Những đổi mới trong truyện ngắn sau cách mạng của Nam Cao

Tâm trạng anh vệ quốc quân trước khi vào trận đánh được Nam Cao miêu tả rất chân thực. Háo hức, có ! Anh nào cũng mong đi đánh thật một trận để xem kĩ thuật của mình đã tiến đến mức nào. Lúc thử đã đến đây ! Mỗi người thấy náo nức trong lòng, đồng thời cũng thấy một chút gì như hồi hộp nữa. Trận đầu Trận qui mô lớn đầu tiên từ khi vào bộ đội đến nay Phải tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch mới thôi (Trần Cừ). Suy nghĩ, đắn đo, có ! Những vừng trán dãi dầu nặng trĩu những dự tính, những lo toan. Những bộ mặt sém nắng lầm lì. Những con người đi vào cuộc chiến đấu suy nghĩ rất nhiều, dùng đến sức óc rất nhiều. Họ không sợ chết, nhưng không coi cuộc chiến là một trò đùa. Một viên đạn còn phải tính, sao lại có thể đi đến cuộc vật lộn gay go với giặc như đi dự một trờ chơi ngồ ngộ?. (Trần Cừ). Nam Cao đã tránh được cái nhìn đơn giản hoá hình tượng người lính. Những tâm trạng đan xen ấy của họ là tâm trạng chung của những người ra trận. Họ chiến đấu có lí tưởng, họ không sợ mất mát, họ chỉ sợ chết đi mà nhiệm vụ không hoàn thành.

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những đổi mới trong truyện ngắn sau cách mạng của Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột lần nữa… Suốt đêm ông không ngủ được, luôn miệng tự gọi mình là Thủ tướng kiêm nội vụ. Ông thầy thuốc Nguyễn Văn Thinh nhắm hẳn hai mắt lại, rên lên những tiếng sung sướng ấy, đúng như một anh chàng dâm dục rên lên ở trong ngực một ả giang hồ (Nỗi truân chuyên của khách má hồng). Ông sướng đến điên cuồng. Ông vui mừng, sung sướng chuẩn bị đưa cả dân tộc này vào một kiếp nô lệ nữa. Máu của ông lúc này không còn là máu người Việt Nam, là máu của một con chó săn chính cống. Khi Việt minh theo dõi chống lại sự ra đời của một chính phủ bù nhìn, tay sai, ông đã bảo: Tụi chúng nó thật khó chịu. Sao không muốn làm Tây, lại cứ khăng khăng làm người Việt Nam ! Ai cũng có giống nòi, ông có giống nòi ông lại rũ bỏ. Ông muốn làm một ông Tây khi ông đang nói tiếng Việt bốn nghìn năm lịch sử. Bộ mặt lem luốc của lũ bán nước đầy đặn khi Nguyễn Văn Xuân xuất hiện. Ông Xuân cũng không kém cạnh gì “ngài bác sĩ Thủ tướng kiêm nội vụ”: mũi chính thật không lõ nhưng ông đã cố kéo ra cho lõ(…). 
