Tiến trình dạy học bài dự thi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 ( lịch sử địa phương lớp 10, tiết 34, ban cơ bản)

- Quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền đối với vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

- Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường biển trong lành, bảo vệ tài nguyên biển.

- Sống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ đồng bào, ngư dân, chiến sĩ ngoài hải đảo, biển khơi khi gặp khó khăn.

- Tăng cường học tập, tìm hiểu biển đảo Việt Nam.

- Quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

 

doc23 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiến trình dạy học bài dự thi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 ( lịch sử địa phương lớp 10, tiết 34, ban cơ bản), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông là danh nhân văn hoá của Việt Nam và thế giới.
Hoạt động 2. Thời gian 08 phút.
- Tích hợp môn Tin học để tạo sự yêu thích, niềm đam mê học tập Lịch sử.
- Tích hợp môn Tin học cho học sinh trình bày diễn biễn, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa, để học sinh phát triển kỹ năng thực hành bộ môn: Biết khai thác bản đồ, tranh ảnh, sử dụng bảng thống kê.
GV:
*Phương pháp tích hợp: GV dùng tích hợp liên môn.
Môn Tin học.
- Giáo viên chia làm bốn nhóm trong nội dung này.
+ Nhóm 1: Trình bày những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở miền Tây Thanh Hóa ? Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa quân?
+ Nhóm 2: Quá trình nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc ( 1424- 1426) như thế nào? ý nghĩa lịch sử của thắng lợi đó?
+ Nhóm 3: Trình bày diễn biến chính trận Tốt Động- Chúc Động cuối năm 1946, trận Chi Lăng- Xương Giang tháng 10-1947 ? Thắng lợi những trận đánh này có ý nghĩa gì tới toàn cục của cuộc khởi nghĩa?
+ Nhóm 4: Nêu kết quả, ý nghĩa thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?
HS:
+ Nhóm 1: Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân ở miền Tây Thanh Hóa.
- Đầu năm 1416 Hội thề Lũng Nhai.
- Ngày 7-2-1418 Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn.
- Giữa 1418 quân Minh vây quét Chí Linh, Lê Lai cải trang là Lê Lợi và bị giết chết .”Lê Lai liều mình cứu chúa”,“21 Lê Lai; 22 Lê Lợi”
- Cuối 1421 quân Minh vây quét Lam Sơn, Lê Lợi rút lên núi Chí Linh, thiếu lương thực trầm trọng.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi tạm hòa hoãn.
- Cuối 1424 giặc mua chuộc Lê Lợi thất bại nên chuẩn bị tấn công nghĩa quân Lam Sơn 
* Nhận xét : tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hy sinh, vượt gian khổ  của nghĩa quân và đường lối đúng đắn của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi .
+ Nhóm 2: Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc
( 1424- 1426).
 -Theo kế hoạch của Nguyễn Chích: “chuyển quân vào Nghệ An.
-Nghĩa quân thắng trận Đa căng, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải, giải phóng  Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa
 - Tháng 8-1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình), Thuận Hóa. 
- Địch phải rút vào các thành lũy để cố thủ .
Ý nghĩa : giải phóng Nghệ An, Tân Bìn, Thuận Hóa, lực lượng nghĩa quân đã trưởng thành, khu giải phóng dài từ Thanh Hóa đến Hải Vân, làm đà tiến công ra Bắc.
Tháng 9-1426 nghĩa quân tiến ra Bắc bằng 3 đạo quân:
* Đạo thứ nhất tiến ra giải phóng Tây Bắc chặn viện binh địch từ Vân Nam sang .
* Đạo thứ hai giải phóng hạ lưu sông Hồng, và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan, và chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
* Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan. Nhiệm vụ giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới ,chặn viện binh địch.
=> tiêu diệt hàng ngàn tên địch, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan để cố thủ .
- Ý nghĩa: Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch: nghĩa quân hùng mạnh giành thế chủ động và phản công, quân Minh phải phòng ngự, cố thủ ở Đông Quan, xin viện binh.
+ Nhóm 3: Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng cuối năm 1426-cuối 1427
1.Trận Tốt Động – Chúc Động cuối 1426 .
