Giáo án Sinh học 7 bài 50: Đa dạng của lớp thú (tt) bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt

I. Bộ Ăn sâu bọ

* Đại diện : chuột chù, chuột chũi

* Đặc điểm:

- Mõm kéo dài thành vòi ngắn.

- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm những răng nhọn sắc.

- Chi trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay khỏe để đào hang.

II. Bộ Gặm nhấm

* Đại diện : chuột đồng, sóc, nhím

* Đặc điểm: Bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm

- Răng cửa lớn, mọc dài liên tục

- Thiếu răng nanh, có khoảng trống hàm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 8774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 bài 50: Đa dạng của lớp thú (tt) bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/03/2015	Tuần: 28
Ngày dạy: 170/3/2015	Tiết : 55
Bài 50
ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt)
BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Tìm hiểu tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau (bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt).
2. Kỹ năng: Quan sát, phân tích, tìm kiến thức
3. Thái độ: 
* GDMT: Bảo vệ ĐV có ích
* GDHN: Liên quan tới công việc bảo tồn động vật, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng SH và cân bằng sinh thái.
II/ Chuẩn bị của GV – HS:
1. GV: Bảng phụ
2. HS: Kẻ bảng, ngh/c bài
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: (3 phút)
Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1/ Những đặc điểm cấu tạo nào sau đây của dơi thích nghi với đời sống bay?
Cơ thể thon nhỏ, thân ngắn, hẹp
Chi trước biến đổi thành vây bơi
Chi sau yếu
Nuôi con trong túi da ở bụng
Chi trước biến đổi thành cánh da
Có khả năng phát ra siêu âm để tránh chướng ngại vật
Dơi là loài thú đẻ trứng
Câu 2/ Cá voi có những đặc điểm c.tạo ntn để phù hợp với đ/s ở nước? Vì sao xếp cá voi vào lớp thú ?
	3. Bài mới BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT
Hoạt động của GV – HS
Nôi dung ghi
Hoạt động 1: Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ Ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ ( 12 phút)
- GV chiếu nội dung thông tin và H.50.1
- GV y/c HS đọc thông tin các bộ thú trong SGK, qs H. 50.1 
- GV chiếu hình bộ răng của bộ ăn sâu bọ
- Bộ răng của bộ ăn sâu bọ có đặc điểm gì thích nghi với chế độ ăn sâu bọ?
- HSTL: Các răng đều nhọn.
- Chân của bộ ăn sâu bọ thích nghi với lối sống tìm mồi như thế nào?
HSTL: Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe.
- Em hãy cho biết đặc điểm chung của bộ ăn sâu bọ?
- HSTL dựa vào nội dung đã tìm hiểu
- GV giới thiệu thêm hình ảnh về bộ ăn sâu bọ
Hoạt động 2: Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ Gặm nhấm thích nghi với chế độ gặm nhấm thức ăn ( 12 phút)
- GV chiếu nội dung thông tin và H.50.2
- GV y/c HS đọc thông tin các bộ thú trong SGK, qs H. 50.2 
- Bộ răng của bộ Gặm nhấm có đặc điểm gì thích nghi với chế độ gặm nhấm thức ăn?
- HSTL dựa vào thông tin
- Em hãy cho biết đặc điểm chung của bộ gặm nhấm là gì? 
- HSTL dựa vào thông tin
- GV giới thiệu thêm hình ảnh về bộ gặm nhấm.
- GV nêu tác hại của chuột và cách phòng chống dịch bệnh.
Hoạt động 3: Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ Ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt ( 13 phút)
- GV giới thiệu hình ảnh về bộ ăn thịt.
- GV chiếu nội dung thông tin và H.50.3 yêu cầu HS đọc thông tin.
- Bộ ăn thịt gồm có những đại diện nào?
- Bộ răng của bộ ăn thịt có đặc điểm cấu tạo như thế nào để thích nghi với chế độ ăn thịt?
- Chân của bộ ăn thịt thích nghi với lối sống tìm mồi như thế nào?
- HSTL dựa vào thông tin
- Yêu cầu HS làm BT đúng, sai
Qua phần thông tin về bộ Ăn thịt + tranh hãy hoàn thành BT sau:
Hãy chọ câu trả lời đúng hoặc sai
Stt
Đặc điểm 
Đúng 
Sai 
1
Bộ răng không có răng nanh
X
2
Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày, nên bước đi rất êm.
X
3
Răng cửa nhọn, cong, sắc. thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền
X
4
Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ: các răng nhọn sắc.
X
5.
Răng cửa ngắn, sắc. Răng nanh lớn, dài, nhọn. Răng hàm có nhiều mấu dẹp, sắc.
X
6
Các ngón chân nhỏ, ngắn, không có vuốt cong, săc.
X
