Giáo án Sinh học 11 tự chọn

Tiết 14: TRUYỀN TIN QUA XINAP

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Ôn tập được kiến thức về xináp

- Biết vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi liên quan

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, vận dụng, hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Nhận thức đúng tác dụng của một số loại thuốc tác động đến hệ thần kinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

1.Phương pháp

-Vấn đáp- táo hiện, vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm - thuyết trình

 

docx82 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 11 tự chọn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng của tác nhân kích thích, mà phụ thuộc cấu tạo bản thân cơ quan 
4.Cơ chế
Thay đổi tốc độ sinh trưởng tại 2 phía đối diện của cơ quan có cấu tạo hình trụ khi có tác nhân kích thích.
Thay đổi tốc độ sinh trưởng hoặc sức trương nước,... của cơ quan có kiểu hình dẹp khi có tác nhân kích thích.
5.Phân loại
-theo tác nhân kích thích: 5 loại chủ yếu:....
- 2 cách phân loại:
+ theo tác nhân kích thích: nhiều...
+ theo cơ chế có gây ra sự sinh trưởng ở tế bào hay không: 2 loại:...
6.Ví dụ
- vận động sinh trưởng hướng sáng dương của thân, hướng sáng âm của rễ
- vận động hướng trọng lực dương của rễ, hướng trọng lực âm ở thân....
- vận động leo của thân, lá nhiều loài thực vật: cây đậu cove, bầu,bí. Mướp..
- vận động của rễ tìm đến nguồn nước( hướng nước dương), hoặc tìm đến nguồn phân bón của rễ...
- vận động nở hoa theo nhiệt độ, ánh sáng của nhiều loài hoa:...
- vận động thức ngủ của lá ỏ nhiều loại cây: họ đậu...
- vận động cụp xòe khi có tác động tiếp xúc...của cây xấu hổ
- vận động bắt mồi và tiêu hóa con mồi ở cây nắp ấm, cây gọng vó..
- vận động đóng – mở của tế bào khí khổng
7.Vai trò
Giúp cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Củng cố
Câu 4. Giải thích tính hướng sáng và hướng trọng lực của cây?
Câu 5. Giải thích quang ứng động ở hoa mười giờ?
Hướng dẫn về nhà: chuẩn bị bài thực hành
+Nhóm/bàn
- 20 hạt thóc, ngô...nảy mầm, miếng xốp đường kính 5-6 cm, đĩa sâu chứa nước, 1 miếng giấy thấm, 2 ghim
+ Cá nhân: báo cáo thực hành cá nhân
Rút kinh nghiệm bài dạy .Kí duyệt giáo án
Ngày . Tháng 10 năm 2014
Ngày soạn: 4/11/2014
Ngày dạy: 12/11/2014
TIẾT 12: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
- Ôn tập được kiến thức về cảm ứng ở Động vật.
- Vận dụng kiến thức cảm ứng ở thực vật trả lời các câu hỏi liên quan
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, vận dụng
 - Hoạt động nhóm
3. Thái độ
 - Xây dựng tình cảm yêu thiên nhiên khi quan sát các hiện tượng cảm ứng của động vật
 - Biết cách tạo ra các phản xạ có điều kiện trong chăn nuôi
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên
- Các bài tập ôn tập
2. Học sinh: ôn tập bài 26,27
III. Phương pháp dạy học
Vấn đáp – tái hiện, vấn đáp – tìm tòi, thảo luận nhóm
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn đinh lớp: kiểm tra sĩ số: 
11A5:
11A6:
11A7:
11D:
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra trong nội dung bài
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV yêu cầu HS xem lại nội dung cảm ứng ở ĐV khái quát các nội dung đã học?
