Giáo án Địa lý 6 - Tiết 22, 23

- Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt mặt trời rồi bức xạ lại vào khôngkhí và các chất trong không khí hấp thụ.

- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ không khí

- Khi do nhiệt độ trong không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm cách đất 2 m.

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 - Tiết 22, 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/ 01/ 2013
Ngày giảng: 29/ 01/ 2013
Tuần 23
Tiết(PP): 22
Bài 18
Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt và trình bày hình thành hai khái niệm thời tiết và khí hậu
- Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này
2. Kỹ Năng
- Biết đo tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng năm.
- Tập làm quen với dự báo thời tiết và ghi chép một số yếu tố thời tiết.
3. Thái độ
- ý thức về thời tiết và nhiệt độ không khí.
II. chuẩn bị
1. Giáo viên: - Bảng thống kê về thời tiết: Hình 48,49 Phóng to.
2. Học sinh: - Xem trước bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
 *Khoanh tròn câu trả lời đúng.
 Thành phần không khí ảnh hưởng lớn đến sự sống các sinh vật và sự cháy là:
 a,Hơi nước b, Khí carboníc 
 c,Khí Ni tơ d, Khí Ô xi
	 ? Dựa vào đâu để phân loại khối khí nóng, lạnh, đại dương và lục địa? 
2. Bài mới; Giáo viên dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thời tiết khí hậu.
1. Thời tiết và khí hậu 
a. Thời tiết:
 Chương trình dự báo thời tiết trên phương tiện thông tin đại chúng có nội dung gì?
1-2 học sinh trả lời
 Dự báo nhiệt độ mưa, nắng
Dựa vào sgk:Thời tiết là gì? .(Dành cho HS yếu,kém)
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
Là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng
Là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian nhất định.
Dựa vào sgk:Khí tượng là gì?
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
Là chỉ những hiện tượng vật lý của khí quyển…
Khí hậu là gì? Thời tiết khác khí hậu như thế nào?
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
Thời tiết là tình trạng khí quyển trong thời gian ngắn.
Khí hậu là tình trạng thời tiết trong thời gian dài
b. Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt độ không khí.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
Dựa vào kiến thức sách giáo khoa cho biết nhiệt độ không khí là gì? muốn biết nhiệt độ không khí ta làm như thế nào?
1-2 học sinh nghiên cứu trả lời
- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt mặt trời rồi bức xạ lại vào khôngkhí và các chất trong không khí hấp thụ.
Tại sao khi đo nhiệt độ phải để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2 m?
H4:( cách đo nhiệt độ chuẩn ) Để đo nhiệt độ thực của không khí
- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ không khí
- Khi do nhiệt độ trong không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm cách đất 2 m.
Dựa vào sgk?Tại sao tính nhiệt độ trung bình/ ngày cần phải đo 3 lần: 6 h, 13h, 21h?
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
Đo lúc bức xạ mặt trời yếu nhất khi đã chấm dứt
Dựa vào sgk?Cách tính nhiệt độ trung bình ngày?.(Dành cho HS yếu,kém)
Học sinh lên bảng ghi
Tổng nhiệt độ trung bình ngày bằng tổng T0 các lần đo/ số lần đo
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thay đổi nhiệt độ.
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm
N1: Tại sao những ngày hè người ta thường ra biển nghỉ hoặc tắm mát?
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
Vì mùa đông ở miền ven biển có không khí ấm hơn trong đất liền
 a. Nhiệt độ trên biển và trên đất liền
- Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo độ gần biển hay xa biển.
N2: ảnh hưởng của biển đối với vùng ven bờ thể hiện như thế nào?
Nghiên cứu trả lời:
Nước biển có tác động điều hoà nhiệt độ làm không khí mùa hạ bớt nóng
N3: Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao? giải thích?
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
Không khí gần mặt đất chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thụ nhiều hơn không khí loãng ít bụi, ít hơi nước trên cao
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
 càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm
N4: Quan sát H49 "Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ cao" Có nhận xét gì về sự thay đổi giữa gốc chiếu của ánh sáng mặt trời và nhiệt độ từ xích đạo lên cực?
N4: Vùng quanh xích đạo quanh năm có gốc chiếu ánh sáng mặt trời lớn hơn các vùng ở vĩ độ cao
3. Củng cố
- Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? vì sao khí hậu lại ảnh hưởng tới giống người?
- Nguyên nhân sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
4. Dặn dò
- Học các câu hỏi ở cuối bài , làm bài tập bản đồ
….………….************……………..
