Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7

- Nhân có gió Bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra không ngờ .hại mình.

- Quân Thanh chống không nổi chết.

- Quân Tây Sơn thừa thế . đại bại.

-> Yếu tố miêu tả trên làm rõ cho câu hỏi sự việc đó diễn ra như thế nào. Đoạn văn sinh động hấp dẫn.

* Chú ý: Trong khi kể, người kể cần miêu tả chi tiết hàng động, cảnh vật, con người mà sự vật đã diễn ra như thế nào thì truyện mới trở nên sinh động.

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
- Học sinh đọc sgk/ 94- 95
? Nội dung cơ bản của đoạn trích?
( Đoạn trích thể hiện tâm trạng bị kịch của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích.)
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
Học sinh đọc 6 câu thơ đầu.
? Nội dung của 6 câu thơ đầu?
( Khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của Kiều ở Lầu Ngưng Bích.)
? Tả chị em Kiều trong đoạn trích “ Kiều gặp Kim Trọng”, Nguyễn Du viết “ Một nền….” , ở đây tác giả lại viết “ Trước lầu…” theo em “ Khoá xuân” ở đây có gì khác với lần trước?
? Trong cảnh ngộ đó, ngồi trên lầu cao nhìn ra xa, Kiều thấy những cảnh vật nào của thiên nhiên?
? Cảm nhận của em về không gian nơi đây?
? Không gian ấy đã gợi lên điều gì trong lòng Kiều?
? Qua việc khắc hoạ cảnh vật thiên nhiên, tác giả giúp người đọc cảm nhận được điều gì về tâm trạng của Kiều?
? Em hiểu gì về cụm từ “ Mây sớm đèn khuya”
? Từ láy “ Bẽ bàng” nói điều gì?
(“ Bẽ bàng” -> Cảnh cô đơn tuyệt đối, chán ngán, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều.)
? 8 câu thơ tiếp theo nói về tình cảm, suy nghĩ của Kiều dành cho ai?
? Đọc những câu thơ nói về tình cảm của Kiều dành cho Kim Trọng?
? Trong cảnh ngộ đó Kiều đã nhớ đến ai? Nàng nhớ ai trước? Ai sau? Nhớ như vậy có hợp lí không? Vì sao?
? Em hiểu gì về nỗi lòng của Kiều đối với chàng Kim?
? Em hiểu gì về câu thơ “ Tấm lòng son….”? 
Gv: Trong trái tim của nàng, chàng Kim đã chiếm hai phần nguyên vẹn trang trọng, chân thành nhất. Nàng mặc cảm thân phận không còn xứng đáng.
? Tình cảm của nàng dành cho cha mẹ có gì khác với chàng Kim?
? Để diễn tả tâm trạng của Kiều, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Gv: Trong cảnh ngộ hiện tại, nàng đã quên bản thân để nghĩ về cha mẹ, Kim Trọng. Kiều là con người có tình yêu thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
? Em có nhận xét gì về tấm lòng của Kiều qua nỗi nhớ?
Gv: Có thể coi tám câu thơ cuối như là bộ tranh tứ bình.
? Bộ tranh tứ bình được liên kết với nhau bằng từ nào?
? Từ “ Buồn trông” gợi cảm giác gì trong lòng người đọc?
? Đoạn thơ tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Gv: Tâm trạng của Kiều được in ấn trong từng cảnh của bộ tranh tứ bình. Mỗi cảnh sắc là một ám chỉ về cuộc đời, số phận của nàng Kiều.
? Đọc cặp 1 và phân tích?
? Học sinh đọc 2 dòng thơ tiếp theo và phân tích?
? Đọc cặp thơ thứ 3 và phân tích?
? Đọc cặp câu thứ 4 và phân tích?
? Biện pháp nghệ thuật nổi bật nào đựơc tác giả sử dụng trong đoạn trích?
? Nội dung chính của đoạn?
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk/ 96
I- Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Vị trí đoạn trích : Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, bị Tú Bà mắng nhiếc không chịu tiếp khách làng chơi, uất ức nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn dụ Kiều ra lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng nàng chờ thực hiện âm mưu mới. 
- Từ khó : SGK/ 94-95
3. Bố cục : 3 phần 
+ 6 câu đầu : Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều.
+ 8 câu tiếp : Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ.
+ 8 câu cuối : Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều.
