nước.
+ Cần ngăn chặn tình trạng dùng các hình thức cấm để đánh bắt cá trong lòng hồ nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống. 
+ Khuyến khích, vận động số người dân đã đăng ký, thành lập tổ tự quản cần có biện pháp bảo vệ, khai thác một cách hợp lý nguồn lợi cá nước ngọt, đồng thời tăng cường việc đầu tư các loại cá giống tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, chế biến phát triển là cần thiết, nhưng phải bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng dân cư. Vì vậy, các cấp, ngành chức năng và chính quyền xã Phổ Khánh cần sớm có biện pháp khắc phục tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi mặt nước hồ Diên Trường nhằm ổn định cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học của hệ sinh thái trong lòng hồ.
+ Vai trò của nhà trường là thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở địa phương. Đối với các em là học sinh chúng ta cần phải vận động gia đình, khu dân cư tích cực bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản trong lòng hồ.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
  Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản là hướng ưu tiên sản xuất giống gồm những loài thủy sản đang giảm dần về số lượng và thành phần loài, thả bổ sung và cải thiện môi trường sống của các loài sinh vật, nhằm nhanh chóng khôi phục lại khả năng tự tái tạo, phục hồi mật độ quần thể của các giống, loài thuỷ sản đã bị khai thác quá giới hạn cho phép và lấy lại cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật trong lòng hồ.
 Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thuỷ sinh vật là nội dung chính của vấn đề xây dựng và thực hiện việc bảo vệ đa dạng thuỷ sinh vật, bảo tồn các loài động, thực vật của hồ. 
 Giáo dục cho mọi người nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động về truyền thông, nhằm tuyên truyền giáo dục về vấn đề bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản ở tất cả các bậc học. 
Giúp cho người dân hiểu về các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thuỷ sản. 
Đối với việc học tập: Dùng kiến thức các bộ môn Hoá, Sinh, Địa, Giáo dục công dân, Ngữ văn để nhận biết tác hại của việc đánh bắt quá mức các loại thủy sản trong lòng hồ gây ảnh hưởng đến việc sinh sản của đa số loài động, thực vật quanh hồ. Từ đó, giúp chúng em có cái nhìn tổng quát về kiến thức trong nhà trường, tự học, tự tìm hiểu và hiểu sâu sắc hơn vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Đồng thời giúp chúng em học một môn mà biết nhiều môn nhằm nâng cao chất lượng học tập.
 Đối với thực tiễn: Việc vận dụng kiến thức liên môn trong nhà trường để giải quyết vấn đề thực tiễn giúp chúng em hiểu hơn về việc học tập phải ứng dụng vào đời sống chứ không chỉ bó buộc trong nhà trường. Ở đây, chúng em có thể giúp cho mọi người biết được tác hại của việc hủy diệt nguồn lợi mặt nước hồ đối với con người, sinh vật và môi trường. Đồng thời đề xuất những giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng khai thác quá mức kết hợp với nuôi trồng thủy sản một cách phù hợp, đảm bảo sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên của hồ Diên Trường.

File đính kèm:

  • docBai_du_thi_KTLM.doc
Giáo án liên quan