Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn: “Biện pháp nuôi cá chép đạt hiệu quả cao”

Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:

- Về môn Toán học:

+ Đo độ sâu của hồ cho phù hợp.

+ Đo tính thể tích hồ để tính lượng cá hợp lý.

- Về Vật lý:

+ Thiết kế mặt bờ hồ nhằm thích hợp bảo vệ an toàn cho cá. Lấy mặt phẳng đáy hồ, tránh đất chỗ cao chỗ thấp mất cân bằng mực nước.

+ Thiết kế độ cao bờ kè phù hợp đảm bảo an toàn không để cá thoát ra ngoài trong mùa mưa lũ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn: “Biện pháp nuôi cá chép đạt hiệu quả cao”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ TĨNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
TRƯỜNG THCS ĐẠI NÀI
BÀI DỰ THI 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN:
 “BIỆN PHÁP NUÔI CÁ CHÉP ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”
Địa chỉ	: Khối phố 7 Phường Đại Nài Thành phố Hà Tĩnh
Điện thoại	: 0977 024 595
Email	: dainaithcs@gmail.com
Thông tin về thí sinh:
	1. Họ và tên: Lê Thị Phương Anh
	 Ngày sinh: 17/11/2000 - Lớp: 9A
	2. Họ và tên: Bùi Thị Yến Nhi
	 Ngày sinh: 14/9/2000 - Lớp: 9A
Đại Nài, tháng 12 năm 2014
1. Tên tình huống:
“BIỆN PHÁP NUÔI CÁ CHÉP ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Trong thực tế địa phương nói chung và gia đình em nói riêng, là gia đình thuần nông nên chỉ trồng lúa và chăn nuôi gà, lợn thu nhập rất hạn chế, chúng em quyết tâm tìm cách vượt khó tăng thêm thu nhập cho gia đình theo mô hình vườn – ao – chuồng. 
- Theo tìm hiểu trên các thông tin đại chúng:
Cá chép là loài có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon, nhất là sau mùa cá được vỗ béo, được nhiều người nuôi và người tiêu dùng ưa thích. Ở địa phương em còn có tục lệ thả cá chép xuống sông và dịp tiễn ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp, đây là cơ hội của những gia đình nuôi cá chép tăng thêm nguồn thu nhập.
Cá chép là đối tượng nuôi quan trọng trong ao, hồ, đầm, ruộng, lồng bè. Cá có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép đều cho năng suất và hiệu quả rất cao. Loài cá này còn được nuôi để diệt ấu trùng muỗi. Cá còn dùng làm cá cảnh trong công nghệ di truyền màu sắc và làm sạch môi trường nước.
- Mặt khác đặc điểm sinh học cá chép phù hợp địa phương em:
Cá chép sống ở tầng đáy ở các vực nước, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn đáy và thực vật thủy sinh. Cá có thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, chịu đựng được nhiệt độ từ 00C - 400C, thích hợp ở 200C - 270C.  Cá chép ăn tạp, thiên về ăn động vật không xương sống ở đáy. Thức ăn của cá khá đa dạng như mảnh vụn thực vật, rễ cây, các loài giáp xác, ấu trùng muỗi, ấu trùng côn trùng, thân mềm. Tuỳ theo kích cỡ cá và mùa vụ dinh dưỡng mà thành phần thức ăn có sự thay đổi nhất định. Ngoài thức ăn tự nhiên thì cá còn ăn thức ăn nhân tạo như cám nổi, mầm lúa, ...
Cá chép thành thục ở 1+ tuổi. Sức sinh sản của cá lớn. Mùa vụ sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập trung nhất vào mùa xuân - hè khoảng tháng 3 - 6 và mùa thu khoảng tháng 8 - 9. Trứng cá sau khi đẻ bám vào thực vật thuỷ sinh. Cá thường đẻ nhiều vào ban đêm, nhất là từ nửa đêm đến lúc mặt trời mọc hoặc đẻ nhiều sau các cơn mưa rào, nước mát.