Sự trung thành của những tên bán Tổ quốc khiến những kẻ mua Tổ quốc của chúng cũng phải sợ. Ông Thinh đã tỏ vẻ không vui khi nghe ông Xuân cho biết ý quan Tây không muốn họ thề “nhậm chức” vội. Không cho chúng mình thề vội? Sao lại có thể vô lí như thế được? Họ sợ chúng mình trung thành với họ quá chăng? Không được thề trung thành với lũ cướp nước đối với Thinh, Xuân là một điều vô lí. Bán nước để mua ghế thủ này phó nọ lại là có lí. Để chứng minh sự có lí ấy, hai ngài đã tranh nhau về độ “trung thành”. Ông Xuân không còn biết liêm sỉ là gì khi ví mình còn thua con chó becgie: (…)Ai còn không biết tôi trung thanh với họ hơn chó “béc-giê”? Trong lúc tất cả người Việt Nam vùng dậy chống họ, thì một mình tôi lủi vào thành với họ, dạy họ tập giáo, tập gậy để đánh người Việt Nam. Ông lấy làm tự hào vì được dạy cho lũ cướp nước chống lại nhân dân, chống lại đồng bào. Ngờ rằng Nguyễn Văn Xuân kể công như vậy là có ý tranh ngôi thủ tướng của mình, bác sĩ vội bảo: Tôi còn trung thành bằng mười ông ấy, ông bạn ạ. (…)Tôi trung thành với họ cả trong sự không trung thành của họ. Thật không biết chữ nhục nói thế nào chứ đừng nói chi đến đánh vần. Họ không ngượng miệng tự ví mình là những con đĩ, những con đĩ lữa quá. Chúng mình là những con đĩ lữa quá rồi. Họ muốn có những con đĩ kín đáo hơn một chút để có thể loè thiên hạ là vợ chứ không phải là hạng đĩ. Họ biết họ là đĩ trong tay người Pháp nhưng họ vẫn chấp nhận miễn sao no miệng chị sướng trôn em. Ông Thinh tự hào vì mình là người mất gốc: Ta cứ thách già họ tìm người Việt Nam ghét làm người Việt Nam hơn chúng mình. (…)Ông xem đấy: tìm được những người như chúng mình có phải là dễ đâu? Đúng là một con đĩ thích được làm đĩ. 
Bộ mặt xú uế của lũ bán nước lần đầu xuất hiện trong văn học Việt Nam một cách vừa chân vừa hài. Trước đây, dòng văn học cách mạng chưa điểm huyệt bọn bán nước chưa mạnh tay ấn. Dòng văn học hiện thực phê phán để “hợp pháp” nên chỉ mới động đến Cụ Bá, Cụ Lí,… ở làng xã chuyên bóp cổ nông dân. Lũ bán nước bị nắm tóc đã là thành công, nắm tóc rồi còn quay “mòng mòng” cho chúng “bỏ mẹ” lại đã là đóng góp xuất sắc của nhà văn. Hình tượng lũ bán nước trong Nỗi truân chuyên của khách má hồng và hình tượng tên tư sản thực dân trong Mò sâm-banh đã đưa hai tác phẩm này trở thành cột móc đánh dấu khởi đầu mới trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao.
Hình tượng anh bộ đội đã trở thành hình tượng con người mới, con người thời đại trong truyện ngắn của Nam Cao. Anh chiến sĩ Trần Cừ trong truyện ngắn cùng tên xuất hiện bình thường như chính cuộc đời thực của những người lính. Người đội trưởng da ngăm ngăm đen ấy, có đôi mắt sắc và nụ cười rất yêu đời. Anh dễ cười đùa. Cũng như anh dễ giơ tay nhận lấy những nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm một cách tự nhiên, giản dị. Nước da ngăm ngăm đen, xông xáo đến dễ giơ tay nhận lấy những nhiệm vụ khó khăn[...]. Nhưng con người bình thường ấy lại có một trái tim phi thường. Sau khi nghe phổ biến kế hoạch đánh Đông Khê, có người bạn vỗ vai anh bảo: Phen này gay lắm đấy. Chắc chắn phải hy sinh lớn. Tao sợ mày ngoẻo mất., anh đã cười: Ngoẻo thì ngoẻo, cần gì? Chúng mình không sợ chết vì nhiệm vụ. Chỉ sợ không làm tròn nhiệm vụ. Câu nói đầy bản lĩnh của một người lính. Những người con ưu tú của dân tộc đều mang một tâm thế như anh trước khi ra trận. Trần Cừ cũng băn khoăn nhưng cái băn khoăn của anh là cái băn khoăn của những con người đứng mũi chịu sào, lòng đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Một chút băn khoăn thoáng qua đôi mắt sắc. Anh lường biết tất cả những khó khăn của trận này. (…) Chúng cố giữ đến cùng. Ta nhất định phải diệt cho bằng được, không có quyền được rút… Trước sự hi sinh quá lớn của đồng đội, tình đồng chí trong anh hiện lên thật cao đẹp: Trần Cừ ngoảnh mặt lại. Huyền thấy một đôi mắt đỏ hoe, mòng mọng nước. (…) Cừ ngước đôi mắt sắc nhưng lúc ấy rơm rớm nhìn Huyền. (…) Cừ nghẹn ngào không nói được. Không phải anh uỷ mị, đàn bà. Anh đang kiểm lại trận đánh đêm qua. Anh khóc vì thấy mình có lỗi trong thực hành tác chiến để anh em hi sinh mà chưa thấy chiến thắng. Cừ thấy thương các bạn chiến đấu của anh. Trông những cái cáng rời mặt trận… Những chị dân công mắt đỏ hoe, vừa gạt nước mắt vừa đi… Nghĩ đến những đồng chí bị thương không kịp cõng ra còn nằm lại trong đồn… Các đồng chí rút về mặt hậm hực lầm lì… Làm sao không uất được? Nhưng uất nhất là chưa làm xong nhiệm vụ. Mà đáng lẽ có thể xong ngay trong đêm qua rồi. Anh có lí do để thấy mình có lỗi. Trần Cừ đại diện những người chiến sĩ như Huyền, Bằng, hay Thân, Minh Xuân và hàng ngàn chiến sĩ chúng ta không biết tên tuổi khác. Sự hi sinh của Trần Cừ hay của bất kì người yêu nước nào cũng biến thành sức mạnh. Sự hi sinh của anh ươm mầm cho cuộc sống hồi sinh, nảy nở.
Tâm trạng anh vệ quốc quân trước khi vào trận đánh được Nam Cao miêu tả rất chân thực. Háo hức, có ! Anh nào cũng mong đi đánh thật một trận để xem kĩ thuật của mình đã tiến đến mức nào. Lúc thử đã đến đây ! Mỗi người thấy náo nức trong lòng, đồng thời cũng thấy một chút gì như hồi hộp nữa. Trận đầu… Trận qui mô lớn đầu tiên từ khi vào bộ đội đến nay… Phải tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch mới thôi… (Trần Cừ). Suy nghĩ, đắn đo, có ! Những vừng trán dãi dầu nặng trĩu những dự tính, những lo toan. Những bộ mặt sém nắng lầm lì. Những con người đi vào cuộc chiến đấu suy nghĩ rất nhiều, dùng đến sức óc rất nhiều. Họ không sợ chết, nhưng không coi cuộc chiến là một trò đùa. Một viên đạn còn phải tính, sao lại có thể đi đến cuộc vật lộn gay go với giặc như đi dự một trờ chơi ngồ ngộ?... (Trần Cừ). Nam Cao đã tránh được cái nhìn đơn giản hoá hình tượng người lính. Những tâm trạng đan xen ấy của họ là tâm trạng chung của những người ra trận. Họ chiến đấu có lí tưởng, họ không sợ mất mát, họ chỉ sợ chết đi mà nhiệm vụ không hoàn thành. 
Cuộc chiến khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng trong hoàn cảnh ấy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ lại ngời sáng. Chúng ta gặp lại câu thơ thắm tình nghĩa Việt Bắc của Tố Hữu đâu đây. Anh em xung kích đào công sự đã xong. Mấy bát cháo loãng lúc chiều hết veo rồi. Người mệt. Bụng đói meo. Nhưng nghe tin pháo binh đã tới, họ mừng. Họ biết anh em pháo binh đi chật vật như vậy, đến nơi thế nào cũng mệt nhoài. Họ bảo nhau, một số đi đào công sự, dọn chỗ sẵn để khi anh em pháo binh đến, chỉ việc đặt súng xong rồi nghỉ cho lại sức. Các cán bộ xung kích cũng đi tìm chỗ đặt súng sẵn cho những khẩu đến sau, đỡ cho các cán bộ pháo binh, trong khi các cán bộ pháo binh còn bận chỉ huy các toán trước… Trong khi chiến đấu, họ càng tỏ rõ phẩm chất người lính nhân dân. Xung kích rất gan dạ. Trợ chiến tỉnh táo, rất sát, yểm hộ cho xung kích tiến. Có những anh kề súng vào tận lỗ châu mai, bắn. Bắn hết đạn, anh chưa kịp rút ra, thì đã bị địch bắn lại, trúng anh. Anh đổ xuống. Anh khác tiến lên ngay, người đến sau kề ngay súng lên xác người vừa tử trận, để lia vào địch. Rồi mìn. Rồi lựu đạn. Địch đến không còn ngóc được đầu lên. Họ chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc. Họ hi sinh vì tự do, độc lập của dân tộc. Họ là những người đẹp nhất trong những người đẹp nhất. 
