Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 bài 20: An toàn trên đường đi học

 Tự nhiên và xã hội

An toàn trên đường đi học

 I. Mục tiêu:

- Xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.

- Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè.

* HS khá giỏi: Phân tích được tình huống nguy hiểm xảy ra nếu không làm đúng quy định khi đi các loại phương tiện.

II.Chuẩn bị:

• GV: Bảng phụ, tranh sách giáo khoa phóng to, tranh các bạn đi học qua cầu, tranh đường phốtranh mô tô, xe đạp, ô tô, xe khách.

• HS: Sách giáo khoa

- PP: Thảo luận, trò chơi, quan sát, nêu vấn đề,.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 bài 20: An toàn trên đường đi học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn dạy: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 20: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.
+ Nắm được quy định về đi bộ trên đường.
- Kĩ năng:
+ Tránh một số tình huống nguy hiểm trên đường đi học
+ Đi bộ trên vỉa hè (đường có vỉa hè), đi bộ sát lề đường về phía tay phải của mình (đường không có vỉa hè).
+ Biết những hành vi sai có thể gây nguy hiểm trên đường đi học
- Thái độ:
+ Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
II. Đồ dùng dạy học
- Đèn chiếu.
- Sử dụng giáo án điện tử.(tranh ảnh).
- Tư liệu tham khảo Sách giáo khoa, Sách an toàn giao thông.
III. Hoạt động dạy và học.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu câu hỏi:
- Các em đang sống ở đâu?
- Hãy kể vài nét về nơi em đang sống ?
- Người dân ở quê em thường sống bằng nghề gì ?
Dạy học bài mới:	
a) Giới thiệu bài mới:
- GV yêu cầu học sinh hát bài “Đường em đi”
Lời bài hát nhắc chúng ta điều gì? 
Để giúp các em hiểu rõ hơn một số quy định về đường bộ và tránh được những tai nạn rủi ro xảy ra trên đường. Tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu qua bài “An toàn trên đường đi học”. GV ghi tựa 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.
Mục tiêu:
Học sinh nhận biết các tình huống có thể xảy ra tai nạn trên đường 
- GDKN: Ứng phó với các tình huống trên đường đi học và biết cách phòng tránh. 
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu tranh vẽ trang 42.(5 tranh)
- Đặt tên từng tranh 
* GV chiếu tranh 1- tranh 2: chia nhóm 2 HS thảo luận (2 ph):
+ Tranh vẽ gì?
+ Điều gì có thể xảy ra trong mỗi cảnh trên?
+ Em khuyên bạn đó như thế nào?
- Quan sát giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp 
- GV nhận xét giáo dục theo nội dung từng tranh, biểu dương các nhóm.
* GV chiếu tranh 3 yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Em thấy bức tranh vẽ có những hình ảnh nào?
+ Bạn trai đang làm gì?
+ Điều gì có thể xảy ra ?
 + Việc làm của bạn gặp nguy hiểm như thế nào?
+ Em khuyên bạn điều gì?
+ Em nào đã thực hiện giống hành động của bạn?
- GV nhận xét, giáo dục HS
* GV chiếu tranh 4 yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Quan sát tranh vẽ gì?
- Qua đường lúc có nhiều xe chạy qua lại như thế có nguy hiểm không? 
- Nguy hiểm gì sẽ xảy ra?
- Các em có nên đi qua đường như em bé này không?
- Vậy khi đi qua đường chúng ta đi như thế nào?
- GV nhận xét, giáo dục HS.
* GV chiếu tranh 5 yêu cầu HS quan sát thảo luận nhóm đôi
- GV nêu câu hỏi:
Tranh vẽ cảnh ở đâu?
Các bạn trong tranh
Đi học phải lội qua suối như thế này sẽ gặp nguy hiểm gì?
GV kết luận:
- Qua một số tình huống các em thấy dễ xảy ra tai nạn.Vậy để bảo đảm an toàn trên đường đi học chúng ta không được làm gì ?
- Phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông. Chẳng hạn như không được đá bóng ra đường, chạy lao ra đường, không bám bên ngoài xe ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đang ở trên phương tiện giao thông
