Ôn tập Hóa học 12 học kì 2 - Chuyên đề: crôm – sắt – đồng ( phần 2)

14. Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể).

A. a = 4b B.a = b C.a = 0,5b D.a = 2b

15. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là :

A. 6,50 B.9,75 C.8,75 D.7,80

16. Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 28,7 B.57,4 C.68,2 D.10,8

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Hóa học 12 học kì 2 - Chuyên đề: crôm – sắt – đồng ( phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trong môi trường axit, ion Cr3+ có tính khử mạnh
	B. Trong môi trường kiềm, ion Cr3+ có tính oxi hóa mạnh
C. Trong dung dịch ion Cr3+ có tính lưỡng tính
	D. Trong dung dịch ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Câu 18: chọn phát biểu sai:
	A. CrO3 là oxit axit	B. CrO3 có tính oxi hóa mạnh
C. CrO3 tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp 2 axit cromic và đicromic
	D. H2CrO4 bền còn H2Cr2O7 kém bền dễ phân hủy tạo CrO3
Câu 19: Axit nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
	A. HNO3	B. H2SO4	C. HCl	D. H2CrO4
Câu 20: Phản ứng nào sau đây sai?
	A. 2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O	B. 4CrO3 + 3C→ 2Cr2O3 + 3CO2 
C. 4CrO3 + C2H5OH → 2Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O	D. 2CrO3 + SO3 → Cr2O7 + SO2 
Câu 21: Trong dung dịch 2 ion cromat và đicromat cho cân bằng thuận nghịch: 
2CrO42- + 2H+ Cr2O72- + H2O
	Hãy chọn phát biểu đúng:
	A. dung dịch có màu da cam trong môi trường bazo	B. ion CrO42- bền trong môi trường axit
C. ion Cr2O72- bền trong môi trường bazo	D. dung dịch có màu da cam trong môi trường axit
Câu 22: Chọn phát biểu sai:
	A. crom có kiểu mạng lập phương tâm khối	B. crom là kim loại nên chỉ tạo ra oxit bazo
C. một số hợp chất của crom giống hợp chất lưu huỳnh	
D. có thể dùng crom để rạch lên bề mặt thủy tinh
Câu 23: các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?
	A. Al, Ca	B. Fe, Cr	C. Cr, Al	D. Fe, Mg
Câu 24: Cho dãy: R → RCl2 → R(OH)2 → R(OH)3 → Na[R(OH)4]. R có thể là kim loại nào sau đây?
	A. Al	B. Cr	C. Fe	D. Al, Cr
Câu 25: Cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng gì xảy ra?
	A. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam	
B. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng
C. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh tím	
D. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu xanh tím
Câu 26: Cho Br2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH thì sản phẩm thu được có chứa: 
	A. CrBr3	B. Na[Cr(OH)4]	C. Na2CrO4	D. Na2Cr2O7
Câu 27: RxOy là một oxit có tính oxi hóa rất mạnh, khi tan trong nước tạo ra 2 axit kém bền (chỉ tồn tại trong dung dịch), khi tan trong kiềm tạo ion RO42- có màu vàng. RxOy là
	A. SO3	B. CrO3	C. Cr2O3	D. Mn2O7
Câu 28: A là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy A với NaOH trong không khí thu được chất B có màu vàng dễ tan trong nước. B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A. Chất C oxi hóa HCl thành khí D. Chọn phát biểu sai:
	A. A là Cr2O3	B. B là Na2CrO4	C. C là Na2Cr2O7	D. D là khí H2
Câu 29: Tính tổng hệ số cân bằng trong phản ứng: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → ? + ? +? +? 
	A. 20	B. 22	C. 24	D. 26
Câu 30: Cho 0,6 mol KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất. Tính số mol của đơn chất này.	
A. 0,3	B. 0,4	C. 0,5	D. 0,6
Câu 31: Cho 0,6 mol H2S tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất. Tính số mol của đơn chất này.	
A. 0,3	B. 0,4	C. 0,5	D. 0,6
Câu 32: Tính tổng hệ số cân bằng trong phản ứng: K2Cr2O7 + SO2 + H2SO4(loãng) → ? + ? +? 
	A. 8	B. 10	C. 12	D. 14
Câu 33: Tính tổng hệ số cân bằng trong phản ứng: K2Cr2O7 + KNO2 + H2SO4(loãng) → ? + ? +? +? 
	A. 15	B. 17	C. 19	D. 21
Câu 34: Tính tổng hệ số cân bằng trong phản ứng: K2Cr2O7 + C2H5OH + HCl → CH3CHO+ ? +? +? 
	A. 22	B. 24	C. 26	D. 28
Câu 35: Khi nung nóng 2 mol natri dicromat người ta thu được crom(III) oxit, muối và 48 gam oxi. Tính hiệu suất phản ứng?	
A. 70%	B. 80%	C. 90%	D. 100%