 -Tháng 11- 1426Vương Thông đem 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan và mở cuộc phản công, đánh vào chủ lực ta ở Cao Bộ để giành thế chủ động  .
 - Quân ta phục  binh sẵn ở Tốt Động và Chúc Động , quân địch lọt vào trận địa, ta tiêu diệt hơn 5 vạn quân địch, bắt sống hơn 1 vạn, Vương Thông chạy về Đông Quan .Ta giành thế chủ động vây Đông Quan, và giải phóng nhiều châu huyện, quân Minh bị động, một mặt xin giả hòa, một mặt xin thêm viện binh .
2. Trận Chi Lăng – Xương Giang10- 1427:
 - Tháng 10-1427, 15 vạn viện binh gồm đạo chủ lực do Liễu Thăng từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, đạo quân thứ hai do Mộc Thạch chỉ huy từ Vân Nam tiến vào Lê Hoa 
 - Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định“vây thành diệt viện”, tập trung diệt viện binh Liễu Thăng trước. Ta phục kích ở Chi Lăng – Liễu Thăng bị chém.
 - Vương Thông  nghe tin bại trận, vô cùng khiếp đảm xin hòa.
- ý nghĩa: Chiến tranh kết thúc.
+ Nhóm 4: Kết quả, ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa.
Kết quả:
- Chiến tranh kết thúc, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.
- 1428 Lê Lợi lên ngôi vua.
Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa:
- Đất nước hoàn toàn giải phóng. 
- Giành độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia dân tộc. 
- Mở ra thời kỳ phát triển mới thời Lê sơ.
Hoạt động 3. Thời gian 11 phút.
- Tích hợp liên môn để tạo sự hứng thú cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo, chiếm lĩnh, khắc sâu ghi nhớ, hiểu rõ bản chất sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
- Môn Tin học.
- Môn Văn học.
- Môn Địa lí .
- Môn Lịch sử.
- Môn Mĩ thuật.
- Môn Dân tộc học.
-Môn Giáo dục công dân.
- Môn Giáo dục quốc phòng.
GV:
- Tại sao giai đoạn đầu nghĩa quân chọn miền Tây Thanh Hóa để phát triển cuộc khởi nghĩa? Ở đây nghĩa quân đã gặp những khó khăn gì?
*Phương pháp tích hợp: GV dùng tích hợp liên môn.
Môn Tin học.
- Dùng bản đồ Thanh Hóa.
Môn Địa lí.
- Địa hình miền núi, hiểm trở, thuận lợi cho xây dựng căn cứ của nghĩa quân và phát triển lực lượng.
Môn Lịch sử.
- Vị thế chiến lược trọng yếu: Rút vào rừng núi và đánh lan tỏa xuống đồng bằng.
- Khó khăn: Nghĩa quân ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu rất nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai. Lê Lợi cho giết cả voi, ngựa chiến để nuôi quân.
Môn Văn học.
- “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Khi Khôi Huyện quân không một đội”.
Môn Dân tộc học.
- Có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống: Kinh, Mường, Thái, Dao.
HS:
- Địa hình miền núi, hiểm trở, thuận lợi cho xây dựng căn cứ của nghĩa quân và phát triển lực lượng.
- Vị thế chiến lược trọng yếu: Rút vào rừng núi và đánh lan tỏa xuống đồng bằng.
- Khó khăn: Lương thực thiếu thốn trầm trọng, lực lượng nghĩa quân còn mỏng, bị địch tấn công và bao vây.
GV:
- Hội thề Lũng Nhai có ý nghĩa gì? Em hiểu câu nói: “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi” như thế nào?
*Phương pháp tích hợp: GV dùng tích hợp liên môn.
Môn Tin học.
- Dùng bảng thống kê.
Môn Lịch sử.
“Tôi là phụ đạo Lê Lợi cùng Lê Lai, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú. 19 người tuy họ hàng quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển có khác nhau mong có tình như cùng chung một họchung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước, làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau, không dám quên lời thề son sắtKính xin có lời thề”.
- Ông đã hi sinh anh dũng, nhận cái chết về mình vì chủ tướng, vì đất nước.