Người lính xuất hiện trong truyện ngắn đã là một đóng góp của Nam Cao, xuất hiện một cách chân thực, không lí tưởng hoá lại là một đóng góp lớn hơn của nhà văn kết thúc vẻ vang chủ nghĩa hiện thực phê phán (Phong Lê). Chỉ từ sự cọ sát với chiến trường mới cho anh có được truyện ngắn thành công như thế.
Sau cách mạng, hình tượng người trí thức vẫn trở đi trở lại trong hầu hết các tác phẩm của Nam Cao. Hình tượng về một trí thức Tôi luôn suy nghĩ về mình, về thời đại mới trong các bút kí đã được cụ thể hoá bằng hình tượng anh tuyên truyền viên Độ trong truyện ngắn Đôi mắt. Cũng là một trí thức tiểu tư sản nhưng anh đã sớm hoà mình vào cuộc cách mạng của dân tộc. Sự thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của Độ điển hình cho những người trí thức trong xã hội cũ đi theo cách mạng. Độ là hoá thân tiền kiếp của Thứ, của Tôi,…trước kia nay đã tìm được Con đường sáng, thoát Đời thừa, Sống mòn. Nhưng Độ vẫn chưa phải là hình tượng điển hình Nam Cao muốn hướng đến. Hoàng, hình tượng một trí thức tiểu tư sản chậm cách mạng khi cả dân tộc đã cách mạng, là hình tượng Nam Cao muốn điểm mặt. Hoàng là một sự đối lập đến gay gắt với Độ. 
Y xuất hiện trọn vẹn từ ngoại hình đến tính cách, tính cách trước sau như một. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay khềnh khệnh ra hai bên, những khối thịt ở dưới nách kềnh ra và trông tỉn ngủn như ngắn quá. Hình dáng của Hoàng khác hẳn hình dáng không lấy gì làm khoẻ của người cán bộ ăn sương nằm gió như Độ. Trước cách mạng, anh Hoàng là một nhà văn, nhưng đồng thời cũng là tay chợ đen rất tài tình. Hoàng mang trong mình đầy những thói xấu. Tôi vẫn biết Hoàng có tính tự nhiên đá bạn một cách đột ngột, vì những có mà chỉ mình anh biết. Có khi chỉ vì tác phẩm của người bạn đọc ấy được cảm tình của một nhà phê bình đã chê một vài tác phẩm của anh. Có khi cũng chẳng cần đến thế. Anh có thể là một người bạn rất thân của anh Hoàng khi anh chỉ là một nhà văn ở một tỉnh xa chỉ góp mặt với Hà Nội bằng những bài gửi về đăng báo, nhưng nếu anh lại về sống hẳn ở Thủ đô, anh sẽ không phải là bạn anh Hoàng nữa. Xung quanh những trí thức ăn trắng mặc trơn vẫn không hiếm người như Hoàng. Hơn thế, giữa lúc cả dân tộc đang làm một cuộc đổi đời thì những thói xấu kia trở nên bùng phát dữ dội. Vào cái hồi quân đội Đồng minh vào giải giáp quân Nhật (…) anh bạn tôi, chẳng biết bám được ông má chín nào, ra một tờ báo hàng ngày để chửi vung lên. Chửi hết cả mọi người rồi anh mới lôi một số bạn cũ của anh ra. Toàn là những người hiền lành, xưa nay chưa hề đụng chạm đến một sợi tóc của anh. Nhưng tên họ trên những tờ báo của phong trào giải phóng quốc gia được hoan nghênh là ngứa mắt anh. Anh hằn học gọi mỉa họ là những nhà văn vô sản và cho họ là bọn khố rách áo ôm đã đến ngày mả phát, ăn mặc và tẩm bổ hết cả phần thiên hạ. Hoàng không phải không có tinh thần dân tộc nhưng y không làm được nên y thấy ai làm y tức mà chửi đổng như thế. Hành động của Hoàng là hành động của một trí thức giả hiệu, một trí thức vỏ ốc.