II. Phân tích :
1. Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều :
- Kiều gặp Kim Trọng : “ Khoá xuân”-> chỉ người con gái đẹp bị cấm cung.
-> Còn “ Trước lầu… kháo xuân”-> thực chất là nàng bị giam lỏng.
- Cảnh thiên nhiên: 
 Núi, trăng, cồn cát, bụi hồng.
-> Không gian mở ra theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao “ Bốn bề bát ngát….”
- Nguyễn Du đã để Kiều đối diện với chính mình, trước cảnh ở lầu Ngưng Bích rộng lớn, bát ngát, vắng lặng đến lạnh người càng khắc sâu thêm nỗi cô đơn, buồn tủi. Cảnh nhuốm mầu tâm trạng.
- Về chính mình, từ một cô gái khuê các, phút chốc bị đẩy vào chốn lầu xanh, vào vũng bùn ô nhục.
 Gợi thời gian tuần hoàn khép kín, thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều chỉ một mình. Nàng chỉ còn bầu bạn với cảnh vật, cảnh vật cũng như đồng cảm với con người.
=> 6 câu thơ là bức tranh thiên nhiên nhuốm mầu tâm trạng của nhân vật: Cô đơn, buồn tủi, trăm mối ngổn ngang dằng xé: Nhớ người yêu, thương cha mẹ, thương cảm cho mình trước.
2.Tâm trạng thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Thuý Kiều:a) Đầu tiên nhớ Kim Trọng:
“ Tưởng người dưới nguyệt chen đồng” -> Mối tình đầu đang rạo rực nhất bỗng dưng bị cắt ngang-> Nàng cảm thấy mình là người có lỗi: Chén rượu thề nguyền dưới trăng hôm nào, nàng cảm thấy mình phụ bạc Kim Trọng.
- Hành động bán mình dù sao “ ơn sinh thành đã có phần…”
=> Đầu tiên Kiều nghi tới Kim Trọng, điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lí vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nguyễn Du tỏ rõ thấu hiểu tâm lí nhân vật và cảm thông với nỗi lòng nhân vật.
- Nàng đau đớn, xót xa nhớ tới chàng Kim. Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang ngày đêm ngóng trông nàng uổng công, vô ích.
-> Tấm lòng son là tấm lòng nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi. Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị vùi dập, hoen ố biết bao giờ gột rửa.
- Với cha mẹ: -> Kiều xót thương cha mẹ đang ngày đêm ngóng chờ tin con. Thương cha mẹ tuổi già sức yếu, nàng ở xa xôi lấy ai là người chăm sóc?
- Dùng thanh ngữ, điển cố ( Quạt nồng ấp lạnh, sân lai gốc tử) nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
=> Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.
3. Tâm trạng buồng đau của Kiều trong cảnh ngộ hiện tại:
- Buồn trông-> Tâm trạng buồn như trông ngóng điều gì đó.
=> Điệp ngữ, từ láy, hình ảnh ẩn dụ.
- Một cánh buồn thấp thoáng xa xa cửa biển chiều hôm gợi sự cô đơn lẻ loi.
-> Nàng nhớ tới thân phận lưu lạc, trong lòng trỗi dậy nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê hương tha thiết.
- Một cánh hoa trôi lênh đênh trên dòng nước chảy xiết gợi nỗi buồn man mác về thân phận lưu lạc, gợi nỗi nhớ người yêu.
- Nội cỏ dầu dầu nơi chân mây, mặt đất, màu mây, màu cỏ úa hoà vào nhau thành một màu xanh khó phân biệt gợi tâm trạng bi ai.
- Một cơn gió cuốn mặt thuyền làm cho tiếng vang nổi lên như bao vây nàng. Đảo ngữ “ ầm ầm” nhấn mạnh cái cảm giác hãi hùng, ghê sợ. 
 => Đây là đọan thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất của Truyện Kiều. Cảnh vật như thấm đẫm nỗi lòng tâm trạng của nhân vật. 
=> Nó dự báo một tương lai khủng khiếp đầy tai ương bất trắc đang chờ đợi Kiều.
III- Tổng kết: 
1. Nghệ thuật: 
- Sáng tạo trong ngôn ngữ.
- Biện pháp tả cảnh ngụ tình.
- Ngôn ngữ thơ trong sáng, phong phú về màu sắc, âm thanh, nhịp điệu.