HS:
- Đoàn kết, nhất trí, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
- Lê Lai đã liều mình cứu chủ tướng, xả thân vì đất nước, để ghi nhớ công lao Lê Lai, Lê Lợi tuyên bố sau khi ông mất sẽ làm giỗ Lê Lai trước giỗ ông một ngày.
GV:
- Tại sao mùa hè năm 1423 Lê lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh? Em hãy nêu đường lối kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn? Em có nhận xét gì về đường lối đó?
*Phương pháp tích hợp: GV dùng tích hợp liên môn.
Môn Tin học.
- Dùng bảng thống kê.
Môn Lịch sử.
* Hòa vì:
- Nghĩa Quân Lam Sơn: Để tránh sự tấn công vây quét của quân Minh, kéo dài thời gian để xây dựng lực lượng
- Quân Minh: Chấp nhận hòa, để củng cố lực lượng và dụ dỗ mua chuộc Lê Lợi(chủ tướng), nhanh chóng dập tắt được cuộc khởi nghĩa.
*Đường lối:
- Đường lối kháng chiến toàn dân, lấy dân làm gốc.
- Hình thức khởi nghĩa: Chiến tranh nhân dân.
- Biết kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
Môn Văn học.
 “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
Môn Giáo dục quốc phòng.
- Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
HS:
* Hòa vì:
- Nghĩa Quân Lam Sơn: Để tránh sự tấn công vây quét của quân Minh, kéo dài thời gian để xây dựng lực lượng
- Quân Minh: Chấp nhận hòa, để củng cố lực lượng và dụ dỗ mua chuộc Lê Lợi(chủ tướng), nhanh chóng dập tắt được cuộc khởi nghĩa.
*Đường lối:
- Đường lối kháng chiến toàn dân, lấy dân làm gốc.
- Biết phát huy sức mạnh toàn thể dân tộc.
GV:
- Tại sao Nguyễn Chích“chuyển quân vào Nghệ An”?
*Phương pháp tích hợp: GV dùng tích hợp liên môn.
Môn Tin học.
- Dùng bảng thống kê.
Môn Địa lí.
- ” Là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, rồi dựa vào đấy mà quay ra đánh lấy Đông Đô”
HS:
- Rút vào Nghệ An để thoát thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn là Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa .
GV:
- Tường thuật trận trận Tốt Động- Chúc Động cuối năm 1426, trận Chi Lăng – Xương Giang tháng 10-1427.
- Giải thích tại sao nghĩa quân Lam Sơn “vây thành, diệt viện”?
*Phương pháp tích hợp: GV dùng tích hợp liên môn.
Môn Tin học.
- Dùng bản đồ.
Môn Lịch sử.
-Theo Lê Lợi: “Đánh thành là hạ sách, ta đánh vào thành vững, hàng năm, hàng tháng không hạ được thành, quân ta sức mỏi, khí nhụt. Nếu viện binh của giặc lại đến trước mặt, sau lưng đều có giặc. Đó là con đường nguy! Sao bằng dưỡng sức chứa uy để đợi viện binh giặc. Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng”
HS:
-Vì lực lượng quân Minh trong thành lúc này còn đông, ra sức cố thủ, không thể nhanh chóng hạ được thành. Nếu thành Đông Quan chưa hạ được mà hơn 10 vạn quân Liễu Thăng vào tiếp ứng cho Vương Thông thì tình hình sẽ rất khó khăn, phức tạp. Ta sẽ bị dồn vào giữa hai gọng kìm, tiến không được, thoái cũng không xong, chẳng khác nào nộp mạng cho địch.
GV:
- Nội dung của hội thề Đông Quan? Em nhận xét gì về hội thề Đông Quan?
*Phương pháp tích hợp: GV dùng tích hợp liên môn.
Môn tin học.
- Hình ảnh hội thề Đông Quan.
Môn Lịch Sử.
- Phía quân Minh: Vương Thông cam kết rút quân về nước, không dám ngoan cố chờ đợi viện binh, và trên đường rút quân không được cướp bóc nhân dân.
- Phía ta: Lê Lợi bảo đảm tha cho quân Minh được bảo toàn tính mạng về nước và đối với triều Minh sẽ có biểu cầu phong. 