Cách mạng rồi nhưng Hoàng vẫn không cách mạng. Khi đọc Tam quốc y đã khen đáo khen để cái gian hùng của họ Tào: Giỏi lắm anh ạ ! Giỏi nhất Tam quốc, sao nó lại tài đến thế. (…)Mỗi khi đến đoạn hay, anh lại vỗ đùi kêu: Tài thật ! Tài thật ! Tài đến thế là cùng ! Tiên sư anh Tào Tháo… Ngay trong việc Hoàng thay đổi thái độ với Độ thì lí do cũng chẳng tốt đẹp. Sau Tổng khởi nghĩa, anh Hoàng đối với tôi nhạt hẳn đi. Mấy lần tôi đến chơi với anh, để xem anh thay đổi thế nào trong cụôc thay đổi lớn của dân tộc chúng ta, nhưng đều không gặp anh. Hoàng tránh gặp người có lí lịch “đen” như Độ. Hôm nay, Hoàng tiếp Độ niềm nở bởi y muốn có người đủ tầm để “xả khí” tức. Khi Độ hỏi về việc viết lách của mình, Hoàng bảo: (…)Nhưng chúng mình cũng phải viết một cái gì để ghi lại cái thời này. Nếu khéo làm còn hay bằng mấy cái Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Phụng nó còn sống đến lúc này phải biết. Câu nói của y là một câu nói hàm ngôn cực kì phản động. Tản cư về sống giữa nông thôn nhưng Hoàng đã không tự cho mình quyền hoà nhập với đời sống nông thôn. Gia đình y vẫn giữ những nếp sinh hoạt xa hoa không phù hợp với nông thôn và thời chiến. Không chịu hiểu những lề thói ở quê cũng như những lối sống thời chiến. Nói về những hạn chế của người nông dân mà Nỗi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài, theo cái bĩu môi dài thườn thượt. Mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối. Vợ chồng anh thi nhau kể tội người nhà quê đủ thứ. Anh nhìn vấn đề rất phiến diện. Đối với sự dốt nát, ít học của người nông dân anh chỉ biết khinh bỉ mà không biết cảm thông, sẻ chia. Nhiệt tâm của họ đối với cuộc kháng chiến thì anh thấy là nhăng cuội. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo như một con vét biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài của nó, mà không thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong. Hoàng đã xem thường lực lượng của nông dân, xem thường sức mạnh lật thuyền của họ, rơi vào tôn sùng cá nhân mù quáng. Đang sống giữa nông thôn, một nông thôn kháng chiến, y lại khinh bỉ nông thôn, khinh bỉ nông dân, nhìn mọi sự vận động quanh mình lúc này dưới con mắt hài hước cũ kĩ. Xem thường quần chúng, xa rời quần chúng, Hoàng tự cô lập mình, tự tách rời đời sống dân tộc. Anh thà đi lại với thứ cặn bã của giới thượng lưu trí thức chứ không thèm mở đôi mắt mới nhìn đời. Thà chịu tiếng phản động chứ không chịu đem trí tuệ củ mình cống hiến cho nhân dân. Không tin ở quần chúng, tôn sùng cá nhân, Hoàng là người trí thức không thể cách mạng được nữa. Sớm muộn gì rồi người như anh cũng sẽ đối đầu với nhân dân.
Hình tượng nhân vật người trí thức không mới nhưng hình tượng người trí thức như Hoàng coi là một bước tiến trong tư duy nghệ thuật của Nam Cao thì chắc chắn ai cũng phải tán thành. Người trí thức trong các sáng tác trước cách mạng của Nam Cao luôn hiền lành đến cam chịu. Họ là những người sống có lí tưởng, luôn đau đời. Còn ở nhân vật Hoàng, Nam Cao đã lột trần những cặn bã trong tầng lớp này. Những hạn chế cố hữu của Hoàng cũng là hạn chế khó thay đổi ở nhiều trí thức trước cách mạng. Không ít người trong số họ hoặc thoát li, hoặc quay súng bắn vào nhân dân. Nếu Điền, Hộ, Thứ,… là nạn nhân của xã hội thực dân – phong kiến thì Hoàng, những người như y, là lực cản của xã hội mới.
