Bài dự thi Tìm hiểu "Quân khu 2 - 70 năm chặng đường lịch sử" - Trường Tiểu học số 2 Hưng Khánh

 Câu hỏi 3: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và làm nhiệm vụ quốc tế, chiến dịch, nhiều trận đánh của quân và dân Quân khu 2 đã đi vào lịch sử, đồng chí hãy cho biết thời gian và diễn biến chính của 5 chiến dịch, trận đánh tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp?

 Trả lời:

 Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và làm nhiệm vụ quốc tế, nhiều chiến dịch, nhiều trận đánh của quân và dân Quân khu 2 đã đi vào lịch sử với các chiến dịch:

* Trong kháng chiến chống Pháp gồm 20 chiến dịch tiêu biểu:

 1. Chiến dịch Việt Bắc ( sông Lô 1, Thu – Đông 1947).

 2. Chiến dịch Nghĩa Lộ từ ngày 18 đến 25/3/1948.

 3. Chiến dịch Yên Bình Xã 1 từ ngày 01 đến 15/6/1948.

 4. Chiến dịch Yên Bình Xã 2 tháng 10/1948.

 5. Chiến dịch Sông Đà từ tháng 01/1949 đến 02/1949.

 6. Chiến dịch Lao- Hà từ ngày 01/03 đến 20/4/1949.

 7. Chiến dịch Sông Lô 2 từ ngày 05/5 đến 30/5/1949.

 8. Chiến dịch Sông Thao từ ngày 19/5 đến 18/7/1949.

 9. Chiến dịch chống càn Ca – Ni – Gu ( Vĩnh Yên – Phúc Yên) từ tháng 7/1949 đến tháng 10/1949.

 