Môn Văn học.
“Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
 ra đến bể mà hồn bay, phách lạc;
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run.”
HS:
- Phía quân Minh: Vương Thông cam kết rút quân về nước, không dám ngoan cố chờ đợi viện binh, và trên đường rút quân không được cướp bóc nhân dân.
- Phía ta: Lê Lợi bảo đảm tha cho quân Minh được bảo toàn tính mạng về nước và đối với triều Minh sẽ có biểu cầu phong. 
Nhận xét: 
- Thể hiện sách lược hòa hiếu của nghĩa quân Lam Sơn, “Lấy chí nhân để thay cường bạo”
- Làm cho quân Minh vừa lo sợ, vừa khâm phục, khuất phục trước Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. “Quân Minh hết sức cảm động, kéo đến dinh Bồ Đề lạy tạ những người lãnh đạo đầy lòng khoan dung, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn”
GV:
- Vì sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi? Công lao của Lê Lợi?
*Phương pháp tích hợp: GV dùng tích hợp liên môn.
Môn Tin học.
- Hình ảnh Lê Lợi trả Gươm. Hình ảnh Hồ Gươm.
Môn Văn học.
- Nhân một buổi đẹp trời, Vua ngự giá ra chơi hồ Tả Vọng (còn gọi là hồ Lục Thủy vì nước xanh sẫm), thuyền rồng vừa đến giữa hồ, bỗng dưới nước nổi lên một rùa vàng rất to. Rùa bơi đến trước thuyền rồng cúi đầu như có ý bái lạy và cất tiếng: Việc nước đã xong, xin bệ hạ hoàn lại kiếm thần! Vua tung gươm, rùa vàng liền đớp lấy lặn xuống nước mất tăm. Từ đó nhân dân gọi hồ Tả Vọng là Hồ Hoàn Kiếm (hồ trả Gươm). 
Môn Giáo dục công dân.
- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc.
Môn Lịch sử.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.”
HS:
- Nhân dân ủng hộ, có lòng yêu nước nồng nàn của toàn quân dân ta.
- Khối đoàn kết nhất trí của quân dân.
- Tài chỉ huy của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
- Công lao của Lê Lợi: Lê Lợi là người có tài, có đức, chỉ huy giỏi, biết tập hợp, lôi kéo lực lượng, biết lấy lòng dân, ngoại giao khôn khéo, vạch ra đường lối chiến lược quân sự đúng đắn.
GV:
- Em hãy tìm những câu nào trong “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi để nói về chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn?
*Phương pháp tích hợp: GV dùng tích hợp liên môn.
Môn Tin học.
- Sau khi cho học sinh hoạt động nhóm xong, giáo viên dùng bảng thống kê.
HS:
Môn Văn học.
“Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm 
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu,
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Kháng cùng kế tự vẫn.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng Thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng,
Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường;
Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước.
Thua quân ta ở Cần Trạm, quân Mộc Thạch xéo lên nhau để chạy thoát thân.
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng.
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ dây đổi mới”
1.Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa.
- Thi hành chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của quân Minh.
- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước.
- Nhiều nghĩa sĩ yêu nước, thương dân, mưu trí, gan dạ, dũng cảm: Lê Lợi, Nguyễn Trãi
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa
(1418-1427)
Giai đoạn
Nội dung chính sự kiện
Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân ở miền Tây Thanh Hóa.
-Đầu năm 1416: hội thề Lũng Nhai gồm 19 người  trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa.
-Ngày 7-2-1418:  Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn ( Thanh Hóa) và tự xưng là Bình Định Vương .
-Giữa năm 1418 :  Giặc vây Chí Linh ,Lê Lai cải trang thành Lê Lợi  và bị giết chết .
-Mùa hè năm 1423: Lê Lợi tạm hòa hoãn.
-Cuối năm 1424: quân Minh chuẩn bị tấn công nghĩa quân Lam Sơn 
Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc
( 1424- 1426).
-Theo kế hoạch của Nguyễn Chích: “chuyển quân vào Nghệ An.
 -Nghĩa quân giải phóng  Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa.
