30 Bài văn nghị luận xã hội
Đề 4
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nói lên0 suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống nêu trên.
ĐÁP ÁN.
Yêu cầu về nội dung:
a. Học sinh hiểu được thực chất câu nói của Lưu Quang Vũ: Con người phải sống thật với chính mình.
b. Lí giải được tại sao con người phải sống thật với chính mình (con người là một thực thể thống nhất giữa hai mặt tinh thần và thể xác. Nếu không sống thực với mình thì con người sẽ đau khổ và sẽ gây ra đau khổ, tai hoạ cho những người xung quanh.)
c. Biết liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay để chỉ ra tác hại của cách sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Từ đó rút ra bài học cho bản thân: Hãy trung thực với bản thân, đừng tự lừa dối mình và lừa dối những người xung quanh.
Yêu cầu về dựng đoạn:
a. Viết đúng dung lượng yêu cầu: khoảng trên 200 từ.
b. Đoạn văn mạch lạc, thể hiện được tính liên kết và hướng kết cấu.
* Biểu điểm:
Giáo viên chú ý kết hợp cả 2 yêu cầu trên để chấm:
- Điểm 3: Học sinh xác định đúng trọng tâm, biết cách làm một bài nghị luận xã hội; đảm bảo được các ý nêu trên; văn viết chặt chẽ, mạch lạc.
- Điểm 1-2: Học sinh nêu được 2/3 số ý. Văn viết tương đối mạch lạc; không sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm dưới 1: Chỉ nêu được ½ số ý nêu trên; sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
Đề 5
Bàn về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
g con người thành đạt thật sự, đã thật sự hiểu bản chất của cuộc sống. Như bác sĩ nhãn khoa nói: “mọi vĩ nhân đều bắt đầu sự nghiệp bằng những ước mơ đội đất vá trời. Họ biết rõ họ đang ở đâu và cần đi đến nơi nào. Sau đó họ tập trung toàn bộ nghị lực và trí tuệ để đến được nơi ấy”, “Khi biết sống có hoài bão cũng là lúc cuộc sống của chú thay đổi”. “Khi cháu có hoài bão, mọi thứ đột nhiên rõ ràng đến không ngờ. Cháu sẽ nhìn qunh và nói: ‘À, hóa ra thế giới là thế này đây.’ Đó chính là lúc con người, cơ hội và của cải mà cháu mong muốn sẽ đến với cháu.” “Hãy tin vào chính mình”. Hoặc như quan điểm của bác thợ sửa ống nước cho rằng: “nhiều người trong chúng ta đều vui vẻ đổi rất nhiều thời gian của mình lấy tiền, qua một công việc làm. Đây là sự trao đổi thẳng thừng. Nhiều người cho rằng làm như thế là họ đang đầu tư thời gian phát triển kỹ năng và kinh nghiệm làm việc và được lợi nhiều hơn từ thời gian và công sức bỏ ra. Nhưng đó là sự đầu tư sai lầm: ngay khi sự tao đổi kia ngừng lại, chẳng hạn khi người làm công không còn thời gian để đổi hoặc công ty không còn tiền để đổi lấy thời gian của người làm công thì ống nước sẽ khô kiệt. Thế nên ta nói thời gian đó có giá trị thấp.” “Khi là thợ ống nước giỏi hơn, ta đưa những giọt nước thời gian mình có vào những lần sử dụng mang lại giá trị cao hơn. Đó là sự đầu tư cho thời gian. Mỗi giọt nước được đầu tư sẽ mang đến cho ta nguồn lợi nhuận không ngừng tăng lên. Vì thời gian giúp tạo ra những nguồn tiền mới VÀ những vòi thời gian mới.” Tôi không trích sai chữ nào theo nguyên văn. Triết lý này thật là tuyệt vời. Giống như nữ nhạc công nói: “Không thể đem thời gian so sánh với tiền bạc được. Tiền tiêu rồi, ta lại kiếm được nhiều hơn. Với thời gian, một khi ta đã lãng phí, nó không bao giờ trở lại. Thời gian là thứ của cải quý giá nhất, thế nên ta nên phải đầu tư để hiểu thời gian hơn”, “Khi tìm được sự hòa hợp đích thực, cháu sẽ thấy mình có nguồn sức mạnh lớn không tưởng tượng nổi. Sự hòa hợp chính là nền tảng của sự giàu có.” Vâng, thời gian còn quý hơn cả tiền bạc. