Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Mẫu giáo bé C

1. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

a. Kiến thức

 - Trẻ nhớ tên truyện, nhớ tên nhân vật trong truyện và hiểu nội dung cõu truyện.

 - Trẻ nhớ được lời đối thoại giữa Thỏ và cá Sấu.

b. Kỹ năng:

 -Trả lời ngôn ngữ mạch lạc, trọn câu.

 -Trẻ thể hiện được một số hành động, giọng điệu của các nhân vật.

c. Giỏo dục :

 - Giỏo dục trẻ nhanh trí giống như Thỏ

2. CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa câu chuyện “ Chú thỏ tinh khôn”.

- Mô hình có: ao, cáo Sấu, Thỏ, cỏ non, rau xanh.

- Trang phục đóng kịch: Mũ Cá Sấu, Thỏ, cỏ non, rau xanh.

- Đàn bài hỏt: Trời nắng trời mưa.

 

doc254 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Mẫu giáo bé C, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên vật liệu khác nhau.
- Cô làm mẩu cho trẻ một vài PTGT.
- Vừa làm cô vừa nói cách làm cho trẻ biết.
- Cho trẻ thực hiện, cô bao quát và hướng dẩn trẻ cách làm.
- Trẻ làm xong cô nhậm xét và tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ đưa về trưng bày ở các góc khác nhau: Góc bán hàng, góc học tập, góc nghệ thuật.
2. Vệ sinh- Trả trẻ.
 Đánh giá trẻ cuối ngày.
HĐCCĐ: Đa số trẻ hứng thú hoạt động .
- Một số trẻ trả lời sáng tạo trong khi hoạt động : Thành Đạt, Mai Linh, Thu Hà - Một số trẻ còn yếu trong các hoạt động: Quốc Bình, Mai, Trung Kiên. 
HĐ khác: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 
 Thứ 4 ngày 31 tháng 12 năm 2008
I. Đón trẻ:
 II. hoạt động có chủ đích.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
Tạo hình : Dán xe ô tô chở khách
 1. Mục đích yêu cầu
 a. Kiến thức:
 - Trẻ dán được hình ô tô chở khách bằng các hình hình học
 - Trẻ biết đặc điểm nổi bật của xe ôtô chở khách( Thân xe, cửa xe, bánh xe…)
b. Kỹ năng:
 - Luyện cho trẻ kỹ năng phết hồ, dán, bố cục tranh hợp lý.
 c. Giáo dục:
 - Trẻ biết giữ an toàn khi ngồi trên xe.
2. chuẩn bị:
- Một số hình : Chữ nhật, vuông, hình tròn cắt bằng giấy màu.
- Bút màu, giấy A4, keo, khăn lau tay.
- Tranh mẫu của cô.
- Đàn ghi bài hát “Lái xe ô tô”.
3. tiến hành.
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1:Trò chuyện các loại xe ô tô.
- Cho trẻ kể các loai ô tô mà trẻ biết.
- Cô cho trẻ xem một số hình cô đã chuẩn bị.
* Hoạt động 2: Cô dán mẫu một kiểu xe.
- Cô vừa dán vừa hỏi trẻ :
 + Đây là hình gì? Có màu gì?
 + Cô đang dán mảnh giấy hình chữ nhật( hình vuông, hình tròn) để làm gì?
 + Dán phần gì xe ?
- Cho trẻ nêu ý định dán xe như thế nào? 
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
- Cô hướng dẫn trẻ cách phết hồ, cách dán và cách bố cục tranh.
- Cô bao quát, gợi ý trẻ dán và vẻ sáng tạo thêm như đường đi, đám mây...
* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm.
 - Trẻ chọn và nhận xét tranh.
 - Trẻ được chọn tranh lên giới thiệu.
 - Cô nhận xét chung.
* Kết thúc : Hát bài “Em tập lái ô tô”.
Hoạt động của trẻ
- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
-Trẻ quan sát và nhận xét.
 -Trẻ quan sát cô dán mẫu.
-Trẻ nêu ý định.
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ nhận xét sản phẩm.
-Trẻ tặng thiệp cho cô giáo