G : Để hiểu rõ đi như thế nào là bảo đảm an toàn trên đường đi học chúng ta tiếp tục tìm hiểu qua các hình ảnh sau.
Trước khi tìm hiểu đi như thế nào cho an toàn cô cho các em nghỉ giải lao 2 phút.
+ HS nghỉ giải lao .
 Hoạt động 2:Xem tranh trả lời câu hỏi.
 Đi như thế nào cho an toàn.
Mục tiêu:
- Biết những quy định về đi bộ trên đường có vỉa hè và đường không có vỉa hè.
GV giới thiệu tranh (6,7)trang 43:
+ Bước 1:
- GV Cho HS quan sát tranh .
+ Bước 2:
 Trả lời câu hỏi.
- Con đường ở bức tranh 1 và con đường ở tranh 2 có điều gì khác nhau?
- Vậy khi đi trên đường có vỉa hè ta đi như thế nào? -
- Vậy khi đi trên đường không có vỉa hè ta đi như thế nào? 
GV kết luận : Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè , cần phải đi sát mép đường về bên tay phải của mình .Còn trên đường có ,vỉa hè người đi bộ phải đi trên vỉa hè.
GV liên hệ thực tế:
- Cho HS thấy được con đường từ nhà các em đến trường không có vỉa hè, nhiều xe chạy
GV nêu các em đã biết các quy định dành cho người đi bộ .Vậy khi đi qua ngã ba ngã tư có tín hiệu đèn .Chúng ta phải đi như thế nào?
+ Hoạt động 3: Đèn xanh đèn đỏ.
Mục tiêu:
- Biết thực hiện theo những quy định các tín hiệu đèn khi tham gia giao thông.
+ Bước 1:
GV giới thiệu tranh 8 trang 43:
- GV giới thiệu ngã ba, ngã tư .
- Nêu câu hỏi, HS trả lời.
- Khi thấy đèn đỏ sáng mọi người phải làm gì?
- Khi thấy đèn xanh sáng mọi người phải làm gì?
- Muốn băng qua đường thì phải đi như thế nào?
- GV nhận xét kết luận
+ Bước 2:
- Trò chơi : Đèn xanh đèn đỏ.
- GV hướng dẫn cách chơi.
- HS vi phạm luật chơi sẽ bị phạt bằng cách nhắc lại quy tắc đèn tín hiệu hoặc quy định cho người đi bộ trên đường.
- GV nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tốt.
III. Củng cố, dặn dò:
Nếu còn thời gian thì cho học sinh đọc bài thơ: Đi bộ đúng quy định. 
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập xã hội.
-Nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- Cả lớp
- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe.
- 2HS nhắc lại
- Quan sát
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc cá nhân và trả lời theo câu hỏi của GV
- HS trả lời cá nhân
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi
- HS trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
- Liên hệ được đường từ nhà mình đến trường.
- HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-Chú ý các tín hiệu đèn.
-HS trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- Một em làm trọng tài.(Vai Cảnh sát giao thông)
- Lớp tham gia trò chơi.
- HS nhận xét
Thứ năm, ngày 16 tháng 01 năm 2014
 	 Tự nhiên và xã hội
An toàn trên đường đi học
 I. Mục tiêu: 
- Xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.
- Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè.
* HS khá giỏi: Phân tích được tình huống nguy hiểm xảy ra nếu không làm đúng quy định khi đi các loại phương tiện.
II.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, tranh sách giáo khoa phóng to, tranh các bạn đi học qua cầu, tranh đường phốtranh mô tô, xe đạp, ô tô, xe khách. 
HS: Sách giáo khoa
- PP: Thảo luận, trò chơi, quan sát, nêu vấn đề,.....
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định : 1’
2. Kiểm tra bài cũ. 4’
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài. 1’
b. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: thảo luận nhóm đôi. 12’
* Hoạt động 2: làm việc cả lớp. 7’
* Hoạt động 3:
Trò chơi.5’
4. Củng cố - dặn dò. 5’
Hát
Gọi học sinh trả lời
- Kể cảnh vật xung quanh trường ?
- Kể cảnh vật ở gần nhà em ?
Nhận xét tuyên dương
Nhận xét chung
Các em đã nhìn thấy tai nạn bao giờ chưa ? Vì sao xảy ra tai nạn giao thông? Vì họ chưa chấp hành tốt những qui định về trật tự an toàn giao thông. Để giúp các em tránh được những tai nạn rủi ro xảy ra trên đường. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài “ An toàn trên đường đi học ”. Ghi bảng
