3 Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9

ĐỀ 02

Câu 1( 2điêm)

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

 Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người đáng cho bác vẽ hơn.

 (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2015, tr.185)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

b) Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích.

c) Trong đoạn văn trích ở trên, nhân vật cháu đã “sống thật hạnh phúc”. Vậy, em hiểu như thế nào về quan niệm “hạnh phúc” của nhân vật?

Câu 2: ( 3 điểm)

Trên cơ sở quan niệm về hạnh phúc của nhân vật trong đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận với chủ đề: Hạnh phúc của con người trong cuộc sống.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 3 Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN TẬP
 ĐỀ 01
 Câu 1. (2.0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa...
	Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là “phải ở dưới quê...”. Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẫn thờ, trời ơi, “phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước lắm. Bông so đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật”. Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào,“phải ở dưới quê thể nào cũng có người chạy tới can, người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt, cũng đỡ căng”. Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần, “phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo”.
	(...) Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc...
 (Biển của mỗi người, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 5,6,7)
	a) Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
	b) Tại sao chủ nhà lại “hoang mang” và cảm thấy “thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ” trước cô giúp việc?	
Câu 2. (3.0 điểm)
	Thời gian – Quà tặng kỳ diệu của cuộc sống! Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300-400 chữ) bàn về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học trò hiện nay.
Câu 3. (5.0 điểm)
	Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau:
	Quê hương anh nước mặn, đồng chua
	Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
	Anh với tôi đôi người xa lạ
	Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
	Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
	Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
	Đồng chí !
	Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
	Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
	Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
 (Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXB GDVN, 2014, tr. 128)
HẾT 
ĐỀ 02
Câu 1( 2điêm)
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
 Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người đáng cho bác vẽ hơn.
 (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2015, tr.185)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích.
Trong đoạn văn trích ở trên, nhân vật cháu đã “sống thật hạnh phúc”. Vậy, em hiểu như thế nào về quan niệm “hạnh phúc” của nhân vật?
Câu 2: ( 3 điểm)
Trên cơ sở quan niệm về hạnh phúc của nhân vật trong đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận với chủ đề: Hạnh phúc của con người trong cuộc sống.
Câu 3 (5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật,
 Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2015, Tr.132).
-------------- HẾT --------------
ĐỀ 03
 Câu 1( 2 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 
 DẶN CON 
Không có gì tự đến đâu con
 Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
 Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
 Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
 Không có gì tự đến, dẫu bình thường
 Phải bằng cả đôi tay và nghị lực
 Như con chim suốt ngày chọn hạt
 Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.
Dẫu bây giờ bố mẹ - đôi khi
 Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi
 Có roi vọt khi con hư và dối
 Thương yêu con đâu đồng nghĩa với chiều.
 Đường con đi dài rộng rất nhiều
 Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng
 Trời xanh đấy nhưng chẳng bao giờ lặng
 Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
 Chẳng có gì tự đến – Hãy đinh ninh.
 (Trích trong tập thơ Lời ru vầng trăng-Nguyễn Đăng Tuấn-NXB Lao động năm 2000)
a) Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
b ) Theo em, việc tách câu thơ cuối bài thơ thành một khổ riêng có ý nghĩa gì?
 	c) Bài học cuộc sống nào được gợi lên sau khi em đọc bài thơ?
 Câu 2.( 2 điểm) Viết đoạn văn nghị luận từ 10 đến 12 câu nói về ý nghĩa của tình mẫu tử.
 Câu 3.( 6 điểm) Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua tác phẩm “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

File đính kèm:

  • docx3_de_on_tap_mon_ngu_van_lop_9.docx