Tham khảo đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 8

ĐỀ BÀI 2: PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm) Chép lại nguyên văn bài thơ “ Đi đường” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ). Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Câu 2 ( 2 điểm) Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau:

“ Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)

 - Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? ( 2)

 Chị Dậu gạt nước mắt: ( 3)

 - Không đau con ạ ! ( 4)”

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham khảo đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian 90 phút )
ĐỀ BÀI 1: Câu 1: (2đ) a. Em hãy nêu nét chính về tác giả Lí Công Uẩn? b. Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật của văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn? Câu 2: (1đ) Văn bản “ Đi bộ ngao du ” của Ru-xô có ý nghĩa gì? Câu 3:(2đ) a. Hành động nói là gì?. b. Cho hai ví dụ về hành động nói được thực hiện theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. Câu 4:(5đ) “Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch của học sinh”. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên./.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (2đ)
a. - Lí Công Uẩn(974-1028) tức vua Lí Thái Tổ.
 - Quê Bắc Ninh Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn.
 - Ông là người sáng lập ra vương triều nhà Lí,lấy niên hiệu là Thuận Thiên. (1đ)
b. - Gồm có ba phần chặt chẽ.
 - Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước.
 - Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại: 
 + Là mệnh lệnh nhưng “Chiếu dời đô” không sử dụng hình thức mệnh lệnh.
 + Câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc người nghe tiếp nhận, suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện.
Câu 2: (1đ)
 Từ những điều mà “đi bộ ngao du” đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ- tư tưởng tiến bộ của thời đại.
Câu 3: ( 3 đ) a. Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.(1đ) b. Ví dụ: - Tớ muốn bạn mua cho tớ quyển sách . (HĐ nói gián tiếp) ( 1đ). - Bạn làm bài tập xong chưa? (HĐ nói trực tiếp) ( 1đ). * Lưu ý: Tùy theo cách viết câu của học sinh xác định đúng yêu cầu câu hỏi là được. 
 Câu 4 (5đ) Yêu cầu: Về hình thức: - Viết đúng kiểu bài nghị luận (có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm) - Hành văn trôi chảy. - Bố cục đầy đủ. - Hạn chế mắc lỗi diễn đạt. Về nội dung: * Mở bài : ( 1đ) Nêu được lợi ích của việc tham quan. * Thân bài : ( 3đ) Nêu các lợi ích cụ thể: - Về thể chất: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh. - Về tình cảm: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta : + Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân mình; + Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước ; + Có kiến thức: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta; + Hiểu cụ thể hơn sau những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe; + Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường. * Kết bài: ( 1đ) Khẳng định tác dụng của việc tham quan.
ĐỀ BÀI 2: PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm) Chép lại nguyên văn bài thơ “ Đi đường” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ). Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Câu 2 ( 2 điểm) Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau:
“ Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)
 	- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? ( 2)
 	Chị Dậu gạt nước mắt: ( 3)
 	- Không đau con ạ ! ( 4)”
 (Ngô Tất Tố- Tắt đèn) PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Có nhận xét cho rằng: "Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc". Qua văn bản đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
ĐÁP ÁN 
I. Phần văn - Tiếng việt:( 4 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) - Học sinh chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài thơ " Đi đường" của Hồ Chí Minh 	(1 điểm). - Học sinh nêu khái quát được nội dung và nghệ thuật bài thơ: + Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc 	(0,5 điểm) + Nội dung: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời ; Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. (0,5 điểm) Câu 2: ( 2 điểm) Học sinh xác định đúng mỗi câu: (0,5 điểm) : (1) Câu trần thuật. (2) Câu nghi vấn. (3) Câu trần thuật (4) Câu phủ định. 
II. Phần tập làm văn: ( 6 điểm) * Yêu cầu chung: - Xác định đúng thể loại văn nghị luận chứng minh kết hợp giải thích. - Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, rõ ràng. - Bố cục đầy đủ 3 phần. Viết đúng chính tả, chữ viết sạch, đẹp. * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài:	(1 điểm) - Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi. - Hoàn cảnh ra đời của Bình Ngô đại cáo và đoạn trích Nước Đại Việt ta. - Nêu luận điểm khái quát: Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. 2. Thân bài: (4 điểm) Chứng minh nguyên lí nhân nghĩa là nguyên lí cơ bản làm nền tảng; cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: Yên dân và trừ bạo. - Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc; muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. - Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực, nhân quyền dân tộc. - Nhân nghĩa gắn liền với tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. + Lịch sử dân tộc có nền văn hiến lâu đời. + Có lãnh thổ rõ ràng. + Có phong tục tập quán riêng. + Có chế độ chủ quyền riêng song song tồn tại với các triều đại Trung Quốc. - Sức mạnh Đại Việt là sức mạnh nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa. 3. Kết bài: (1 điểm) - Khẳng định Nước Đại Việt ta là bản tuyên ngôn độc lập, tự chủ dân tộc, là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. - Suy nghĩ của bản thân.

File đính kèm:

  • docTham_khao_de_kiem_tra_Ngu_van_8_ki_2_20150725_031525.doc