HS
Trong quá trình khái quát, GV vấn đáp HS một số nội dung:
Gv đọc câu hỏi, yêu cầu HS ghi câu hỏi
Yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi 1,2,3 trả lời
GV gọi HS bất kì vấn đáp trả lời các câu hỏi
HS khác nhận xét, bổ sung
GV nhạn xét, đánh giá
Câu hỏi 10đ cho HS nhanh nhất có câu trả lời đúng
I.Khái quát nội dung
- Khái niệm, đặc điểm( phân biệt với đặc điểm cảm ứng ở TV)
- Cảm ứng ở ĐV chưa có tổ chức thần kinh:
- Cảm ứng ở ĐV có tổ chức thần kinh
+ dạng lưới : Ruột khoang( thủy tức)
+ d chuỗi hạch: Giun tròn, Giun dẹp, Chân khớp( côn trùng)
+ dạng ống: ĐV có xương sống( Cá, Lưỡng cư
- Phân biệt được cấu tạo HTK và đặc điểm cảm ứng ở 3 nhóm ĐV có HTK
Nêu được chiều hướng tiến hóa về cấu tạo HTK và các hình thức cảm ứng ở 3 nhóm ĐV
II.Bài tập
Câu 1: Phân biệt các hình thức cảm ứng ở thực vật và động vật?
Đặc điểm so sánh
Thực vật
Động vật
1.Tác nhân kích thích
Môi trường ngoài hoặc trong
Môi trường ngoài hoặc trong
2.Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích, tổng hợp thông tin, bộ phận thực hiện phản ứng:
Đều ko có cơ quan chuyên trách 
Có cơ quan chuyên trách
3.Đặc điểm
Chậm, khó thấy, hình thức phản ứng ít đa dạng
 Nhanh, dễ thấy, hình thức phản ứng đa dạng
Ý nghĩa
SV thích nghi
SV thích nghi
 → từ đó, rút ra điểm giống nhau?(tác nhân kích thích, ý nghĩa)
Câu 2: Phân biệt các hình thức cảm ứng ở động vật?
Đặc điểm
1/HTK dạng lưới
2/HTK dạng chuỗi hạch
3.HTK d. ống
1.Nhóm ĐV
ĐV đối xứng tỏa tròn thuộc ngành ruột khoang
ĐV cơ thể đối xứng 2 bên: Giun dẹp, giun tròn, chân khớp
ĐV có xương sống : cá. Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
2.Cấu tạo HTK
-Các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới
- Các té bào thần kinh còn có các sợi thần kinh liên hệ vơi tế bào cảm giác và tế bào biểu mô cơ
-Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh, Mỗi hạch là trung tâm điều khiển hoạt động một vùng cơ thể
- Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh, tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể 
Tế bào thần kinh tập trung thành ống (phía lưng) 
- HTK dạng ống gồm 2 phần:
 + TK trung ương: não bộ + tuỷ sống
 + TK ngoại biên: dây TK + hạch TK.
3.Đặc điểm cảm ứng
-Khi tế bào cảm giác bị kích thích, thông tin sẽ truyền về mạng thần kinh → các tế bào mô cơ →ĐV co mình lại( co toàn bộ cơ thể)
→ tiêu tốn nhiều NL
- phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, 
→tiết kiệm năng lượng hơn 
phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, 
ít tiêu tốn năng lượng hơn.
Câu 3. Nêu chiều hướng tiến hóa của HTK và các hình thức cảm ứng ở 3 nhóm ĐV?
TL:
+ 3 chiều hướng tiến hoá của HTK ở ĐV:
 -Tập trung hoá: rải rác dạng lướià tập trung dạng chuỗi hạchà dạng ống.
 -Từ đối xứng toả trònà đối xứng 2 bên.
 - Hiện tượng đầu hoá: TB thần kinh tập trung phía đầu làm não bộ phát triển mạnh.
+ Tương ứng với sự tiến hóa của HTK, là chiều hướng tiến hóa trong các hình thức cảm ứng ở ĐV:
Từ phản ứng co toàn bộ cơ thể( tiêu tốn nhiều NL) ở HTK dạng lưới→phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, tiết kiệm NL hơn ở HTK dạng chuỗi hạch→phản ứng theo nguyên tắc phản xạ, mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn NL hơn
Câu 4: Tại sao ở thú, đặc biệt là người số lượng các phản xạ có điều kiện lại nhiều hơn so với những động vật có hệ thần kinh dạng ống khác?