Ngòi bút của Nam Cao thành công hơn cả khi khắc hoạ chân dung người phụ nữ. Trong các tác phẩm trước cách mạng của anh, họ đã là những người mẹ thương con, người vợ thương chồng, tần tảo hôm sớm vì gia đình. Song tất cả những người phụ nữ ấy vẫn dừng lại là những nạn nhân của xã hội. Họ rơi vào Bước đường cùng trong cảnh Tắt đèn. Hình tượng người phụ nữ trong những tác phẩm sau cách mạng của anh lại là cả một sự đổi thay lớn lao. 
Hình tượng người phụ nữ trong Nỗi truân chuyên của khách má hồng không phải là hình tượng cá nhân mà là hình tượng tập thể phụ nữ có cùng tiếng nói, cùng chính kiến. Họ là những bà huyện, bà phủ nhưng họ không phải là những bà phủ, bà huyện quyết bóp hầu bóp họng quần chúng lao động như bà Nghị Quế (Tắt đèn), bà Nghị Lại (Bước đường cùng); họ là những bà phủ, bà huyện dám đứng trái chiến tuyến với chồng mình, với hoàn cảnh của mình, đứng về phía chính nghĩa, về phía nhân dân. Khi ông Xuân ra lệnh đi tóm cổ mấy mụ đàn bà về để ta cho kiến đốt chơi vì “tội” cứ khăng khăng quay về tổ quốc. Bọn lính đưa về: Này đây là bà Nguyễn Văn Thinh, bà Trần Văn Tánh… các bà Nguyễn Thành Lạp, Bảo Toàn, Nguyễn Thành Vinh… đủ các bà chồng có chân trong chính phủ Nam-Kỳ tự trị. Lại cả bà Nguyễn Văn Tâm nữa mới chết người ta chứ. Sự có mặt của các bà đã làm cho ông Xuân tự xấu hổ muốn tìm một cái lỗ nẻ để chui. Chính vợ ông đã đứng ra vạch mặt ông: Phải chúng tôi chính là vợ các ông đây. Nhưng vợ của các ông cũng không chịu lấy cái nhục bán nước của các ông. Vợ các ông ăn cơm hẳn hoi chứ không ăn bẩn bao giờ, nên không lú lẫn cho Nam-Kỳ không phải là đất Việt Nam, người Nam kỳ không phải cùng nòi giống với tất cả người Việt Nam ở Bắc, Trung và giở trò đòi Nam bộ tự trị để bán đất nước, bán đồng bào cho người ngoài. Các bà hành động trên lập trường của một người dân yêu nước, trên lập trường dân tộc. Hành động của các bà là một ráo nước lạnh “tàn nhẫn” tạt vào mặt bọn người đang phản bội giống nòi, chủng tộc. Hình tượng người phụ nữ ở đây chưa phải là hình tượng trung tâm nhưng họ đã đại diện cho tiếng nói của nhân dân Nam kì, của những người Việt Nam yêu nước lúc bấy giờ. 