2. Nội dung:
- Đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật.
- Tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu của Kiều.
* Ghi nhớ sgk/ 96
IV. Củng cố: 
 - Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài
 - Đọc lại ghi nhớ.
V. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc đoạn trích – nội dung bài.
 - Soạn bài: Miêu tả trong văn tự sự.
Ngày soạn: 28 / 09 / 2013
Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự
A. MỤC TIấU :
I. Kiến thức:
 	- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản.
	- Vai trò và tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự
II. Kĩ năng:
	- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự
	- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm 1 bài văn tự sự
- Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng tư duy sáng tạo
III. Thỏi độ:
- Giáo dục ý thức tìm hiểu các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ:	
I. Giỏo viờn: 
- Sgk, sgv, phiếu học tập.
II. Học sinh: 
- Đọc, soạn bài mới. 
C. TIẾN TRèNH LấN LỚP:
I. Tổ chức lớp: 
- Gv kiểm tra sĩ số, ổn định lớp
Lớp:
9A
9B
Ngày giảng:
…. / 10 / 2013 
…. / 10 / 2013 
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III-Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Văn tự sự chủ yếu là kể lại sự việc. Song muốn văn bản đạt sự hấp dẫn sinh động cần thêm yếu tố miêu tả. Vậy vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu?
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung
Học sinh đọc SGK/ 91.
? Đoạn trích kể về sự việc gì? Quang Trung làm gì?
? Theo em sự việc đó diễn ra theo trình tự nào?
? Nếu chỉ kể lại sự việc thì đoạn văn có hấp dẫn không? Vì sao?
? Đoạn trích trên ngoài sự việc được kể … còn có các yếu tố gì? Em hãy chỉ rõ yếu tố đó? 
? Theo em yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong đoạn trích?
? Vậy khi kể, muốn cho sự việc được kể sinh động, người kể cần chú ý điều gì?
? Qua phân tích em hiểu yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
Hoạt động nhóm thi chép nhanh những câu thơ có yếu tố miêu tả hai chị em Kiều trong bài: 
“ Chị em Thuý Kiều – Cảnh ngày xuân”
? Trong bài “ Chị em ..” tác giả sử dụng những yếu tố miêu tả nào?
( Gợi ý: Mỗi bức chân dung tác giả tả ở phương diện nào? So sánh ví von với những gì? )
? Với cách tả ấy đã làm nổi bật được vẻ đẹp khác nhau ở mỗi nhân vật ?
Gv: Qua miêu tả chân dung-> Dự báo số phận nhân vật.
? Trong đoạn “ Cảnh ngày xuân” tác giả đã chọn lọc những chi tiết gì để miêu tả và làm nổi bật….?
Gv: Bút pháp tả và gợi, từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân.
? Những yếu tố miêu tả có giá trị gì trong đoạn trích?
- Học sinh thảo luận nhóm trình bày theo câu hỏi.
- Hướng dẫn học sinh làm bài số 2.
- Học sinh tự viết bài đọc trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết chỉ ra yếu tố miêu tả.
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
1. Ngữ liệu:
 SGK / 91
2. Nhận xét:
- Đoạn trích kể về việc Quang Trung chỉ huy tướng sỹ đánh đồn Ngọc Hồi.
- Trình tự sự việc: 
+ Quang Trung cho ghép ván…
+ Quân Thanh bắn ra không chúng….
+ Quang Trung khiêng ván -> Đánh …
+ Quân Thanh chống đỡ không nổi…
-> Nếu chỉ kể như trên thì sự việc thật khô khan, kém hấp dẫn .
Vì: Kể như vậy mới chỉ nêu được sự việc xảy ra mà chưa trả lời được việc đó xảy ra như thế nào?
=> Yếu tố miêu tả: 
- Nhân có gió Bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra… không ngờ….hại mình.
- Quân Thanh chống không nổi… chết.
- Quân Tây Sơn thừa thế……. đại bại.
-> Yếu tố miêu tả trên làm rõ cho câu hỏi sự việc đó diễn ra như thế nào. Đoạn văn sinh động hấp dẫn.
* Chú ý: Trong khi kể, người kể cần miêu tả chi tiết hàng động, cảnh vật, con người mà sự vật đã diễn ra như thế nào thì truyện mới trở nên sinh động.