 	- Do ở người số lượng tế bào thần kinh nhiều – đặc biệt là số lượng tế bào thần kinh ở vỏ não => sự liên kết và phối hợp càng nhiều và chặt chẽ - phản xạ có điều kiện nhiều.
	- Phản xạ có điều kiện là do tập luyện ( học được ) mà ở thú – người có tuổi thọ dài – thời gian học tập nhiều nên số lượng phản xạ có điều kiện nhiều.
4.Củng cố :Câu 4
5.Hướng dẫn về nhà
- Ôn bài cũ, đọc bài điện thế nghỉ và điện thế hoạt động
V. Rút kinh nghiệm bài dạy
.
Ngày soạn: 4/11/2014
Ngày dạy: 15/11/2014
Tiết 13: Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Ôn tập được kiến thức về điện thế và sự lan truyền xung thần kinh.
- Biết vân dụng kiến thức trả lời các câu hỏi liên quan
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, làm bài tập.
3. Thái độ:
- Hiểu dược bản chất của điện tế bào giải thích một số hiện tượng sinh lí và chống mêt tín dị đoan
- Rèn luyện hoạt động HTK có khoa học để đầu óc sảng khoái, học tập hiệu quả
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các bài tập ôn tập.
2. Học sinh đọc trước bài ở nhà
III. Phương pháp dạy học
-Vấn đáp- táo hiện, vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm - thuyết trình
IV. Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
-Kiểm tra sĩ số
11A5:
11A6:
11A7:
11D:
2. Kiểm tra bài cũ
- Trong nội dung bài
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-GV yêu cầu HS xem lại nội dung cảm ứng ở ĐV khái quát các nội dung đã học?
-HS
-Trong quá trình khái quát, GV vấn đáp HS một số nội dung:
Gv yêu cầu HS chép câu hỏi, yêu cầu HS xem lại nội dung bài cũ trả lời các câu hỏi – thời gian chuẩn bị 15 phút
HS:
GV gọi HS vấn đáp HS các câu hỏi
HS trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá
HS bổ sung đáp án vào vở
I/ Khái quát nội dung
- Khái niệm điện sinh học, điện thế nghỉ, điện thế hoạt động
- Đồ thị điện thế hoạt động
- Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh( điện thế hoạt động) trên sợi thần kinh có bao myelin và không bao myelin
II. Bài tập
Câu 1: Khái niệm điện sinh học, khái niệm điện thế nghỉ? Vd? Để đo ĐTN người ta dung dụng cụ gì? Giá trị điện thế nghỉ của tế bào thần kinh mực ống là -70 mV có nghĩa là gì?
Bài làm:
*KN điện sinh học:- Là khả năng tích điện của tế bào và cơ thể, Điện sinh học bao gồm: điện thế nghỉ( điện tĩnh) và điện thế hoạt động( điện động)
* KN ĐTN: là sự chênh lệch về ĐT giữa 2 bên màng TB khi TB nghỉ.
- Ngoài màng tích điện (+)
- Trong màng tích điện (-)
*VD: điện thể ở tế bào cơ đang dãn nghỉ, tế bào thần kinh không bị kích thích
* dụng cụ đo: điện kế
* thể hiện điện thế nghỉ là 70m V và phía bên trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài màng mang điện dương
Câu 2: Thế nào là điện thế hoạt động? ĐTHĐ gồm mấy giai đoạn? là những giai đoạn nào? Lên bảng chú thích các giai đoạn trên đồ thị, giải thích các giai đoạn?
Bài làm:
* Khái niệm : Khi tế bào thần kinh bị kích thích xuất hiện điện thế hoạt động
*ĐTHĐ gồm 3 giai đoạn:
- Mất phân cực: Chênh lệch điện thế 2 bên màng giảm nhanh (-70 → 0 mV)
- Đảo cực: Trong màng trở nên (+) ngoài màng tích điện (-) (+35 mV)
- Tái phân cực: Khôi phục lại chênh lệch điện thế 2 bên màng (về-70 mV)
Câu 3: So sánh sự lan truyền sung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin?