Hình tượng nhân vật Liễu trong Đợi chờ là hình tượng điển hình cho những người vợ có chồng đi kháng chiến. Liễu hi sinh cho chồng đi kháng chiến chứ không hi sinh mù quáng như dì Hảo. Ở đây, hình tượng nhân vật hiện ra giản dị, chân thực như thoát thai từ chính hình ảnh người vợ hiền của tác giả. Chị muốn ngả lưng một tí, nhưng rồi chống lại ý muốn ấy(…). Chị chưa thể ngủ. Tiện sáng trăng, chị muốn cuốc xong mảnh vườn trước cửa, vì ban ngày vừa làm vừa ngay ngáy lo Tây đến, không làm được mấy. Mà không làm thì lấy tiền đâu mà thuê người? Lấy gì nuôi con? (…) Chị nhanh nhẹn đi lại chỗ cái cuốc dựa vào cây na cầm lại chỗ vườn đang cuốc dở, bắt đầu chăm chúi cuốc. Những nhát cuốc đều đặn vang những tiếng “sụt” gọn và ngon xớt. Những người phụ nữ có chồng đi kháng chiến hồi này đều như Liễu. Người ta nghi ngờ Kiện, chồng liễu, ở thành rồi hững hờ với vợ con nhưng Liễu vẫn tin yêu chồng: (…)không ai yêu vợ con bằng Kiện. Đời làm vợ Liễu khổ cực rất nhiều, nhưng chị vẫn coi mình sung sướng hơn người vì được chồng quí mến. Chưa bao giờ Kiện nói nặng Liễu nửa lời. Chính tình yêu của chồng làm cho chị cảm thấy không vất vả, không cô độc. Tình yêu của chị dành cho chồng còn mang dáng dấp của người phụ nữ trước cách mạng: Chị yêu những cái chồng yêu và ghét những cái chồng ghét. Chị không bao giờ đòi hỏi chồng điều gì, mà cũng không bao giờ ngăn cản anh điều gì cả. Dì Hảo trước kia cũng như thế: Người vợ đảm đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn có năm xu. Còn một hào thì hắn dùng mà uống rượi. Và dì Hảo sung sướng lắm. Và gia đình vui vẻ lắm (Dì Hảo). Chính điều nét tính cách còn nặng phong kiến này làm cho hình tượng nhân vật trở nên chân thực. Ước mơ của Liễu cũng là ước mơ của bao người phụ nữ có chồng đi kháng chiến, ước mơ của mọi người. Độc lập rồi, vợ chồng lại gặp nhau làm ăn dễ dàng hơn, con cái được học hành. Tôi chỉ mong ước thế thôi, nhà tôi không ưa danh vị, chỉ thích sống xềnh xoàng. Tôi cũng thế. Ở nhân vật này, đầu tiên chúng ta gặp lại hình tượng những chị đĩ Chuột, dì Hảo, những Từ, những thị,… trong các tác phẩm trước cách mạng của Nam Cao nhưng sau đó, cao hơn nữa là những người phụ nữ giàu đức hi sinh, thuỷ chung như nhất, mặc tiếng bấc tiếng chì một mình nuôi con để chồng yên tâm đi công tác.
Dăm truyện ngắn hồi này chưa đủ Nam Cao phác hoạ được hình tượng con người Việt Nam anh hùng nhưng những thành công nghệ thuật lại thật đáng trân trọng. Trước đây, Nam Cao ước mơ viết những truyện không có truyện. Với nhiều truyện ngắn sau cách mạng, Nam Cao đã làm được phần nào. Không mở đầu, không kết thúc, những truyện Hội nghị nói thẳng, Định mức như một bản tin vắn. Những nỗi truân chuyên của khách má hồng như một tiểu phẩm hài. Những truyện như Đôi mắt, Trần Cừ như một lát cắt hình ảnh người trí thức, người bộ đội trong vô vàn hình ảnh về họ. 
Mỗi truyện ngắn của Nam Cao thời kì này đều có một giọng điệu riêng. Mỗi giọng có một vẻ đẹp riêng. Giọng khách quan, sắc sảo trong Mò sâm-banh. Giọng trào phúng trong Nỗi truân chuyên của khách má hồng lại là một thể nghiệm thành công đặc biệt của anh. Thật mỉa mai, châm biếm khi tác giả miêu tả: Sáng hôm sau, lễ tuyên thệ cử hành rất long trọng trong thành phố Sài Gòn. Người đến dự khá đông. Người ta đếm được sáu ngàn một chục người trong đó có mười ông Chính phủ (ông Lưu Văn Lang không hiểu vì cớ gì vắng mặt) và sáu ngàn lính kín chuyên việc giữ tự do cho Sài Gòn – Chợ Lớn, ấy là chưa kể một đoàn ca nhạc gồm một kép ba đào, một đội lính Pháp có xe tăng với liên thanh và mấy quý quan người Pháp. “Chính phủ Nam kì tự trị của nhân dân Nam kì” ra đời đông người đến dự đến mức sáu ngàn người mà không có lấy một người dân. Đông đ

File đính kèm:

  • docNhung doi moi trong truyen ngan sau cach mang cua Nam Cao.doc
Giáo án liên quan