Giáo án Sinh học 6 - Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa - Năm học 2015-2016

- HS trả lời đạt:

1. Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thực vật thành 2 nhóm : thực vật có hoa và thực vật không có hoa.

2. Thực vật có hoa đến một thời kì nhất định trong đời sống thì ra hoa, tạo quả và kết hạt.

 Thực vật không có hoa thì cả đời chúng không bao giờ ra hoa.

- Cá nhân HS làm bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02	Ngày soạn: 23/8/2015
Tiết: 3
BÀI 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ
THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA?
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: 
- HS khá giỏi:
+ Lấy được ví dụ cây có hoa và cây không có hoa
+Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm
- HS Tb yếu:
+ Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa
+ Biết được 1 sô cây có hoa và cây không có hoa
+ Nhận biết được cây 1 năm và cây lâu năm
2) Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh. 
 - Kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
3) Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ chúng.
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Chuẩn bị 1 số mẫu vật có cả rễ, thân, lá, hoa, quả. 
- Thu thập tranh, ảnh cây có hoa, không có hoa, cây lâu năm, cây 1 năm.
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị bài trước ở nhà. 
- một số tranh ảnh sưu tầm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2) Kiểm tra bài cũ:
Môn sinh học có vai trò như thế nào trong đời sống con người? Các sinh vật trong tự nhiên được phân chia ra sao? 
TL: Nghiên cứu đặc điểm hình thái,  nhằn phục vụ lợi ích con người. Sinh vật chia thành 4 nhóm: thực vật, động vật, vi khuẩn và nấm. 
3) Bài mới: 
Có phải tất cả các loài thực vật đếu có hoa hay không? Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu về vấn đề này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- GV hướng dẫn quan sát hình 4.1 SGK tr.13 để hiểu các cơ quan của cây cải. 
- GV hỏi:
1. Cây cải có những loại cơ quan nào? Mỗi loại cơ quan gồm những bộ phận nào? 
2. Chức năng của từng cơ quan?
- GV đảo câu hỏi để HS khắc ghi kiến thức.
- GV tổ chức cho HS xem mẫu vật, tranh (nếu HS không chuẩn bị mẫu vật, tranh, ảnh,-> GV có thể gợi nhớ kiến thức thực tế của HS) giúp các em phân biệt cây có hoa và cây không có hoa.
 Lưu ý: bảng 2 để 1 khoảng trống để tìm thêm 1 số cây khác.
- GV gọi HS đọc và ghi nhớ thông tin mục r SGK tr.13 
- GV hỏi:
1. Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thực vật thành mấy nhóm?
2. Cho biết thế nào là thực vật có hoa? Thế nào là thực vật không có hoa?
- GV cho HS làm bài tập mục Ñ SGK tr. 14
- GV chữa bài.
- HS lắng nghe, quan sát hình 4.1 đối chiếu với bảng 1 SGK tr.13 
-> ghi nhớ kiến thức
- Cá nhân HS trả lời đạt:
1. Có 2 loại cơ quan:
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá.
- Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt.
2. Cơ quan sinh dưỡng có chức năng chủ yếu là nuôi dưỡng.
 Cơ quan sinh sản có chức năng chủ yếu là duy trì và phát triển nòi giống.
- HS làm việc theo nhóm, quan sát, phân biệt và cử đại diện trình bày ý kiến.
- HS đọc và ghi nhớ thông tin
- HS trả lời đạt:
1. Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thực vật thành 2 nhóm : thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
2. Thực vật có hoa đến một thời kì nhất định trong đời sống thì ra hoa, tạo quả và kết hạt.
 Thực vật không có hoa thì cả đời chúng không bao giờ ra hoa.
- Cá nhân HS làm bài
- HS tự sửa sai (nếu có)
1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa:
- Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. 
- Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả.
Cơ thể thực vật có hoa gồm 2 loại cơ quan:
+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây.
+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cây một năm và cây lâu năm
Lưu ý:
-HS khá, giỏi: Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm
- HS Tb, yếu: Nhận biết được cây 1 năm và cây lâu năm
- GV nêu 1 số ví dụ về: 
+ Cây 1 năm: lúa, ngô, mướp, bầu, đậu xanh, đậu phộng
+ Cây lâu năm: thông, dầu, mít, ổi, bưởi,.
- GV hỏi: 
1. Tại sao có sự phân biệt như thế?
2. Kể tên một số loại cây lâu năm, cây 1 năm mà em biết.
- GV gợi ý -> HS rút ra kết luận
- HS lắng nghe. 
- HS trả lời đạt:
1. Vì đó là những cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm (đối với cây 1 năm)
 Còn cây lâu năm là cây sống lâu, ra hoa, kết quả nhiều lần trong đời. 
2. HS nêu ví dụ: Mít, ổi, xoài
- HS rút ra kết luận -> ghi bài
2. Cây một năm và cây lâu năm: 
 - Cây một năm ra hoa kết quả 1 lần trong vòng đời: ví dụ: lúa, lúa mì, ngô, khoai, đậu xanh, cải xanh, dưa hấu
 - Cây lâu năm ra hoa kết quả nhiều lần trong vòng đời: ví dụ: Xoài, mít, bưởi, nhãn
4) Củng cố:
- Gv cho HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Tóm tắc đặc điểm chung của thực vật?
+ Thực vật có hoa gồm có những cơ quan nào?
+ Cây 1 năm khác cây lâu năm như thế nào? 
- Cho HS đọc ghi nhớ cuối bài
5) Hướng dẫn học bài ở nhà: 
- Xem lại bài và học bài
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 trang 15.
- Đọc phần Em có biết?
- Soạn bài mới bài 5: Kính lúp – kính hiển vi và cách sử dụng.
- Sưu tầm 1 số vật nhỏ khó nhìn thấy bằng mắt thường như: cây rêu tường, bao phấn hoa (dâm bụt, bưởi, )
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_4_Co_phai_tat_ca_thuc_vat_deu_co_hoa.doc
Giáo án liên quan