Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao

Thứ nhất, đối với không gian thiên nhiên, không gian làng quê: Để phác họa các phía, chiều, phương hướng của thiên nhiên, ca dao thường sử dụng các cặp từ có tính chất định lượng, định hướng như “trên – dưới”, “lên – xuống”, “xuôi – ngược”, “trong – ngoài”, “bên ni – bên nớ”, “bắc – nam’. Ở góc độ này, có thể xem không gian thiên nhiên chính là không gian vật lý:

 -Đứng bên ni sống Hàn ngó bên tê sông Hàn nước xanh như tàu lá

 Đứng bên tê sông Hàn ngó bên ni sông Hàn thấy phố xá thênh thang

 Từ ngày Tây đến cửa Hàn.

 -Ai về nhắn với hạ nguồn

Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên

 -Trên có trăng, dưới có nước, anh giao ước một lời

Dẫu trăng lờ nước cạn trọn đời anh chẳng quên em

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3419 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
 TRONG CA DAO
	Ca dao là tiếng nói trữ tình của dân tộc Việt Nam. Ca dao gắn liền với chiếc nôi của đời sống con người , cụ thể là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong quá trình lao động sản xuất, giao tiếp xã hội, con người đã chọn ca dao làm phương tiện để thổ lộ tâm tư tình cảm của mình. Chính vì vậy, yếu tố không gian và thời gian được thể hiện trong ca dao là vô cùng phong phú và nhưng rất gần gũi với nhân vật trữ tình..
	1.Trước hết, xin bàn về không gian nghệ thuật trong ca dao.
	Không gian nghệ thuật trong ca dao có những đặc trưng riêng:
	a.Các dạng không gian được nói đến trong ca dao:
Không gian trong ca dao hết sức gần gũi với đời sống người Việt. Đó là không gian thiên nhiên, không gian làng quê, không gian sinh hoạt, không gian xã hội.... Nói đến không gian thiên nhiên, ca dao thường nhắc đến những vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như những danh lam thắng cảnh của đất nước. Đó là không gian hết sức kì vĩ, nên thơ hữu tình;
	-Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
	-Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
	Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thế, mặt gương Tây Hồ.
	Và có khi là những cảnh đẹp gần gũi, bình dị;
	-Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
	Tuy nhiên, không gian làng quê và không gian xã hội là chủ yếu trong ca dao. Không gian làng quê gắn liền với những hình quen thuộc của văn hóa nông nghiệp của người Việt như dòng sông, con thuyền, cây đa, bến nước, sân đình, cánh đồng, bờ ao...
	-Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
	-Qua đình ngã nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
	-Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Còn không gian xã hội gắn liền với lao động sản xuất, với những công việc cụ thể. Không gian trong ca dao như một yếu tố tạo nên hoàn cảnh. Khác với không gian trong thơ trữ tình là không gian tĩnh gắn liền với tâm trạng thì không gian trong ca dao là không gian động gắn với một công việc, hành động cụ thể.
	-Trên đồng cạn , dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
	-Trời mưa trời gió
	Xách đó đi đơm
	Chạy vô ăn cơm
	Chạy ra mất đó
Từ ngày ai lấy dó đó ơi
Đó chẳng phân qua đối lại đôi lời cho đây hay
	-Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ
	b.Cách thức thể hiện không gian:
	Thứ nhất, đối với không gian thiên nhiên, không gian làng quê: Để phác họa các phía, chiều, phương hướng của thiên nhiên, ca dao thường sử dụng các cặp từ có tính chất định lượng, định hướng như “trên – dưới”, “lên – xuống”, “xuôi – ngược”, “trong – ngoài”, “bên ni – bên nớ”, “bắc – nam’... Ở góc độ này, có thể xem không gian thiên nhiên chính là không gian vật lý:
	-Đứng bên ni sống Hàn ngó bên tê sông Hàn nước xanh như tàu lá
	Đứng bên tê sông Hàn ngó bên ni sông Hàn thấy phố xá thênh thang
	Từ ngày Tây đến cửa Hàn...
