Ba thể của nước
+ Con lấy cốc nước nóng trong phích rót vào 2 cốc, dùng đĩa đậy lên một cốc, cốc còn lại quan sát con thấy có một làn khói trắng bay lên. Đó là hơi nước trong trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định.
Nhóm con kết luận: Hơi nước đó là ở thể khí. Hiện tượng đó là nước chuyển từ thể lỏng sang thế khí gọi là sự bay hơi.
+ Khi con nhấc đĩa lên, con thấy trên mặt đĩa và thành cốc có những hạt nước li ti đọng lại.
Nhóm con kết luận: Hơi nước bay lên gặp đĩa lạnh đọng lại thành những hạt nước nhỏ. Lúc này hiện tượng nước chuyển từ thể khí về thể lỏng đó là sự ngưng tụ.
Bài soạn: BA THỂ CỦA NƯỚC * Giới thiệu bài: Các con đã được tìm hiểu về những tính chất của nước. Cô mời một bạn nêu: ? Nước có những tính chất gì? TL: Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị; không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. GV: À đúng rồi! Các con đã nắm được những tính chất của nước. Ngoài ra nước còn rất nhiều điều bí ẩn nữa, cô trò chúng ta cúng khám phá trong giờ khoa học hôm nay nhé! * Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. GV: Bây giờ bằng những hiểu biết và kiến thức của mình, các con cùng thảo luận trong nhóm ghi ra những hiểu biết ban đầu qua 2 câu hỏi sau: CH1: Nước có ở những đâu? CH2: Nước tồn tại ở những thể nào? - 1 HS đọc câu hỏi( các con đã rõ nội dung câu hỏi chưa?) * Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh. - Các con cùng suy nghĩ và ghi những hiểu biết ban đầu của mình vào phiếu trong thời gian 3 phút ( 3 phút làm việc bắt đầu). + Câu trả lời của HS . Nhóm 1: - Nước có ở ao, hồ, sông,.... - Nước tồn tại ở thể lỏng, khí,.... * Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương pháp tìm tòi nghiên cứu. Hết thời gian mời các nhóm dán phiếu.( 5 nhóm) GV: Như vậy vừa rồi các con đã ghi được rất nhiều hiểu biết của mình về nước. Bây giờ các con đọc lướt ND ở các phiếu để tìm ra những điểm chung và điểm riêng cho cô. - Mời ý kiến của các con. ( HS nêu GV khoanh tròn vào các điểm giống. Gạch chân ở các điểm sai.) ? Cô thấy 4 nhóm có điểm chung nước có ở ao, hồ, sông, suối.Nhóm 5 chỉ có ở hồ, các con có băn khoăn gì không? Đề xuất câu hỏi.... CH1: Nước có ở ao, hồ, sông, suối phải không? CH2: Nước tồn tại ở thể lỏng, khí, rắn phải không? ...................................................................................... * Cô thấy các con đưa ra rất nhiều CH, dựa vào các câu hỏi các ban vừa đề xuât. Ai có thể đưa ra 1 câu hỏi chung. Câu hỏi chung 1: Nước tồn tại ở những thể nào? GV: Chúng ta tiếp tục quan sát: Dựa vào các điểm khác, các con có băn khoăn gì không? Ai có thể đưa ra một số câu hỏi đề xuất. CH1: Sương đọng trên lá cây vào buổi sáng có phải là nước không? CH2: Băng ở Bắc Cực có phải là nước không? ...............................................................................................................................GV: Dựa vào các câu hỏi các bạn vừa nêu. Ai đưa ra câu hỏi chung? Câu hỏi chung 2: Nước có chuyển từ thể này sang thể khác được không? * GV: Qua phần tìm hiểu vừa rồi chúng ta đã đề xuất được 2 câu hỏi chung. Và đó là 2 nội dung chính cta cần giải quyết.Vậy để trả lời được 2 câu hỏi này các con cùng đề xuất các phương án giải quyết. - Đọc tài liệu - Thực hành, thí nghiệm. 3 phương án sau là tối ưu. - Quan sát. - Hỏi- đáp. * Bước 4: Tiến hành thực hiện giải quyết tìm tòi, nghiên cứu. 1/. Nước tồn tại ở thể lỏng( quan sát- thực hành) GV: Qua phần tìm hiểu ba đầu, các con biết nước có ở nhiều nơi. Vậy xem dự đoán của các con có đúng không?. Cô mời tất cả các con cùng hướng lên màn hình theo dõi.