 III. Hoạt động ở các góc
 Iv. Hoạt động ngoài trời.
1. Quan sát vườn rau:
- Cho trẻ tập trung và quan sát vườn rau.
- Cho trẻ gọi tên và nêu nhận xét một số đặc điểm của cây, màu sắc, kích thước của lá.
 - Cô đàm thoại cùng trẻ:
 + Đây là cây rau gì?
 + Cây rau này có đặc điểm gì? Cây cao hay thấp? 
 + Lá có màu gì ? Lá dài hay ngắn?
 + Vì sao chúng ta phải trồng cây rau ?
* Giáo dục: Trẻ chăm sóc và bảo vệ vườn rau.
 2. tcvđ: Cáo và thỏ
 3. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
 V. Hoạt động chiều.
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề tài:Chuyện Qua đường.
1. Mục đích- yêu cầu:
a. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên chuyện, nhớ tên nhân vật trong chuyện và hiểu nội dung cõu chuyện.
- Trẻ biết được luật khi đi trên đường và cách giữ an toàn khi ngồi trên xe.
b. Kỹ năng:
-Trả lời ngôn ngữ mạch lạc, trọn câu.
-Trẻ thể hiện được một số hành động của các nhân vật.
c. Giỏo dục :
- Giỏo dục trẻ khi đi đường phải nhìn tín hiệu đèn.
2. chuẩn bị
- Tranh minh họa câu chuyện “ Qua đường”.
- Mô hình ngã tư đường phố.
- Đàn bài hỏt: Em đi qua ngã tư đường phố.
3. tiến hành.
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1: Cho trẻ tham quan mô hình ngã tư đường phố.
- Các loại xe cộ đi ở đâu?
- Người đi bộ đi ở đâu?
- Khi đi qua đường phố phải nhìn tín hiệu đèn gì?
- Cô giới thiệu tên chuyện “Qua đường”. 
* Hoạt động 2: Kể chuyện diễn cảm.
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1 kết hợp mô hình.
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh.
 * Hoạt động 3: Đàm thoại - giảng giải - trích dẫn.
- Câu chuyện có tên là gì ? 
- Câu chuyện kể về ai?
-Trước lúc đi mẹ dặn Thỏ nâu và Thỏ trắng như thế nào?
- Hai chị em có nghe lời mẹ không?
- Hai chị em đã làm gì khi sang đường?
- Nhờ ai mà 2 chị em đã hiểu được khi đi đường?
- Hai chị em đã làm gì khi biết mình có lổi?
- Hai chị em đã hiểu luật như thế nào
 * Hoạt động 4: Cho trẻ kể lại chuyện cùng cô 1 lần.
* Kết thúc: Hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố" .
Hoạt động của trẻ
- Trẻ chơi trò chơi.
-Trẻ trả lời theo hiểu biết.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
-Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ suy nghĩ và trả lời.
- Trẻ kể lại chuyện
- Trẻ hát cùng cô.
* Vệ sinh –trả trẻ
 Đánh giá trẻ cuối ngày.
HĐCCĐ: Đa số trẻ hứng thú hoạt động .
Một số trẻ còn nói ngọng : Phương Thảo, Minh Quân, Đức Nghĩa, Cao Hoàng.
Một số trẻ biết kể lại chuyện: Nhật Sơn, Thu Hà, Thanh Hà.
HĐ khác: Hoạt động góc một số trẻ chơi không cố định góc chơi: Thuỳ Trang, Hồng Khánh, Hoàng Nguyên.
Biện pháp: - Cô chú rèn ngôn ngữ nói cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Rèn cho trẻ tính kiên trì khi hoạt động.
 Thứ 5 ngày 01 tháng 01 năm 2009
 Nghỉ Tết dương lịch
 Thứ 6 ngày 02 tháng 01 năm 2009
 I. Đón trẻ:
 II. hoạt động có chủ đích.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
 Âm nhạc:DH+ VĐ: Em tập lái ô tô. 
 NH: Bác đưa thư vui tính 
 T/C: Thi ai nhanh.
1. Mục đích yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát “Em tập lái ô tô” Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý và hiểu được nội dung bài hát,