doc11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Tìm hiểu "Quân khu 2 - 70 năm chặng đường lịch sử" - Trường Tiểu học số 2 Hưng Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Điện Biên Phủ từ 13/03 07/05/1954.
 * Trong thực hiện ngiệm vụ Quốc tế giúp cách mạng Lào, LLVT quân khu 2 đã cùng bạn tiến hành 09 chiến dịch lớn:
 1. Chiến dịch Thượng Lào ( 1953).
 2. Chiến dịch Nậm Hu ( 1954).
 3. Chiến dịch Nậm Thà ( 1962).
 4. Chiến dịch GIải phóng Cánh Đồng Chum ( 1964).
 5. Chiến dịch Nậm Bạc ( 1968).
 6. Chiến dịch Mường Sùi ( 1969).
 7. Chiến dịch Toàn Thắng ( 1969, 1970).
 8. Chiến dịch Cánh Đồng Chum – MƯờng Sùi ( 19671, 1972).
 9. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng ( 1972).
* Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược mùa xuân năm 1975:
 1. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
 2. Chiến dịch Tây Nguyên
 3. Chiến dịch Hồ Chí Minh
Trong đó có các chiến dịch tiêu biểu đi vào lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển lớn mạnh của Quân khu trong thời kháng chiến chống Pháp với 5 chiến dịch lớn: 
 1. Chiến thắng Sông Lô ( chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947)
 Trong toàn chiến dịch quân và dân khu 10 đã chiến đấu hơn 60 trận, tiêu diệt trên 1.600 tên địch, bắn chìm và bắn cháy 15 tàu, bắn rơi 1 máy bay ( số địch bị tiêu diệt gần bằng ½ tổng số thiệt hại của địch trong toàn bộ chiến dịch Việt Bắc). Ta phá hủy và thu được nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.
 Quân và dân Khu 10 đã bẻ gãy " Gọng kìm Sông Lô" xủa địch, góp phần đánh bại cuộc tiến công lên Việt Bắc của giặc Pháp, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, tạo thế và lực để cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới.
 2. Chiến thắng của Tự vệ Thành Tuyên Quang (chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947).
 Đó là chiến công của tự vệ thành Tuyên Quang, đã đã phục kích đánh địch diệt hơn 100 tên khi chúng đang hành quân từ Tuyên Quang lên Chiêm Hóa ngày 22/10/1947 tại km số 7( đường Tuyên Quang Hà Giang).
 Sau khi nắm được kế hoạch hành quân của địch, đêm 21/10/1947 tự vệ thành Tuyên Quang đã sử dụng 4 quả bom loại 100kg ( thu được của địch) bố trí trận địa phục kích. Khoảng 10 giờ sáng ngày 22/10/1947 đội hình địch gồm 500 tên thuộc Tiểu đoàn Lơ – giot lọt vào trận địa. Ta kịp thời điểm hỏa, những tiếng nổ long trời, dậy đất rơi đúng vào đội hình địch, xác địch nằm ngổn ngang. 72 tên chết tại chỗ, 30 tên khác bị thương, số sống sót hết sức kinh hoàng vội rút về thị xã, bị ta truy kích đến km số 5 diệt thêm 30 tên nữa thu nhiều vũ khí, đạn dược.
 Sau trận này, chính kẻ địch phải thừa nhận " Tiếng nổ hỏa ngục" ở km số 7 đã bẻ gãy và làm thất bại hoàn toàn cuộc hành quân của chúng.
 Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá đây là một trong 10 chiến thắng lớn của toàn chiến dịch Việt Bắc.
 3. Chiến dịch Biên Giới 1950.
 Hướng chính của chiến dịch là Cao – Bắc – Lạng có Trung đoàn 174 tham gia. Hướng nghi binh là Lào Cai, gồm Trung đoàn 165; Trung đoàn 148; một tiể đoàn của Hà Tuyên; 2 đại đội của Lào Cai; 1 đại đội của Yên Bái. Tổng số binh lực lên tới 21 đại đội.
 Kết quả:Trên hướng chính ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn địch ( trên 8000 tên) thu 3.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh; trên hướng nghi binh, quân và dân Quân khu 2 đã hoàn thành nhiệm vụ, diệt và làm tan dã 2 tiểu đoàn địch ( diệt 244 tên, có 1/3 là Âu Phi), thu nhiều vũ khí có cả pháo lớn, bức rút 63 vị trí, giải phóng hầu hết tỉnh Lào Cai, huyện Hoàng Su Phì/ Hà Giang và một phần tỉnh Yên Bái.
 Chiến dịch Biên Giới giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập ( Lạng Sơn) , nối liền biên giới Tây Bắc và Đông Bắc thành một dài, mở thông giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh: ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công, buộc Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự.
 4. Chiến dịch Tây Bắc 1952.
