Tuyển tập 101 bài tập môn Sinh học có lời giải chi tiết năm 2015

Bài 3: Một quần thể sóc gồm 1050 sóc lông nâu đồng hợp tử, 150 sóc lông nâu dị hợp tử và 300 sóc lông trắng.

Biết tính trạng màu lông do một gen gồm hai alen quy định.

Tính tần số các kiểu gen và tần số các alen trong quần thể.

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuyển tập 101 bài tập môn Sinh học có lời giải chi tiết năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYỂN TẬP 101 BÀI TẬP MÔN SINH HỌC 
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT NĂM 2015
Tài liệu được soạn theo nhu cầu của các bạn học sinh khối trường THPT (đặc biệt là khối 12).
Biên soạn theo cấu trúc câu hỏi trong đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng của Bộ GD&ĐT.
Tài liệu do tập thể tác giả biên soạn:
Th.S Lê Thị Huyền Trang – CLB gia sư Bắc Giang (Chủ biên)..
Cao Văn Tú – CN.Mảng Toán – Khoa CNTT – Trường ĐH CNTT&TT Thái Nguyên (Đồng chủ biên).
Ngô Thị Huyền Trang – Khoa Sinh – Trường ĐH Sư Phạm Thái Nguyên.
Ma Thị Vân Hà – Khoa Khoa học cơ bản – Trường ĐH CNTT&TT Thái Nguyên.
Nguyễn Văn Tuấn – SVNC Khoa Sinh – Trường ĐHSP Thái Nguyên.
Tài liệu được lưu hành nội bộ - Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức.
Nếu chưa được sự đồng ý của ban Biên soạn mà tự động post tài liệu thì đều được coi là vi phạm nội quy của nhóm.
Tài liệu đã được bổ sung và chỉnh lý lần thứ 1.
 Tuy nhóm Biên soạn đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể tránh khỏi sự sai xót nhất định. 
Rất mong các bạn có thể phản hồi những chỗ sai xót về địa chỉ email: 
Xin chân thành cám ơn!!!
Chúc các bạn học tập và ôn thi thật tốt!!!
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2014
Bộ phận Duyệt tài liệu
TM.Bộ phận Duyệt tài liệu
Trưởng Bộ phận
Cao Văn Tú
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2014
TM.Nhóm Biên soạn
Trưởng nhóm Biên soạn
Th.S Lê Thị Huyền Trang
 Bài 1: Xét QT gồm 1000 cá thể, trong đó có 500 cá thể có KG AA, 200 cá thể có KG Aa, số còn lại có kiểu gen aa .
	a. Tính tần số các alen A và a của QT.
	b. Tính tần số các KG của QT, từ đó suy ra cấu trúc di truyền của QT.
Giải
 a. Ta có
Số cá thể có kiểu gen aa = 1000 – (500 + 200) = 300
Tổng số alen trong quần thể = 2x1000 = 2000 
Tần số alen A = = 0,6
Tần số alen a = = 0,4
b. Tần số các kiểu gen
- Tần số kiểu gen AA = = 0,5
- Tần số kiểu gen Aa = = 0,2
- Tần số kiểu gen aa = = 0,3
=> Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,5 AA : 0,2 Aa : 0,3 aa
Bài 2: Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
Tính tần số các alen A, a của quần thể.
Giải
 Ta có: Tần số alen A = 0,7 + 0,2/2 = 0,8
Tần số alen a = 0,1 + 0,2/2 = 0,2
Bài 3: Một quần thể sóc gồm 1050 sóc lông nâu đồng hợp tử, 150 sóc lông nâu dị hợp tử và 300 sóc lông trắng.
Biết tính trạng màu lông do một gen gồm hai alen quy định.
Tính tần số các kiểu gen và tần số các alen trong quần thể.
Giải
 Ta có tổng số sóc trong quần thể = 1050 + 150 + 300 = 1500
Quy ước: A: lông nâu
 A: lông trắng
Tần số các kiểu gen được xác định như sau
	1050/1500 AA + 150/1500Aa + 300/1500 aa = 1
	Hay 0,7 AA + 0,1 Aa + 0,2 aa = 1
Từ đó suy ra: Tần số các kiểu gen AA, Aa và aa lần lượt là 0,7, 0,1 và 0,2
	Tần số alen A = 0,7 + 0,1/2 = 0,75
	Tần số alen a = 0,2 + 0,1/2 = 0,25
Bài 4: Cho 2 QT: 	QT1: 100% Aa
	QT2: 0,7AA + 0,2 Aa + 0,1 aa = 1
a. Tính tần số các alen A và a ở mỗi QT.
b. Xác định tỉ lệ thể dị hợp còn lại và tỉ lệ mỗi thể đồng hợp tạo ra ở mỗi QT sau 5 thế hệ tự phối.
Giải
a. - QT1:
Tần số alen A = a = 1/2 = 0,5
 - QT2: Tần số alen A = 0,7 + 0,2/2 = 0,8
 Tần số alen a = 0,1 + 0,2/2 = 0,2
b. - QT1: Tỉ lệ thể dị hợp còn lại sau 5 thế hệ tự phối là 1/25 = 0,03125
 Tỉ lệ mỗi thể đồng hợp tạo ra là AA = aa = [1 - (1/2)5] : 2 = 0,484375
 - QT2: Tỉ lệ thể dị hợp còn lại sau 5 thế hệ tự phối là 0,2x1/25 = 0,00625
 Tỉ lệ thể đồng hợp AA tạo ra là = 0,7 + [0,2 - (1/2)5 . 0,2] : 2 = 0,796875 
 Tỉ lệ thể đồng hợp aa tạo ra là = 0,1 + [0,2 - (1/2)5 . 0,2] : 2 = 0,196875 
* Chú ý: 
Nếu quá trình nội phối diễn ra yếu thì việc xác định thành phần KG của QT được xác định như sau
Gọi H1 là tần số thể dị hợp Aa bị giảm đi do nội phối qua một thế hệ.
 F là hệ số nội phối
Ta có F = (2pq – H1)/2pq
Từ đó suy ra
Tần số KG AA = p2 + pqF = p2 (1 - F) + pF
Tần số KG Aa = H1 = 2pq (1 - F) 
Tần số KG aa = q2 + pqF = q2 (1 - F) + qF
Bài 5: QT nào sau đây đạt cân bằng DT
QT1: 0,36AA + 0,60 Aa + 0,04 aa = 1
QT2: 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1
QT3: 0,7AA + 0,2 Aa + 0,1 aa = 1
QT4: 0,36AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1
Giải
 Lý thuyết bổ xung: 
Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nếu có tần số các kiểu gen thoã mãn công thức
	p2AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
Trong đó p là tần số alen A
 q là tấn số alen a
	(p + q = 1)
Hoặc Quần thể có cấu trúc di truyền dạng d AA : h Aa : r aa sẽ đạt cân bằng di truyền nếu thoã mãn biểu thức dr = (h/2)2
Áp dụng:
-------------- Còn tiếp 
Các bạn tham khảo tiếp tại  
Lưu ý: Các bạn có thể nhấn Ctrl+Click chuột trái vào đường link trên để đi tới tài liệu nhanh hơn!

File đính kèm:

  • doc101 BÀI TẬP SINH HỌC CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT 2015 .doc