- Tháng 8-1425 giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa, 
- Tháng 9-1426 nghĩa quân tiến ra Bắc bằng 3 đạo quân
Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng cuối năm 1426-cuối 1427
- Cuối năm 1426 giành thắng lợi ở Tốt Động và Chúc Động 
- Tháng 10-1427 nghĩa quân thắng lợi ở Chi Lăng – Xương.
- Ngày 10-12-1427: hội thề Đông Quan , Vương Thông rút quân.
3. Kết quả. Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa:
a. Kết quả
- Kết thúc 20 năm cai trị, bóc lột hà khắc của quân Minh. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.
- 1428 Lê Lợi lên ngôi vua.
b.Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa:
- Đất nước hoàn toàn giải phóng. 
- Giành độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia dân tộc. 
- Mở ra thời kỳ phát triển mới thời Lê sơ.
Hoạt động 4. Thời gian 7 phút.
Sơ kết bài học:
 Tích hợp kiến thức liên môn để sơ kết bài học và tạo cho học sinh khả năng chủ động nắm vững kiến thức, biết liên hệ, vận dụng vào thực tiễn đời sống.
GV:
- Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi, năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm 1430, Lê Lợi cho đổi Lam Sơn thành Tây Kinh(hay còn gọi là Lam Kinh). Năm 1433, Lê Thái Tổ băng hà và đưa về quê hương Lam Sơn an táng tại Vĩnh Lăng. Từ đây, Lam Kinh trở thành khu sơn lăng. Vậy em hiểu biết gì về Điện Lam Kinh? Em liên hệ bản thân mình trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan khu di tích lịch sử.
*Phương pháp tích hợp: GV dùng tích hợp liên môn.
Môn Tin học.
- Do cho học sinh chuẩn bị từ trước nên học sinh tự chụp ảnh khu di tích Lam Kinh và tự giới thiệu.
Môn Lịch sử:
- Nêu khái quát sự hình thành và phát triển khu di tích Lam Kinh.
HS:
- Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mùa xuân 1418, nơi hội tụ nhiều anh hùng hào kiệt chiêu tập quân sỹ khắp bốn phương dựng cờ khởi nghĩa. Sau 10 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ với bao nhiêu chiến công lừng lẫy thắng lợi.
 -Ngày 15 tháng Giêng năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Kinh (Thăng Long) đặt tên nước là Đại Việt, lấy niên hiệu Thuận Thiên.
- Cũng như các triều đại trước đó với tấm lòng tôn kính tổ tiên vua Lê cho xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm với quy mô to lớn ở đất Lam Sơn và coi đây là "Kinh đô" thứ hai của Nhà nước Đại Việt sau Đông Kinh (Thăng Long - Hà Nội). Vì lẽ đó, đương thời Lam Kinh trở thành vùng đất "căn bản" có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhà Lê, tồn tại như một thánh địa tôn nghiêm, nơi thờ cúng tổ tiên và các Hoàng đế nhà Lê, nơi mai táng nhiều Hoàng đế và Hoàng Thái hậu nhà Lê, nơi cử hành những nghi lế mỗi khi vua Lê về bái yết sơn lăng.
- Năm 1433 Lê Thái Tổ mất, đưa về Lam Kinh táng ở Vĩnh Lăng. Tháng 12 cùng năm các quan theo hầu về Tây Kinh, dựng miếu điện Lam Sơn. 
- Năm 1456 trong dịp tổ chức tế lễ ở Miếu Điện Lam Kinh vua Lê Nhân Tông cùng các triều thần đặt tên cho các điện chính diện gọi là Quang Đức, điện Sùng Hiếu, Hậu điện gọi là Diễn Khánh; lại sai quân phủ Thanh Hoá làm tẩm cung thờ Thái Hoàng Thái Phi ở sau điện lăng Lam Sơn. 
