Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 - Năm học 2015-2016 - Bùi Thị Hòa

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận

“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.

 Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

- Cảnh biển vào đêm trong cảm quan của Huy Cận thật độc đáo và thú vị:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

 Sóng đã cài then đêm sập cửa”

+ Hình ảnh so sánh “mặt trời .hòn lửa” thật độc đáo và gây ấn tượng mạnh

+ Hình ảnh nhân hoá “sóng cài then, đêm sập cửa”gợi ra trước mắt người đọc một khung cành rộng lớn vừa gần gũi với con người. -> phóng đại

Trong khung cảnh bí ẩn, kì vĩ ấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi với không khí đầy hứng khởi

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi-> Công việc hàng ngày, diễn ra thường xuyên Câu hát căng buồm cùng gió khơi” -> phóng đại

=>Màn đêm buông xuống đoàn thuyền lại ra khơi với niềm say sưa ,hứng khởi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 - Năm học 2015-2016 - Bùi Thị Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18 Ngày soạn: .../12/2015
Tiết PPCT: 86 - 87 Ngày dạy: .../12/2015
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I (TIẾP). 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 	- HS nắm được cách viết bài văn cụ thể theo yêu cầu. Ôn tập tổng hợp tất cả kiến thức về phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học ở học kì 1. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra học kì 1
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 	- Những kiến thức cơ bản phần đọc hiểu văn bản và phần tiếng Việt, Tập làm văn.
 2. Kỹ năng: 
 	- Rèn kỹ năng tổng hợp khái quát các kiến thức đó học.
 3. Thái độ: 
 	- Nắm chắc các kiến thức, ôn tập kỹ lưỡng, nghiêm túc đạt hiệu quả cao trong học tập..
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 	- Phát vấn, giải thích – minh họa, phân tích
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
 	- Lớp 9ª3: Sĩ số:.........., Vắng:....................................
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: (42’)
* Vào bài (2’)
- Gv giới thiệu về vai trò của tiết ôn tập rồi vào bài. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG (20’)
Củng cố lại kiến thức Tiếng Việt đã học:
- HS: Nhắc lại các kiến thức Tiếng Việt đã học. GV sửa một số BT trong đề cương ôn tập
Các phương châm hội thoại ? Nhắc lại nội dung? Lấy VD cụ thể
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ minh họa? Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp?
Hết tiết 86 sang tiết 87
Tập làm văn:
- HS kể các kiến thức về Tập làm văn đã học?
LUYỆN TẬP (15’)
GV hướng dẫn HS viết bài theo yêu cầu. Sau đó, GV sửa bài cụ thể cho HS
- HS: thực hiện viết đoạn văn dưới sự hướng dẫn của GV và trao đổi bài cho nhau và chỉnh sửa
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (5’)
Gv gợi ý và hướng dẫn HS cách làm bài, trình bày trước một đề bài cụ thể.
- HS chú ý đề bài thi có cấu trúc tự luận gồm nhiều câu hỏi nhỏ
- Phần 1 là câu hỏi Tiếng Việt và áp dụng lí thuyết vào làm bài tập
- Phần 2: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội ngắn (HS chủ yếu xem lại các văn bản nhật dụng)
- Phần còn lại là Phần Tập làm văn (Nghị luận văn học: thơ, truyện...) 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tiếng Việt: 
a. Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt: 
- Nghĩa của từ. 
- Từ mượn. 
- Một số phép tu từ từ vựng đã học.
b. Các cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt:
+ Biến đổi phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
+ Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
c. Các phương thức chuyển nghĩa của từ: hoán dụ và ẩn dụ
d. Các phương châm hội thoại: 
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa .( Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học; Gà là loài gia cầm có hai cánh; Trâu là loài gia súc nuôi ở nhà..)
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.( Khua môi múa mép, Quả bí to bằng cái đình làng; Nói nhăng nói cuội; Nói trạng; Nói dối; Nói mò; Ăn đơm nói đặt; Nói dơi- nói chuột; Hứa hươu hứa vượn)
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (Nói một đằng nghe một nẻo, Ông nói gà – bà nói vịt; 
- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ (Nói úp nói mở; Nói ra đầu ra đũa ; Dây cà ra dây muống; Lúng búng như ngậm hột thị)
 - Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (Nói băm nói bổ; Lời nói đọi máu; Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi. Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời; Lời nói đọi máu; Một câu nhịn, chín câu lành.)
e. Lời dẫn trực tiếp: Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép 
- Lời dẫn gián tiếp: Tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ cảu người hoặc nhân vật , có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
f. Biện pháp tu từ từ vựng: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói giảm - nói tránh, nói quá. 
2. Tập làm văn:
- Văn thuyết minh (sử dụng yếu tố miêu tả, các bpnt...) Xem lại SGK/42
- Văn tự sự (sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) Xem lại các đề bài viết số 2, số 3 SGK
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: 
- Cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua hai bài thơ” Đồng chí”- Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật?
* Nét chung: Ca ngợi người lính trong chiến đấu, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc. Họ đều mang lòng nhiệt huyết, tinh thần quả cảm. Vẻ đẹp của họ là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn
* Nét riêng:
- Đồng chí viết 1948 trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí cùng chung cảnh ngộ, chung lí tưởng chiến đấu thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh góp phần tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tình thần của người lính cách mạng 