Cho HS thảo luận nhóm đôi trong 4 phút, đính bảng phụ đọc câu hỏi thảo luận
Tranh vẽ gì?
 2 Điều gì có thể xảy ra trong mỗi cảnh trên?
Em có hành động như bạn trong tranh không?
 4. Em khuyên bạn đó như thế nào?
Quan sát giúp đỡ các nhóm
Treo tranh phóng to . So sánh tranh sách giáo khoa và tranh trên bảng?
Gọi lần lượt từng em lên trình bày
Nhận xét giáo dục theo nội dung từng tranh
Gọi HS nhắc lại: Để tránh xảy ra tai nạn trên đường đi học chúng ta không được làm gì?
Cho Hs quan sát tranh trong sách và gọi trả lời
- Người đi bộ ở tranh trên đi ở trên vỉa hè hay dưới lòng đường ?
- Còn người đi bộ ở tranh dưới đi giữa lòng đường hay sát mép đường ?
Treo tranh gọi HS trả lời
- Người đi bộ ở tranh 1 đi ở vị trí nào trên đường?
Giới thiệu thêm tranh 2: Đường lớn người ta chia ra phần đường giành cho người đi xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, người đi bộ vì vậy khi đi vào đường này phải quan sát thật kĩ rồi mới đi.
Tranh 3: Người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường?
- Khi đi học ai đi bộ?
- Em đi như thế nào? 
Nhận xét, nhắc nhở
Treo tranh cuối: Khi đi qua ngã tư nơi có đèn xanh đèn đỏ ta đi như thế nào? 
- Ta đi ở vị trí nào?
Nhận xét nhắc lại cho HS nhớ
Cho học sinh chơi trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ ”. nêu cách chơi: Hô đèn xanh cả lớp đưa hai tay trước ngực xoay vòng, chạy tại chỗ. Đèn đỏ tất cả ngừng lại.
- Cho HS chơi thử
Nhắc nhở
Cho HS chơi lại
- Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở: Khi đi qua nơi có đèn giao thông phải quan sát thật kĩ rồi mới đi, không chạy xe quá nhanh.
Đường có vỉa hè đi ở đâu?
Nếu đường không có vỉa hè đi ở đâu? Nhận xét, giáo dục.
Nhận xét chung- tuyên dương
- Về xem lại các bài trong chủ đề xã hội tiết sau ôn tập.
Hát tập thể bài “ Đường và chân ”
4 em trả lời
- Có cây cối, có đường, có sân đá bóng... ( 2 em )
- Có cây cối, có nhà cửa mọc san sát, có đường xá và người qua lại nhộn nhịp... ( 2 em )
- Trả lời
- Lắng nghe
- Nhắc lại
Các nhóm thảo luận 5 tranh đầu
Tranh 1: Các bạn đang chơi đá bóng trên vỉa hè, bóng lăn xuống lòng đường có nhiều xe qua lại
- Bạn bị xe đụng
- Em không hành động như bạn.
- Em khuyên bạn đừng chơi đá bóng gần đường dễ gây ra tai nạn.
Tranh 2: Các bạn đang đi trên xuồng máy, có một số bạn thò tay chân xuống chơi nước.
- Các bạn rơi xuống nước chết đuối, lật xuồng.
- Em không làm như bạn.
- Em khuyên bạn ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn
Tranh 3: Xe khách đang chạy có 1 bạn bám vào xe khi xe đang chạy
- Bạn bị rớt xuống và bị xe đụng
- Không làm như bạn
- Khuyên bạn không nên bám theo xe khi xe đang chạy.
Tranh 4: Bạn nhỏ đi qua đường khi có xe chạy gần tới
- Bạn bị xe đụng
- Không làm như bạn
- Khuyên bạn quan sát xe thật kĩ trước khi qua đường nên đi trên vạch trắng khi qua đường
Tranh 5: các bạn lội qua suối có nước chảy mạnh
- Trượt chân, bị nước cuốn trôi
- Không làm giống bạn
- Đợi có người lớn đi qua rồi đi theo hoặc nhờ ba mẹ đưa đi
Giống nhau
Mỗi em trình bày 1 tranh
Nhận xét bổ sung
Lắng nghe 
Nhắc lại
Không được chạy lao ra đường, không thò tay,chân, đầu,... ra ngoài khi đang ở trên phương tiện giao thông, không được bám theo xe, không được đi ngang qua đường khi có xe gần tới, không được lội qua nơi có nước chảy xiết một mình.
- Đi trên vỉa hè
- Đi sát mép đường bên phải
- Đi ở trên vỉa hè
Quan sát, lắng nghe
- Đi sát mép đường
Giơ tay
- Đi sát mép đường bên tay phải 
- Đèn xanh đi, đèn đỏ dừng lại
- Đi ở trên vạch trắng
- Lắng nghe
- Chơi thử
- Cả lớp chơi
- Đi trên vỉa hè
- Đi sát mép đường bên phải
- Thực hiện

File đính kèm:

  • docAn_toan_tren_duong_di_hoc.doc