	-Ai về nhắn với hạ nguồn 
Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên
	-Trên có trăng, dưới có nước, anh giao ước một lời
Dẫu trăng lờ nước cạn trọn đời anh chẳng quên em
	Có khi để thể hiện thiên nhiên xa cách, gập ghềnh, trăc trở, ca dao cũng sử dụng các từ ngữ thể hiện sự kì vĩ, cao rộng của không gian vũ trụ như: núi, biển, sông, trời, đất....
	-Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời không thấy người thương
	-Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
	-Trời cao chi lắm hỡi trời
Cho thiếp chẳng được tới nơi cùng chàng
	Thứ hai, “không gian ngoài ta’ (Ts. Lê Đức Luận) bao gồm không gian gia đình và không gian xã hội hay là không gian sinh hoạt., ca dao thường sử dụng các cặp từ thể hiện khoảng cách xa xôi cách trở với các cặp từ: “ở nhà – ra đi”, ‘ra đường – về nhà”, “người đi – kẻ về’...
-Ở nhà nhất mẹ nhì con
Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta
	-Ở xa anh tưởng là tiên
Lại gần mới biết gái thuyền quyên lộn chồng
	-Ra đường chẳng dám nhìn nhau
Con mắt liếc thấy ruột đau quằn quằn
	Về nhà cơm chẳng muốn ăn
Chân chẳng muốn bước vì chưng nhớ người
	Đối với không gian gia đình, ca dao thường thể hiện tình cảm gia đình ấm áp, vợ chồng con cái hòa thuận, quấn quýt, chia sẻ công việc qua các hình ảnh cặp đôi đối xứng;
	-Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
	-Vợ chồng như đôi cu cu
Chồng thì đi trước vợ gật gù theo sau
	Văn hóa người Việt mang đậm tính chất văn hóa làng xã, ‘phép vua thua lệ làng’, nên không gian trong ca dao còn đề cập đến sự đối lập, khác biệt giữa không gian làng mình và làng họ qua các cặp từ như “đồng ta – đồng người”, “ao ta –ao người”, gợi lên sự xa lạ khi về làm dâu nhà người...
	-Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Tham thanh chuộng lạ dắt qua đồng người
	Đồng người có tốt nhưng hôi
Đồng ta cỏ xấu nhưng bùi trâu ăn
	-Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
	Thứ ba, ‘không gian bản thể” (TS.Lê Đức Luận) là không gian biểu hiện sự nông sâu của tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong ca dao.
	Không gian bản thể được đánh giá và cảm nhận về khoảng cách so với chuẩn mực đạo đức:
	-Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
	Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
	-Dò sông dò bể dễ dò
Nào ai lấy thước mà đo lòng người
	Không gian bản thể được thể hiện qua khoảng cách trong tình cảm nam – nữ với các cặp từ: “đó – đây”, “ta – người”, “bên ni – bên nớ” ... Đó có thể là chiều dài của sự nhớ thương – chiều dài tâm trạng hay là khoảng cách của sự giàu – nghèo...
	-Nước sông Gianh vừa trong vừa mát
	Truông Quảng Bình nhỏ cát dễ đi
Dang tay ngứt đọn từ bi
	Cho lòng bên nớ - bên ni kết nguyền
	-Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo rách xông hương mặc người
	-Thân em như cái sạp vàng
Anh như manh chiếu rách giữa đàng bỏ quên
	Lạy trời cho cả gió lên
Cho manh chiếu rách phủ trên sạp vàng
	Có thể nói, không gian trong ca dao được đề cập hết sức phong phú. Nó bao gồm không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt của gia đình và xã hội, không gian tư tưởng tình cảm. ó phản ánh được mối quan hệ gắn bó giưa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Không gian ca dao cũng góp phần phản ánh đời sống văn hóa của người Việt.
	2.Thời gian trong ca dao:
	Thời gian trong ca dao có thể chia làm thời gian vật lý và thời gian tâm lý.
	Thời gian vật lý là thời gian của quá khứ, hiện tại, tương lai.Ca dao là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm người Việt, là phương tiện để con người bộc lộ nỗi niềm tâm sự. Chính vì vậy, thời gian nghệ thuật trong ca dao chủ yếu là thời gian hiện tại hoặc gần với hiện tại (quá khứ gần), thời gian của lúc phát ngôn. Likhatrốp gọi là thời gian diễn xướng. Thời gian hiện tại của ca dao thường được bộc lộ qua các từ: “bây giờ”, “hôm nay”, “hôm qua”,“ngày ngày”, “sáng ngày”, “chiều chiều”, “đêm đêm”, “bữa nay”, ...
