Giáo án Ngữ văn 9 tiết 29 bài 6: Thuật ngữ

III. Luyện tập

1. Điền thuật

 1.1. Lực (Vật lý).

 1.2. Xâm thực (Địa lý).

 1.3. Hiện tượng hóa học (Hóa học).

 1.4. Trường từ vựng (Ngữ văn).

 1.5. Di chỉ (Lịch sử).

 1.6. Thụ phấn (Sinh học).

 1.7. Lưu lượng (Địa lý).

 1.8. Trọng lực (Vật lý).

 1.9. Khí áp (Địa lý).

 1.10. Đơn chất (Hóa học).

 1.11. Thị tộc phụ hệ (Lịch sử).

 1.12. Đường trung trực (Toán học).

2. Giải thích ý nghĩa của từ

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 29 bài 6: Thuật ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6 - Tiết 29 
Thời gian: Từ 19/9 đến 24/9/2011
THUẬT NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
- Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, hình ảnh minh họa, các tư liệu tham khảo
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, các nội dung chuẩn bị theo yêu cầu
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu việc tạo từ mới và hệ thống từ mượn trong tiếng Việt?
3. Dạy bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
GHI BẢNG
Hoat động 1: Thuật ngữ là gì?
- Yêu cầu học sinh so sánh hai cách giải thích về nghĩa của từ “nước” và từ “mưới”. Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hóa học.
 + Cách thứ nhất: Đặc điểm bên ngoài của sự vật hình thành trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính.
 + Cách thứ hai: Giải thích thể hiện được các đặc tính bên trong của sự vật, được cấu tạo từ yếu tố nào, quan hệ giữa các yếu tố đó ra sao.
 => Giải thích nghĩa của từ ngữ dựa trên các căn cứ khoa học. Nếu không có kiến thức liên quan đến chuyên môn thì không thể hiểu được.
 + Đôi khi được dùng trong các văn bản khác: bản tin, phóng sự, bài bình luận trên báo chí
Hoạt động 2: Đặc điểm của thuật ngữ
- Cho biết trong hai ví dụ sau, ở ví dụ nào từ “muối” có sắc thái biểu cảm.
 2.a. Muối: Định nghĩa hoá học => thuật ngữ => không có tính biểu cảm.
 2.b. Muối: chỉ những vất vả, gian truân mà con người phải nếm trải trong cuộc đời => có sắc thái biểu cảm: 
Hoạt động 3: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh lần lượt đọc, xác định yêu cầu và thực hiện các bài tập 1,2,3 (Học sinh làm tại lớp).
- Yêu cầu học sinh lần lượt đọc, xác định yêu cầu và thực hiện các bài tập 4,5 (Học sinh làm ở nhà).
4. Nhận xét cách dùng từ
 + Cá là động vật xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang (Sinh học).
 + Theo cách hiểu thông thường của người Việt Nam, cá không nhất thiết phải thở bằng mang (cá voi, cá heo, cá sấu).
5. Nhận xét cach1 dùng thuật ngữ
 + Thị trường (kinh tế học) – Thị trường (quang học): không vi phạm nguyên tắt một thuật ngữ => Dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt = Hiện tượng đồng âm.
I. Thuật ngữ là gì ?
- Ví dụ I.1 SGK trang 87.
 1.a. Cách thứ nhất: Cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường.
 1.b. Cách thứ hai: Cách giải thích nghĩa của thuật ngữ => Giải thích nghĩa của từ ngữ dựa trên các căn cứ khoa học. Nếu không có kiến thức liên quan đến chuyên môn thì không thể hiểu được.
- Ví dụ I.2 trang 88.
 + Thạch nhũ: Địa lý.
 + Bazơ: Hoá học.
 + Ẩn dụ: Ngữ văn.
 + Phân số thập phân: Toán học.
 => Chủ yếu dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
 Ghi nhớ 1 SGK trang 88: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghiệp thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. 
II. Đặc điểm của thuật ngữ
- Ví dụ II.2 SGK trang 88.
 - Ghi nhớ 2 SGK trang 89: Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một khái niệm. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
III. Luyện tập
1. Điền thuật
 1.1. Lực (Vật lý).
 1.2. Xâm thực (Địa lý).
 1.3. Hiện tượng hóa học (Hóa học).
 1.4. Trường từ vựng (Ngữ văn).
 1.5. Di chỉ (Lịch sử).
 1.6. Thụ phấn (Sinh học).
 1.7. Lưu lượng (Địa lý).
 1.8. Trọng lực (Vật lý).
 1.9. Khí áp (Địa lý).
 1.10. Đơn chất (Hóa học).
 1.11. Thị tộc phụ hệ (Lịch sử).
 1.12. Đường trung trực (Toán học).
2. Giải thích ý nghĩa của từ
 - Điểm tựa: Điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản (thuật ngữ Vật lí).
 - Điểm tựa: trong thơ Tố Hữu. Nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng của mọi người và của cả dân tộc vào người lính.
3. Xác định thuật ngữ
 a. Hỗn hợp: thuật ngữ.
 b. Hỗn hợp: từ ngữ thông thường.
 + Đặt câu: Thức ăn hỗn hợp được dùng nhiều trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc.
IV. Củng cố và dặn dò
1. Củng cố
- Học sinh đọc lại các ghi nhớ 1,2 SGK trang 88,89.
2. Căn dặn về nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ. Xem lại nội dung bài viết số 1.
- Chuẩn bị: Trả bài viết số 1.
V. Rút kinh nghiệm bài dạy

File đính kèm:

  • docGiao_an_9__Thuat_ngu_20150725_032100.doc
Giáo án liên quan