_ Qua các hình ảnh trên và nội dung của bảng các em hãy rút ra đặc điểm chung của bộ ăn thịt?
- HSTL dựa vào nội dung bài 
- GV giới thiệu thêm hình ảnh về bộ ăn thịt.
- GV chiếu lại hình ảnh đặc điểm cấu tạo bộ răng của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
* GDMT: GDHS ý thức bảo vệ ĐV có ích
- Bảo vệ động vật hoang dã.
- Xây dựng khu tồn động vật
* GDHN: Liên quan tới công việc bảo tồn động vật, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng SH và cân bằng sinh thái.
- HS đọc ghi nhớ SGK
I. Bộ Ăn sâu bọ
* Đại diện : chuột chù, chuột chũi
* Đặc điểm:
- Mõm kéo dài thành vòi ngắn.
- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm những răng nhọn sắc.
- Chi trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay khỏe để đào hang.
II. Bộ Gặm nhấm
* Đại diện : chuột đồng, sóc, nhím
* Đặc điểm: Bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm
- Răng cửa lớn, mọc dài liên tục
- Thiếu răng nanh, có khoảng trống hàm.
III. Bộ Ăn thịt
* Đại diện: Mèo, báo , chó, gấu,
* Đặc điểm
- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:
+ Răng cửa ngắn, sắc
+ Răng nanh lớn, dài, nhọn
+ Răng hàm có nhiều mấu dẹp, sắc.
- Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày.
IV/ Củng cố, hướng dẫn HS tự học ở nhà: (5 phút)
1. Củng cố (3 phút)
Trò chơi: Ai nhanh hơn
Luật chơi:
Ai nhanh hơn: gồm 6 thành viên, được chia làm 2 đội : mỗi đội tham dự gồm 3 người và 1 viên phấn.
Mỗi đội thi xếp thành 1 hàng dọc
Cả 6 thành viên tự đọc thông tin trên bảng, sau đó người đầu tiên chạy nhanh ghi kết quả vào bảng phụ, quay về đội mình trao viên phấn cho người thứ hai và đứng vào vị trí cuối hàng . Lần lượt cho đến hết. 
Đội nào ghi đúng kết quả và nhanh nhất đội đó chiến thắng.
Hãy sắp xếp lại nội dung câu ở cột B phù hợp với nội dung ở cột A để được đáp án đúng về bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm và bộ Ăn thịt.
Cột A
Cột B
1. Bộ Ăn sâu bọ
a/ Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày.
b/ Chi trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay khỏe để đào hang.
2. Bộ Ăn thịt
c/ Bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: Răng cửa lớn, mọc dài liên tục. Thiếu răng nanh, có khoảng trống hàm.
d/ Mõm kéo dài thành vòi ngắn.
3. Bộ Gặm nhấm
e/ Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm những răng nhọn sắc.
g/ Răng cửa ngắn, sắc, răng nanh lớn, dài, nhọn, răng hàm có nhiều mấu dẹp, sắc.
	2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2 phút)
- Học bài nắm đặc điểm cấu tạo của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm , bộ Ăn thịt thích nghi với đời sống
	- Đọc mục em có biết SGK
	- Kẻ bảng / 167 SGK
- Đọc	 bài 51: Tìm hiểu cấu tạo chân các loài móng guốc, đặc điểm vai trò của các loài bộ Linh trưởng
V/ Ruùt kinh nghieäm:
Ngày soạn:16/03/2015	Tuần: 28
Ngày dạy: 19/03/2015	Tiết : 56
Bài 51 
 ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt)
CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG, VAI TRÒ CỦA THÚ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THÚ
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
Đặc điểm cơ bản của Thú móng guốc, phân biệt các bộ thú móng guốc, giải thích sự thích nghi với sự di chuyển nhanh của Thú móng guốc
	- Đặc điểm của bộ Linh trưởng, phân biệt các đại diện trong bộ Linh trưởng
- Vai trò của Lớp thú
- Đặc điểm chung của lớp thú
2. Kỹ năng:
- Quan sát, so sánh, phân biệt.
- Tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh hình để nêu được các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng; từ đó nêu được đặc điểm chung của lớp Thú cũng như nêu được vai trò của lớp Thú trong đời sống; phê phán những hành vi săn bắt các loài thú, đặc biệt là các loài thú quý hiếm, có giá trị.
- Trình bày sang tạo. .
- Lắng nghe tích cực, giao tiếp trong thảo luận.
3. Thái độ: Bảo vệ ĐV có ích
II/ Chuẩn bị của GV – HS:
1. GV: Bảng phụ
2. HS: kẻ bảng
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: (5 phút)
HS: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt bộ Ăn sâu bọ, bộ Ăn thịt, bộ Gặm nhấm
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi
Hoạt động 1: SSđđcấu tạo ngoài và tập tính của các loài thú móng guốc và giải thích sự thích nghi với sự di chuyển nhanh. (15 phút)