- Cảm nhận được giai điệu bài hát “Bác đưa thư vui tính” Nhạc và lời: Hoàng Lân khi nghe cô hát.
b. Kỹ năng:
- Luyện cho trẻ hát đúng và vận động nhịp nhàng theo lời bài hát .
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc và hưởng ứng cùng cô khi nghe cô hát.
c. Giáo dục:
- Trẻ đi đúng phần đường của mình khi đi trên đường.
2. chuẩn bị:
- Đàn ghi bài hát "Em tập lái ô tô","Bác đưa thư vui tính "
- Dụng cụ âm nhạc: trống lắc, xắc xô, thanh gõ, vòng, gậy làm vô lăng xe...
3. tiến hành.
Hoạt động của cô
* Hoạt động1: Cho trẻ quan sát xe ô tô và nhận xét đặc điểm của xe.
* Hoạt động 2:DH+VĐ bài hát "Em tập lái ô tô” Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý
 - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô và trẻ hát 2 lần.
- Hỏi trẻ tên bài hát ,tên tác giả?
- Cho trẻ hát theo nhiều hình thức ( hát to, hát nhỏ, hát theo hướng tay chỉ, hát nối tiếp)
- Cho trẻ hát kết hợp vận động theo cả lớp, tổ - nhóm - cá nhân)
* Hoạt động 3: NH: Bác đưa thư vui tính. Nhạc và lời: Hoàng Lân
- Cô hỏi trẻ ngoài xe ôtô là PTGT đường bộ còn có loại xe gì nữa? 
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần kết hợp điệu bộ minh hoạ.
- Cho trẻ nghe đĩa CD 1 lần.
 * Hoạt động 4: T/C: Thi ai nhanh
- Cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần.
- Cô hướng dẫn và bao quát trẻ chơi.
 * Kết thúc: Cho trẻ vận động bài “Em tập lái ô tô”
Hoạt động của trẻ
- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ hát và vận động.
- Trẻ chú ý nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô. 
Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ vận động cùng cô.
 III. Hoạt động ở các góc
IV. Hoạt động ngoài trời.
1. Quan sát các loại xe chạy trên đường.
 - Cô tập trung trẻ ra đứng bên lề đường nhựa.
- Cho trẻ thảo luận về các loại xe chạy qua trên đường bộ.
- Cô hỏi trẻ: +Xe đang chạy trên đường là xe gì?
 + Chạy nhanh hay chạy chậm?
 + Xe đó chở gì? 
 + Chở nhiều khách hay ít khách?
 * Giáo dục: Trẻ không đi một mình khi qua đường.
 2. tcvđ: Bánh xe quay
 3. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
 V.Hoạt động chiều.
1.Vệ sinh nhóm lớp, đồ dùng đồ chơi.
2. Vui văn nghệ, nêu gương cuối tuần.
 - Cho trẻ hát múa một số bài hát trong chủ đề.
 - Cho trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
- Trẻ nhận xét bình cờ giữa các tổ.
- Bạn nào ngoan đạt từ 3 cờ trở lên cô phát phiếu bé ngoan.
* Giáo dục: trẻ ngoan ngoãn biết vâng lời cô, bố mẹ…
3. Vệ sinh- Trả trẻ.
 Đánh giá trẻ cuối ngày.
HĐCCĐ: - Đa số trẻ hướng thú hoạt động.
- Nhiều trẻ mạnh dạn tự tin khi biểu diễn bài hát:Hoàng Long,Thanh Ngân, Thanh Hà, Thành Đạt, Thuỳ Dương.
- Một số trẻ không thích vận động: Ngọc Minh, Minh Quân, Cao Hoàng.
HĐ khác:- Một số trẻ biết giúp đỡ cô khi tham gia dọn vệ sinh nhóm lớp: Thanh Hà, Minh Hằng, Nhật Sơn.
Chủ đề: Phương tiện giao thông đường sắt
(Thời gian thực hiện từ ngày 05 đến ngày 09 tháng 1 năm 2009.)
A. yêu cầu :
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, kích thước, âm thanh, màu sắc, tốc độ, nhiên liệu của phương tiện giao thông đường sắt. 
- Trẻ biết được nơi hoạt động của PTGT đường sắt, biết được nhà ga là nơi để tàu dừng đón trả khách và tránh nhau…