Bài làm:
Loại sợi thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
Cách lan truyền
Tốc dộ
Sợi không có miêlin
Sợi thần kinh trần không đợc bao bọc miêlin
Liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên
Chậm hơn sợi bao mielin
Sợi có miêlin
Sợi thần kinh có màng miêlin bao bọc không liên tục tạo thành các eo ranvie
Nhảy cóc từ eo ranvie này sang eo ranvie khác
Lan truyền nhanh hơn sợi không có bao mielin
Củng cố
HS trả lời các câu hỏi cuối bài
Hướng dẫn về nhà
Học bài cũ và đọc trước bài 30
V.Rút kinh nghiệm bài dạy
.Kí duyệt giáo án
Ngày . Tháng 11 năm 2014
Ngày soạn: 5/11/2014
Ngày dạy: 22/11/2014
Tiết 14: TRUYỀN TIN QUA XINAP
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Ôn tập được kiến thức về xináp
- Biết vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi liên quan
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, vận dụng, hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Nhận thức đúng tác dụng của một số loại thuốc tác động đến hệ thần kinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1.Phương pháp
-Vấn đáp- táo hiện, vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm - thuyết trình
2. Phương tiện dạy học
* Giáo viên
- Các bài tập ôn tập.
* Học sinh đọc trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp
-Kiểm tra sĩ số
11A5:
11A6:
11A7:
11D:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong nội dung bài mới
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV yêu cầu HS xem lại nội dung cảm ứng ở ĐV khái quát các nội dung đã học?
-HS
-Trong quá trình khái quát, GV vấn đáp HS một số nội dung:
Gv yêu cầu HS chép câu hỏi, yêu cầu HS xem lại nội dung bài cũ trả lời các câu hỏi – thời gian chuẩn bị 15 phút
HS:
GV gọi HS vấn đáp HS các câu hỏi
HS trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá
HS bổ sung đáp án vào vở
I. Khái quát nội dung
Khái niệm và các loại xinap
Cấu tạo xinap
Quá trình truyền tin qua xinap
II. Bài tập
Câu 1. nêu khái niệm xinap? Các loại xinap? Trình bày cấu tạo của xinap hóa học? Chú thích các bộ phận cấu tạo trên hình vẽ(GV vẽ nhanh)
TL:
* KN: Là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với các loại tế bào khác: tế bào cơ, tế bào tuyến...
*Các loại:
- Căn cứ diện tiếp xúc: thần kinh – thần kinh, thần kinh – cơ, thần kinh – tuyến
- Căn cứ chất truyền tin chia 2 loại:
Xinap hóa học(phổ biến ở Đv) và xinap điện
*Cấu tạo:
- Chùy xinap: chứa ti thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học( axetylcolin, noradrenalin...)
- Màng trước xinap
- Khe xinap
- Màng sau xinap có các thụ thể chứa chất trung gian hóa học
*GV vẽ hình lên bảng, HS chú thích
Câu 2. Vẽ hình và trình bày quá trình truyền tin qua xi náp? Tại sao tin chỉ truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xinap? Tại sao chất trung gian hóa học không bị ứ đọng tại khe xinap?
TL
- Xung TK lan truyền đến chuỳ xináp => kênh Ca++ mở -> Ca++ vào chuỳ Xináp.
- Ca++ làm túi chứa chất TGHH vỡ ra, giãi phóng chất TGHH vào khe Xináp.
- Chất TGHH gắn vào màng sau => mất phân cực => Xuất hiện ĐTHĐ => lan truyền tiếp.
*Sơ đồ ( tự vẽ )
* Vì màng sau không có chất trung gian hoá học để di về màng trước. Màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học)
* nhờ có enzim ở màng sau xinap phân hủy axetincolin thành axetat và colin, 2 chất này lại quay lại chùy xinap và được tái tổng hợp lại thành axetincolin chứa trong các bong xinap
Câu 3: Nêu cơ sở của uống thuốc giun, thuốc ngủ, thuốc gây tê? 
TL:
4. Củng cố: Tại sao trong một cung phản xạ xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều?
5. Hướng dẫn về nhà 
- Ôn lại các câu hỏi SGK, ôn tập truyền tin qua xinap.