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật viết năm 1969 trong kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo và hình ảnh người lính hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn gian khổ vì miền Nam ở phía trước. Nghệ thuật giàu tính khẩu ngữ, lời thơ tự nhiên, khỏe khoắn
Câu 2:
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận 
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
- Cảnh biển vào đêm trong cảm quan của Huy Cận thật độc đáo và thú vị:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
+ Hình ảnh so sánh “mặt trời .hòn lửa” thật độc đáo và gây ấn tượng mạnh
+ Hình ảnh nhân hoá “sóng cài then, đêm sập cửa”gợi ra trước mắt người đọc một khung cành rộng lớn vừa gần gũi với con người. -> phóng đại
Trong khung cảnh bí ẩn, kì vĩ ấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi với không khí đầy hứng khởi
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi-> Công việc hàng ngày, diễn ra thường xuyên Câu hát căng buồm cùng gió khơi” -> phóng đại
=>Màn đêm buông xuống đoàn thuyền lại ra khơi với niềm say sưa ,hứng khởi.
Câu 3: 
- Cảm nhận của em về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt?
- Qua hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện sự kính yêu bà và lòng biết ơn đối với bà cũng là đối với quê hương - đất nước . Bài thơ là sự kết khợp giữa biểu cảm, tự sự và miêu tả, thành công với sự sáng tạo hình ảnh “bếp lửa” gắn liền với người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm , cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
- Xem lại tất cả các kiến thức và nội dung trọng tâm đã ôn tập trong đề cương
* HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 - HS chú ý đề bài thi có cấu trúc tự luận gồm nhiều câu hỏi nhỏ
- Phần 1 là câu hỏi Tiếng Việt và áp dụng lí thuyết vào làm bài tập
- Phần 2: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội ngắn.
- Phần còn lại là Phần Tập làm văn 
 - Đọc kĩ và phân tích đề bài trước khi làm, đồng thời ghi chép hết sức cẩn thận và trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...
......
Tuần: 18 Ngày soạn: .../12/2015
Tiết PPCT: 88 - 89 Ngày dạy: .../12/2015
 KIỂM TRA HỌC KÌ I
 I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 	- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh về kiến thức kiến thức đã học trong học kì 1 ở 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. 
 	- Rèn kỹ năng viết đoạn và viết bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học 
 	- Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 	- Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
 	- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm và phần tự luận trên giấy kiểm tra
III. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
 	- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của tiếng Việt tích hợp phần văn bản và tập làm văn
 	- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
 	- Xác định khung ma trận.
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: 
(Xem đề thi của sở GD&ĐT Lâm Đồng)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
 (Xem đề thi của sở GD&ĐT Lâm Đồng)
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
......
...
Tuần:18 Ngày soạn: .../12/2015
Tiết PPCT: 90 	 Ngày dạy: .../12/2015
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 	- Gv đánh giá và sửa bài tổng hợp tất cả kiến thức về phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn thông qua bài thi.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 	- Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong Ngữ văn 9 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo. Củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp
2. Kỹ năng: 
 	- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
3. Thái độ: 
 	- HS tự đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn của HS.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
- Phát vấn, giải thích – minh họa, phân tích, sửa lỗi cụ thể
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
 	- Lớp 9ª3: Sĩ số:.........., Vắng:....................................
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: (42’)
* Vào bài (2’)
- Gv giới thiệu về vai trò của tiết trả bài rồi vào bài. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HĐ1 : Phân tích đề (27’)
Gv gợi ý Hs xác định yêu cầu của đề
Câu 1: 
- Nêu các phương châm hội thoại đã học
- Xác định phương châm hội thoại qua câu tục ngữ "Lời chào cao hơn mâm cỗ": Liên quan đến phương châm lịch sự.
Câu 2: Nêu đức tính giản dị của Bác qua các chi tiết sau: ăn uống, nơi ở, cách giao tiếp hàng ngày.
Câu 3: Nhập vai nhân vật ông Hai xưng tôi.
* HĐ2 : Công bố đáp án (3’)
Sau khi Hs trả lời, Gv công bố đáp án
* HĐ3 : Nhận xét ưu khuyết điểm (7’)
 a.Ưu điểm: 
- Hầu như các em đều đáp ứng yêu cầu đề bài. 
- Đa số các em đều làm đúng lý thuyết phương châm lịch sự, nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ. 
- Nắm được cốt truyện "Làng" của nhà văn Kim Lân.
b.Nhược điểm:
- Câu 2: Hs chưa xác định được trong tâm yêu cầu của đề.
 - Câu 3: Nhiều Hs không đóng vai, lời kể không ở ngôi thứ nhất, chưa kể được nhiều chi tiết quan trọng trong truyện.
* HĐ4 : Thống kê chất lượng bài làm (3’)
* Hướng dẫn tự học
GV hương dẫn Hs chuẩn bị SGK học kì 2, yêu cầu các em đọc và soạn bài
I. Phân tích đề (xem PPCT tiết 88-89)
II. Công bố đáp án (Xem PPCT tiết 88-89)
III. Nhận xét ưu khuyết điểm
IV. Thống kê chất lượng bài làm
* Hướng dẫn tự học
 - Ôn lại tất cả kiến thức bị hỏng để làm nền tẳng tiếp thu chương trình học kì II.
- Về nhà làm lại bài thi vào vở học.Soạn bài học kì II “Bàn về đọc sách”
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
9a3
D. RÚT KINH NGHIỆM:
...

File đính kèm:

  • docvan_9_tuan_18.doc
Giáo án liên quan