Giáo án Ngữ văn 9 tuần 24

Hướng dẫn đọc thêm

CON CÒ

 Chế Lan Viên

I.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

-Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.

-Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

2. Kỹ năng:

-Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.

-Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình mẫu tử thiêng liêng.

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, chân dung Thanh Hải.

2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.

III.Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình.

 

docx13 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :31/1/2015 Ngày dạy :./1/2015(9A)
	 Ngày dạy :./1/2015(9B)
Tiết 111:	 LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN(Tiếp)
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
 - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
 - Một số lỗi liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
 2. Kỹ năng: 
- Nhận biết một số phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản.
- Nhận ra và sửa một số lỗi liên kết.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung.
*Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn 
- Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn?
- Có mấy loại liên kết và các dấu hiệu để nhận biết các loại liên kết đó?
Hoạt động 2:Luyện tập.
-Gv cho hs thảo luận nhóm 4 phút với 4 nhóm
-Gv gọi các nhóm khác bổ sung. 
-GV nhận xét
-GV gọi HS lên bảng làm bài tập 2 (4 HS)
GV gọi HS lên bảng làm bài tập 3 (4 HS) - Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa lỗi ấy?
-GV gọi HS lên bảng làm bài tập 4 (4 HS) - Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa lỗi ấy?
I.Tìm hiểu chung:
1. Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn 
1. Các câu trong đoạn phải liên kết với nhau thì ta mới có một đoạn văn hoàn chỉnh.Nếu các câu không liên kết với nhau thì ta có thể có “một chuỗi câu hỗn độn”
2. Các loại liên kết và dấu hiệu nhận biết 
a. Liên kết nội dung
b. Liên kết hình thức
II.Luyện tập:
Bài 1/49
a. Liên kết câu: Lặp từ vựng (trường học - trường học)
Liên kết đoạn văn:phép thế (như thế thay thế cho câu về mọi mặt, trường học của chúng ta .. phong kiến)
b. Liên kết câu: Lặp từ vựng (văn nghệ - văn nghệ)
Liên kết đoạn văn lặp từ vựng (Sự sống - sự sống; văn nghệ - văn nghệ)
c. Liên kết câu: Lặp từ vựng ( thời gian - thời gian - thời gian; con người - con người - con người)
d. Liên kết câu:dùng từ trái nghĩa (phép đối): 
yếu đuối - mạnh; hiền - ác
Bài 2/50
- Các cặp từ trái nghĩa:
Thời gian vật lý – thời gian tâm lý
Vô hình - hữu hình
Gía lạnh - nóng bỏng
Thẳng tắp - hình tròn
Đều đặn - lúc nhanh lúc chậm
Bài 3/50
a. Lỗi: ý của các câu không làm rõ chủ đề
Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b. Lỗi: trình tự các sự việc được nêu trong các câu không hợp lý; chồng chế sao lại còn “hầu hạ chồng”?
- Sửa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào đầu câu 2 nói rõ ý hồi tưởng để tạo ra sự liên kết với câu 1, chẳng hạn “Suốt 2 năm chồng ốm nặng, chị làm quần quật”
Bài 4: Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích 
a) Lỗi: dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất.
Cách sửa: thay đại từ nó bằng đại từ chúng (hoặc ngược lại )
b) Lỗi: Từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này.
Cách sửa: thay từ hội trường ở câu (2) bằng từ văn phòng.
V.Củng cố:
-Nhắc lại kiến thức về liên kết đoạn văn.
VI.Dặn dò:
* Bài cũ: 
- Hệ thống kiến thức đã học. Đọc lại ghi nhớ
- Viết đoạn văn chỉ ra được liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn ấy.
 * Bài mới: 
- Soạn bài : Mùa xuân nho nhỏ :
+Tìm hiểu tác giả, bố cục tác phẩm.
+Tìm chi tiết thể hiện khát vọng cống hiến của tác giả.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :31/1/2015 Ngày dạy :./1/2015(9A)
	 Ngày dạy :./1/2015(9B)
Tiết 112: MÙA XUÂN NHO NHỎ (T1)
 Thanh Hải
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kỹ năng: 
- Biết cách đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Trình bày suy nghĩ và cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ: 
- Hiểu và thấy giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống là để cống hiến cho cuộc đời chung.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, chân dung Thanh Hải.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS.