Ngày 28 tháng 01 năm 2013
Duyệt của chuyên môn
Nguyễn Thị Vinh
Duyệt của BGH
Nguyễn Văn Mậu
Ngày soạn: 03/ 02/ 2013
Ngày giảng: 04/03/ 2013
Tiết(PP): 23
Bài 19
Khí áp và gió trên trái đất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm khí áp, hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên trái đất
- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên trái đất, đặc biệt là gió tín phong,gió tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển.
- Sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên trái đất và giải thích các hoàn lưu.
2. Kỷ năng
- Kỷ năng đọc và phân tích bản đồ
- Kỷ năng xác định các hướng gió
3. Thái độ
- Trách nhiệm ý thức bảo vệ các hoàn lưu khí quyển
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 	- Bản đồ thế giới
 - H50, H51 phóng to
2. Học sinh: - Xem trước bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Thời tiết là gì? Khí hậu là gì? Thời tiết khác khí hậu ở điểm gì?
2. Bài mới: Giáo viên dẫn dắt vào bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Tìm hiểu khí áp và các đai khí áp.
1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất
? Học sinh nhắc lại chiều dày khí quyển là bao nhiêu?(60.000 Km)
1-2 học sinh trả lời
a. Khí áp
Độ cao 60 Km sát mặt đất không khí tập trung?
Học sinh nhớ lại bài lớp vỏ khí 90%
? Vậy khí áp là gì? muốn biết khí áp là bao nhiêu người ta làm thế nào?
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất
Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất
Dụng cụ đo khí áp là gì? .(Dành cho HS yếu,kém)Giáo viên giới thiệu về áp kế
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
 áp kế
Dụng cụ đo khí áp là áp kế.
 Khí áp trung bình bằng 760 mm Hg đơn vị atmụt phe
Yêu cầu học sinh đọc mục b(1) Và quan sat hình 50
Học sinh đọc mục b(1)
Các đai khí áp thấp nằm ở vĩ độ nào?
 600 B
600 N 00 
b. Các đại lượng khí áp trên bềmặt trái đất
Các đai khí áp cao nằm ở vĩ độ nào?
300 B 900 B
300 N 900 N
 Khí áp được phân bố trên bề mặt trái đất thành các đại khí áp thấp cao từ xích đạo lên cực
*Hoạt động 2: Tìm hiểu gió, hoàn lưu khí quyển.
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển.
Yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK
Học sinh đọc mục 2
? Nguyên nhân sinh ra gió? Gió là gì?
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
Có sự chệnh lệch khí áp cao và khí áp thấp giữa hai vùng tạo ra.
Giú là sự chuyển động của khụng khớ từ nơi cú khớ ỏp cao về nơi cú khớ ỏp thấp.
Thế nào là hoàn lưu khí quyển?
Học sinh dựa vào kiến thức sách giáo khoa trả lời
 Hoàn lưu khí quyển là cỏc hệ thống vũng trũn. sự chuyển động của khụng khớ giữa cỏc đai khớ ỏp cao và thấp tạo thành.
? Trả lời câu hỏi qua quan sát hình 52 trang 59 sgk cho biết:
?Ở hai bờn đường xớch đạo loại giú thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng cỏc vĩ độ 300 bắc và Nam về xớch đạo là loại giú gỡ.
?Từ cỏc vĩ độ 300Bắc và Nam loại giú thổi quanh năm lờn khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam là loại giú gỡ.
? Tại sao hai loại giú Tớn phong và Tõy ụn đới khụng thổi theo hướng kinh tuyến mà cú hướng hơi lệch phải(nửa cầu bắc), hơi lệch trỏi (nữa cầu nam)
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
- Gió tính phong
- Gió tây ôn đới
- HS trả lời được do sự vận động tự quay của Trỏi đất
Gió Tín phong là loại gió thổi từ các đai cao về các đai thấp xích đạo.
- Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên từ đại cao áp ở chí tuyến đến đại áp thấp ở khoảng vĩ độ 600
*Giú tớn phong và giú tõy ụn đới là hai loại giú thường xuyờn thổi trờn trỏi đất tạo thành hai hoàn lưu khớ quyển quan trọng nhất trờn Trỏi đất.
Thảo luận nhóm
- Dựa vào kiến thức đã học giải thích:
+Vì sao tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam vè xích đạo?
+Vì sao gió tây ôn đới lại thổi từ các vĩ độ 300 lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam 
- Học sinh trả lời
Giáo viên chuẩn xác ý kiến
Gv giảng vựng xớch đạo cú nhiệt độ quanh năm cao, khụng khớ nở ra bốc lờn cao sinh ra khớ ỏp thấp xớch đạo…
Chia 4 nhóm thảo luận và trình bày kết quả
Các nhóm tranh luận
Giáo viên chuẩn xác 
Củng cố
* Khoanh tròn câu trả lời đúng.
- Thời tiết luôn thay đổi:
a, ở nơi này, nơi khác
b, Giữa lúc này lúc khác
c, Từ thấp lên cao
d, Tất cả đều đúng
Hãy giải thích câu tục ngữ "Nóng quá sinh gió"
Mô tả các đai khí áp trên Trái Đất?
Mô tả sự phân bố các loại gió Tín Phong và Tây ôn đới?
- Người ta thường nói trên Trái Đất có vùng "Vĩ độ ngựa" vậy vùng này nằm ở đâu và vì sao lại gọi như thế
4. Dặn dò
- Học các câu hỏi cuối bài
- Làm bài tập bản đồ
- Nghiên cứu bài 20
Ngày 03 tháng 02 năm 2013
Duyệt của chuyên môn
Nguyễn Thị Vinh
Duyệt của BGH
Nguyễn Văn Mậu

File đính kèm:

  • doc22-23.doc