 - Sau gần 2 tháng ( 14/10 – 10/12) anh dũng chiến đấu, quân và dân ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, diệt 1.005 tên, bắt sống 5.024 tên; tiêu diệt 4 tiểu đoàn và 28 đại đội, đánh thiệt hại nặng nhiều tiểu đoàn tinh nhuệ; phá hủy và thu toàn bộ vũ khí, đồ dùng quân sự, các kho lương thực thực phẩm. Vùng mới giải phóng rộng 28.500 km2 với 25 vạn dân. Cả 4 cánh đồng lớn Mường Thanh/ Điện Biên, Mường Lò/ Nghĩa Lộ; Mường Tấc/ Phù Yên, Mường Than/ Than Uyên đã thuộc về ta.
 - Tây Băc trở thành căn cứ địa nối liền với Việt Bắc, là " một bảo đảm lâu dài cho cuộc kháng chiến của chúng ta và sẽ có ảnh hưởng tới cách mạng Lào, mặc dù tình hình sau này phát triển như thế nào". Chiến thắng Tây Bắc đã đua cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến lên một bước mới trên con đường tiếp tục giữ vững và phát huy thế chủ động chiến lược, đồng thời đã đập tan cái gọi là " sự thái tự trị" trong âm mưu chia rẽ dân tộc " dùng người việt đánh người Việt" của thực dân pháp.
 Đây cũng là thắng lợi của tinh thần phục vụ hết lòng hết sức của tiền tuyến của quân dân khu vực Tây Bắc: Gần 20 vạn dân công, với 7 triệu ngày công, 11750 tấn gạo, 164 tấn muối, 235 tấn thịt, 44 tấn thực phẩm, 83 tấn vũ khí, quân trang, quân dụng đã được huy động phục vụ chiến dịch.
 5. Chiến dịch Điện Biên Phủ:
 Với tinh thần" Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" nhân dân các dân tộc Tây Bắc mặc dù bị mất mùa, sâu chiến dịch Tây Bắc còn gặp nhiều khó khăn những vẫn tích cực tham gia đóng góp sức người sức của cho thắng lợi của chiến dịch, vượt cả số lượng, chất lượng, thời gian trung ương giao: gạo 7310 tấn( vượt chỉ tiêu 347 tấn, bằng hơn ¼ số gạo của toàn chiến dịch), thịt 389 tấn 
( vượt 79 tấn) huy động 27657 dân công. Riêng tỉnh Lai Châu đã huy động được 16973 dân công, 2666 tấn gạo, 226 tấn thịt, 210 tấn rau xanh, 348 ngựa thồ, 58 thuyền mảng, 24070 cây gỗ các loại làm đường cho xe pháo. Châu Điện Biên, nơi tuyến lửa ác liệt đồng bào sống vô cùng khó khăn cũng đóng góp được 555 tấn gạo, 36 tấn thịt, 105 tấn rau xanh. Mường Tè phi hoạt động ráo riết, nhân dân cùng bộ đội vừa tiễu phi vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu cũng đóng góp được 76 tấn gạo, 43 ngựa thồ, 14 thuyền mảng, 2700 ngày công, nhân dân Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc nô nức đi dân công hỏa tuyến tham gia mở đường, chuyển lương thực đạn dược. Chiến sĩ Ma Văn Thắng quê ở Phú Thọ lập kỉ lục về thồ hàng bằng xe đạp đạt 325 kg. Nhân dân Tây Bắc còn chăm sóc bộ đội từ cái kim sợi chỉ, cỗ vũ thăm hỏi các chiến sĩ hết sức chu đáo. Chỉ riêng tỉnh Phú Thọ có trên 2 vạn là thư, 1000 bộ quần áo, 175 áo trấn thủ, 92 chăn màn, 425 bánh thuốc lào, 157 kg đường, 114 kg chè khô, 2316 viên thuốc kí ninh và thuốc cảm... Chiến dịch Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào của các dân tộc Tây Bắc. Chiến thắng ĐIện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
 Sư đoàn 316 ( trung đoàn 174, trung đoàn 98) đã trực tiếp tham gia chiến dịch với những trận đánh xuất săc trên đồi A1, A3, C1, C2 và sân bay Mường Thanh đặc biệt trên đồi A1 – cao điểm phòng ngự then chốt trên hướng Đông của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cuộc chiến đấu giữa ta và địch ở đây diễn ra giằng co hết sức gay go, ác liệt khối bọc phá 1000kg do bộ đội ta đào hầm và đặt trong lòng hầm A1 được phát nổ là hiệu lệnh xung phong toàn mặt trận, tổng công kích vào sở chỉ huy của thực dân Pháp, bắt sống tướng Đờ- Cát – Sơ- Ri.
 Trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954 và trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sư đoàn 316 đã đánh 17 trận, tiêu diệt 3300 tên địch, bắt sống và gọi hàng 6500 tên thu và phá hủy 3200 súng các loại, bắn rơi và bắn cháy 11 máy bay, 3 xe tăng cùng nhiều phương tiện chiến tranh của chiến dịch. Các Trung đoàn 174, Trung đoàn 98 vinh dự được nhận cờ của chủ tịch Hồ Chí Minh, 7 đồng chí được tuyên dương anh hùng LLVT; Quân công hạng nhất, 4 huân chương quân công hạng ba.
 Câu hỏi 4: Những nét truyền thống tiêu biểu được rút ra qua 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVT Quân khu 2 là gì?
 Trả lời:
 1. Những nét truyền thống tiêu biểu:
 Ngày 19/10/1946 Theo quyết định của trung ương; Chiến khu 10 được thành lập gồm các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Tho, Vĩnh Yên và huyện Mai Đà( Hòa Bình). Ngày 8/9/1995 Bộ Quốc phòng đã ra quyết định số 794 QĐ- QP công nhận ngày 19/10/1946 là ngày truyền thống của LLVT Quân khu 2. Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ Quốc, Quân khu II là một địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng – an ninh; Địa bàn quan khu II gồm 09 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Bao gồm 75 huyện, 04 thị xã, 09 thành phố; 1504 xã, phường, thị trấn; có diện tích 64598,17 km2, có gần 7 triệu dân với 34 dân tộc anh em cùng chung sống, có đường biên giới giáp Trung Quốc và Lào dài 1402 km. 
 Sinh ra và lớn lên trong phong trào cách mạng của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của đảng trực tiếp là quân ủy trung ương và bộ quốc phòng, sự chăm lo giúp đỡ của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, sự thương yêu đùm bọc của nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Lực lượng vũ trang quân khu đã vượt mọi khó khăn gian khổ vượt qua nhiều thử thách hi sinh, mưu trí sáng tạo lập lên nhiều chiến công to lớn; LLVT quân khu ngày càng trưởng thành vững mạnh đã viết lên truyền thống" Trung thành, tự lực, đoàn kết, anh dũng, chiến thắng" góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và truyền thống oanh liệt của nhân dân các dân tộc Tây Bắc.
 70 năm qua, trên chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, trải qua các thời kì cách mạng, gặp nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, song dù trong bất kì hoàn cảnh nào, trong chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế cũng như xây dựng phát triển kinh tế. Lực lượng vũ trang Quân khu luôn thể hiện lòng trung thành với Đảng, với Tổ Quốc với nhân dân. Chủ động, tự lực, tự cường, mưu trí sáng tạo, đoàn kết gắn bó, chiến đấu ngoan cường, tham gia nhiều chiến dịch trên các chiến trường, có nhiều trận đánh tiêu biểu từ nam chí bắc; từ chiến dịch Thu – Đông năm 1947 với chiến thắng sông Lô tới các chiến dịch sông Đà( tháng 1/1948), Nghĩa Lộ ( Tháng 3/1948); Yên Bình ( 10/1948), Sông Thao (6/1949), Lê Hồng Phong 1 và Lê Hồng Phong 2(1950), Trần Hưng Đạo (1951), Lý Thường Kiệt ( 10/1951), Chiến dịch giải phóng Tây Bắc ( 1952), tới chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch giải phóng Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, LLVT Quân khu đã cùng với nhân dân và đơn vị bạn chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt địch bảo vệ vững chắc biên giới thiêng liêng của Tổ Quốc. Đặc biệt trong thời kì đổi mới đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước, LLVT Quân khu thuqowngf xuyên nâng cao sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ vũng trận địa tư tưởng của Đảng trong LLVT Quân khu; chủ động phòng chống có hiệu quả chiến lược " Diến biến hòa bình" bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vúng sự ổn định của chính trị trên địa bàn, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
 Có được những chiến công và thành tích đó trước hết có sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự lãnh đạo thường xuyên trực tiếp của bộ chính trị, ban bí thư và quân ủy trung ương bộ QP.
 Những chiến công đó, có đóng góp rất to lớn của đảng bộ và chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng cưu mang đùm bọc, yêu thương giúp đỡ cán bộ chiến sĩ LLVT Quân khu, tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân. Góp phần chiến thắng mọi kẻ thù xây dựng quê hương giàu đẹp.
 Những chiến công đó là sự kết tinh ý chí quyết chiến, quyết thắng, tự lực, anh dũng của LLVT ba thứ quân trong Quân khu; đã không ngừng rèn luyện phấn đấu xây dựng bản lĩnh chính trị, trình độ huấn luyện, sẵn sằng chiến đấu và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao.
 Truyền thống vẻ vang của LLVT Quân khu là những di sản tinh thần quý báu được xây dựng bằng công sức, xương máu của những anh hùng liệt sĩ và các thế hệ cán bộ chiến sĩ trong LLVT Quân khu và sự đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Những truyền thống, chiến công đó đã và đang trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cổ vũ động viên mọi cán bộ chiến sĩ LLVT Quân khu vươn lên hoàn thành xuấ sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước, quân đội giao cho trong giai đoạn cạch mạng mới.