3. Kết luận: 
- Giúp sự việc cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật có tác dụng làm câu chuyện hấp dẫn gợi cảm.
*Ghi nhớ sgk/ 91
II. Luyện tập:
1. Bài số 1: (92)
- Tả người: Chị em Thuý Kiều.
+ Tả Thuý Vân: “Vân xem trang trọng khác vời
………………………….
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
+ Tả Thuý Kiều: “Kiều càng sắc xảo mặn mà
…………………………….
Hoa nghen đua thắm liễu hờn kém xanh”
- Tả cảnh: 
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Tà tà bóng ngả về tây…
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
=> Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả nhằm tái hiện lại chân dung “ Mỗi người..”
-> Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ.
2. Bài số 2: (92)
3. Bài số 3: (92)
IV. Củng cố: 
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Học ghi nhớ
- Hoàn thành bài số 3.
- Đọc các đoạn văn mẫu SGK 
- Soạn bài: “Trau dồi vốn từ” 
Ngày soạn: 29 / 09 / 2013
Tiết 33: Trau dồi vốn từ
A. MỤC TIấU :
I. Kiến thức:
- Những định hướng chính để trau dồi vốn từ
II. Kĩ năng:
	- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh 	
- Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng tư duy sáng tạo.
III. Thỏi độ:
- Giáo dục ý thức dùng từ đúng trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ:	
I. Giỏo viờn: 
- Sgk, sgv, phiếu học tập.
II. Học sinh: 
- Đọc, soạn bài mới. 
C. TIẾN TRèNH LấN LỚP:
I. Tổ chức lớp: 
- Gv kiểm tra sĩ số, ổn định lớp
Lớp:
9A
9B
Ngày giảng:
…. / 10 / 2013 
…. / 10 / 2013 
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
? Thuật ngữ là gì? VD ? 
? Đặc điểm của thuật ngữ ? VD ?
III-Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Muốn phát triển tốt khả năng tiếng việt mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình. Vậy trau dồi bằng cách nào ? Vận dụng ra sao ?
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung
- Học sinh đọc ngữ liệu SGK trang 99-100.
? Qua ý kiến trên em hiểu tiếng việt có khả năng đáp ứng các yêu cầu giao tiếp không ? Vì sao ?
? Muốn phát huy khả năng của tiếng việt mỗi chúng ta phải làm gì ? Tại sao ?
? Tìm hiểu cách diễn đạt ở ngữ liệu (2), nhận xét?
(a. Thừa từ “đẹp”, vì thắng cảnh đ đẹp.
b. Sai “dự đoán” vì dự đoán là đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai (thay phỏng đoán, ước đoán, ước tính).
c. Sai “đẩy mạnh”, vì đẩy mạnh có nghĩa là thúc đẩy cho phát triển nhanh lên. Nói về qui mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp chứ không thể là nhanh hay chậm.)
? Giải thích vì sao có những lỗi đó ? Có phải tiếng việt ta nghèo nàn không ?
? Vậy để biết dùng tiếng việt, sử dụng tốt tiếng việt ta cần phải làm gì?
- Học sinh đọc SGK 
- Học sinh đọc SGK trang 101.
? Nhà văn Tô Hoài nói về vấn đề gì có liên quan đến việc trau dồi vốn từ ?
? Qua câu chuyện nhà văn Tô Hoài đã rút ra được bài học gì?
? Vậy muốn làm tăng vốn từ cho mình ta phải làm những việc gì?
Học sinh đọc SGK trang 101.
Chọn cách giải thích đúng.
? Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt ?
Sửa lỗi dùng từ.
Bình luận ý kiến.
Thảo luận nhóm.
 Nêu phương pháp
Thi điền nhanh.
Trao đổi nghĩa và so sánh nghĩa.
Thi tìm nhanh.
Thi tìm nhanh giữa các nhóm.
I. Rèn kĩ năng để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
1. Ngữ liệu:
 SGK / 99, 100
2. Nhận xét:
* NL1: Tiếng việt là ngôn ngữ có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của chúng ta. Vì tiếng việt rất giầu và đẹp, luôn luôn phát triển.
- Chúng ta phải: + Không ngừng trau dồi vốn từ của mình.
 + Vận dụng nhuần nhuyễn tiếng việt trong nói và viết.