( 1 số ảnh vê nước ở ao, hồ,..) Vậy đã đúng như dự đoán của các con. Nước có ở những đâu nhỉ? ( ao, hồ, sông, suối, nước sinh hoạt, giếng, bể,...) GV: Nước có ở ao, hồ, sông, suối, nước trong sinh hoạt thì nước tồn tại ở thể nào? có hình dạng nhất định hay không? Các con cùng ghi dự đoán của mình vào phiếu thí nghiệm cá nhân. ( GV quan sát HS ghi phiếu dự đoán.) GV: Để biết xem dự đoán của các con đúng không chúng ta cùng làm thực hành. Bằng những đồ dùng và vật có trên mặt bàn của các nhóm. Các con hãy làm thực hành để chứng tỏ điều đó nhé! - Cô mời các nhóm trưởng điều hành nhóm của mình.( HS vừa thực hành vừa ghi cách thức TH, kết quả.) - Đại diện 1 nhóm lên trình bày. * Thay mặt cho nhóm 2 con xin trình bày kết quả thực hành như sau: - Con thấy khi nước trong chai trong suốt, không mầu, không mùi, không vị. Khi nước đựng trong chai, nước có dạng hình chai, khi rót nước ra cốc nước có dạng hình cốc, khi rót nước ra tay con không cầm được, nước tuột hết khỏi tay. Nhóm con kết luận: Nước tồn tại ở thể lỏng, trong suốt, không mầu, không vị, không có hình dạng nhất định. - Nhận xét bổ sung: Nhóm con đồng ý với nhóm bạn, nhưng phần kết luận nhóm con có bổ sung: Nước tồn tại ở thể lỏng không mầu, không mùi, không vị, không có hình dáng nhất định. * GV kết luận: Nước tồn tại ở thể lỏng không có hình dạng nhất định. 2/. Nước tồn tại ở thể khí( thí nghiệm- quan sát) GV: Nước tồn tại ở thể lỏng. Vậy theo các con nước có tồn tại ở thể khí không? Ở thể khí nước có sự chuyển thể không?. Các con cùng ghi dự đoán. Gv: Qua theo dõi cô thấy các con đều ghi dự đoán nước có tồn tại ở thể khí và có sự chuyển thể. Vậy chúng ta cùng làm thí nghiệm để chứng tỏ dự đoán đó. - GV lưu ý HS sử dụng nước nóng an toàn. - Cho HS đọc nội dung thí nghiệm. - Nhóm trưởng lên lấy phích. - Các nhóm thực hành làm thí nghiệm. - Đại diện 1 nhóm lên trình bày thí nghiệm. Các nhóm khác chú ý lắng nghe nhận xét. * Đại diện cho nhóm 5, chúng con xin trình bày kết quả thí nghiệm như sau: + Con lấy cốc nước nóng trong phích rót vào 2 cốc, dùng đĩa đậy lên một cốc, cốc còn lại quan sát con thấy có một làn khói trắng bay lên. Đó là hơi nước trong trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. Nhóm con kết luận: Hơi nước đó là ở thể khí. Hiện tượng đó là nước chuyển từ thể lỏng sang thế khí gọi là sự bay hơi. + Khi con nhấc đĩa lên, con thấy trên mặt đĩa và thành cốc có những hạt nước li ti đọng lại. Nhóm con kết luận: Hơi nước bay lên gặp đĩa lạnh đọng lại thành những hạt nước nhỏ. Lúc này hiện tượng nước chuyển từ thể khí về thể lỏng đó là sự ngưng tụ. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * GV kết luận: - Nước tồn tại ở thể khí( hơi) không có hình dạng nhất định. - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. GV: Vậy các con đã trả lời được 1 số câu hỏi đề xuất ban đầu chưa? Câu hỏi: Tại sao khi dùng khăn ướt lau bản, sau vài phút mặt bảng lại khô? Nước trên mặt bảng đã biến đi đâu? ( nước đọng ở mặt bảng biến thành hơi nước bay vào không khí, mắt thường không nhìn thấy được hơi nước). GV nhấn mạnh: Nước ko chỉ có ở ao, hồ, sông,.. mà nước còn có ở trong không khí. Như vậy nước có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. - Cho HS lấy VD về nước ở thể khí mà em hay gặp: hơi nước, sương mù, mây, mặt ao, hồ, nồi cơm sôi, cốc nước nóng... 3/. Nước tồn tại ở thể rắn.( hỏi - đáp, quan sát, thực hành) GV: Nước tồn tại ở thể lỏng, thể khí. Vậy nước có tồn tai ở thể rắn không? có sự chuyển thể ntn? Các con cùng ghi dự đoán và đề xuất cách thực hiện vào phiếu TN. - Cô có 1 món quà rất đặt biệt dành cho các con.