- Trẻ biết được công việc của chú lái tàu.
 2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động, các tố chất nhanh nhẹn , khéo léo thông qua các trò chơi về PTGT.
- Luyện kỹ năng tô màu, vẽ, nặn, vận động, hát và làm các PTGT từ các nguyên vật liệu khác nhau. 
- Kỹ năng nhận biết, đếm, so sánh dài- ngắn, phân loại các PTGT.
- Kỹ năng thực hành luật lệ giao thông. 
3. Thái độ: 
- Trẻ biết giữ an toàn khi ngồi trên tàu xe.
- Biết yêu quý người điều khiển các PTGT.
kế hoạch Chăm sóc giáo dục chủ đề nhánh
Phương tiện giao thông đường sắt (1 tuần)
(Thời gian thực hiện: từ ngày 5/1 đến ngày 9/1/2009)
 Thứ
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
 - Cô đón trẻ với thái độ niềm nở ân cần
 - Thể dục sáng :tập với bài:Chú bộ đội
 - Điểm danh ,báo ăn .
 - Trò chuyện với trẻ về PTGT đường sắt.
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực PT thể chất:
VĐCB: đoàn tàu chui qua hang. 
TC: Tín hiệu.
Lĩnh vực PT nhận thức:
kpkh: 
Bé biết gì về PTGT đường sắt.
Lĩnh vực PT thẩm mỹ: 
Tạo hình 
Tô màu vẻ thêm bánh xe, cửa sổ cho đoàn tàu.
Lĩnh vực PT nhận thức :
Toán.
Dạy trẻ nhận biết dài hơn -ngắn hơn. 
 Lvực PT thẩm mỹ
DH +VĐ: Tàu lướt.
NH: Bạn ơi có biết không?
TC :Thi ai nhanh 
Hoạt động góc
 - Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống , quày bán vé, siêu thị PTGT.
 Bác sỹ khám chữa bệnh.
 - Góc xây dựng: xây dựng ga tàu lửa, lắp ghép đoàn tàu, đường ray, hình người. 
 - Góc học tập : Trẻ gọi tên phân loại, sắp xếp các PTGT từ các hình hình học. 
 Đếm số toa tàu,so sánh dài - ngắn. 
 - Góc sách: làm anbum về chủ điểm, xem tranh ảnh, sách về PTGT.
 - Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, nặn , xé dán, làm PTGT từ nguyên vật liệu sẵn có.
 - Hát, đọc thơ về PTGT.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát: Đoàn tàu đồ chơi.
TC:Bánh xe quay.
Bé tập làm chú cảnh sát giao thông.
TC: Chạy về đúng bến
Quan sát:
Vườn rau cải
TC: Dung dăng dung dẻ.
Quan Sát :Cây chanh.
TC: Rồng rắn lên mây
Thu gom hộp sữa làm đoàn tàu
TC: Bánh xe quay
Hoạt động chiều
Hướng dẩn trò chơi.
Về đúng bến
ôn luyện vở tạo hình.
Lĩnh vực PT ngôn ngữ :
Thơ
Chiếc cầu mới.
Làm quen bài hát về PTGT.
 Vệ sinh nhóm lớp .
 Nêu gương cuối tuần
 Kế hoạch hoạt động góc
chủ đề: Phương tiện giao thông đường sắt.
(Thời gian thực hiện: 05/ 01/ 2009- 09/01/2009)
Nội Dung
 Yêu Cầu
 Chuẩn Bị
 Quá Trình Tổ Chức
* Góc phân vai:
- Cửa hàng ăn uống.
- Quày bán vé, siêu thị PTGT.
- Bác sỹ khám bệnh.
* Góc xây dựng:
- Xây dựng ga tàu lửa.
- Lắp ghép đoàn tàu, đường ray, hình người.
*Góc nghệ thuật:
-Tô màu, vẽ, nặn, xé dán các PTGT.
- Làm các loại PTGT từ nguyên vật liệu khác nhau.
- Hát các bài hát về chủ đề.
*Góc h. tập -sách:
-Trẻ gọi tên, phân loại, sắp xếp các PTGT từ các hình hình học, đếm số toa tàu, so sánh dài ngắn.
-Xem sách, tranh ảnh, làm album về PTGT.
-Trẻ biết thể hiện vai người bán và người mua hàng, vé tàu, các PTGT.
-Trẻ thể hiện vai bác sĩ khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
- Trẻ biết sử dụng một số nguyên vật liệu như gạch, cây xanh, các đồ chơi lắp ghép…để tạo thành mô hình ga tàu.
