Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tuần 33

 Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân ở châu Bắc Sơn bị đánh đổ, Ngọc thù hận cách mạng. Rắp tâm làm tay sai cho giặc, dẫn quân về đánh trường Vũ Lăng, căn cứ của lực lượng khởi nghĩa ; ra sức truy lùng những người cách mạng ; cố che giấu Thơm bản chất và hành động của y ; tâm địa và tham vọng vẫn cứ lộ ra ( Xây dựng nhân vật phản diện , khắc hoạ tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.)

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thể giữa các nhân vật và trong nội tâm một số nhân vật (Thơm, bà cụ Phương).
- Xung đột kịch diễn ra trong một chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau.
- Hồi bốn : Ngọc > Lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng
- Bối cảnh : Cuộc khởi nghiã bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng những chiến sĩ cách mạng.
I. Giới thiệu :
1. Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960)
- Quê : Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội.
- Viết văn từ trước 1945.
- Năm 1966, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm : Bắc Sơn.
a. Kịch:
- Là một trong ba loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ (tự sự, trữ tình, kịch).
- Dùng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và cử chỉ, hành động của nhân vật .
- Văn bản của kịch : kịch bản.
- Thể loại kịch :
+ Theo phương thức tổ chức và diễn xuất : kịch hát, kịch thơ, kịch nói.
+ Theo nội dung : bi kịch, chính kịch, hài kịch.
- Kịch gồm: hồi, lớp.
b. Kịch "Bắc Sơn"
- Được diễn vào đầu năm 1946.
- Là vở kịch đánh giá sự khởi đầu nền kịch cách mạng trên sân khấu.
- Gồm 5 hồi
- Đoạn trích : thuộc hồi bốn .
- Tóm tắt vở kịch: SGK
-Tóm tắt đoạn trích : SGK.
II. Đọc văn bản 
III. Phân tích :
1. Xung đột kịch :
- Xung đột cơ bản : 
lực lượng cách mạng >< kẻ thù.
- Cụ thể : 
+ Ngọc >< Thái, Cửu 
+Nội tâm nhân vật Thơm--> Lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng.
* Củng cố : (3') Kịch 
* Hướng dẫn học ở nhà : (2')
- Học kỹ bài, chú ý kỹ phần tác giả, tác phẩm.
- Tiếp tục đọc kỹ kịch bản.
- Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
- Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.
- Nhận xét về nghệ thuật kịch của đoạn trích.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
	 Ngày soạn : 27.04.2009
Tiết 162	
BẮC SƠN 
(Trích hồi bốn)
 (âNguyễn Huy Tưởng)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS: 
- Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn : xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lý của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
- Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyến Huy Tưởng : tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.
- Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói.
- Giáo dục tình thần cách mạng .
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ, tranh ảnhï.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
* Kiểm tra bài cũ : (5’) 
1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm kịch Bắc Sơn.
 * Đáp án :
1. Hiểu biết về tác giả Nguyễn Huy Tưởng, về tác phẩm kịch Bắc Sơn.
a. Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960)
- Quê : Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội.
- Viết văn từ trước 1945.
- Năm 1966, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Tác phẩm : Bắc Sơn.
* Kịch:
- Là một trong ba loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ (tự sự, trữ tình, kịch).
- Dùng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và cử chỉ, hành động của nhân vật .
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1’) Bắc Sơn (Trích hồi bốn) - Nguyễn Huy Tưởng.
2. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
23'
10'
* Hoạt động 1: Tiếp tục đọc - hiểu văn bản.
Bước 1. Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
- GV nêu những nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi trước để HS hiểu được tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật ở hồi bốn :
- Hoàn cảnh của nhân vật Thơm ?
- Tâm trạng và thái độ của Thơm đối với chồng ?
- Hành động của cô cứu Thái và Cửu ?
- Nhân vật Thơm đã có những biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này ? Ý nghiã của sự chuyển biến ấy ?
Bước 2. Phân tích nhân vật Ngọc, Thái, Cửu :
- Bằng những thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y , và đó là bản chất gì ?
- Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái, của Cửu là gì ?
Bước 3. Nhận xét về nghệ thuật kịch của đoạn trích.
- Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này ? (Xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lý, và tính cách nhân vật) (Thảo luận nhóm) 
* Hoạt động 2 : Tổng kết
- Nêu giá trị nội dung của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn.
* Hoạt động 1: Tiếp tục đọc - hiểu văn bản.
Bước 1. Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
TL: - Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em đã hy sinh, mẹ bỏ đi. 
- Người thân duy nhất : Ngọc 
- Được chồng chiều chuộng.
TL:- Băn khoăn, nghi ngờ :Đối thoại giữa Thơm và Ngọc, tìm cách dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật .
- Ngọc : tìm cách lảng tránh.
- Thơm vẫn cố níu kéo một chút hy vọng ; không dễ dàng từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và tiền .
- Tình huống bất ngờ : Thái và Cửu bị bọn Ngọc truy lùng , chạy nhầm vào chính nhà Thơm. 