 2. Những bài học kinh nghiệm:
 Một là: Đảng bộ Quân khu luôn quán triệt sâu sắc đường lối chiến tranh nhân dân, Quốc phòng toàn dân của Đảng, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Quân khu, đề ra chủ trương giải pháp đúng đắn phù hợp nhằm xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc đủ sức làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch.
 Hai là: Thường xuyên chăm lo củng cố tăng cường đoàn kết các dân tộc, đoàn kết nhân dân, đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, hệ thống chính trị và LLVT trong cơ chế phối hợp hành động thống nhất, kết hợp chặt chẽ kháng chiến với kiến quốc, xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
 Ba là: Luôn coi trọng nâng cao chất lượng tổng ợp và sức mạnh chiến đấu của LLVT Quân khu, nắm vững địnhh hướng lấy xây dựng về vấn đề chính trị làm cơ sở không ngừng tăng cường bản chất giai cấp công nhân , quyết tâm chiến đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, đảm bảo cho LLVT Quân khu luô là lục lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ CNXH, bảo vệ nhân dâ, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
 Bốn là: Đặc biệt chú trọng củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng trong LLVT Quân khu, bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc và có hiệu quả của Đảng trong hoạt động của LLVT Quân khu và trong mọi tình huống.
 Năm là: Thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ tính tiên phong gương mẫu về đạo đức, phong cách nối sống năng lực chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng những phát triển mới của tình hình và nhiệm vụ.
 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương- Bộ Quốc phòng; được nhân dân các dân tộc Tây Bắc tin yêu, đùm bọc ; phấn khởi, tự hào về truyền thống vẻ vang của mình, cán bộ chiesn sỹ các LLVT Quân khu nguyện giữ vững và phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng , đoàn kết nhất trí, tiếp bước thế hệ cha anh , mãi mãi xứng đáng với truyền thống " Trung thành, tự lực, đoàn kết, anh dũng, chiến thắng" và xứng đáng với phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước trao tặng. Quyết tâm vượt qua mọi khó khăn mọi thử thách , kiên định vuwnggx vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện thắng lợi sự gjieejp đổi mới vì mịc tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên xây dựng thành công va bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
 Câu hỏi 5: Những phần thưởng cao quý của LLVT Quân khu 2 trong 70 nam xây dựng, chiến đấu và trưởng thành có bao nhiêu tập thể, cá nhân được Đảng, Nhà nước, truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân?
Trả lời: 
A. Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
1. LLVT Quân khu được Đảng, Nhf nước tặng thưởng.
 -01 Huân chương Sao vàng- Tặng thưởng năm 1985.
 -01 Huân chương Hồ Chí Minh - Tặng thưởng năm 1979.
 -02 Huân chương Quân Công (01 Huân chương Quân Công hạng Nhất- năm 1984, 01 Huân chương Quân Cộng hạnh Nhì- năm 1983)
 -02 Cờ thưởng luân lưu của Chính phủ( năm 1983,1985)
2. Các tập thể và cá nhân trong LLVT Quân khu.
 - 172 tập thể và 107 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
 - 3.149 bà Mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu " Mẹ Việt Nam Anh Hùng"
 - 05 Huân chương Sao vàng- tặng năm 1985 cho quân và dân 05 tỉnh( Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quag, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú).
 - 06 Huân chương HỒ Chí Minh: ( Tặng cho sư đoàn 316 ; các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quag, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú).
 - 39 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Độc lập.
 - 1.023 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công.
 - 10.146 cá nhân được tặng thưởng Huân chương, Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 - 06 Cờ thưởng của Chủ tịch nước.
 - 35 Cờ thưởng của Thủ tướng Chính phủ.
 - 118 Cờ thưởng của Bộ Quốc phòng.
 B. Trong thời kỳ đổi mới.
