Bài dạy Vật lý lớp 6
5.15. Một cân đĩa thăng bằng khi :
a) Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g , 20g , 20g và 10g
b) Ở đĩa cân bên trái có 5 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có 2 gói bột sữa
Hãy xác định khối lượng của 1 gói kẹo, 1 gói sữa bột. Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau, các gói sữa bột có khối lượng bằng nhau.
Giải
Khối lượng 1 gói kẹo 100 gam, khối lượng gói sữa bột 250 gam.
bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình D. một ca đong. Chọn C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình. 4.10. Một miếng sắt hình hộp có cạnh a = 1cm ; b = 4cm ; c = 6cm. Để xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng các cách sau đây: 1. Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức: V = a x b x c 2. Dùng bình chia độ có đường kính d với 1cm < d < 4cm 3. Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6 cm 4. Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm Hỏi các nào ở trên có thể xác định được thể tích của miếng sắt? A. Cách 1, 3 và 4 B. Cách 2, 3 và 4 C. Cách 1, 2, 3 và 4 D. Cách 3 và 4 Chọn A. Cách 1, 3 và 4 4.11. Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn từ bình vào một bình chia độ có GHĐ 300cm3 và ĐCNN 5cm3 . Nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu ? A. 215cm3 B. 85cm3 C. 300cm3 D. Cả 3 phương án trên đều sai. Chọn A. 215cm3 4.12. Bình chia độ trong thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt vào bình chia độ, dùng để đo thể tích của: A. nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào B. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào C. nước tràn vào bình chứa D. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào và nước tràn vào bình chứa. Chọn C. nước tràn vào bình chứa 4.13. Một bình chia độ có GHĐ 100cm3 và ĐCNN 1cm3 chứa nước tới vạch số 50. Khi thả vào bình một hòn phấn viết bảng thì nước dâng lên tới vạch 58. thể tích của viên phấn bằng bao nhiêu? A. 8cm3 B. 58cm3 C. 50cm3 D. Cả ba phương án trên đều sai. Chọn D. Cả ba phương án trên đều sai. Vì viên phấn thấm hút nước 4.14. Hãy mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn và bình chứa theo dàn ý sau: 1. Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm 2. Các bước làm thí nghiệm Chú ý : - Vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ - Không yêu cầu vẽ hình Giải Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm: Bình chứa dùng để hứng nước từ bình tràn. Các bước tiến hành thí nghiệm: +) Thả chìm vật rắn vào bình tràn. Lấy phần nước tràn ra từ bình chứa. +) Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ để đo thể tích nước đó, cũng chính là thể tích vật rắn. 4.15. Ba bạn Đông, An, Bình cùng tiếng hành đo thể tích của một chiếc hộp sắt rỗng, kín có dạng hình hộp chữ nhật và có thể nổi trong nước. - Đông dùng nước đo các cạnh của hộp rồi tính thể tích của hộp theo công thức V = chiều dài x chiều rộng x chiều cao - An thả hộp vào một bình tràn đựng đầy nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để biết thể tích của hộp. - Bình thả hộp vào bình tràn đựng đầy nước, dùng một hòn đá nặng không thấm nước, rồi đặt trên hộp rồi cho cả hộp và đá cùng chìm trong nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để xác định thể tích của hộp. Cách đúng là cách của: A. bạn Đông B. bạn An và Bình C. bạn Đông và Bình D. cả ba bạn Chọn A. bạn Đông 4.16. hình 4.1 mô tả thí nghiệm đo thể tích của một hòn đá. Kết quả ghi thể tích của hòn đá trong trường hợp nào sau đây là đúng ? A. V=200cm3 B. V= 75cm3 C. V= 60cm3 D. V= 50cm3 Chọn D. V= 50cm3 4.17. Hình vẽ 4.2 mô tả thí nghiệm đo thể tích của một hòn đá trong trường hợp nào sau đây là đúng ? Hình 4.2 A. V=35cm3 B. V=30cm3 C. V=40cm3 D. V=32cm3 . Bài tập 5: Khối lượng. Đo khối lượng 5.1. trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. số đó chỉ: A. sức nặng của hộp mứt. B. thể tích của hộp mứt. C. khối lượng của hộp mứt. D. sức nặng của hộp mứt. Chọn C. khối lượng của hộp mứt. 5.2. Trên nhãn hộp sữa Ông Thọ có ghi 397gam. Số đó cho biết điều gì ? khi hết sữa, em rửa sạch hộp, lau khô rồi đổ đầy gạo đến tận miệng hộp. Em hãy tìm cách đo chính xác xem được bao nhiêu gam gạo? lượng gạo đó lớn hơn, nhỏ hơn, hay đúng bằng 397 gam? Giải: Số 397 gam chỉ khối lượng của sữa trong hộp, một hộp sữa chứa đầy gạo khoảng từ 240 gam đến 260 gam gạo. 5.3. Có ba biển báo giao thông A, B và C (hình 5.1). Các câu dưới đây cho biết thông tin của các biển báo đó. hình 5.1 Hãy điền các chữ A, B hoặc C vào chỗ trống của các câu này sao cho phù hợp với thông tin và vị trí đặt biển đó. a. Biển . cho biết chiều cao tối đa (đo theo đơn vị mét) từ mặt đường trở lên của các phương tiện giao thông để khỏi đụng phải gầm cầu khi chui qua gầm cầu. b. Biển .. cho biết vận tốc tối đa được phép (tính theo kilômét/giờ) của các xe cộ khi đi trên đoạn đường trước mặt. c. Biển .. cho biết khối lượng (đo theo đơn vị tấn) tối đa được phép của cả xe tải và hàng hóa khi đi qua một chiếc cầu. d. Biển .. thường cắm trên các đoạn đường phải hạn chế tốc độ. e. Biển . cắm ở đầu cầu. f. Biển .. gắn ở chỗ đường bộ chui qua gầm đường sắt hay ở trước hầm xuyên núi. Giải a) biển C b) biển B c) biển A d) biển B e) biển A f) biển C 5.4. có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác, làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân ? Giải Đặt vật cân lên đĩa cân xem cân chỉ bao nhiêu. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim cân chi đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân. 5.5*. Có cách đơn giản nào để kiểm tra xem một cái cân có chính xác hay không ? Giải Em thử cân một số quả cân hoặc một số vật có khối lượng đã biết. Đặt lên đĩa cân so sánh với số chỉ của cân và khối lượng các quả cân đã biết và rút ra kết luận đúng sai. 5.6. Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây ? A. mg B. cg C. g D.kg Chọn A. mg 5.7. Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ Thiếu bài A. thể tích của cả hộp thịt B. thể tích của thịt trong hộp C. khối lượng của cả hộp thịt D. khối lượng của thịt trong hộp Chọn D. khối lượng của thịt trong hộp. 5.8. Trên vỏ các chai nước giải khát có ghi các số liệu (ví dụ 500ml ). Số liệu đó chỉ: A. thể tích của cả 2 chai nước B. thể tích của nước trong chai C. khối lượng của cả chai nước D. khối lượng của nước trong chai Chọn B. thể tích của nước trong chai 5.9. Một cân Rô béc van có đòn cân phụ được vẽ hình 5.2 ĐCNN của cân này là : A. 1g B. 0,1g C. 5g D. 0,2g Chọn D. 0.2g 5.10. Dùng cân Rô béc van có đòn cân phụ để cân một vật . Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng : A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ C. tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng vớ giá trị của số chỉ của con mã. Chọn D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã. 5.11. Một cuốn sách giáo khoa (SGK) Vật lí 6 có khối lượng áng chừng bao nhiêu gam ? Hãy tìm cách cân cuốn SGK và chọn câu trả lời đúng A. trong khoảng từ 100g đến 200g B. trong khoảng từ 200g đến 300g C. trong khoảng từ 300g đến 400g D. trong khoảng từ 400g đến 500g Chọn A. Trong khoảng từ 100g đến 200g 5.12. Khối lượng của một chiếc cặp có chứa sách vào cỡ bao nhiêu? A. vài gam B. vài trăm gam C. vài chục kilôgam (kg) D. Chọn C . Vài chục kilôgam 5.13. Cân ở hình 5.3 có GHĐ và ĐCNN là : Thiếu bài Chọn C. 5kg và 0.1 kg 5.14. Kết quả đo khối lượng ở hình 5.3 được ghi đúng là : Thiếu bài Chọn C. 0.95g 5.15. Một cân đĩa thăng bằng khi : a) Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g , 20g , 20g và 10g b) Ở đĩa cân bên trái có 5 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có 2 gói bột sữa Hãy xác định khối lượng của 1 gói kẹo, 1 gói sữa bột. Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau, các gói sữa bột có khối lượng bằng nhau. Giải Khối lượng 1 gói kẹo 100 gam, khối lượng gói sữa bột 250 gam. 5.16. có 6 viên bi nhìn bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có 1 viên bằng chì, nặng hơn, và 5 viên bằng sắt. Hãy chứng minh rằng chỉ cần dùng Rôbécvan cân 2 lần là có thể phát hiện ra viên bi bằng chì Giải Lần cân thứ nhất: Đặt lên mỗi đĩa cân 3 viên bi. Đĩa cân nặng hơn là đĩa cân có chứa viên bi chì Lần cân thứ hai: Lấy 2 trong 3 viên bi ở đĩa cân nặng hơn rồi đặt lên mỗi đĩa cân 1 viên bi này. Có thể xảy ra 2 trường hợp sau: +) Cân thăng bằng: 2 viên bi nặng bằng nhau và đều là bi sắt. Viên bi còn lại chưa đặt lên đĩa cân là viên bi chì. +) Cân không thăng bằng: đĩa cân còn lại chứa viên bi chì. 5.17*. Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của một vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau: Dùng một loại bình đặt biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ, trên có khác một “vạch đánh dấu” cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu (H.5.4a). Dùng cân Rôbécvan cân hai lần: +) Lần thứ nhất: Đặt lên đĩa cân bình chứa nước cất tới vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, các quả cân có khối lượng tổng cộng làm m1, sao cho cân bằng với một vật nặng T đặt trên dĩa cân còn lại (Vật T được gọi là tải) (H.5.4b) +) Lần thứ hai : Lấy bình ra khỏi đĩa cân, mở nút, đổ bớt nước cất trong bình r, thả vật cần xác định thể tích vào bình, dậy nút và cho thêm nước vào bình tới vạch đánh dấu, rồi đặt lại bình lên đĩa cân. Thay các quả cân khối m1 bằng các quả cân khối lượng m2 để cân lai cân bằng (hình 5.4c). Biết 1 gam nước cất có thể tích bằng 1cm 3 Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2-m1) tính ra gam. Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ ? Giải Lần cân thứ nhất cho: mt= mb+ mn+mv+m1 Lần cân thứ hai cho: mt= mb+(mn-mn)+ mv+m2 Trong phương trình (1), mn là khối lượng của nước chứa trong bình tới vạch đánh dấu, mb là khối lượng bình, mv là khối lượng vật. Trong phương trình (2), mn là khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ. Từ (1) và (2), ta có mn = m0- m1 _ Vì 1 gam nước nguyên chất có thể tích là 1cm3 , nên số đo khối lượng mn theo đơn vị gam là số đo thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ theo đơn vị cm3. Thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật, do đó thể tích của vật tính ra cm3 có độ lớn bằng (m2-m1). _ Cách xác định vật thể như trên chính xác hơn cách xác định bằng bình chia độ, đo khối lượng bằng cân Rô-béc-van chính xác hơn đo thể tích bằng bình chia độ do: +) GHĐ của cân Rô-béc-van nhỏ hơn GHĐ của bình chia độ rất nhiều. +) Cách đọc mực nước ở bình chia độ khó chính xác hơn cách theo dõi kim của cân ở vị trí cân bằng. Mặt khác, cách cân hai lần như trên loại trừ được những sai số đo do cân cấu tạo không được tốt, chẳng hạn hai phần của đòn cân không thật bằng nhau về chiều dài cũng như khối lượng. Bài tập 6: Lực. Hai lực cân bằng 6.1. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay. Chọn câu trả lời đúng. A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng. B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng D. Các câu trả lời A,B,C đều đúng. Chọn D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng. 6.2. Dùng các từ thích hợp như lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây: a) Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một (H 6.1a) b) Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một c) Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cậy một (H 6.1c) d) Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một .. (H 6.1b) Giải a) Lực nâng b) Lực kéo c) Lực uốn d) Lực đẩy 6.3. Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống. a) Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của (H 6.2a) b) Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai lực. Một lực do .. tác dụng. Lực kia do .. tác dụng (H 6.2b). c) Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do .. tác dụng (H 6.2b). Giải a. Lực cân bằng, em bé b. Lực cân bằng, em bé, con trâu c. Lực cân bằng, sợi dây. 6.4. Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng. Giải Ví dụ hai lực cân bằng: Hai đội chơi kéo co, cùng kéo một sợi dây mà sợi dây vẫn đứng yên. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bẳng. 6.5*. Lấy một cái lò xo trong bút bi làm thí nghiệm. a) Bấm cho đầu bút bi nhô ra. Lúc đó lò xo có tác dụng lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em. b) Bấm cho đầu bút bi thụt vào. Lúc đó lò xo có tác dụng lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em. Giải a) Khi đầu bút bi nhô ra, lò xo bút bi nén lại nên đã tác dụng vào ruột bút, cũng như vào thân bút những lực đẩy. Ta có cảm nhận được lực này khi bấm nhẹ vào núm ở đuôi bút. b) Khi đầu bút thụt vào, lò xo bút bi vẫn bị nén, nên nó vẫn tác dụng vào ruột bút và thân bút lực đẩy. 6.6. Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy? A. Lực bất lòng tâm B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch C. Học lực của bạn Xuân rất tốt D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học. Chọn D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học. 6.7. Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3; lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng: A. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực đẩy B. Lực số 3 và lực số 4 là lực kéo C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo 6.8. Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách 1 xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy 1 chiếc xe. D. Đọc một trang sách. Chọn D. Đọc một trang sách. 6.9. Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc, xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng: A. Lực người kéo chiếc xe và lực người đẩy lên chiếc xe B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó D. Cả 3 cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng 6.10. Một người cầm 2 đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là F1, lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải đó là F’1; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là F2; lực mà dây cao su tác dụng vào tay trái người đó là F’2. Hai lực nào là hai lực cân bằng? A. Các lực F1 và F’1 B. Các lực F2 và F’2 C. Các lực F1 và F2 D. Cả ba cặp lực kể trên 6.11. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải được một câu có nội dung đúng: 1. Chiếc đầu tàu tác dụng lên 2. Toa tàu cao tầng tác dụng lên 3. Con kiến có thể có lực 4. Lực đẩy mà tác dụng lên cây cối có thể a) nâng được miếng mồi có khối lượng gấp nhiều lần khối lượng của nó b) làm bật rể cả những cây cổ thụ c) các toa tàu 1 lực kéo rất lớn d) móng nhà một lực nén cực kì lớn Giải 1-c 2-d 3-a 4-b 6.12. Nếu một quyển sách nằm yên trên một mặt bàn nằm ngang dưới tác dụng chỉ của hai lực F1 và F2 thì phương, chiều và độ mạnh của hai lực này có các đặc điểm nào sau đây? A. Lực F1 có phương nằm ngang, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trái sang phải; lực F2 có chiều từ trên xuống dưới; lực F1 mạnh hơn lực F2. B. Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2có chiều từ dưới lên trên; lực F1 mạnh hơn lực F2. C. Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2cũng có chiều từ trên xuống dưới; lực F1 mạnh bằng lực F2. D. Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2có chiều từ dưới lên trên; lực F1 mạnh bằng lực F2. 6.13. Có bốn cặp lực sau đây: a) Lực tay người đang kéo gàu nước lên và trọng lượng của gàu nước b) Trọng lượng của quả cam trên một đĩa cân Rô-béc-van và trọng lực của các quả cân trên đĩa cân còn lại khi cân thăng bằng. c) Lực của tay người lực sĩ đang nâng quả tạ lên cao và trọng lực của quả tạ. d) Lực của tay người học sinh đang giữ cho viên phấn đứng yên và trọng lực của viên phấn. Hỏi cặp lực nào là cặp lực cân bằng: A. a và b B. c và d C. b,c và d D. d Bài tập 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực 7.1. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ làm biến dạng quả bóng C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Chọn D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. 7.2. Trong các sự vật và hiện tượng sau, em hãy chỉ ra vật tác dụng lực và kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị nó tác dụng: A. Một tấm bê tông làm nắp bể nước mới đổ xong còn chưa đông cứng, trên mặt in hằng lõm các vết chân gà (h.7.1a) B. Một chiếc nồi nhôm bị bẹp nằm bên dưới một chiếc thang tre bị đổ ngay trên mặt đất (h.7.1b) C. Trời dông, một nhành lá bàng bị bay lên cao (h.7.1c) D. Chiếc phao của một cần câu đang nổi, bổng bị chìm xuống nước Giải A. Vật tác dụng lực là chân gà, mặt tấm bê tông bị tác dụng lực nên bị biến dạng. B. Vật tác dụng lực là chiếc thang tre khi đổ xuống, chiếc nồi nhôm bị tác dụng lực nên bị biến dạng. C. Vật tác dụng lực là gió, chiếc lá đang rơi xuống bị tác dụng của lực đẩy nên bay lên cao. D. Cành cây bàng bị gãy, tức là bị biến dạng. Chắc đã có một ai đó đã tác dụng lực bẽ gãy cành cây. 7.3. Chuyển động của các vật nào dưới đây đã bị biến đổi? Không bị biến đổi? (đánh dấu x vào các ô mà em chọn) A. Một chiếc xe đạp đang đi bỗng hãm phanh xe dừng lại. B. Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga xe chay nhanh lên. C. Một con châu chấu đang
File đính kèm:
- bai_hoc_vat_li_6_20150725_090907.docx