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại và tạo ra được. Thời gian qua rồi thì không thể quay ngược trở lại vì con người chưa tạo ra được thời gian. Và đi tìm sự giàu có không chỉ đơn giản là làm ra thật nhiều tiền mà còn phải hòa hợp với xã hội, hòa hợp với thiên nhiên, với đại vũ trụ. Còn người làm vườn thì nói rằng: “Cuộc sống khó nhọc hay phong phú đều do suy nghĩ của ta. Sự thịnh vượng đến từ suy nghĩ của ta đấy.” “Mỗi lời nói hoặc suy nghĩ hợp lý của cháu đều giống như mặt nước chạm tới mặt nước giếng. Mỗi câu hỏi hợp lý hơn của cháu đều xuất phát từ giếng ấy. Nó là vô tận.” Tôi cũng cực kỳ tâm đắc với cách làm việc thông minh bảo toàn sức khỏe của người chèo thuyền. “Khi lần đầu tiên thấy của cải ngoài kia, cháu bắt đầu thấy đâu đâu cũng có cơ hội. Nếu không biết điều tiết nhịp nhàng, chắc chắn cháu sẽ làm mình kiệt sức, náo loạn và cuối cùng cháu sẽ đuối dần.” “càng thư giãn và cân bằng nhiều hơn lúc mái chèo ở trên mặt nước, ta chuẩn bị tốt hơn cho lần chèo kế tiếp. Đó là lý do ta gọi là tái tạo sức lực. Quan trọng hơn nữa là, thời gian mái chèo của ta ở dưới nước càng ít ta càng đi nhanh. Thế nên khoảng thời gian mái chèo ở trên mặt nước sẽ lâu gấp đôi khoảng thời gian mái chèo ở dưới mặt nước, như vậy thuyền ta sẽ đi nhanh gấp đôi.” Và còn rất nhiều những triết lý thâm thúy đang chờ đón bạn trong tập sách xinh xắn này. Nhìn chung, những nhân vật thành đạt trong câu chuyện của Giàu đều có quan điểm sống thật sự đẹp, sâu sắc mà nhẹ nhàng. Và tôi nghĩ cuộc sống của họ không xa vời với mục đích hướng tới xây dựng cuộc sống của chúng ta. Các bạn tìm đọc tập sách này sẽ rất hữu ích cho cuộc đời bạn. Cuộc sống thay đổi từ việc thay đổi quan điểm sống. Câu chuyện đã diễn ra chỉ trong một ngày đàng của Giàu thôi mà để lại biết bao triết lý sâu xa về cuộc sống thịnh vượng và con đường đi đến đó. Ngôn từ không thể diễn tả hết ý tứ của tập sách truyền tải. Nhưng tôi hy vọng những điều mà Giàu học được sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ và cố gắng đi tìm để đạt đến điều đó. 1. Suy nghĩ, viết ra, làm theo và ôn lại. 2. Chọn cấp độ mình muốn. 3. Những gì ta nhận thấy sẽ luôn làm giàu hiểu biết của ta. 4. Cứ hỏi đi, có lợi nhiều đấy. 5. Học là một trò chơi. 6. Đầu tư nhiều hơn cho thời gian không lãng phí như trước. 7. Đầu tư nhiều hơn cho tiền bạc, không sài nhiều như trước. 8. Giếng thịnh vượng nằm trong suy nghĩ của ta. 9. Giàu có chỉ là sự bắt đầu, không phải là mục đích cuối cùng. 10. Gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch. 11. Niềm đam mê chính là la bàn định hướng. 12. Biết mà không làm có nghĩa là chưa biết gì. 13. Giá trị là sông, của cải là nước. 14. Làm việc và sáng tạo không ngừng. 15. Trù tính trước thất bại. 16. Thấy gỗ từ cây. 17. Cơ hội đến trong từng khoảng khắc. 18. Chìa khóa để có lực đòn bẩy là cách sử dụng nó. 19. Nguồn của cải có được nhờ một cuộc sống cân bằng. 20. Thời gian là thứ của cải quý giá nhất. 21. Sự hòa hợp chính là nền tảng của sự giàu có. 22. Thời gian có chu kỳ. 23. Không phải cứ bắt tay vào việc là xong, còn phải tính đến thời điểm thích hợp. 24. Khi tạo ra sự cộng hưởng, ta bắt đầu tích lũy. 25. Định ra chuẩn đánh giá cho mình. 26. Người có tiêu