-> Vì: Đó là cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt – Thể hiện lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
* NL2: Lỗi trong các câu:
a. Dùng thừa từ “ đẹp”
b. Dùng sai từ “dự đoán” dùng từ: phỏng đoán, ước tính…
c. Dùng sai từ “đẩy mạnh” dùng từ: mở rộng
-> Vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng -> Không phải tiếng ta nghèo mà do người viết không biết dùng tiếng việt.
3. Kết luận: 
- Cần trau dồi vốn từ- nắm đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dúng từ.
* Ghi nhớ sgk/ 100
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
1. Ngữ liệu:
 SGK / 100, 101
2. Nhận xét:
- Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
-> Bài học phải rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ.
3. Kết luận: 
- Thường xuyên học hỏi để biết thêm những từ mình chưa biết.
* Ghi nhớ sgk/101
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (100)
. Hậu quả=> a
. Đoạt=> a 
. Tinh tú=> b
2. Bài tập 2: (100)
a) Tuyệt: - Đứt : không còn gì.
 - Cực kì, nhất.
+ Đứt, không còn gì:
 - Tuyệt chủng: Mất hẳn giống nòi.
 - Tuyệt giao: Cắt đứt giao thiệp.
 - Tự tuyệt: Không có người nối dõi.
 - Tuyệt thực: Nhịn ăn hoàn tòan( Để phản đối , một hình thức đấu tranh)
+ Cực kì, nhất:
 - Tuyệt đỉnh: Điểm cao nhất, mức cao nhất.
 - Tuyệt mật: Cần được giữ bí mật tuyệt đối.
 - Tuyệt tác: Tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức không còn có thể có cái hơn.
 - Tuyệt trần: Nhất trần đời, không có gì sánh bằng.
b) Đồng: Cùng nhau, giống nhau, ( chất) đồng.
+ Cùng nhau, giống nhau:
- Đồng âm: âm giống nhau.
- Đồng bào: những người cùng sinh ra từ trong một cái bào thai( truyền thuyết Lạc Long Quân) 
- Đồng chí: Cùng chí hướng chính trị.
- Đồng bộ: Phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
 - Đồng dạng: Cùng một dạng như nhau.
 - Đồng khởi: Cùng vùng dậy dùng bạo lực phá ách kìm kẹp.
 - Đồng môn: Cùng học một thầy, một môn phái.
- Đồng niên: Cùng một tuổi.
- Đồng sự: Cùng làm việc ở một cơ quan.
+ Trẻ em:
 - Đồng ấu: Trẻ em khoảng 6-7 tuổi.
 - Đồng dao: Lời hát dân gian của trẻ em.
 - Đồng thoại: Truyện viết cho trẻ em.
+ ( Chất) đồng: 
 - Trống đồng: Khạc khí gõ thời cổ, hình cái trống, đúc bằng đồng, mặt có trạm hoa tiết trang trí.
3. Bài tập 3: (100)
a) Dùng sai từ: “im lặng”-> thay: Yên tĩnh, vắng lặng.
b) Dùng sai từ: “thành lập” -> thay: Thiết lập quan hệ ngoại giao.
c) Dùng sai từ: “cảm xúc” -> thay: xúc động.
4. Bài tập 4: (102)
Tiếng việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng, giầu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.
5. Bài tập 5: (103)
- Chú ý quan sát lắng nghe lời nói của những người xung quanh trên các phương diện.
- Đọc sách báo (tác phẩm mẫu mực cuả những nhà văn nổi tiếng)
- Ghi chép từ ngữ mới nghe được, đọc được, từ khó tra từ điển…
- Tập sử dụng những từ ngữ mới trong hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
6. Bài tập 6: (103)
a. điểm yếu: b. Mục đích cuối cùng
c. Đề đạt d. Láu táu.
e. Hoảng loạn.
7. Bài tập 7: (103)
a. Nhuận bút: Tiền trả cho người viết một tác phẩm.
Thù lao: 1. Trả công bù đắp vào lao động đã bỏ ra( ĐT)
 2. Khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra( DT)
b. Tay trắng: Không có trút vốn liếng của cải.
 Trắng tay: Bị mất tất cả tiền của không còn gì .
c. Kiểm điểm: Xem xét, đánh giá lại các việc…
 Kiểm kê: Kiểm lại từng cái, từng món để xác định…
d. Lược thảo: Nghiên cứu khái quát những cái chính
 Lược thuật: Kể trình bày tóm tắt.