-Trẻ biết lắp ghép đoàn tàu, đường ray, hình người…
- Trẻ biết cách cầm bút tô màu tranh, biết nặn các PTGT, biết cùng cô làm các PTGT.
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình qua bài hát.
-Trẻ biết gọi tên, phân loại, sắp xếp, so sánh các PTGT.
 -Trẻ biết cách giở sách, xem tranh, cắt dán làm an bum về PTGT.
- Bàn ghế, bộ đồ nấu ăn, các loại thực phẩm…
- Dụng cụ khám bệnh, một số vé xe và PTGT.
- Gạch, đồ chơi lắp ghép, cây xanh, cây hoa…
- Bút màu, đất nặn, keo, kéo bảng con, tranh vẻ các PTGT, các loại nguyên phế liệu.
- Dụng cụ âm nhạc.
- Lô tô các PTGT.
-Tranh ảnh, sách chuyện, hoạ báo, keo, kéo.
a. Thoả thuận trước khi chơi.
- Cô cho trẻ hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
-Trò chuyện về các loại PTGT đường sắt.
- Cô giới thiệu cho trẻ các góc chơi và nội dung trò chơi mới ở các góc.
- Cho trẻ lấy ký hiệu về các góc chơi.
b. Quá trình chơi:
- Cô đóng vai cùng chơi với trẻ, giúp trẻ thể hiện vai chơi và liên kết giữa các nhóm chơi.
c. Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đi từng nhóm nhận xét cách chơi, thái độ chơi của trẻ.
- Cho trẻ tham quan nhóm chơi trẻ thích.
- Hát bài “Tàu lướt”
 *Kết thúc:Trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi.
B. nội dung hoạt động trong ngày.
I.Đón trẻ:
1. Đón trẻ:
- Trẻ đến lớp nhắc trẻ chào cô ,chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định , vào bàn ăn sáng.
- Trẻ ăn xong vào bàn chơi theo ý thích .
2. Thể dục sáng .
- Tập theo bài hát “ ”Em đi qua ngã tư đường phố".
3. Điểm danh
- Trẻ gắn ký hiệu bé đến lớp , bé ở nhà.
- Cô chấm cơm và báo ăn.
4. Trò chuyện :
- Trò chuyện cùng trẻ về PTGT đường sắt.
 Thứ 2 ngày 05 tháng 01 năm 2009.
 II. hoạt động có chủ đích.
Lĩnh vực phát triển thể chất.
 VĐCB: Làm đoàn tàu chui qua hang.
 (Bò cao và chui qua cổng)
 T/C: Tín hiệu
 1. Mục đích - yêu cầu
 a. Kiến thức:
- Trẻ biết bò bằng bàn tay, bàn chân và chui qua cổng làm đoàn tàu chui qua hang
b. Kỹ năng:
- Luyện cho trẻ kỹ năng bò và chui qua cổng, khi chui qua cổng đầu không chạm cổng.
 c. Giáo dục:
 - Trẻ có ý thức tổ chức trong khi hoạt động.
 - Trẻ biết yêu quý người điều khiển PTGT.
2. chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẻ, xắc xô, phấn, 2 cái cổng.
- Đàn ghi bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “ Bạn ơi có biết không”
3. tiến hành.
Hoạt động của cô
 * Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho trẻ hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu”và đi chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó đứng thành 3 hàng ngang. 
* Hoạt động 2: Trọng động.
 + Bài tập phát triển chung:
- Tay: đưa tay sang ngang, chéo trước ngực.
- Chân: ngồi xổm, tay thả xuôi.
- Bụng: Hai tay đưa lên cao, cúi người xuống.
- Bật: Nhảy chân sáo. 
 + Vận động cơ bản.
 - Cô cho trẻ tập trung thành 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô giới thiệu tên bài tập: Bé làm đoàn tàu chui qua hang.
- Cô làm mẫu cho trẻ 2 lần .( Làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích kỹ thuật)
 - Lần lượt 2 trẻ ở 2 đầu hàng lên thực hiện .
- Cho 2 tổ thi đua nhau.
- Cô bao quát sữa sai , hướng dẫn trẻ thực hiện .