2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài mới :Thời xưa, đời Lí, Thiền sư Mãn Giác đến lúc bệnh nặng sắp qua đời, vẫn có những vần thơ tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, niềm vui sống : “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một nhành mai”. Thời nay, có Thanh Hải, khi từng giờ, từng phút chống chọi với bệnh nặng , ông vẫn có những vần thơ như thế .Chúng ta cùng tìm hiểu “Mùa xuân nho nhỏ” 
*Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung.
-Gv gọi hs đọc chú thích và trả lời câu hỏi:
+ Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
Trần Hữu Tá nhận xét về thơ Thanh Hải : thơ ông chân chất, bình dị và đôn hậu
+Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
+Em có nhận xét gì vể thể thơ, nhịp thơ?
+Bài thơ được tác giả viết với mạch cảm xúc như thế nào?
Hoạt động 2:Đọc – hiểu văn bản.
-Gv hướng dẫn hs đọc: nhịp thơ vui tươi, say sưa (khổ 1); nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn (khổ 2 -3); giọng thiết tha, trầm lắng (khổ 4-5-6)
-Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
*Phân tích bài thơ:
*HS: Đọc lại khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi:
+ Tín hiệu của mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh, màu sắc nào?
+ Ở những câu thơ trên tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
+ Ngoài những hình ảnh, màu sắc vừa tìm, tác giả còn cảm nhận mùa xuân bằng âm thanh nào?
+ Vậy tác giả đã sử dụng cơ quan cảm giác nào khi cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên với hình ảnh, màu sắc và âm thanh + Theo em, giọt long lanh là giọt gì?
+Trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân, tác giả có cảm giác như thế nào?
(GV bình, liên hệ với đoạn đầu bài thơ “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) ) 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
 Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980), quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế...
- Là nhà thơ cách mạng.
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Viết tháng 11/1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh - không bao lâu trước khi ông qua đời 
b. Thể thơ: 5 tiếng, nhịp 3/2 hoặc 2/3
c. Mạch cảm xúc:
Từ xúc cảm trước mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên 
- Khổ 2- 3: Cảm xúc trước mùa xuân đất nước
- Khổ 4-5-6: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả
b.Phân tích:
b.1.Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên (khổ 1)
- Dòng sông xanh 
- Bông hoa tím biếc 
à Hình ảnh, màu sắc, đảo trật tự cú pháp
- Chim chiền chiện hót vang trời 
à Âm thanh cuộc sống
- Giọt long lanh ...tôi hứng.
àHình ảnh ẩn dụ, sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác đến thính giác và xúc giác.
=> Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên.
V.Củng cố:
-Cảm thụ khổ 1 của bài thơ.
VI.Dặn dò:
* Bài cũ: 
- Đọc thuộc và phân tích cảm thụ khổ 1.
* Bài mới: Chuẩn bị tiếp tiết 2:
+Phân tích khổ 2,3,4,5,6.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :31/1/2015 Ngày dạy :./1/2015(9A)
	 Ngày dạy :./1/2015(9B)
Tiết 113: MÙA XUÂN NHO NHỎ(T2)
 Thanh Hải
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kỹ năng: 
- Biết cách đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Trình bày suy nghĩ và cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ: 
- Hiểu và thấy giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống là để cống hiến cho cuộc đời chung.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, chân dung Thanh Hải.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS.
2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài mới :
 *Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2:Đọc – hiểu văn bản.
*Phân tích bài thơ:
* HS: Đọc lại khổ thơ 2-3 và trả lời câu hỏi:
+Hãy tìm những hình ảnh mà tác giả muốn nhắc đến khi mùa xuân về ở đoạn thơ vừa đọc?
+Vì sao tác giả lại nhắc đến hai hình ảnh này khi mùa xuân về
+Ngoài ra, còn hình ảnh nào gắn liền với họ? 
+
 “Lộc” gắn với hình ảnh người lính và người nông dân có ý nghĩa như thế nào? 
+Từ ý thơ trên, em nhận thấy mùa xuân đất nước còn được cảm nhận qua nhịp điệu như thế nào? Tìm dẫn chứng ? 
+Thể hiện không khí như thế nào?
+Ở khổ thơ thứ ba, tác giả có suy tư gì về đất nước? Từ suy tư đó, tác giả thể hiện thái độ gì trước mùa xuân đất nước?
