Bài dự thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2015”

Hướng dẫn Luật giao thông đường bộ cho học sinh - mục tiêu để rèn luyện cho các em những kĩ năng xử lí các tình huống giao thông hàng ngày, giúp học sinh nắm được một số qui tắc giao thông trong Luật giao thông đường bộ và hình thành cho các em ý thức tôn trọng Luật pháp, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đưa các mô hình sa hình vào giảng dạy, học sinh được quan sát tranh, thực hành trên sa hình đường phố và cùng thảo luận để xác định hành vi đúng sai, an toàn hay chưa an toàn, nên hay không nên Các vật dụng được phục vụ cho việc giảng dạy như sách giáo khoa, sa bàn, tranh vẽ được minh họa sống động và theo chúng tôi quan sát nhận thấy, tất cả các em đều vô cùng thích thú khi được tham gia học và thực hành Luật giao thông đường bộ.

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2015”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI
“Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2015”
I/ Mục đích
Ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành nghề trong đời sống xã hội. Xuất phát từ sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58/CT- TƯ của Bộ Chính Trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Với việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy thực sự đã nâng cao chất lượng giáo dục nhiều năm qua. Với bộ môn GDCD là môn học giáo dục đạo đức và pháp luật nên việc ứng dụng CNTT là vô cùng cần thiết, sẽ góp phần không nhỏ trong nâng cao chất lượng giờ học. Trong khuôn khổ cuộc thi “ Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT” bản thân tôi tham gia cuộc thi với sản phẩm ứng dụng CNTT trong bài giảng: “Tiết 24 Thực hiện trật tự an toàn giao thông” lớp 6 nhằm các mục đích cụ thể sau:
1. Kiến thức
- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông
- Nêu được các quy định của pháp luật với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.
- Nhận biết được tín hiệu đền giao thông, một số biển báo giao thông
- Hiểu ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông
2. Kĩ năng
- Phân biệt hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện TTATGT.
- Biết thực hiện đúng các quy định về TTATGT.
3. Thái độ
- Tôn trọng những quy định về TTATGT
- Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
II/ Phương pháp, phương tiện nghiên cứu
1. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm
- Xử lí tình huống
2. Phương tiện
- Máy chiếu đa năng, máy chiếu đa vật thể, đầu Projector.v.v. băng hình, tranh ảnh
 III/ Thời gian nghiên cứu áp dụng
- Năm học 2014-2015
IV/ Nội dung tóm tắt
1. Trong bài giảng có sử dụng các hình ảnh: 
Trước hết giáo viên đưa hình ảnh cho học sinh quan sát, suy luận phân tích để tìm ra nội dung mà hình ảnh truyền tải. Những hình ảnh đưa ra đảm bảo tính thực tiễn, khoa học, có tính giáo dục và chính xác. Từ hình ảnh học sinh dễ ghi nhớ và ghi nhớ sâu.
2. Sử dụng sa hình
Hướng dẫn Luật giao thông đường bộ cho học sinh - mục tiêu để rèn luyện cho các em những kĩ năng xử lí các tình huống giao thông hàng ngày, giúp học sinh nắm được một số qui tắc giao thông trong Luật giao thông đường bộ và hình thành cho các em ý thức tôn trọng Luật pháp, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đưa các mô hình sa hình vào giảng dạy, học sinh được quan sát tranh, thực hành trên sa hình đường phố và cùng thảo luận để xác định hành vi đúng sai, an toàn hay chưa an toàn, nên hay không nên Các vật dụng được phục vụ cho việc giảng dạy như sách giáo khoa, sa bàn, tranh vẽ được minh họa sống động và theo chúng tôi quan sát nhận thấy, tất cả các em đều vô cùng thích thú khi được tham gia học và thực hành Luật giao thông đường bộ.
3. Chèn hình ảnh video vào bài giảng
Có thể nói 1 hình ảnh video có thể thay thế cho nhiều lời giảng vì hình ảnh vi deo có chức năng thông tin và chức năng minh họa. Chính vì vậy mà hình ảnh video sẽ hỗ trợ thông tin cho bài học thêm phong phú và sâu sắc. Hình ảnh video sẽ tăng tính hấp dẫn cho nội dung bài học, tăng thêm cảm hứng học tập cho học sinh. Đông thời thông qua hình ảnh video giúp giáo viên chuyển tải lời nói dễ dàng hơn, khắc sau nội dung bài học hơn. Điều này chúng ta có thể thấy được tại sao khi xem phim chúng ta lại nhớ nội dung phim nhanh hơn và lâu hơn.
Dựa trên cơ sở nguồn tư liệu tranh ảnh video chuẩn bị sẵn tôi đã kết hợp
với các phương tiện hỗ trợ cho dạy học khác có tính hiện đại như thiết kế bài
giảng trên powerpoint kết hợp với máy vi tính, máy chiếu để biến những hình
ảnh video thêm sống động, gần gũi đời sống thực tế nhằm thu hút sự tập trung
chú ý của học sinh, kích thích tư duy của học sinh đạt hiệu quả cao hơn. 
4. Sử dụng phần mềm bản đồ tư duy
Sử dụng bản đồ tư duy giúp GV đổi mới PPDH, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Việc sử dụng bản đồ tư duy là một việc làm vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học, đặc biệt trong phần củng cố bài học. Bản đồ tư duy sẽ giúp các em một lần nữa ghi nhớ và khắc sâu hơn toàn bộ nội dung bài mà các em vừa học trên lớp.
V/ Kết quả áp dụng
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải dành thời gian đầu tư vào mỗi bài dạy. Với “Bài 24 Thực hiện trật tự an toàn giao thông” lớp 6 qua việc áp dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, máy chiếu đa vật thể, đầu Projector.v.v. băng hình, tranh ảnh đã không chỉ khắc phục được tình trạng dạy chay, học chay nhàm chán mà còn có tác dụng hữu hiệu, kích thích hứng thú học tập của các em, tăng hiệu quả tiết học lên gấp bội. Từ đó các em có kĩ năng tham gia giao thông đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người.
 Bài dự thi của tôi còn rất nhiều hạn chế rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để việc ứng dụng CNTT trong bài giảng để khắc phục sự nhàm chán trong dạy học GDCD và góp phần rèn kĩ năng sống cho học sinh.

File đính kèm:

  • docCuoc thi GV sang tao tren nen CNTT.doc