 + Trò chơi vận động: Tín hiệu.
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân.
Hoạt động của trẻ
- Trẻ đi chạy theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tập theo nhịp hô.
- Trẻ xếp thành 2 hàng.
-Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu.
- Trẻ chơi trò chơi 2-3 lần.
- Trẻ đi nhẹ nhàng .
 III. Hoạt động ở các góc
 IV. Hoạt động ngoài trời.
1. Quan sát đoàn tàu đồ chơi.
- Cô tập trung trẻ ra sân.
- Cho trẻ quan sát đoàn tàu và nhận xét về màu sắc, cấu tạo, kích thước, tác dụng…và đếm số toa tàu.
- Cô hỏi trẻ: + Đây là cái gì? Tàu lửa này màu gì?
 + Tàu lửa này có mấy toa tàu? Dài hay ngắn?
 + Tàu lửa dùng để chở gì?
 + Tàu lửa chạy nhanh hay chạy chậm hơn ô tô?
 + Còi tàu kêu như thế nào?
 + Khi ngồi trên tàu phải ngồi như thế nào?
* Giáo dục: Trẻ giữ an toàn khi ngồi trên tàu, không ngoái cổ ra ngoài…
 2. tcvđ: Bánh xe quay.
 3. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
 V. Hoạt động chiều.
1. Hướng dẩn trò chơi mới: Về đúng bến.
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết về đúng nơi hoạt động của các loại PTGT.
b. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một lô tô về PTGT khác nhau.
- Tranh vẻ: Ga tàu, sân bay, bến xe, bến thuyền.
c. Cách chơi.
- Cho mỗi trẻ lấy một PTGT tuỳ thích.
- Cô hỏi trẻ trên tay trẻ có những PTGT gì?
- Cô giới thiệu các góc cô dán tranh các bến xe, tàu, máy bay, thuyền.
- Cô yêu cầu trẻ vừa đi vừa hát những bài hát về PTGT. Khi nghe hiệu lệnh của cô về đúng bến của mình thì trẻ chạy về đúng bến xe mình cầm trên tay.
- Cô đi đến từng bến xe kiểm tra. Nếu trẻ nào về sai bến sẻ nhảy lò cò.
 2. Vệ sinh- Trả trẻ.
 Đánh giá trẻ cuối ngày.
HĐCCĐ: Đa số trẻ hứng thú hoạt động, trẻ mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động.
HĐ khác: Trẻ biết nhập vai, một số trẻ chơi ở các góc không ổn định, hay thay đổi góc chơi: Quang Hoàn, Thanh Ngân, Nhật Sơn.
 Thứ 3 ngày 06 tháng 01 năm 2009
I. Đón trẻ:
 II. hoạt động có chủ đích.
Lĩnh vực phát triển nhận thức.
KPKH: Bé biết gì về phương tiện giao thông đường sắt.
 1. Mục đích yêu cầu
 a. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm, tiếng kêu, công dụng …của tàu hỏa.
- Trẻ biết tàu hỏa có nhiều bánh, nhiều toa, chở người, chở hàng,và đi được trên đường sắt, đường ray.
- Trẻ biết người điều khiển tàu lửa gọi là lái tàu.
 b. Kỹ năng: 
 - Luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ cho trẻ.
- Luyện kỹ năng nói mạch lạc qua trả lời câu hỏi của cô.
 c. Giáo dục: 
 - Biết giữ an toàn khi ngồi trên tàu và không được chơi gần đường tàu, ném đất đá khi tàu chạy qua.
2. Chuẩn bị:
- Mô hình ga tàu có: Đoàn tàu đồ chơi, đường ray.
- Vé tàu, giấy màu, keo dán, ghế ngồi của trẻ.
- Đàn ghi bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu, tàu lướt.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
 * Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
 - Cô tạo tình huống đi du lịch ở Nha Trang.
- Hỏi trẻ đi bằng phương tiện gì?
- Hôm nay chúng ta đi bằng tàu lửa nhé?
- Vậy chúng mình đón tàu ở đâu?
 - Trẻ vừa đi vừa hát bài “ Tàu lướt”
 * Hoạt động 2: Hoạt động trải nghiệm.