+ Bản chất trung thực, lương thiện, sự quý mến Thái, sự hối hận => Không sợ nguy hiểm, che giấu Thái , Cửu ngay trong nhà mình .
- Đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng và tình huống gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm(day dứt, đau xót, ân hận) , nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng .
 Qua nhân vật Thơm, tác giả đã khẳng định rằng ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng , cả với những người ở vị trí trung gian.
Bước 2. Phân tích nhân vật Ngọc, Thái, Cửu :
TL: Nhân vật Ngọc :Vốn là một anh nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân, nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài.
 Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân ở châu Bắc Sơn bị đánh đổ, Ngọc thù hận cách mạng. Rắp tâm làm tay sai cho giặc, dẫn quân về đánh trường Vũ Lăng, căn cứ của lực lượng khởi nghĩa ; ra sức truy lùng những người cách mạng ; cố che giấu Thơm bản chất và hành động của y ; tâm địa và tham vọng vẫn cứ lộ ra ( Xây dựng nhân vật phản diện , khắc hoạ tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.)
TL: Thái, Cửu : 
- Thái : bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng và thể hiện lòng tin vào bản chất của cô.
- Cửu : hăng hái, nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn.
Bước 3. Nhận xét về nghệ thuật kịch của đoạn trích.
TL: 
- Thể hiện xung đột : Ngọc >< Thái, Cửu ; cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng ; nội tâm nhân vật Thơm.
- Xây dựng tình huống : tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.
- Ngôn ngữ đối thoại : tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng đoạn của hành động kịch 
+ Thái, Cửu, với Thơm nhịp điệu căng thẳng, gấp gáp, giọng lo lắng, hồi hộp .
+ Đối thoại đã bộc lộ được nôïi tâm và tính cách của nhân vật (lớp 3)
* Hoạt động 2 : Tổng kết
- HS trả lời. 
II. Phân tích :
1. Xung đột kịch :
2. Nhân vật Thơm :
- Hoàn cảnh của nhân vật :
- Tâm trạng và thái độ đối với chồng :
+ Băn khoăn, nghi ngờ.
+ Cố níu kéo một chút hy vọng ; không dễ dàng từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và tiền .
- Hành động : che giấu Thái , Cửu ngay trong nhà mình .
=> + Bản chất trung thực, lương thiện, sự quý mến Thái, sự hối hận ; có sự chuyển biến thái độ, dứt khoat đứng về phía cách mạng.
 + Cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng 
3. Nhân vật Ngọc, Thái, Cửu :
a) Ngọc : Nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài.
b) Thái, Cửu :
- Thái : bình tĩnh, sáng suốt, tin vào bản chất của cô Thơm.
- Cửu : hăng hái, nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn.
4. Nghệ thuật kịch :
- Tạo dựng tình huống để bôïc lộ xung đột.
- Ngôn ngữ đối thoại.
- Thể hiện tâm lý và tính cách của nhân vật.
III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
2. Nội dung :
- Khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.
* Củng cố : (3') HS đọc ghi nhớ SGK trang 167.
* Hướng dẫn học ở nhà : (2')
- Học kỹ tình huống tạo xung đột kịch.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích kịch.
- Chuẩn bị bài : Tổng kết phần văn học nước ngoài:
+ Kẻ bảng tổng kết theo mẫu.
+ Tìm hiểu kỹ các tác phẩm lớp 9, học kỳ 2.
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
.................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn : 24.04.2009
Tiết 159- 160	
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: 
- Tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã được học ở cấp THCS bằng cách hệ thống hóa.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
* Kiểm tra bài cũ : (5’) 
Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
* Đáp án :
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1’) Tổng kết phần văn học nước ngoài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
5'
15'
3'
* Hoạt động 1 : Lập khung thống kê trên bảng theo mẫu.
* Hoạt động 2 : Nhắc lại để củng cố kiến thức ở các điểm 4 và 5 trong SGK.
* Hoạt động 3 : Gv tổng kết bài trên cơ sở mục tiêu cần đạt trong SGK và SGV.
* Hoạt động 1 : Lập khung thống kê trên bảng theo mẫu.
* Hoạt động 2 : HS điền vào những ô ở các cột khác, trên cơ sở chỉ định hoặc tự nguyện .
* Hoạt động 3 : HS phát biểu tự do mình yêu thích nhất bài nào, tác giả nào, nêu vắn tắt lý do.
I. Bảng thống kê :
* Củng cố : (3') Một số tác phẩm văn học nước ngoài lớp 9, tập 2.
* Hướng dẫn học ở nhà : (2')
- Học kỹ bài.
- Chuẩn bị bài : Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ (Kịch)
+ Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
+ Nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. 
+ Trả lời tốt các câu hỏi trong SGK
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
BẢNG THỐNG KÊ 
STT
Tên tác phẩm 
(đoạn trích)
Tác giả
Nước
Thế kỷ
Thể loại
1
Buổi học cuối cùng
2
3
...
19
	 Ngày soạn : 27.04.2009
Tiết 163-164	
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: 
- Ôn lại để nắm vững những kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài .
- Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học.
- Biết đọc các văn bản - theo đặc trưng từng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợpđọcv à viết các văn bản thông dụng.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
* Kiểm tra bài cũ : (5’) 
Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
* Đáp án :
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1’) Tổng kết phần tập làm văn
2. Hướng dẫn tìm hiểu :
Tiết 1: ( 40' ) 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
* Hoạt động 1: Cho HS đọc bảng tổng kết và trả lời câu hỏi
Bước 1. Ôn tập
Bước 2. Hỏi về phương thức biểu đạt trong khái niệm.
Câu hỏi :
1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản ? (Tự sự khác miêu tả như thế nào ? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào ? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu ? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào ? Hãy nêu các hình thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các câu hỏi trên)
2. Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không ? Vì sao ?
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không ? Vì sao ? Nêu một ví dụ để minh họa.
4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau ?
a) Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.
b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào ?
c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không ? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì ?
5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào ? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào ?
6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào ? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình . Cho ví dụ minh hoạ.
7. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không ? Cần ở mức độ nào, vì sao ?
Tiết 2 ( 40' ) 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS.
1. Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học.
2. Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào đối với phần Văn và Tập làm văn ? Nêu ví dụ chứng minh.
3. Các phương thức biểu đạt : miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kỹ năng làm văn ?
* Hoạt động 3 : Ôn Các kiểu văn bản trọng tâm
1. Văn bản thuýết minh "
a) Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì ? 
b) Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì ?
c) Hãy cho biết phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh .
d) Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì ?
2. Văn bản tự sự:
a) Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì ?
b) Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự .
c) Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm ? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự ?
d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì ?
3. Văn bản nghị luận.
a) Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì ?
b) Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành ?
c) Nêu yêu cầu đối với luận điểm , luận cứ, và lập luận.
d) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lý ?
e) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ.
- HS đã học mấy kiểu văn bản, gọi tên mỗi kiểu, cho ví dụ.
Phương thức biểu đạt bao gồm :
- Mục đích.
- Các yếu tố.
- Các phương pháp, cách thức.
- Ngôn từ.
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
(Kẻ bảng )
II. Tìm hiểu phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS.
III. Ôn Các kiểu văn bản trọng tâm.
* Củng cố : (3')
- Văn bản nghị luận
* Hướng dẫn học ở nhà : (2')
- Ôn tập kỹ , chuẩn bị kiểm tra học kỳ 2
- Đọc thuộc lòng các bài thơ và phần ghi nhớ .
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
	 Ngày soạn : 01.05.2009
Tiết 165	
TÔI VÀ CHÚNG TA
(Trích cảnh ba)
 (âLưu Quang Vũ)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS: 
- Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó, thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
- Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch : cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ, tranh ảnhï.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)+
* Kiểm tra bài cũ : (5’) Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm trong đoạn kịch "Bắc Sơn"
* Đáp án :
1. Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm trong đoạn kịch "Bắc Sơn"
- Hoàn cảnh của nhân vật :
- Tâm trạng và thái độ đối với chồng :
+ Băn khoăn, nghi ngờ.
+ Cố níu kéo một chút hy vọng ; không dễ dàng từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và tiền .
- Hành động : che giấu Thái , Cửu ngay trong nhà mình .
=> + Bản chất trung thực, lương thiện, sự quý mến Thái, sự hối hận ; có sự chuyển biến thái độ, dứt khoat đứng về phía cách mạng.
 + Cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1’) Giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, công chúng yêu kịch có dịp được thưởng thức những vở kịch nóng hổi tính thời sự của nhà thơ, nhà soạn kịch tài năng Lưu Quang Vũ. Những vấn đề của đất nước trong giai đoạn chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng đất nước đã được đề cập một cách mạnh mẽ trong vở kịch "Tôi và chúng ta". 
2. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
7'
15'
11'
Tiết 1
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
- Gọi HS đọc phần chú thích (*) trang 179 SGK.
- Những hiểu biết của em về tác giả Lưu Quang vũ.
- GV tóm tắt một số ý cơ bản.
- Hoàn cảnh ra đời vở kịch "Tôi và chúng ta" ?
- Tóm tắt vở kịch "Tôi và chúng ta"
- Vị trí và nội dung đoạn trích ?
- Chủ đề vở kịch ?
* Hoạt động 2 : Đọc kịch bản
* Hoạt động 3 : Đọc -hiểu kịch bản 
Bước 1. Tìm hiểu tình huống kịch.
- Mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch "Tôi và chúng ta" thể hiện đó là gì ? Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kỳ ấy như thế nào ?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
- HS đọc phần chú thích (*) trang 179 SGK.
TL: Lưu Quang Vũ (1948-1988)
- Sinh :huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ ; quê gốc : Quảng Nam 
- Là nhà thơ, nhà viết kịch.
- Từng là bộ đội thời kháng chiến chống Mỹ.
- Bắt đầu sáng tác th

File đính kèm:

  • docTUAN33 NV9.doc