HS đọc thông tin SGK, qs H: 51.1 đến 51.3
GV: Thú móng guốc có đặc điểm gì chung ?
GV y/c HS nêu các đặc điểm của thú móng guốc có cấu tạo thích nghi sự di chuyển nhanh.
GV treo bảng phụ y/c HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng trong 4 phút
GV gọi đại diện các nhóm lên ghi KQ, nhóm khác NX, bổ sung. GV đưa đáp án đúng, HS tự sửa vào tập
I. Các bộ Móng guốc
Tên ĐV
Số ngón chân phát triển
Sừng
Chế độ ăn
Lối sống
Lợn
Hươu
Ngựa
Voi
Tê giác
chẵn
chẵn
lẻ
5 ngón
lẻ
Không
Có
Không
Không
Có
Ăn tạp
Nhai lại
Không nhai lại
Không nhai lại
Không nhai lại
Đàn
Đàn
Đàn
Đàn
Đơn độc
Từ bảng trên GV cho HS rút ra đặc điểm chung của Thú móng guốc
GV y/c HS phân biệt Bộ guốc chẵn với Bộ guốc lẻ.
HS phân biệt dựa vào KT ở bảng 
GV: Hãy nêu đặc điểm của bộ voi.
HS: Bộ voi: có 5 ngón chân, có vòi, ăn TV, không nhai lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ Linh trưởng (10 phút)
HS đọc thông tin SGK + tranh H: 51.4
Nêu đặc điểm bộ linh trưởng thích nghi với đ/s leo trèo và cầm nắm.
GV y/c HS phân biệt các loài trong bộ linh trưởng.
GV liên hệ thực tế cho HS thấy sự thông minh , tiến hóa của khỉ hình người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thú (8 phút)
GV gợi ý cho HS nêu vai trò thực tiễn của thú. Từ đó gd HS ý thức bảo vệ các loài thú có ích.
1/ GDMT:
Biện pháp bảo vệ thú:
- Bảo vệ động vật hoang dã.
- Xây dựng khu tồn động vật
- Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế
2/ GDHN:
+ Đây là ngành động vật quan trọng đối với con người, liên quan tới lĩnh vực trong đời sống: chăn nuôi gia súc, thú
+ Các ngành sản xuất liên quan như: chế biến thịt, da, thủ công mỹ nghệ, lông thú
+ Liên quan tới công việc bảo tồn động vật, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng SH và cân bằng sinh thái.
+ Là đối tượng quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu động vật, ngành hải dương học,
Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm chung của lớp thú. (3 phút)
GV cho HS thảo luận nhóm tìm đặc điểm chung của lớp thú về cấu tạo các hệ cơ quan.
HS thảo luận
Đại diện nhóm trả lời
HS đọc ghi nhớ SGK
1) Đặc điểm
- Số ngón chân tiêu giảm
- Đốt cuối mỗi ngón có 1 bao sừng bao bọc gọi là guốc.
- Chân cao, diện tích tiếp xúc của guốc hẹp nên chúng chạy nhanh
2) Đại diện
Thú móng guốc gồm 3 bộ
a) Bộ guốc chẵn
- Có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số có sừng, nhai lại.
- VD: Lợn, bò, trâu, dê,
b) Bộ guốc lẻ
- Có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, đa số không có sừng (trừ tê giác), không nhai lại.
- VD: Ngựa, tê giác, 
c) Bộ voi: có 5 ngón chân, có vòi, ăn TV, không nhai lại.
II. Bộ linh trưởng
1) Đặc điểm
- Đi bằng 2 chân
- Bàn tay, bàn chân có 5 ngón. Ngón cái đối diện các ngón còn lại thích nghi sự cầm nắm và leo trèo.
- Ăn tạp
2) Đại diện : Khỉ, vượn, khỉ hình người (đười ươi, tinh tinh, Gôrila )
III. Vai trò của thú
- Cung cấp thực phẩm
- Lấy sức kéo
- Cung cấp dược liệu
- Cung cấp nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ
- Làm vật thí nghiệm
- Tiêu diệt gặm nhấm có hại
IV. Đặc điểm chung của lớp thú
Thú là lớp ĐVCXS có tổ chức cao nhất
- Có hiện tượng thai sing và nuôi con bằng sữa
- Thân có lông mao bao phủ
- Bộ răng phân hóa thành 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm.
- Tim 4 ngăn
- Bộ não phát triển 
- Là ĐV hằng nhiệt
IV/ Củng cố, hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2 phút)
1/ Củng cố: (3 phút)
Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ móng guốc?
Đánh dấu (X) vào câu trả lời đúng nhất:
 1. Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là
 a. Lợn, bò b. Bò, ngựa c. Hươu, tê giác d. Voi, hươu
 2. Trong thực tế, loài thú móng guốc có tập tính sống thành đàn là:
 a. Ngựa, voi, tê giác	c. Trâu, bò, tê giác
 b. Ngựa, voi, cừu 	d. Tất cả các loài trên
2/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1 phút)
Học bài
Ng/c bài “ Đa dạng của thú (tt) - phần II, III, IV “Bộ linh trưởng, vai trò của thú, đặc điểm chung của thú”
V/ Ruùt kinh nghieäm:

File đính kèm:

  • docBai_50_Da_dang_cua_lop_Thu_Cac_bo_Mong_guoc_va_bo_Linh_truong_20150726_104518.doc