- Bên cạnh đó gia đình em lợi thế là có ruộng trũng và một số gia đình khác còn đấu thầu được đập bên bờ sông. 
Vậy là nhóm học sinh chúng em quyết tâm giúp bố mẹ vận dụng khoa học kỉ thuật vào nghề nuôi cá chép.
- Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào nuôi cá chép trong điều kiện phường Văn Yên quê em có năng suất cao hơn và chất lượng đạt được cũng tốt hơn.
- Với chúng em giải quyết tình huống này sẽ tìm hiểu được sâu hơn về kiến thức các môn học như: Sinh học, Công nghệ, Toán, Hóa, Địa lý,... và từ đó giúp chúng em tăng khả năng của mình trong việc vận dụng các kiến thức liên môn vào thực tế đời sống.
3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống
Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:
- Về môn Toán học:
+ Đo độ sâu của hồ cho phù hợp.
+ Đo tính thể tích hồ để tính lượng cá hợp lý.
- Về Vật lý:
+ Thiết kế mặt bờ hồ nhằm thích hợp bảo vệ an toàn cho cá. Lấy mặt phẳng đáy hồ, tránh đất chỗ cao chỗ thấp mất cân bằng mực nước.
+ Thiết kế độ cao bờ kè phù hợp đảm bảo an toàn không để cá thoát ra ngoài trong mùa mưa lũ.
- Về môn Sinh học:
+ Hiểu rõ cấu tạo của cá chép.
+ Đặc điểm sinh lí cá chép.
+ Mật độ của cá theo tháng tuổi phù hợp với diện tích hồ cá.
- Về môn Công nghệ:
+ Kiểm tra dịch bệnh gây hại cho cá.
+ Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cá sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Nhận biết sự thay đổi của môi trường nước.
- Về môn Hóa học:
+ Nhận biết các chất khí hòa tan trong nước, để phù hợp đời sống của cá chép.
+ Nhiệt độ của nước, độ pH.
-Về môn Địa lý:
+ Chọn vị trí địa lý phù hợp với môi trường xung quanh hồ cá. 
+ Tìm hiểu điều kiện thổ nhưỡng thích nghi cho cá phát triển.
4. Giải quyết tình huống và thuyết minh. 
- Chọn hồ nuôi: gia đình em nuôi cá ngay ruộng ở gần nhà. Từ ruộng trồng lúa nhưng trũng nên bố em đã đào sâu thêm và thả cá chép.
 Chọn hồ nuôi
 	Điều kiện của hồ nuôi:
Đất không bị chua mặn, gần nguồn nước sạch, cạnh gia đình nên thuận lợi cho việc chăm sóc và quản lí. Môi trường hồ thoáng mát, sạch sẽ không bị ô nhiễm. Nhiệt độ nước dao động từ 200C - 300C (mùa Đông cá chậm lớn do ở ta thời tiết quá rét nên mực nước phải sâu hơn), độ pH từ 6,5 - 8,5 là vừa.
- Chuẩn bị hồ nuôi: 
+ Mỗi lần dọn hồ ta đắp sửa bờ cao tránh lũ lụt làm trôi cá, kiểm tra an toàn cống rãnh tránh cá bị thoát ra ngoài, phát bờ làm cỏ sạch sẽ không để rắn, chuột có nơi cư trú.
+ Tát cạn hồ, dọn sạch bèo, vớt bùn nếu quá nhiều, san phẳng đáy, lấp hết hang hốc ven bờ. Tẩy vôi khắp đáy để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải vôi bột xuống đáy hồ. Phơi hồ 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp hồ 30 - 40 kg phân chuồng đã ủ hoai và 40kg lá xanh cho 100 m2 (lá xanh băm nhỏ rải đều khắp đáy hồ), bừa đáy hồ 1 - 2 lượt cho phân và lá trộn lẫn với nhau và phẳng đáy. Đưa nước sạch vào khoảng 0.5m, ngâm 5 - 7 ngày nước hồ sẽ có màu xanh nõn chuối (do có phân chuồng và phân xanh). Tiếp tục lọc nước vào để nước hồ đạt mức 1m trước khi thả cá.
 Chuẩn bị hồ nuôi
- Chọn cá giống: Chất lượng, khỏe mạnh, bơi lội hoạt bát, phản xạ nhanh với tiếng động, khi vớt lên cá quẫy mạnh, trơn bóng không tróc vảy, không khô mình, không mất nhớt và không bệnh tật.
 Chọn cá giống
Chú ý: Khi thả cá giống mới mua về tránh để cá sốc do chênh lệch nhiệt độ giữa nước hồ và nước chứa cá.