8. Bài tập 8: (104)
- Từ ghép: Bàn luận- Luận bàn.
Ngợi ca – Ca ngợi; Đấu tranh- Tranh đấu; Bảo đảm- Đảm bảo; Kì diệu- Diệu kì; Đợi chờ- Chờ đợi; Hiền dịu- Dỵu hiền; Thương yêu- Yêu thương; Hò hẹn- Hẹn hò; Thuỷ chung- Chung thuỷ.
- Từ láy: Dào dạt- Dạt dào; Đầy doạ- Đoạ đầy; Ngại ngần- Ngần ngại; Tối tăm- Tăm tối; Bềnh bồng- Bồng bềnh; Giữ gìn- Gìn giữ; Xào xạc- Xạc xào; Mịt mù- Mù mịt; Ngọt ngào- Ngào ngọt; Quanh quẩn- Quẩn quanh.
9 Bài tập 9: (104)
- Bất (Không; chẳng): Bất biến, bất chính, bất công….
- Bí (Kín) : Bí mật, bí danh, bí ẩn….
- Đa (Nhiều) : Đa dạng, đa giác, đa khoa…
- Đề (Nâng, nêu ra) : Đề án, đề bạt, đề cao….
- Giáo (Dạy bảo): Giáo dục, giáo khoa, giáo viên …
- Gia (Thêm vào) : Gia công, gia giảm, gia tăng….
- Hồi (Về, trở lại) : Hồi hương, hồi phục, hồi sinh…
- Khai (Mở, khơi): Khai bút, khai giảng, khai hoang…
- Quảng (Rộng) : Quảng canh, quảng cáo, quảng trường…
- Suy (Sút kém) : Suy đồi, suy nhược, suy tàn…
- Thuần (Dòng không pha tạp): Thuần chủng, thuần khiết…
- Thủ (Đầu, đầu tiên, đứng đầu): Thủ đô, thủ khoa, thủ lĩnh…
- Thuần (Thật, chân thật, chân chất): Thuần hậu, thuần phát…
- Thuần (Dễ bảo) : Thuần dưỡng, thuần hoá, thuần phục…
- Thuỷ (Nước) : Thuỷ chiến, thuỷ lợi…
- Tư (Riêng): Tư hữu, tư lợi, tư nhân…
- Trường (Dài): Trường kỳ, trường sinh, trường thọ…
- Trữ (Chứa cất) : Dự trữ, tích trữ, lưu trữ…
- Trọng (Nặng, coi là quý) : Trọng ân, trọng dụng, trọng đại…
- Vô (Không) : Vô danh, vô giá, vô hiệu….
- Xuất (Đưa ra, cho ra) : Xuất bản, xuất giá, xuất hành….
- Yếu (Quan trọng) : Yếu điểm, yếu lược, cốt yếu…
IV. Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức bài.
- Đọc lại ghi nhớ.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ.
- Hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị bài viết số 2
Ngày soạn: 29 / 09 / 2013
Tiết 34, 35: Viết bài tập làm văn số 2
A. MỤC TIấU :
I. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để hình thành một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
II. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày bố cục rõ ràng…
- Kĩ năng xỏc định giỏ tri: xỏc đinh chất lượng giỏ trị của bài viết.
- Kĩ năng xử lý thụng tin: cỏc thụng tin phần lời phờ của giỏo viờn.
- Kĩ năng đảm nhận trỏch nhiệm: đảm nhõn về kết quả bài viết của mỡnh.
III. Thỏi độ:
 - Giáo dục lòng yêu mến cảnh người, lòng biết ơn sự giáo dục của thầy cô.
B. CHUẨN BỊ:	
I. Giỏo viờn: 
- GV chuẩn bị đề bài cú điểm số và đỏp ỏn đầy đủ.
1- Đề bài và điểm số: 
a. Đề bài:
	Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
b. Điểm số:
	- Thang điểm: 10
2- Đáp án chi tiết và thang điểm từng phần:
 A- MB:( 1,5đ) 
- Nêu được phần đầu bức thư. (0,75 đ)
- Lý do trở lại thăm trường kể lại cho bạn. (0,75 đ)
 B- TB: (7đ)
- Kể diễn biến buổi thăm trường vào ngày hè.(5đ)
+ Đi với ai? Đến trường gặp ai? (1đ)
+ 

File đính kèm:

  • doctuan 7.doc