- Đọc bài TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
IV. Rút kinh nghiệm bài dạy
.Kí duyệt giáo án
Ngày . Tháng 11 năm 2014
Ngày soạn: 15/11/2014
Ngày dạy: 25/11/2014
Tiết 15: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
- Ôn tập được kiến thức về tập tính ở động vật
- Biêt làm các bài tập
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa, vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi liên quan
3. Thái độ
Có ý thức rèn luyện làm tăng các tập tính tốt, loại bỏ các tập tính xấu
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện 
* Giáo viên
- Giáo án, sgk, TLTK
 * Học sinh
- SGK, vở ghi
- Đọc trước bài ở nhà
2. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp- tìm tòi, thảo luận nhóm, sử dụng SGK –tìm tòi, thuyết trình
III. Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
11A5:..
11A6: . 11A7: .
11D: ...
Kiểm tra bài cũ
Bài mới: 
GV yêu cầu HS xem lại nội dung tiết 29,30 khái quát các nội dung đã học?
-HS
-Trong quá trình khái quát, GV vấn đáp HS một số nội dung:
Gv yêu cầu HS chép câu hỏi, yêu cầu HS xem lại nội dung bài cũ trả lời các câu hỏi – thời gian chuẩn bị 15 phút
HS:
GV gọi HS vấn đáp HS các câu hỏi
HS trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá
HS bổ sung đáp án vào vở
I. Khái quát nội dung
- Khái niệm
- Các loại tập tính: TTBS và TTHĐ
- Cơ sở thần kinh của tập tính
- Một số hình thức học tập của dộng vật
- Một số dạng tập tính ở động vật
- Ứng dụng tập tính trong đời sống và sản xuất
II. Bài tập
Câu 1: Tập tính là gì? Ví dụ?
Bài làm:
Tập tính là chuỗi những phản ứng của ĐV trả lời lại những kích thích của môi trường. Nhờ đó ĐV thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Ví dụ: Nhện giăng tơ, tập tính kiếm ăn ở hổ.
Câu 2: Phân biệt tập tính học được và tập tính bẩm sinh
Bài làm:
Loại tập tính
Khái niệm
Cơ sở thần kinh
Tính chất
Ví dụ
Tập tính bẩm sinh
Là những hoạt động bẩm sinh sinh ra đã có. Đặc trưng cho loài.
Phản xạ không điều kiện
Bẩm sinh DT, đặc trưng cho loàidogen quy định
Nhện dăng tơ
Tập tính học được
Được hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm
Phản xạ có điều kiện
Không bền vững, dễ thay đổi
Sự tự vệ
Câu 3: Nêu cơ sở thần kinh của tập tính?
Bài làm
 Cơ sở TK của tập tính: là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện 
4. Củng cố: Tại sao những động vật có hệ thần kinh dạng ống và chuỗi hạch số lượng tập tính ít và chủ yếu là tập tính bẩn sinh, ngược lại ở người và động vật bậc cao lại có rất nhiều tập tình học được?
5. HDVN: Ôn lại các câu hỏi SGK, ôn tập tập tính (tiếp theo)
IV. Rút kinh nghiệm bài dạy
.Kí duyệt giáo án
Ngày . Tháng 11 năm 2014
Ngày soạn: 26/11/2014
Ngày dạy: 04/12/2014
Tiết 16: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT (Tiếp)
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
- Ôn tập được kiến thức về tập tính ở động vật
- Biêt làm các bài tập
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa, vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi liên quan
3. Thái độ
Có ý thức rèn luyện làm tăng các tập tính tốt, loại bỏ các tập tính xấu
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện 
* Giáo viên
- Giáo án, sgk, TLTK
 * Học sinh
- SGK, vở ghi
- Đọc trước bài ở nhà
2. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp- tìm tòi, thảo luận nhóm, sử dụng SGK –tìm tòi, thuyết trình
III. Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
11A5:..
11A6: . 11A7: .
11D: ...