- Cho trẻ quan sát mô hình ga tàu.
- Đến ga tàu chúng mình thấy có gì ? 
- Vì sao lại biết đó là tàu lửa?
- Đầu tàu để làm gì?
- Tại sao tàu lửa cần có nhiều toa?
- Đoàn tàu chạy được là nhờ gì?
- Tàu lửa chạy ở đâu?
- Nếu cô cho tàu lửa chạy trên đường bộ có chạy được không? vì sao?
- Cô cho tàu chạy trên đường ray.
- Cô nói:Vì tàu lửa có nhiều toa, nhiều bánh, chở nhiều khách, nhiều hàng nên khi chạy tàu phải chạy trên đường ray, đường sắt. và chỉ trên con đường đó tàu mới chạy được.
- Khi tàu chạy còi tàu kêu như thế nào?
* Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập.
- Cho trẻ chơi trò chơi “Thi ai nhanh”.
- Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh mời hành khách lên tàu thì tất cả trẻ cầm vé tàu lên đúng ghế của mình.
- Hát và vận động bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu”.
* Kết thúc : Về góc dán đoàn tàu. 
Hoạt động của trẻ
- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
- Trẻ vừa đi vừa hát.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ nêu ý kiến nhận xét.
-Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ hát và vận động theo bài hát.
 III. Hoạt động ở các góc.
IV.Hoạt động ngoài trời.
1. Bé tập làm chú cảnh sát giao thông.
 - Cho trẻ tập trung ra đứng xung quanh mô hình ngả tư đường phố.
- Cho trẻ nêu nhận xét về ngả tư đường phố.
- Cô đóng chú cảnh sát một lần cho trẻ xem.
- Cô cho lần lượt trẻ lên đóng chú cảnh sát.
- Một số trẻ đóng người đi đường và đi theo hiệu lệnh của chú cảnh sát.
 - Giáo dục: Trẻ biết đi đúng phần đường của mình.
 2. tcvđ: Chạy về đúng bến
 3. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
 IV. Hoạt động chiều.
1. ôn luyện vở tạo hình .
2. Vệ sinh- Trả trẻ.
 Đánh giá trẻ cuối ngày.
HĐCCĐ: Đa số trẻ hứng thú hoạt động .
 - Một số trẻ trả lời sáng tạo trong khi hoạt động : Thành Đạt, Mai Linh, Thanh Hà, Nhật Sơn.
 - Một số trẻ còn yếu trong các hoạt động: Quốc Bình, Mai, Trung Kiên. 
HĐ khác: Nhiều trẻ chưa đi đúng phần đường của mình. 
 Thứ 4 ngày 07 tháng 01 năm 2009
I. Đón trẻ:
 II. hoạt động có chủ đích.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
Tạo hình : Tô màu và vẽ thêm bánh xe, cửa sổ cho đoàn tàu. 
 1. Mục đích yêu cầu
 a. Kiến thức:
 - Trẻ biết tô màu, vẽ thêm một số chi tiết còn thiếu ( cửa, bánh tàu lữa)
 b. Kỹ năng:
 - Luyện cho trẻ kỹ năng tô màu, vẽ tranh hợp lý.
 c. Giáo dục:
 - Trẻ biết giữ an toàn khi ngồi trên tàu.
 - GD trẻ biết tiết kiệm vật liệu khi tô vẽ và thu dọn đồ dùng gọn gàng
2. chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô.
- Bút màu, tranh vẽ đoàn tàu còn thiếu bánh và cửa sổ đủ cho trẻ.
- Đàn ghi bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
3. tiến hành.
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1: Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
- Cô cho trẻ xem tranh cô đã chuẩn bị.
- Cho trẻ nhận xét đoàn tàu có những đặc điểm gì?
- cửa tàu, bánh tàu giống hình gì?
- Cho trẻ quan sát tranh còn thiếu bánh, cửa sổ và nhận xét.
* Hoạt động 2: Cô vẻ mẫu .
- Cô vừa vẽ, tô màu vừa hỏi trẻ :
 + Cô vẽ cái gì? Cô tô màu gì?
- Cho trẻ nêu ý định vẽ và tô màu 

File đính kèm:

  • docLam quen chu cai(1).doc