( GV phát) Đó là gì? - Ở nhà các con đã bao giờ làm đá chưa? - 1 HS nêu quy trình làm đá. + Yêu cầu HS quan sát quy trình làm đá trên màn hình. + Quan sát tranh 1,2 cho cô biết: ? Khi đặt khay có nước vào ngăn làm đá của tủ lạnh, sau vài giờ lấy khay ra. Hiện tượng gì xảy ra đối với nước trong khay? Hiện tượng đó là gì? ( TL: ...Em thấy khay nước trước khi cho vào ngăn đá nước ở thể lỏng, sau vài giở lấy ra nước ở trong khay đã tạo thành các cục đá( viên đá) - Cho HS thực hành cầm đá: có cầm được ko? cứng hay mềm? ( Cầm được, rất cứng, em thấy hình những viên đá như khuôn làm đá, ...) ?Em có nhận xét gì về hiện tượng này? (TL: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ở nhiệt độ thấp. Nước có hình dạng nhất định.) + Quan sát tiếp tranh 3 và 4: ? Để khay nước đá ra ngoài tủ lạnh, hiện tượng gì xảy ra? Hiện tượng đó gọi là gì? (TL: Con thấy viên đá chảy thành nước, sờ thấy ướt tay. Hiện tượng đó là nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi đó là sự nóng chảy.) * GV kết luận: - Nước tồn tại ở thể rắn có hình dạng nhất định. - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. GV: Vậy đến đay các con đã trả lời được các câu đề xuất ban đầu chưa? Như câu: CH2: Băng ở Bắc Cực có phải là nước không? CH5: Đá trong tủ lạnh có phải được làm từ đá không? - Cho HS lấy VD về nước tồn tại ở thể rắn: Băng ở Bắc Cực, tuyết rơi ở Sa Pa, .. - GV giới thiêu trên màn hình 2 h/a: . H1: Ở Sa Pa thời tiết rất lạnh có hiện tượng kì lạ. hơi nước rơi xuống gặp không khí lạnh dưới 00C tạo thành băng tuyết bám trên cành cây. . H2: Đây là hiện tượng băng tan chảy ở Bắc Cực dưới tác động của t0 cao hơn. * Qua tìm hiểu bài vừa rồi bạn nào cho cô biết: Nước tồn tại ở mấy thể? Đó là những thể nào? ( 3 thể: lỏng, rắn, khí) Đó chính nội dung bài học của chúng ta ngày hôm nay: Ba thể của nước. ? Nêu tính chất chung của nước ở các thể và tính chất riêng của mỗi thể. - Ở cả 3 thể, nước đều trong suôt, không có màu, o có mùi, o có vị. - Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Riêng nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. ? Nêu sự chuyển thể của nước? - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. * Tổ chức trò chơi: Ai nhanh- Ai đúng. + Nôi dung: Hoàn thiện sơ đồ sự chuyển thể của nước + Hình thức: 8 HS chơi, chia làm 2 đội, mỗi đội 4 HS. Cả lớp cổ vũ. + Thời gian: 3 phút. - 2 đội lên chơi - HS theo dõi, nhận xét, tuyên dương. ? Nhìn vào sơ đồ cho biết, ở nhiệt độ nào thì chất lóng bắt đầu có sự bay hơi? ( Chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào, nhưng khi nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn ở nhiệt độ thấp.) ? Khi nào nước đông đặc? ( khi ở nhiệt độ thấp O0C hoặc dưới o0c) * GV nhấn mạnh về sơ đồ chuyển thể của nước: Sự chuyển thể của nước từ thể này sang thể khác phải phụ thuộc vào nhiệt độ. Gặp nhiệt độ thấp 0 độ c, hoặc dưới 0 độ c nước đông đặc thành nước đá. Gặp nhiệt độ cao hơn, nước đá nóng chẩy thành thể lỏng. Khi nhiệt độ lên cao, nước bay hơi chuyển thành thể khí. Ở đây khi hơi nước gặp không khí lạnh, ngay lập tức ngưng tụ lại thành nước. * Bước 5: Kết luận kiến thức: - Các con mở SGK trang 45 đọc phần bóng đeng tỏa sáng( lớp lắng nghe để so sánh đối chiếu với những suy nghĩa ban đầu của các em). - HS so sánh, đối chiếu. * Liên hệ: Trong cuộc sống, con người đã ứng dụng sự chuyển thể của nước để làm gì? - Hiện tượng bay hơi: để phơi quần áo dưới trời nắng cho nhanh khô,...nước ở quần áo đã bốc hơi vào không khí làm cho quàn áo nhanh khô) - Hiện tượng ngưng tụ: nấu rượu. - Làm đá để uống giải khát. * GV nhấn mạnh rèn KNS cho HS: Ko ăn đá nhiều bị viêm họng. * Về nhà ôn lại bài và xem trước bài sau: Mây được hình thành ntn? Mưa từ đâu ra?
File đính kèm:
- ba the cua nuoc ban tay nan bot.doc