Bài dự thi: Tìm hiểu hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (10)

Câu 6. Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013. Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện quyền lực Nhà nước?

Trả lời:

Về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới quan trọng: Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp (Điều 69), Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp (Điều 102) đảm bảo nguyên tắc“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3 Điều 2), cụ thể như sau:

 

doc17 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi: Tìm hiểu hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.”
Câu 5. Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Trả lời:
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Chương II Hiến pháp năm 2013 với 36 điều, đây là chương có số điều quy định nhiều nhất (36/120 điều), có nhiều đổi mới về nội dung và cách thức thể hiện, cụ thể như sau:
- Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi tên và vị trí của Chương V "Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân" trong Hiến pháp năm 1992 thành Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” chỉ sau chương về chế độ chính trị;
- Lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 xác định rõ và quy định trách nhiệm của Nhà nước “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân" (Điều 3);
- Hiến pháp năm 2013 có sự phân biệt giữa “quyền con người” và “quyền công dân”. Khi quy định quyền con người, quyền công dân, hầu hết các điều của Hiến pháp năm 2013 quy định trực tiếp "mọi người có quyền ...", "công dân có quyền ". Quyền con người, quyền công dân được quy định là các quyền tự nhiên của con người, của công dân được Hiến pháp ghi nhận và được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ, “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”(Khoản 1 Điều 14), mà không phải là quyền do Hiến pháp và luật quy định như Điều 51 Hiến pháp năm 1992 “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”;
- Lần đầu tiên Hiến pháp quy định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Khoản 2 Điều 14), quy định này là cần thiết nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng các quy định dưới luật để hạn chế quyền con người, quyền công dân;
- Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và làm rõ nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” (Điều 15).
-  Về nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16), so với Hiến pháp năm 1992 quy định “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” thì Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi cụm từ “mọi công dân” thành “mọi người” và bổ sung quy định “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”;
- Bổ sung quy định“Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác” (Khoản 2 Điều 17);
-  Bổ sung quy định “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” (Điều 19 );
- Bổ sung quy định “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”(Khoản 3 Điều 20);
- Bổ sung quy địnhMọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình (Khoản 1 Điều 21);
- Về quyền tự do kinh doanh, Hiến pháp năm 2013 quy định“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33), so với Hiến pháp năm 1992 quy định “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” thì Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi cụm từ “mọi người” thành “công dân” và thay đổi quy định “tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” thành “quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quy định này phù hợp với nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền là người dân được làm những gì mà pháp luật không cấm;
- Bổ sung quyền được bảo đảm an sinh xã hội của công dân (Điều 34);
- Bổ sung quyền kết hôn và ly hôn của nam, nữ (Điều 36);
-  Bổ sung quy định về trẻ em “được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Khoản 1, Khoản 3 Điều 37);
- Bổ sung quy định về quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa của mọi người (Điều 41);
- Bổ sung quy định về quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp của công dân (Điều 42);
- Bổ sung quy định về quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mọi người (Điều 43);
- Bổ sung quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ “Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội” (Khoản 6 Điều 96);
- Bổ sung quy định về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Khoản 3 Điều 102);
- Bổ sung quy định về nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân “bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” (Khoản 3 Điều 107 ).
Trong số những điều mới lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, điều nào bạn tâm đắc nhất? Tôi nghĩ rằng câu trả lời sẽ tùy thuộc vào cách tiếp cận cũng như nhận thức riêng của mỗi người đối với từng nội dung, từng điều cụ thể của Hiến pháp. Không ai giống ai. Riêng tôi, điều tâm đắc nhất là “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” (Điều 43).
Theo cách hiểu của tôi, khái niệm “môi trường” được quy định tại Điều 43 của Hiến pháp chính môi trường sống của con người, được định nghĩa bởi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. (Khoản 1, Điều 3).
Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đã nảy sinh hàng loạt những hệ lụy khác nhau ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, như ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước... Các nguồn ô nhiễm này chủ yếu có nguồn gốc từ các cơ sở chế biến, gia công, sản xuất công nghiệp, nhưng không thực hiện đúng quy định về xử lý chất thải, đang từng ngày, từng giờ góp phần hủy hoại môi trường sống của chúng ta. Điều đó đã trực tiếp xâm phạm đến quyền được hưởng thụ môi trường sống trong lành của mọi người.
Chắc hẳn trong chúng ta không ai không biết đến vụ công ty VEDAN Việt Nam (đóng  tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) xả nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông Thị Vải bị phát hiện năm 2008 gây thiệt hại và tác hại đến sức khỏe và tài sản của người dân địa phương khó có thể đánh giá hết được; hay vụ Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái (đóng trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) chôn lấp thuốc trừ sâu độc hại xuống lòng đất bị phát hiện tháng 8/2013 làm ô nhiễm đất, nguồn nước... là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều người dân xung quanh mắc các bệnh ung thư, thần kinh, sinh con bị dị dạng... gây bức xúc trong nhân dân. Đó chỉ là hai trong số hàng trăm vụ gây ô nhiễm môi trường bị phát hiện trên phạm vi cả nước trong thời gian qua. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là chúng ta phải nhận thức đầy đủ, có biện pháp kịp thời và hành động không chậm trễ để bảo vệ môi trường sống trong giai đoạn hiện nay và cho cả mai sau con cháu chúng ta. Đây quả là một bài toán khó đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân.
Là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của việc bảo vệ môi trường và đã gia nhập nhiều Công ước Quốc tế về bảo vệ môi trường như: Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn 1985 (gia nhập ngày 26/4/1994); Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu 1992 (gia nhập ngày 16/11/1994); Công ước về đa dạng sinh học 1992 (gia nhập ngày 16/11/1994) ...  Đây là những minh chứng thể hiện rõ nhất cam kết và hành động mạnh mẽ của Việt Nam cùng với các nước trên thế giới chung tay trong cuộc chiến bảo vệ môi trường.  Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi trường cũng  đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Cụ thể như, Điều 36 Hiến pháp năm 1980, quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống”. Và Điều 29 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng đã tiếp tục quy định về bảo vệ môi trường: “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”.
Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường, mà trước hết phải kể đến Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 2005), Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Bên cạnh các văn bản pháp luật của Nhà nước, Bộ Chính trị cũng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Gần đây nhất là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2014 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những văn bản này thể hiện rõ quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước phù hợp với ý nguyện của nhân dân về đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững, trong đó xem môi trường là một trong 3 trụ cột chính (kinh tế - xã hội - môi trường) để phát triển đất nước và bảo vệ quyền con người.
Như vậy, có thể nói trước Hiến pháp năm 2013, vấn đề bảo vệ môi trường đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, việc ghi nhận này còn ở dạng nguyên tắc chung về trách nhiệm từ phía các cơ quan, tổ chức của Nhà nước mà chưa đề ra vấn đề quy định quyền được sống trong môi trường trong lành là một quyền cơ bản của công dân như trong Hiến pháp năm 2013. Phải chăng quyền được sống trong môi trường trong lành chưa được hiến định cụ thể mà trong thời gian qua nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn? Môi trường sống vẫn bị ô nhiễm, hủy hoại từng ngày đã tác động không nhỏ đến đời sống của người dân ở nhiều nơi, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội lâu dài của đất nước.
Nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, Hiến pháp năm 2013 ra đời đã có sự tiếp thu, chọn lọc những quy định phù hợp của pháp luật quốc tế, đồng thời thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, coi con người là chủ thể, là động lực quan trọng của sự phát triển đất nước. Với quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” là một bước tiến lớn thể hiện việc mở rộng và phát triển quyền con người, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới gần 30 năm qua ở nước ta đồng thời thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, thừa nhận vấn đề bảo vệ môi trường chính là bảo vệ quyền con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Để mọi người thực hiện quyền của mình, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước là phải ban hành văn bản pháp luật để có cơ sở pháp lý cho mọi người và công dân thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình.
Thể chế hóa quy định của Hiến pháp, để quyền được sống trong môi trường trong lành được phát huy trong thực tế, tại Kỳ họp thứ VII Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2014 với rất nhiều những quy định mới nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo mọi người dân được sống trong môi trường trong lành là một sự khẳng định rõ nhất của nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền con người.