- Diện mạo của Lam Kinh được Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú  ghi chép như sau: "Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên non xanh nước biếc, rừng rậm um tùm, Vĩnh lăng của Lê Thái tổ, Chiêu Lăng của Lê Thái tông và lăng các vua nhà Lê đều ở đây cả. Lăng nào cũng có bia. Sau điện lấy Tây hồ làm não, giống như hồ Kim Ngưu. Hồ rất rộng lớn, nước các ngả đều chảy cả vào đó. Có son sông phát nguyên từ hồ ấy, chảy vòng trước mặt, lòng sông có những viên đá nhỏ, tròn và nhẵn trông rất thích mắt nhưng không ai dám lấy trộm. Lại có lạch nước nhỏ, chảy từ bên tay phải qua trước điện, ôm vòng lại như cánh cung. Trên lạch có cầu giống như Bạch Kiều ở Giảng Đình, điện Vạn Thọ Đông Kinh đi qua cầu mới tới điện. Nền điện rất cao, hai bên mở rộng, dưới chân điện có làn nước phẳng giống như trước điện nhà vua coi chầu. Ngoài cửa Nghi môn có hai con chó ngao bằng đá, tục truyền là rất thiêng. Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ công, mẫu mực theo đúng kiểu các miếu ở Kinh sư theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trông xuống thì thấy núi khe hai bên Tả, Hữu, cái nọ cái kia vòng quanh thật là một chỗ để xây dựng cơ nghiệp.
- Nhưng trải qua thời gian và những biến thiên lịch sử, nhiều kiến trúc của khu di tích Lam Kinh không còn lại bao nhiêu, phần nhiều đã bị hư hỏng. Năm 1961 đã cho xây dựng nhà che bia Vĩnh Lăng, kiến trức gỗ lim lập ngói mũ hài hai tầng tám mái cong.
- Năm 1962, Bộ Văn hoá Thông tin quyết định xếp hạng cấp quốc gia đối với di tích Lam Kinh.
- Ở Lam Kinh có 6 vị vua đầu triều Lê Sơ sau khi mất đưa về an táng tại Lam Sơn là: vua Lê Thái tổ, Lê Thái tông, Lê Nhân tông, Lê Thánh tông, Lê Hiến tông, Lê Túc tông và cả 2 bà hoàng thái hậu là lăng mộ Ngô Thị Ngọc Dao (vợ vua Lê Thái tông), lăng Nguyễn Thị Ngọc Huyền (vợ Lê Thánh tông).
- Bia Vĩnh Lăng được dựng trên gò đất rộng cao thoai thoải, bia nhìn hướng Nam, được đặt trên lưng một con rùa. Bia và rùa là hai khối đá lớn, loại đá trầm tích biển ước tính trên dưới 18 tấn, được gắn vào nhau bằng ngàm sâu, khít tạo thành khối liên kết bền vững chắc chắn. 
- Bia Vĩnh Lăng ghi lại thân thế sự nghiệp, công trạng của vua Lê Thái tổ, tóm tắt ngắn gọn về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nội dung văn bia do quan Vĩnh Lộc đại phu, nhập nội hành khiển, tri tam quản sự Nguyễn Trãi, phụng soạn, người khắc chữ trên bia là quan Hàn lâm viện
 - Với lòng tôn kính, ghi nhớ công lao to lớn của anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi triều đại Hậu Lê, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hoá tôn tạo khu di tích Lam Kinh trở thành điểm tham quan du lịch tâm linh, lịch sử, sinh thái hấp dẫn du khách.
Liên hệ bản thân:
- Phải có hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp có văn hóa ở khu di tích lịch sử.
- Không vứt rác bừa bãi, không trèo cây, bẻ cành cây, không sờ vào các hiện vật, không leo trèo lên các con tượng, phải biết giữ gìn môi trường, cảnh quan khu di tích sạch đẹp.
- Không ăn mặc thiếu thẩm mĩ, thiếu văn hóa đến các khu di tích lịch sử.
- Nên giới thiệu, quảng bá hình ảnh khu di tích lịch sử quê hương mình cho bè bạn trong nước và trên thế giới biết.
GV: 
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã

File đính kèm:

  • docGiáo an dự thi-Lê Xuân Sử -TX5.doc
  • doc-Học liệu hỗ trợ học sinh học tập-Lê Xuân TX5.doc
  • docKết quả thực nghiệm- Lê Xuân TX5.doc
  • docPhiếu mô tả bài dự thi- Lê Xuân Sử-TX5.doc
  • pptỨng dụng công nghệ-Lê Xuân Sử-TX5.ppt