	-Bây giờ mận mới hỏi đào
	Vườn hồng đã có ai vào hay chưa...
	-Chiều chiều ra đứng ngõ sau
	Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
	-Sáng mai ôm tráp đến trường
	Gặp em ôm rổ ra vườn hái rau
	Ngửa tay xin một miếng trầu
	Trời kia ổng định miếng trầu vừa đôi
	-Đêm qua ra đứng bờ ao
	Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ ...
	Ca dao cũng có đề cập đến thời gian tương lai. Thời gian tương lai thường gắn liền với sự hứa hẹn, nguyện ước. Các từ ngữ thường gặp là: ‘bao giờ”, “chừng nào”...
	-Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
	Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
	-Chừng nào muối ngọt chanh thanh
	Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng
	Để tạo cảm giác đối lập giữa các điểm thời gian như quá khứ - hiện tại, hiện tại – tương lai, ca dao thường sử dụng các cặp từ như: “khi xưa – đến nay”, “Ngày đi – ngày về”, ‘ngày nào – bây giờ”, “xưa kia – bây giờ”...
	-Ngày đi trúc chửa mọc măng 
	Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre
	Ngày đi lúa chửa chia vè
	Ngày về lúa đã đỏ hoe ngoài đồng
	Ngày đi em chửa có chồng
	Ngày về em đã con bồng con mang
	-Khi xưa một hẹn thì nên
	Bây giờ chín hẹn em quên cả mười
	-Ngày nào em bé cỏn con
	Bây giờ em đã lớn khôn thế này...
	-Xưa kia ai cấm duyên bà
	Bây giờ bà già bà cấm duyên tôi
	-Giờ đây anh nói anh thương
	Đến khi vắng mặt vấn vương nơi nào
	Có những khi cảm giác về thời gian như bị xóa nhòa không còn ý nghĩa mà nhường cho cảm giác về tâm trạng, đó chính là thời gian tâm lý 9taam trạng) trong ca dao. Đã là thời gian tâm lý thì có muôn vàn cách biểu hiện phụ thuộc vào những cảm nghĩ, tâm tư, cảm xúc ... của nhân vật trữ tình. Ví dụ như:
	Khi xa nhau, nỗi nhớ thương, tương tư tạo cảm giác thời gian như dài ra:
	Xa anh em khổ lắm anh ơi
	Đêm năm canh than thân một chắc, ngày sáu khắc lụy rơi đôi hàng
	Khi xa nhau, nhân vật trữ tình chìm trong nỗi tương tư thì thời gian không còn tồn tại nữa:
	Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa
	Canh ba tôi nói sáng, ông trời mưa tôi nói chiều
	Khi yếu nhau và được gần nhau thì sự lưu luyến, bâng khuâng làm thời gian như ngắn lại:
	-Trách gà sao vội gáy tan
	Chung tình chưa mãn chuông vàng vội rung
	-Trách trời vội rạng đông ra
	Không khuya chút nữa hai ta trao lời
	Để làm đậm đà sắc thái biểu cảm tâm trạng, ca dao thường dùng các từ ngữ nhấn mạnh về độ dài của thời gian hoặc sự lặp lại về thời gian. Ví dụ như để thể hiện tình cảm son sắt, thủy chung thì ca dao hay dùng các từ ngữ biểu thị độ dài trường tồn của thời gian như: “trăm năm”, “ngàn năm”, “bao giờ”...
	-Trăm năm cốt rụi xương tàn
	Anh có đầu thai kiếp khác, dạ anh còn nhớ em
	-Trăm năm thề trọn một bề
	Gối loan gối phụng thiếp kê cho chàng
	Có khi sử dụng các từ ngữ có cấu trúc lặp lại để tạo cảm giác độ dài của thời gian tâm lý như: “ngày ngày”, “đêm đêm”, “chiều chiều”, ...
	-Chiều chiều ra đứng ngõ sau
	Nhìn cây khế ngọt lòng đau chín chiều
	-Ngày ngày em đứng em trông
	Trông non non ngất trông sông sông dài
	Trông mây mây kéo ngang trời
	Trông trăng trăng khuyết, trông người người xa
	Có thể nói không gian và thời gian trong ca dao gắn liền với cuộc sống con người . Đó là cuộc sống lao động sản xuất, sinh hoạt giao tiếp. Đó là những tâm tư tình cảm đầy giá trị nhân văn cao đẹp. Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ cho kho tàng ca dao người Việt.
 NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN

File đính kèm:

  • docTHOI GIAN KHONG GIAN NGHE THUAT TRONG CA DAO.doc
Giáo án liên quan