Câu 36: Khi nhiệt phân 2mol amoni dicromat người ta thu được Cr2O3, H2O và một đơn chất. Tính thể tích đơn chất thu được ở (đktc).	
A. 22,4 lit	B. 33,6 lit	C. 44,8 lit 	D. 56,0 lit
Câu 37: Khi cho m gam kali dicromat tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Tính m.	
A. 26,4	B. 27,4	C. 28,4	D. 29,4
Câu 38: Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch có hòa tan 58,4 gam hỗn hợp muối AlCl3 và CrCl3, rồi cho tiếp nước clo. Sau phản ứng người ta cho thêm dung dịch BaCl2 dư vào thì thu được 50,6 gam kết tủa. Tính khối lượng của CrCl3 trong 58,4 gam hỗn hợp.	
A. 31,7	B. 32,7	C. 33,7	D. 34,7
Câu 39: Hòa tan muối kép kali-crom sunfat vào nước thì thu được dung dịch có màu như thế nào?
	A. màu xanh tím	B. màu vàng	C. màu da cam	D. không màu
Câu 40: Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa 9,02 gam hỗn hợp muối nitrat của nhôm (III) và crom (III) cho đến khi thu được kết tủa lớn nhất. Lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 2,54 gam chất rắn. Tính % khối lượng của muối crom.	
A. 48,36%	B. 52,77%	C. 61,24%	D. 74,12%
Câu 41: Cho 100 gam hợp kim Al-Cr-Fe tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 5,04 lit khí (đktc). Lấy phần không tan cho vào dung dịch HCl dư đun nóng thu được 38,752 lít khí (đktc). Xác định % khối lượng crom trong hỗn hợp.	
A. 12,09	B. 13,65	C. 14,56	D. 15,65
Câu 42: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Cr2O3 thì thu được 78 gam crom. Tính khối lượng nhôm tối thiểu cần dùng, biết hiệu suất là 80%.	
A. 16,875 gam	 B. 40,5gam	 C. 50,625 gam D. 67,5 gam
Câu 43: Khi khử natri dicromat bằng than thu được oxit kim loại, muối cacbonat và một chất khí có tính khử. Tính khối lượng oxit kim loại điều chế được, biết đã dùng 2,4 gam than và hiệu suất phản ứng đạt 80%.
A. 15,2	B. 12,16	C. 30,4	D. 24,32
Câu 44: nung nóng kali dicromat với lưu huỳnh thu được một oxit A và một muối B. Cho muối B vào dung dịch BaCl2 thì thu được 46,6 gam kết tủa không tan trong axit. Tính khối lượng A.
A. 15,2	B. 12,16	C. 30,4	D. 24,32
Câu 45: Cho axit vào dung dịch K2CrO4 thì có hiện tượng gì xảy ra? 
	A. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam	
B. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng
C. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh tím	
D. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu xanh tím
Câu 46: Cho K2Cr2O7 dư vào V lit dung dịch HCl 36,5% (D=1,19 gam/ml) thì thu được lượng khí đủ để oxi hóa hoàn toàn 1,12 gam Fe. Tính V.	
A. 8,96 ml	B. 10,08ml	C. 11,76 ml	D. 12,42ml
SẮT
Trong các chất : FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là
A.4	B.2	C.5	D.3
Cho 16 gam hỗn hợp X gồm FeO và FeS tác dụng vừa đủ với H2SO4 loãng dư được 2,24 lít khí H2S (đktc). Thành phần % về khối lượng của FeO có trong X là 
A. 40%	B. 45%	C. 55%	D. 60%
Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là
A. 20	B. 40	C. 60	D. 80
Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A.0,23.	B.0,08.	C.0,16.	D.0,18.	
Để khử hết cùng một lượng FeCl3 thì trong phản ứng xảy ra giữa các cặp chất dưới đây, trường hợp nào số mol chất khử đã sử dụng là nhiều nhất ?
A.	Fe + FeCl3	B.Cu + FeCl3	C.H2S + FeCl3	D.KI + FeCl3
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là 
A.	FeSO4. 	B.Fe2(SO4)3. 	C.FeSO4 và H2SO4. 	D.Fe2(SO4)3 và H2SO4. 
Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1 : 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn phần một thu được m1 gam muối khan. Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam muối khan. Biết m2 - m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A.	160 ml	B.320 ml	C.80 ml	D.240 ml	
Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A.	47,40	B.12,96	C.34,44	D.30,18
Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol FeS2 và 0,01 mol FeS tác dụng với H2SO4 đặc tạo thành Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Lượng SO2 sinh ra làm mất màu V lít dung dịch KMnO4 0,2M. Giá trị của V là:
A.	0,12	B.0,36	C.0,24	D.0,48
Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A.	137,1.	B.97,5.	C.151,5.	D.108,9.
Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là 
A.	4. 	B.6. 	C.5. 	D.3. 
Hoà tan 44,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO vào HNO3 loãng được dung dịch Y, 8,4 gam kim loại và 6,72 lít khí NO (đktc). Số mol HNO3 tham gia phản ứng là:
A.	0,5	B.1,25	C.1,0	D.1,5
Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể).
A.	a = 4b	B.a = b	C.a = 0,5b	D.a = 2b
Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là :
A.	6,50	B.9,75	C.8,75	D.7,80	
Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là 
A.	28,7	B.57,4	C.68,2	D.10,8
Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng dư thu được m gam muối và 5,6 lít khí SO2 (đktc). Cho 1,4 gam Fe vào dung dịch chứa m gam muối trên. Tổng khối lượng muối thu được là
A.	29,8 gam 	B.27,4 gam	C.21,4 gam	D.37,4 gam
Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
A.	 Fe3O4. 	B. Fe2O3. 	C. Fe.	D. FeO. 
Hỗn hợp X chứa Fe2O3 (0,1 mol) Fe3O4 (0,1 mol) FeO (0,2 mol) và Fe (0,1 mol). Cho X tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được khí NO. Số mol HNO3 tham gia phan ứng bằng:
A.	2,4 mol	B.2,3 mol	C.2,6 mol	D.2,0 mol
Cho 40 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch Y và 6,72 lít (00C và 2 atm) hỗn hợp khí Z. Cho Cl2 dư vào dung dịch Y, cô cạn dung dịch thu được p gam muối khan. Giá trị của p là:
A.	56,30 gam	B.56,25 gam	C.112,40 gam	D.112,50 gam 
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
A.	 0,06. 	B. 0,04. 	C. 0,12. 	D. 0,075. 
Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Cho 10 gam hỗn hợp X tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng thì lượng SO2 sinh ra làm mất màu bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,05M.
A.	0,5 	B.0,3	C.1,5	D.3,0
Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NxOy + H2O Sau khi cân bằng phương pháp hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
A.	23x – 9y.	B.13x – 9y.	C.46x – 18y.	D.45x – 18y.	
Hoà tan 10 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu trong dung dịch HCl khi axit hết, người ta thấy còn lại 5,52 gam Cu. Thành phần % khối lượng của Fe2O3 ban đầu là
A.	32 % 	B.44,8%	C.23%	D.48,4 %
Hòa tan 48,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt trong lượng dư dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và 6,72 L khí NO duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 147,8 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt là :
A.	FeO	B.Fe3O4	C.Fe2O3	D.FeO2
Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn A. Để hòa tan hết A bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là :
A. 0,14 mol.	B. 0,15 mol.	C. 0,16 mol. 	D. 0,18 mol
Hòa tan hết hỗn hợp chứa 10 gam CaCO3 và 17,4 gam FeCO3 bằng dung dịch HNO3 loãng, nóng. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng bằng :
A. 0,2 mol.	B. 0,5 mol	C. 0,7 mol 	D. 0,8 mol
Đun nóng 0,3 mol bột Fe với 0,2 mol bột S đến phản hoàn toàn được hỗn hợp A. Hòa tan hết A bằng dung dịch HCl dư thu được khí D. Tỉ khối hơi của D so với không khí bằng :
A. 0,8046 	B. 0,7586	C. 0,4368	D. 1,1724
ĐỒNG
Cu (Z = 29), cấu hình electron nguyên tử của đồng là
A. 1s22s22p63s23p64s23d9	B. 1s22s22p63s23p64s13d10
C. 1s22s22p63s23p63d94s2	D. 1s22s22p63s23p63d104s1 
Phát biểu nào không đúng về vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn ?
A. đồng ở chu kì 4 B. đồng ở nhóm IA C. đồng là kim loại chuyển tiếp D. đồng là nguyên tố d.
Phát biểu nào không đúng ?
A. đồng phản ứng với HNO3 loãng giải phóng N2
B. đồng phản ứng với oxi (800-10000C) tạo ra Cu2O.
C. Khi có mặt oxi, Cu phản ứng với dung dịch HCl.
D. Cu phản ứng với lưu huỳnh tạo CuS.
Đồng thau là
A. hợp kim Cu-Zn (45%Zn) B. hợp kim Cu-Ni (25%Ni) C. hợp kim Cu-Sn D. hợp kim Cu-Au
Để nhận biết ion người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, vì:
A.	Phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt
B.	Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm
C.	Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh
D.	Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hoá nâu trong không khí. 
Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
A.	1,792	B.0,746	C.0,672 	D.0,448	
Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là 
A.	9,40 gam. 	B.11,28 gam. 	C.8,60 gam. 	D.20,50 gam. 
Trong pin điện hóa Zn-Cu, quá trình khử trong pin là
A.	 Zn → Zn2+ + 2e.	B. Cu → Cu2+ + 2e.	C. Cu2+ + 2e → Cu. 	D. Zn2+ + 2e → Zn. 
Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là 
A.	0,84 gam	B.1,72 gam	C.2,16 gam	D. 1,40 gam
Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là 
A.	 12,67%.	B. 90,27%. 	C. 82,20%. 	D. 85,30%. 
Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A.	97,5.	B.108,9.	C.137,1.	D.151,5.	
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là :
A.	10,5	B.11,5	C.12,3	D.15,6
Thực hiện hai thí nghiệm:
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
A.	 V2 = V1. 	B. V2 = 2V1. 	C. V2 = 2,5V1. 	D. V2 = 1,5V1.
Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A.	8,10 và 5,43	B.1,08 và 5,43	C.1,08 và 5,16	D.0,54 và 5,16	
Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau. Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là
A.	 dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2. 	B. Fe và dung dịch FeCl3.
C.	 Cu và dung dịch FeCl3. 	D. Fe và dung dịch CuCl2. 	
Oxi hóa hoàn toàn 15,1 g hỗn hợp bột các kim loại Cu, Zn, Al bằng oxi thu được 22,3 g hỗn hợp các oxit. Cho lượng oxit này tan trong lượng vừa đủ dung dịch HCl. Khối lượng muối khan thu được là (g)
A. không xác định được. B. 63,9. C. 31,075.	 D. 47,05.
Trường hợp xảy ra phản ứng là
A.	Cu + Pb(NO3)2 (loãng) B.Cu + HCl (loãng) 	C.Cu + HCl (loãng) + O2 D.Cu + H2SO4 (loãng) 
Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là:
A.	Dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra 
B.	Dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra
C.	Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra 
D.	Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra 
Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị là
A.	 73%.	B. 27%. 	C. 54%. 	D. 50%.
Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là 
A.	Cu. 	B.Fe. 	C. Zn. 	D.Mg.
Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl– và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là 
A.	 0,03 và 0,02. 	B. 0,05 và 0,01. 	C. 0,02 và 0,05. 	D. 0,01 và 0,03. 	
Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A.	kim loại Cu. 	B.kim loại Mg. 	C.kim loại Ag. 	D.kim loại Ba.
Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là 
A.	Cu và Ag. 	B.Na và Fe. 	C.Al và Mg. 	D.Mg và Zn. 
Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A.	 Cu(NO3)2. 	B. Fe(NO3)2. 	C. Fe(NO3)3.	D. HNO3. 
Cho các phản ứng:
(1) Cu2O + Cu2S (2) Cu(NO3)2 
(3) CuO + CO 	(4) CuO + NH3 
Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là
A.	 2. 	B. 4.	C. 3. 	D. 1. 
Cho suất điện động chuẩn E0 của các pin điện hoá : E0(Cu-X) = 0,46V, E0(Y-Cu) = 1,1V; E0(Z-Cu) = 0,47V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là 
A.	Z, Y, Cu, X	B.Y, Z, Cu, X	C.X, Cu, Z, Y	D.X, Cu, Y, Z
Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra 
A.	sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+	B.sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. 
C.	sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. 	D.sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+
Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A.	4.	B.3.	C.1.	D.2.	
Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A.	Dung dịch màu xanh chuyển sang màu xanh thẩm	B.Có kết tủa màu xanh lam tạo thành
C.	Có kết tủa xanh lam tạo thành và có khí bay ra.
D.	Lúc đầu có kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm 
Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A.	 8. 	B. 10. 	C. 11. 	D. 9.	 
Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A.	10,8 và 2,24.	B.10,8 và 4,48.	C.17,8 và 4,48.	D.17,8 và 2,24.	
Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A.	57ml.	B.50 ml.	C.75 ml.	D.90 ml. 
Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m

File đính kèm:

  • docBai_34_Crom_va_hop_chat_cua_crom_20150726_101153.doc