* HS đọc khổ thơ 4-5-6 và thảo luận nhóm.
+ Nhóm 1,2: Trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ ước nguyện điều gì? Những hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống? 
+ Nhóm 3,4: Tác giả thay đổi ngôi xưng hô từ “tôi” (ở khổ 1) sang từ “ta” (ở khổ 4) có ý nghĩa gì?
+Nghệ thuật đặc sắc của khổ 4,5? Em có nhận xét gì về quan niệm cống hiến của nhà thơ?
* HS đọc khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi:
- Ở khổ thơ cuối, nhà thơ còn muốn tâm sự điều gì với chúng ta? Ta cảm nhận điều gì ở nhà thơ qua lời tâm sự đó? 
Hoạt động 3:Tổng kết.
-Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của văn bản? 
II. Đọc – hiểu văn bản:
b.Phân tích:
b.2. Cảm xúc về mùa xuân đất nước:(khổ 2-3)
 người cầm súng 
- Mùa xuân + Lộc
 người ra đồng
à Hình ảnh sóng đôi, điệp ngữ: Biểu trưng cho hai nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước.
 hối hả
- Tất cả như xôn xao
à Điệp ngữ, từ láy, so sánh: Nhịp điệu khẩn trương, hăng say
- Đất nước như vì sao So sánh, liên 
 Cứ đi lên phía trước tưởng
=> Khẳng định niềm tin vào tương lai; vẻ đẹp hùng vĩ, tràn trề hi vọng của mùa xuân đất nước.
b.3. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ:
(Khổ 4-5)
- Ta làm: con chim hót (niềm vui)
 cành hoa (vẻ đẹp)
 nốt trầm (tài trí đất nước, con người Việt Nam)
- Mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 tuổi hai mươi Điệp ngữ, 
Dù là ẩn dụ
 khi tóc bạc
- Tôi (số ít, riêng) -> “Ta” (số ít + số nhiều, riêng + chung)
=> Điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ: Ước nguyện cống hiến cho đời khiêm tốn, thầm lặng; khát vọng hòa nhập vào cuộc sống.
b.4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước:
- Ta xin hát câu Nam ai, Nam bình
à Giai điệu quê hương thiết tha, sâu lắng.
III. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung: 
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
V.Củng cố:
-Cảm thụ đoạn 2,3 của bài thơ.
VI.Dặn dò:
* Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm được mạch cảm xúc bài thơ. Nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Phân tích cảm thụ một đoạn thơ mà em thích (nội dung – nghệ thuật)
* Bài mới: Chuẩn bị “Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý”.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :31/1/2015 Ngày dạy :./1/2015(9A)
	 Ngày dạy :./1/2015(9B)
Hướng dẫn đọc thêm 
CON CÒ
 Chế Lan Viên
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
-Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.
-Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
2. Kỹ năng: 
-Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
-Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình mẫu tử thiêng liêng.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, chân dung Thanh Hải.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS.
2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài mới :
*Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt đôạng 1:Giới thiệu chung
Hoạt động 2:Đoc- hiểu văn bản.
-GV lần lượt hướng dẫn nội dung và nghệ thuật của từng đoạn thơ.
Hoạt động 3:Tổng kết.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Chế Lan Viên (1920 – 1989) quê ở Cam Lộ, Quảng Trị. Nổi tiếng trong phong trào thơ Mới. 
- Là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. 
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962 in trong tập “Hoa ngày thường - chim báo bão” (1967) 
b. Thể loại: thơ tự do 
II. Đoc- hiểu văn bản:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 đoạn 
b.Phân tích:
b1. Lời ru thứ nhất:
- “Con cò bay la.Con cò Đồng Đăng”
à Gợi tả không gian, khung cảnh quen thuộc, êm đềm thong thả, bình yên.
- “Con cò ăn đêm Cò sợ xáo măng.”
à Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống vất vả, nhọc nhằn
 “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
 Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
 Con ngủ chẳng phân vân.”
=> Vận dụng sáng tạo ca dao: hình ảnh con cò gắn liền với lời ru con của người mẹ
b2. Lời ru thứ hai:
“Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên”
 ...Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
 Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”
à Cánh cò mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự che chở, dìu dắt bao la của mẹ từ lúc tuổi thơ đến trưởng thành