- Thời vụ để thả cá: Bắt đầu từ tháng 6 vì đó là mùa hè, điều kiện thức ăn tự nhiên trong hồ dồi dào hơn. Mùa hè là phong phú nhất. Hoặc cuối tháng 3 đầu tháng 4 thả cá giống để thu hoạch vào tháng 10 - 11.
Sau khi thả cá thì việc phòng bệnh rất quan trọng, xuất hiện nhiều nhất là bệnh xuất huyết.
- Cách phòng bệnh: Em giúp bố lấy kiến thức qua tra cứu hướng dẫn trên mạng internet, cùng với hướng dẫn của người cung cấp cá giống và các gia đình đã nuôi nhiều năm có kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả hơn.
Cách 1: Tạt vôi với liều lượng 1 - 2kg vôi bột cho 100m3 nước hồ nuôi.
Cách 2: Bổ sung thêm vitamin C từ 200 - 300g cho 100kg thức ăn, thời gian cho ăn 2 - 3 ngày liên tiếp. 
Nếu cá chép trong hồ đã bị nhiễm bệnh thì ta có cách trị bệnh như sau:
Cách 1: Xử lý nước ao bằng biolodire với liều lượng 1lít cho 500 m3 nước hồ nuôi và xử lý bằng vicato 1kg cho 300 m3 nước hồ.
Cách 2: Dùng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn như Amoxilin sunfamid, biogan và cho liên tiếp trong 5-7 ngày. 
Lưu ý: Ngày thứ 2 trở đi, liều lượng giảm đi một nửa so với ngày thứ nhất.
 Cách 3: Khi phát hiện cá bị mắc bệnh thì cần một số thuốc thảo mộc hoặc tân dược.
- Thời gian cho ăn: 
+ Cho cá ăn khi trời mát (200C-300C) vào buổi sáng từ 7 - 8h.
+ Mùa hè trời nắng nóng, nhiệt độ nước trong hồ tăng nên thức ăn bón xuống thường bị phân hủy nhanh làm nước bẩn, do đó dẫn đến thiếu oxi cho cá. Vì vậy cần giảm lượng thức ăn phân bón và phải chăm thay nước hơn. 
- Các loại thức ăn cho cá:
+ Thức ăn tinh.
+ Phân xanh.
+ Phân chuồng đã hoai mục và phân vô cơ hòa tan trong nước rồi rải đều khắp nơi.
 Cho cá ăn
- Chăm sóc:
+ Hằng ngày vừa chăm lúa vừa quan sát cá, nếu cá ăn đều khắp mặt ruộng là tốt.
 + Thức ăn xanh nên cho cá ăn thoả mãn. Các loài rong cỏ, rau xanh cá ăn không hết nên vớt lên bờ. 
+ Mùa hè cần cấp đủ nước cho ruộng, có thể làm chuôm để cá có chỗ trú ẩn.
+ Lấy ngắn nuôi dài.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Các biện pháp trên đều lấy được từ những kinh nghiệm đời sống hằng ngày và kiến thức đã học, ví dụ như phân của vật nuôi trên hồ cũng có thể làm thức ăn cho cá... Đó là một cách rất hiệu quả và tiết kiệm nhưng lại ít người đưa ra. Hầu hết chúng ta đều dùng những thức có sẵn mà không tận dụng những gì ta đang có. Các biện pháp trên nếu biết cách áp dụng đúng và hợp lý thì ta cũng thu được năng suất cao hơn và chất lượng thu tốt hơn. Cá chép là một loại cá rất dễ nuôi mà lại ít thời gian chăm sóc, đem lại hiệu quả cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm học hỏi của chúng em về tự nhiên và hiểu thêm trong quá trình học tập ở trường THCS. Chúng em đã và đang hỗ trợ gia đình chăn nuôi cá tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình.
Tuy nhiên do kiến thức của chúng em còn hạn chế và vùng quê chúng em nuôi cá chép cũng chưa được phổ biến nên hiệu quả cũng chưa cao lắm.
Vậy kính mong quý vị sau khi đọc bài viết có thể góp giúp thêm ý kiến để gia đình chúng em và bà con nông dân có thể mạnh dạn tham gia nuôi cá nhiều hơn để cải thiện đời sống./.
 Hà Tĩnh, tháng 12 năm 2014
 Nhóm tác giả: 1. Bùi Thị Yến Nhi
 2. Lê Thị Phương Anh

File đính kèm:

  • docBAI_THI_VAN_DUNG_KIEN_THUC_LIEN_MON__HOC_SINH_DAT_GIAI_3_CAP_TINH_20150726_090321.doc