chuẩn 5 sao có cuộc sống sung sướng hơn người theo tiêu chuẩn 2 sao. 27. Môi trường là sân chơi. 28. Thứ ta có chính là thứ ta muốn. 29. Nước có nhiều mức độ khac nhau. 30. Mọi thứ đang đón chờ bạn Đấy là tất cả những gì Giàu đã học được ghi chép lại. Và điều chắc chắn là Giàu không chỉ học được có thế phải không các bạn? Thật đúng như tục ngữ Việt Nam chúng ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Câu chuyện có pha chút hư cấu nhưng tôi nghĩ là hoàn toàn có thể hiện thực hóa được. Và sự hư cấu thông minh ấy có chăng cũng là muốn đề cao khả năng của con người mà thôi. Giàu có thể là một đứa trẻ quá thông minh nhưng với bằng tuổi ấy cũng là đủ khôn để Giàu nhận thức về điều đó. Tôi thật sự thích cách đặt vấn đề rồi dẫn dắt và giải quyết vấn đề của tác giả, rất tự nhiên, rất linh hoạt, rất logic. Và dường như khi đọc đi đọc lại tập sách mỏng này tôi luôn có cảm nhận rõ ràng: mọi thứ vẫn đang đón chờ chúng ta. Nào! Chúng ta hãy hành động đi các bạn ơi! Tương lai chúng ta đang đón chờ chúng ta đó! Tôi đã đọc nhiều sách, không dám nói là tất cả, nhưng chưa có tập sách nào đơn giản mà đầy đủ và rõ ràng một cách nhẹ nhàng để cho tôi thấy tự tin và đủ vững tin để mạnh mẽ tiếp cận và xâm nhập cuộc sống như tập sách này. Thật sự vậy! Và tôi cũng hiểu rằng để hiểu được tập sách này thì phải cần đọc nhiều sách và có cả một phần trải nghiệm cần thiết trong cuộc sống. Chính vì vậy mà ở cuối sách nhà xuất bản Trẻ đề lời bạt rằng: “Xin đừng quên sách mà lãng quên nó ngay. Xin hãy đọc lại vài lần để tìm thấy ý nghĩa sâu xa của câu chuyện vừa kể. Nếu chưa tìm ra ý nghĩa sâu xa ấy liệu bạn có bỏ cuộc không? Hay bạn nhất định phải khám phá ra nó?”. Tôi rất quý tập sách này! Và tôi mong muốn mình được hiểu nhiều hơn với “Lạc quan để giàu có”. Tôi xin làm một phép so sánh để sinh động hóa giá trị của cuốn sách mà tôi ca ngợi. Tôi đánh giá tác phầm “Lạc quan để giàu có” của tác giả Hồng Hà có giá trị gấp mười lần tác phẩm “Ping- A frog in search of a New Pond” của tác giả Stuart Avery Gold về nội dung tư tưởng triết lý sống cũng như con đường tư duy tìm đến cuộc sống tốt đẹp. Tác phẩm “Ping- A frog in search of a New Pond” của tác giả Stuart Avery Gold vừa xuất hiện ở thị trường Việt Nam trong quý I năm 2008 được cho là cuốn sách đang trở thành một hiện tượng trên thế giới đã lan tỏa khắp các châu lục. Tác phẩm về Ping chỉ đề cập đến một khía cạnh duy nhất bao trùm đó là ý chí nghị lực của chú ếch Ping rèn luyện và vượt qua mọi thử thách để đạt đến đỉnh cao chinh phục thành công trong cuộc sống. Tác phẩm này phản ánh rõ nét tư tưởng sống của văn hóa phương Tây. Còn “Lạc quan để giàu có” cho ta biết toàn diện về tất cả mọi khía cạnh để xây dựng một cuộc sống thịnh vượng, thật sự chất lượng cao, thật sự hạnh phúc. “Lạc quan để giàu có” cho ta khả năng để xây dựng cuộc sống xã hội hài hòa và hài hòa với tự nhiên, đạt đến trình độ giải thoát theo như thuật ngữ chuyên môn của nhà Phật. Triết lý của “Ping” chỉ là nhất thời và cá nhân. Còn triết lý của “Giàu” là vĩnh viễn và hài hòa cả trong bản thể lẫn bên ngoài xã hội và tự nhiên. Đây là sự đặc trưng độc đáo của tư tưởng sống trong văn hóa phương Đông. Nhưng mọi sự so sánh đều khập khiễn. “Ping” là tác phẩm bán chạy hơn và được mọi người biết đến nhiều hơn so với tác phẩm “Giàu”. Tôi nghĩ rằng tác giả cũng như nhà xuất bản chưa mạnh mẽ trong việc tiếp