Kiểm tra bài cũ
Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv yêu cầu HS chép câu hỏi, yêu cầu HS xem lại nội dung bài cũ trả lời các câu hỏi – thời gian chuẩn bị 15 phút
HS:
GV gọi HS vấn đáp HS các câu hỏi
HS trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá
HS bổ sung đáp án vào vở
Câu 1: Nêu một số hình thức học tập ở động vật? ( khái niệm, ví dụ? )
Hình thức
Khái niệm
Ví dụ
Quen nhờn
ĐV phớt lò, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm
Mỗi khi có bong đen từ trên cao ập xuống, gà con vội chạy đi ẩn lấp. nếu kích thích (bóng đen) cư lặp đi lặp lại nhều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì khi có bong đen gà con sẽ không chạy nữa
In vết
Các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên
-chỉ có ở lớp chim
-vịt con mới nở đi theo đồ chơi chuyển động
Điều kiện hóa
a/ đk hóa đáp ứng
Là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời
Thíh ngiệm của Paplop
b/ đk hóa hành động
Liên kết 1 hành động với một phần thưởng( hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành động đó
Thí nghiệm của Skinno
4.Học ngầm
Là kiểu học k có ý thức, kông biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức thì kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự
Thả chuột vào đường đi, sau đó cho thức ăn thì chuột biết đi đúng đường có thức ăn đó
5.học khôn
Là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới
Tinh tinh biết xếp thùng gỗ để chồng lên lấy thức ăn
Câu 2. Trình bày một số loại tập tính ở ĐV? Lấy ví dụ?
Các loại tập tính
Đặc điểm
Ví dụ
1.Kiếm ăn
Rình mồi, vồ mồi, lẩn trốn, bỏ chạy
Hải li đắp đập để bắt cá
Mèo rình mồi
2.Bảo vệ lãnh thổ
Các loài đv dung mùi hoặc nước tiểu, phân để đánh dấu lãnh thổ
Cầy hương dung mùi hương ở tuyến thơm để đánh dấu
Chó, mèo, hổ dung nước tiểu đánh dấu địa phận
3.Sinh sản
-Là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng
-gồm chuỗi các phản xạ phức tập do kích thích của mt gây nên hiện tượng chín sinh dục, các tập tính ve vãn, ghép đôi
Gà trống, công đực khoe mẽ với con cái bằng các điệu múa hay màu lông rực rỡ
Hươu đực húc nhau, con nào thắng được giao phối với con cái
4.di cư
Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm một số loại côn trùng, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản
Chim én di cư
Cá hồi vượt đại dương để sinh sản
5.Xã hội
Là tập tính sống bầy đàn
-tập tính thứ bậc: hươu, nai, voi.. có con đầu đàn
- tập tính vị tha: ong thợ, kiến lính
4. Củng cố: Nêu một số tập tính có ở người mà động vật khác không có?
5. Hướng dẫn về nhà
 Ôn lại các câu hỏi SGK
IV. Rút kinh nghiệm bài dạy
.Kí duyệt giáo án
Ngày . Tháng 12 năm 2014
 Ngày soạn: 13/12/2014
 Ngày dạy: 11A5: 11A6: 11A7: 11D: 
Tiết 17: BÀI TẬP CHƯƠNG II
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Ôn tập được thêm kiến thức của học kì I
- Biết làm các bài tập
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, làm bài tập.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ hệ thần kinh của bản thân, rèn luyện và học tập khoa học, hiệu quả
Biết vận dụng kiến thức xây dựng một số tập tính cho vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi
Hiểu được bản chất của điện sinh học giải thích một số hiện tượng sinh lí, góp phần chống mê tín dị đoan
Ý thức xây dựng cho bản thân và cộng đồng những thói quen nếp sống văn minh
Phương tiện và phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
 GV:- Các bài tập ôn tập.
 HS : -Đọc trước bài ở nhà
Phương pháp
Vấn đáp- tái hiện, vấn đáp – tìm tòi, thuyết trình.
III. Tiến trình bài học
 1.Ổn định tổ chức lớp 
 11A5 
 11A6 
 11A7 
 11D
 2. Kiểm tra bài cũ:(kiểm tra trong quá trình ôn tâp)
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: hướng dẫn hs ôn tập theo câu hỏi đã cho về nhà
HS thống nhất nhóm – 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_11_tu_chon_20150726_121706.docx