1.LLVT Quân khu được Đảng, Nhà nước tặng thưởng.
- LLVT Quân khu được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai(năm 2002).
- Năm 2011 được nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng lần thứ 2.
- Năm 2015 được Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng Huân chương IT – XA – LA hạng nhất.
2. Các tập thể cá nhân trong LLVT Quân khu
- 04 đơn vị được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ đổi mới.
- 01 đơn vị được tặng Huân chương Quân công hạng Nhất
- 02 đơn vị được tặng Huân chương Quân công hạng Nhì
- 01 đơn vị được tặng Huân chương Quân công hạng Ba
- 02 đơn vị được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất
- 08 đơn vị được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì
- 09 đơn vị được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
- 02 đơn vị được tặng Huân chương Lao động hạng Ba 
- 06 lượt đơn vị được tặng Cờ thi đua của thủ tướng Chính phủ.
- 21 lượt đơn vị được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- 36 lượt đơn vị được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng
- 66 lượt đơn vị được tặng cờ thi đua của Bộ tư lệnh quân khu.
- 586 lượt đơn vị được Bộ tư lệnh quân khu tặng ' Đơn vị quyết thắng"
- 10 cá nhân được Bộ Quốc phòng tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp toàn dân.
- 3.780 cá nhân được cấp tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
- 39.278 cá nhân được các cấp tặng Bằng khen, giấy khen, chiến sĩ tiên tiến.
- 26 cá nhân được Nhà nước Lào tặng tưởng Huân chương, Huy chương hữu nghị.
 Câu hỏi 6: Đảng bộ Quân khu 2 đã tiến hành mấy kỳ Đại hội? Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Quân khu 2 lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2015-2020, xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp gì để LLVT Quân khu vững mạnh trong thời gian tới?
Trả lời: 
* Đảng bộ Quân kh 2 đã tiến hàn 8 kỳ Đaị Hội:
- Đảng bộ đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ I: Họp từ ngày 31/12/1981 đến ngày 07/1/1982.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ II: Họp từ ngày 22 đế ngày 26/9/1986.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ III: Vòng 1, họp từ ngày 25 đến ngày 27/3/1991; Vòng 2, họp tháng 10/1991.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ IV: họp từ ngày 25 đến ngày 27/3/1996.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ IV: họp từ ngày 6 đến ngày 8/11/2000.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ VI: họp từ ngày 23 đến ngày 25/11/2005.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ VII: họp từ ngày 18 đến ngày 20/8/2010.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ VII: họp từ ngày 24 đến ngày 26/8/2015.
* Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân khu 2 lần thứ VIII. nhiệm kỳ 2015-2020, xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tập trung vào các nội dung:
+ Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu được xác định trong Nghị quyết Đại hộ Đảng bộ Quân khu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2015-2020:
- Phấn đấu từ 10 - 30% cấp huyện, 100% cấp tỉnh có sở chỉ huy cơ bản thời chiến: 100% cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; 100% cấp tỉnh tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ...
- Phấn đấu 100% cơ quan, đơn vị an toàn tuyệt đối về chính trị, 100% cán bộ huấn luyện được theo phân cấp, có 70% trở lên đạt khá giỏi; hàng năm, 100% các đối tượng được huấn luyện, kết quả kiểm tra các nội dung 100% đạt yêu cầu, có 70% trở lên đạt khá giỏi. Tỉ lệ vi phạm kỷ luật phải xử lý hàng năm dưới 0,3%.
- Phấn đấu đến 2020 các trung nữ đoàn và tương đương có điều kiện tăng gia, sản xuất tự túc 100% nhu cầu thịt, cá và rau xanh; quân số khỏe đạt 98,8% trở lên; nâng cấp sân, đường nội bộ các cơ quan, đơn vị đạt 85%, hệ thống điện hạ thế đạt 96%. Hệ thống kho, trạm, xưởng đạt tiêu chuẩn kĩ thuật trên 85%.
- Hàng năm, có từ 50% trở lên tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh có trên 98% Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ,trong đó có trên 90% trở lên hoàn thành tốt 

File đính kèm:

  • docBDT_Tim_hieu_QK2.doc