=> Liên tưởng, tưởng tượng, nghệ thuật sáng tạo hình tượng độc đáo: Biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ
b3. Lời ru thứ ba: Ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ với cuộc đời của mỗi người
 “Dù ở gần con,....Dù ở xa con....... Cò mãi yêu con”
à Hình ảnh con cò biểu trưng cho tấm lòng mẹ lúc nào cũng ở bên con đến suốt đời
 “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
à ngợi ca và biết ơn tình mẹ dành cho con.
- Một con cò thôi..Vỗ cánh qua nôi
=> Lời hát ru tha thiết ngọt ngào: Ý nghĩa lớn lao của hình ảnh con cò là biểu hiện cao cả, đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người.
III. Tổng kết: 
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung: 
* Ý nghĩa văn bản:Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.
Ngày soạn :31/1/2015 Ngày dạy :./1/2015(9A)
	 Ngày dạy :./1/2015(9B)
Tiết 114 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ 
 TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ (T1)
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: - Cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí..
2. Kỹ năng: 
-Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ: 
 - Có thái độ đúng đắn với một tư tưởng, đạo lí nào đó và vận dụng vào làm văn nghị luận.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
III.Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS.
2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài mới :
*Bài học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung
- Gv phát vấn HS khái quát một số kiến thức đã học liên quan đến văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Đọc, tìm hiểu 10 đề bài SGK trang 51, 52.
-Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
- Ở đề 1, đề 3, đề 10 cách hỏi có gì khác (có mệnh lệnh).
- Học sinh tự đặt 1 số đề bài tương tự?
Hoạt động 2:Hướng dẫn cách làm.
-Gv gọi hs đọc đề bài: Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
+ “Suy nghĩ” đòi hỏi người viết phải thể hiện những yêu cầu gì?
+GV: Cụ thể đề yêu cầu gì?
+Tìm hiểu đề phải chú trọng đến những yêu cầu gì của đề?
+Dựa vào các ý đã tìm sắp xếp và lập thành một dàn bài?
 Mở bài cho đề bài trên Ntn?
Giải thích câu tục ngữ Ntn?
“Nước? Nguồn? Uống nước? Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ”
Nhận định, đánh giá của em về câu tục ngữ. (Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? Có tác dụng ra sao?) 
 Em có sự khẳng định vấn đề Ntn? ý nghĩa lớn lao của vấn đề là gì? Bài học gì cho em qua đề bài trên
-Sau khi lập dàn bài bước cuối cùng làm gì ?
I.Tìm hiểu chung:
1.Tìm hiểu các đề văn
- 10 đề văn SGK/52
- Đề 1,3, 10 là đề có mệnh lệnh.
- Đề 2,4,5,6,7,8,9 đề mở không có mệnh lệnh
-Yêu cầu trình bày ý kiến, giải thích chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp để làm rõ vấn đề.
2.Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
+Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
*Tìm hiểu đề:
- Chú trọng yêu cầu của đề
- Thường là những câu tục ngữ, danh ngôn chú trọng ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh.
*Tìm ý:
- Đặt những câu hỏi để tìm ý là gì? Như thế nào? Tại sao? Tác dụng gì? Ý nghĩa ra sao?.....
- Mục đích: Phân chia vấn đề thành các luận điểm.
+Bước 2: Lập dàn bài
*Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội
*Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ
+ “Nước? Nguồn? Uống nước?
+ Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ”
- Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? Có tác dụng ra sao?
*Kết bài:
Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam
+Bước 3: Viết bài:
a. Mở bài: Có nhiều cách mở bài:
- Đi từ cái chung đến cái riêng.
- Từ thực tế đến đạo lí.
- Mở bài trực tiếp.
b.Thân bài:
- Những ý cần viết, mỗi ý hình thành một đoạn văn.
+ Giải thích chứng minh vấn đề của đề bài.
+ Nhận định, đánh giá, khẳng định vấn đề.
- Lời văn chặt chẽ, mạch lạc và biểu cảm sống động.
- Thực hiện việc liên kết các đoạn văn để có tính thống nhất, hoàn chỉnh.
 c. Kết bài:Có nhiều cách
- Đi từ nhận thức đến hành động.
- Có tính chất tổng kết.
+Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa.
IV.Củng cố :
-Lập dàn bài tư tưởng « tôn sư trọng đạo ».
V.Dặn dò :
-Xem lại cách làm bài nghị luận tư tưởng, đạo lý.
Rút kinh nghiệm:
..
 Quảng Liên, ngày.tháng 1 năm 2015
	DTCM
	TTCM
 Nguyễn Thị Nga

File đính kèm:

  • docxBai_23_Mua_xuan_nho_nho_20150725_033537.docx
Giáo án liên quan