cận thị trường ở khía cạnh thương mại của việc làm sách. Tôi nghĩ thành công về mặt thương mại sẽ giúp cho tác phẩm càng có giá trị hơn. Tôi khẳng định: “Lạc quan để giàu có truyền tải chân lý cao đẹp về giá trị sống đích thực”. Và thật sự bây giờ cuộc đời tôi đã có nhiều thay đổi! Tôi đã có nhìn nhận rõ ràng về con đường tư duy để đi đến cuộc sống thịnh vượng. Đó đích thực là cuộc sống ấm no hạnh phúc giống như người dân Việt Nam ta vẫn thường mong muốn. Tôi ngày càng tiếp cận cuộc sống mạnh mẽ hơn và thực tế hơn, có chiến lược và có cả chiến thuật. Trước đây tôi tích cực học tập và hoạt động nhưng còn rời rạc và mang tính thỏa mãn nhu cầu hay chỉ là đam mê. Còn giờ đây hoạt động sống của tôi gần như nhất quán giữa các hoạt động học tập và hoạt động phong trào, hoạt động xã hội, cũng như trong nội tại của mỗi loại hoạt động. Tôi nhìn cuộc sống toàn diện và đầy lạc quan. Trong mỗi giai đoạn tôi biết mình cần phải làm gì và ưu tiên làm việc gì. Tôi yêu cuộc sống và cuộc sống cho tôi thêm nhiều sức sống để sống để yêu. Tôi tôn trọng giá trị cuộc sống và điều đó mang lại cho tôi nhiều giá trị sống hơn. Như hiện nay tôi đang là sinh viên khoa Y học cổ truyền trường Đại học y – dược thành phố Hồ Chí Minh. Tôi luôn phấn đấu học tập tốt để trau dồi nghiệp vụ chuyên môn. Mặc khác tôi cũng tham gia hoạt động văn nghệ ở khoa, ở trường và ở KTX. Năm học vừa qua tôi được chọn đại diện cho lớp là sinh viên tiêu biểu của khoa. Trong hoạt động văn hóa văn nghệ của trường và khoa tôi cũng đạt nhiều thành tích cao. Tôi cũng tham gia nhiều câu lạc bộ ở NVH Thanh niên và nhà văn hóa sinh viên. Tiêu biểu nhất trong đó tôi chọn sinh hoạt ở CLB LLTrẻ NVH Thanh niên làm trọng tâm vì tính chất của CLB LLTrẻ rất phù hợp với tôi. Tôi đã gặt hái nhiều thành công cùng CLB trong năm qua và đóng góp vào thành công chung của cả CLB LLTrẻ. CLB LLTrẻ được chọn là CLB hoạt động xuất sắc nhất NVH Thanh niên. Sắp tới đây 11/5/2008 là sinh nhật tròn VII năm thành lập CLB tôi được vinh hạnh được đề cử vào danh sách Ban chủ nhiệm mới. Tôi thật sự hạnh phúc! Tôi đã và đang cảm nhận về lực đòn bẩy giữa việc học tập và hoạt động xã hội. Thế đấy! Cuộc đời tôi đã có nhiều chuyển biến. Tôi không phải khỏe khoắn gì cả. Mà tôi thấy mình tự tin đạt được những điều đó và tự tin vào khả năng của bản thân mình. Tôi càng thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn vì tôi hiểu cuộc sống hơn và mong muốn làm đẹp cuộc sống này hơn. Giá trị cuộc sống khiến tôi còn luôn phải đi tìm. Và tôi hiểu rằng: “giá trị cuộc sống nằm chính trong lòng cuộc sống”. Tôi yêu cuộc sống bằng cả trái tim mình! Tôi rất hoan nghênh cuộc thi này được tổ chức. Tôi tâm đắc một điều là muốn chơi thì phải có sân chơi, muốn hoạt động gì thì phải có môi trường nấy. Việt Nam sẽ phát triển hơn khi có sân chơi và môi trường phát triển rộng rãi. Chính chúng ta hiểu chúng ta nhất. Vậy tại sao chúng ta không tạo ra sân chơi và môi trường phát triển ấy? Khi chúng ta muốn và hiểu nó rồi thì chúng ta sẽ làm được thôi. Và mọi thứ vẫn đang đón chờ ta Tôi xin chúc cho cuộc thi được sự hưởng ứng nồng nhiệt với số lượng đông đảo độc giả tham gia. Khi viết bài này xong, tôi lại càng thấy yêu tập sách nhỏ bé này hơn và cảm thấy mình thêm phần chín chắn hơn. Tôi chân thành cảm ơn ban tổ chức! Đề 16 Suy nghĩ về quan niệm: “Tình thương là hạnh phúc của con người’’. “Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn,thử thách đó chính là tình yêu thương”. Sự ân cần, ấm áp cảu tình thương thật đẹp! Với tình thương đó,chúng ta có thể chia sẽ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ:” Tình thưong là hạnh phúc của con người”. Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tình thương nhưng nhìn chung tình thương yêu là một cảm giác đến từ sự chân thành cảu trái tim, nó vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì mà tình thương yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau. Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con ngừoi luôn phải chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch “Mùa hè xanh”, "Hoa phượng đỏ" để giúp đỡ những người kém may mắn.Các bạn không quản khó khăn để mangcon chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa. Hay như bản thân chúng ta, khi Trung thu đến ta vẫn thường quyên góp lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu. Tất cả những điều đó đã phần nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở tất cả mọi nơi. mặt khác tình thương còn là tấm lòng người mẹ, ngừoi cha, người ông, người bà, đối với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành những gì tốt nhất cho người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu muôn vẻ với muôn nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong nhiều mối quan hệtừ bạn bè, gia đình đến xã hội. Thế nhưng tấm huy chưong nào cũng có mặt trái của nó, tình yêu cũng vậy. Nếu chúng ta không đặt đúng chỗ, không mang đến cho những người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Ví như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng nếu người mẹ đó lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất. Không những thế, cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiều người tình yêu thương vô bờ đối với mọi người xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ.Những người đó chỉ biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đến bất cứ ai. Họ không hề biết rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh. Vì vậy những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay yêu thương để giúp đỡ những số phận bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn của cuộc đời. Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi ngừoi. Vì như ta không những hạnh phúc đến cho mọi ngừơi, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình người. Đề 17 Mai ấm tình thương nơi trú ngụ của những con người không chung huyết thống nhưng chung một tấm lòng. “Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu ”. Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng. Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi” nhỏ mù lòa.Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi, được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường. Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ. Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng. Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.Một thực trạng đau lòng khác là nhiềuu vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường hợp em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM, bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê” – Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị
File đính kèm:
- 35 de nghi luan xa hoi tieu bieu_12808462.doc