Để kết thúc bài viết, tôi xin trích dẫn lời bài hát  “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn” của nhạc sỹ Vũ Kim Dung: “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát, có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy thuộc vào hành động của bạn, chỉ thuộc bạn mà thôi”. 
Xin mọi người hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường! Vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống trong môi trường trong lành của chúng ta!  
Câu 6. Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013. Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện quyền lực Nhà nước?
Trả lời:
Về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới quan trọng: Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp (Điều 69), Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp (Điều 102) đảm bảo nguyên tắc“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3 Điều 2), cụ thể như sau:
1. Quốc hội (Chương V)
a) Về vị trí, chức năng của Quốc hội
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 69);
- Quy định chức năng của Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69);
-  Hiến pháp năm 2013 khẳng định Quốc Hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến (Ðiều 69), so với Hiến pháp năm 1992, Quốc hội không còn là cơ quan duy nhất có quyềnlập hiến, lập pháp mà là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và quyết định tiến hành trưng cầu ý dân về Hiến pháp phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của đất nước (Khoản 4 Ðiều 120).
b) Về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
- Trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp:
Tiếp tục quy định Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, bỏ quy định về “quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh” (Khoản 1 Điều 70).
- Trong việc thực hiện quyền giám sát tối cao:
Bổ sung quy định về xét báo cáo công tác của  Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập (khoản 2 Điều 70).
- Trong việc thực hiện quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:
+ Sửa đổi nhiệm vụ quyết định mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (khoản 3 Điều 70);
+ Sửa đổi nhiệm vụ quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia(khoản 4 Điều 70);
+ Bổ sung thẩm quyền quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ (khoản 4 Điều 70).
- Trong việc quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:
+ Bổ sung thẩm quyền quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, và cơ quan khác do Quốc hội thành lập (khoản 6 Điều 70);
+ Bổ sung thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội (khoản 7 Điều 70);
+ Bổ sung thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập(khoản 7 Điều 70);
+ Bổ sung thẩm quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình Tòa án nhân dânnhằm làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đồng thời nâng cao vị thế của Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp (khoản 7 Điều 70);
+ Bổ sung thẩm thẩm quyền phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia (khoản 7 Điều 70);
+ Bổ sung thẩm quyền giải thể đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; bổ sung thẩm quyền thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật (khoản 9 Điều 70).
- Trong lĩnh vực đối ngoại:
Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội (khoản 14 Điều 70).
- Trong việc bảo vệ Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp:
+ Bổ sung quy định trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội (Khoản 2 Điều 119);
+ Bổ sung quy định Quốc hội quy định (bằng luật) về cơ chế bảo vệ Hiến pháp (Khoản 2 Điều 119).
+ Bổ sung quy định Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp; quyết định thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp (Khoản 2 Điều 120);
+ Bổ sung quy định Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp và Quốc hội quyết định thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp (Khoản 4 và Khoản 5 Điều 120).
2. Chính phủ (Chương VII)
a) Về vị trí, chức năng của Chính phủ
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới quan trọng sau:
- Khẳng định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội(Điều 94);
- Bổ sung quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc(Khoản 1 Điều 99);
- Bổ sung quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ (Khoản 4 Điều 95);b) Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Sửa đổi, bổ sung quy định “Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 96; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội” (Khoản 2 Điều 96);
- Quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật (Khoản 1); thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân (Khoản 3 Điều 96)
- Bổ sung quyền ban hành văn bản pháp quy của Chính phủ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập để thực hiện chức năng hành pháp (Điều 100);
- Quy định rõ Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; bỏ cụm từ “các

File đính kèm:

  • docTIM_HIEU_HIEN_PHAP_NUOC_CONG_HOA_XA_HOI_CHU_NGHIA_VIET_NAM.doc
Giáo án liên quan