Giáo án Ngữ văn 11 tiết 41+ 42: (Đọc văn) Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

3. Nhân vật viên quản ngục:

- Hoàn cảnh sống: Sống nơi ngục tù- làm quan trong bộ máy cai trị của xã hội đương thời nhưng vẫn giữ được thiên lương:

- Phẩm chất:

+ Là con người ngang tàng, gan góc: Dám biệt đãi tử tù, dám coi tử tù là thần tượng, sẵn sàng chấp nhận cái chết để xin chữ.

+ Là người có thiên lương trong sáng, đẹp đẽ:

 

docx6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 41811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 41+ 42: (Đọc văn) Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20. 10. 2009
Ngày dạy: 11A1: 
Tiết 41, 42 Đọc văn. 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 - Nguyễn Tuân -
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: Tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi.
3. Thái độ: Yêu cái đẹp và trân trọng những con người tài hoa trong cuộc sống.
B. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức: ( 2/ ) 11A1: 11A6:
2. Kiểm tra đầu giờ: ( 10/ )
- Tiết 1 : Ngữ cảnh là gì ? Nêu các nhân tố của ngữ cảnh ?
- Tiết 2: Phân tích tình huống truyện trong Chữ người tử tù ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Khởi động ( 2/ ) Vang bóng một thời là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng. Nó đã khẳng định một phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác và độc đáo của nhà văn lớn này. Chữ người tử tù là một trong số 11 truyện ngắn rút từ Vang bóng một thời, nó đã để lại cho ta nhiều dư vị văn chương.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung ( 9/ )
* Em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời của nhà văn Nguyễn Tuân ?
* Nguyễn Tuân có những tác phẩm tiêu biểu nào ? Qua đó em có nhận xét gì về nhà văn ?
* Tập truyện Vang bóng một thời từng được đánh giá như thế nào ? nhân vật chính là ai ?
* Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Chữ người tử tù ?
Hoạt động 3: Đọc văn bản ( 8/ )
* GV hướng dẫn HS giọng đọc.
* HS đọc giải nghĩa từ khó.
* Hãy nêu chủ đề truyện ngắn ?
Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản 
( 50/ )
* Thế nào là tình huống truyện ? Em có nhận xét gì tình huống trong văn bản ?
* Theo em, quan hệ giữa Huấn Cao và viên quản ngục có thể xét ở những phương diện nào ? Nêu đánh giá về mối quan hệ đó ?
* Giáo viên bình và khái quát vấn đề.
* Trong văn bản Huấn Cao được khắc hoạ trong cảnh ngộ như thế nào ?
* Thảo luận nhóm: 4HS ( 7/ ) Vẻ đẹp độc đáo của Huấn Cao được hiện lên qua những phương diện nào ? Nêu những biểu hiện ở từng phương diện ?
* Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung ?
* Từ sự phân tích, em hãy nêu đánh giá khái quát về nhân vật Huấn Cao ?
Tiết 2
* Hoàn cảnh sống và phẩm chất của viên quản ngục có gì đặc biệt ?
* Giáo viên liên hệ bộ máy cai trị nhà tù trong xã hội đương thời.
* Tại sao có thể nói quản ngục là người có thiên lương trong sáng, đẹp đẽ ?
* Theo em viên quản ngục là người như thế nào ?
* Thảo luận nhóm: 4 HS ( 8/ )Cảnh cho chữ được khắc hoạ như thế nào ? ( Hoàn cảnh cho chữ ? Nghệ thuật đắc sắc khắc hoạ cảnh cho chữ ? Tư thế của các nhân vật trong cảnh cho chữ ? ) Cảnh ấy có giá trị biểu đạt như thế nào ?
* Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung ?
* Sau khi cho chữ, Huấn cao đã khuyên viên quản ngục như thế nào ? Lời khuyên ấy thể hiện quan niệm gì về cái đẹp ?
* Theo em, quản ngục có thực hiện lời khuyên của Huấn cao không ?Tại sao ?
Hoạt động 5: Tổng kết ( 5/ )
* Em hãy nêu những thành công về nghệ thuật của nhà văn trong Chữ người tử tù ?
* Theo em, vì sao có thể nói Chữ người tử tù là một trong số những truyện ngắn tiêu biểu, đặc sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng ?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: ( 1910- 1987)
- Cuộc đời:
+ Sinh ra trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
+ Quê: Làng Mọc ( Nhân Chính- Thanh Xuân- Hà Nội).
+ Học đến cuối bậc Thành chung ở Nam Định, sau đó về Hà Nội viết văn, làm báo.
+ Từ 1948- 1958 là Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
- Sự nghiệp văn chương:
+ Các tác phẩm chính: SGK- Trang 107.
+ Là nhà văn lớn- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, ông có vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học hiện đại.
2. Tập truyện “Vang bóng một thời” :
- Gồm 11 truyện ngắn, kết tinh tài năng của nhà văn trước Cách mạng.
- Nhân vật chính: Phần lớn là những nho sĩ cuối mùa- những con người tài hoa, bất đắc chí.
3. Văn bản “ Chữ người tử tù”:
- Xuất xứ: Rút trong tập Vang bóng một thời.
- Ban đầu có tên: Dòng chữ cuối cùng.
II. Đọc văn bản:
1. Giọng đọc: Giọng trang trọng, chú ý lời đối thoại, độc thoại.
2. Giải nghĩa từ khó: SGK ( Trang 108- 114).
3. Chủ đề:
 Văn bản khẳng định và ngợi ca sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. Đồng thời bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc của nhà văn.
III. Đọc- hiểu văn bản:
1. Tình huống truyện:
 Tình huống truyện hết sức độc đáo- được thể hiện ở mối quan hệ giữa Huấn Cao và quản ngục.
- Xét ở phương diện xã hội:
+ Huấn Cao là tên đại nghịch, kẻ tử tù.
+ Viên quản ngục: Là kẻ có quyền- đại diện cho trật tự xã hội đương thời.
-> Họ là kẻ thù của nhau.
- Xét ở phương diện nghệ thuật:
+ Huấn Cao là người sáng tạo ra cái đẹp.
+ Quản ngục: Là người trân trọng, ngưỡng mộ cái đẹp.
-> Họ là tri âm, tri kỉ.
 Tóm lại: Đó là một tình huống giàu kịch tính, làm nổi bật tính cách, bản chất của hai nhân vật.
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao:
* Cảnh ngộ của Huấn cao:
- Là một thủ lĩnh, bị kết án tử hình.
- Bị giam cầm, chờ ngày đưa ra pháp trường.
-> Đó không chỉ là một cảnh ngộ đặc biệt, mà cảnh ngộ ấy còn như bộc lộ khí phách, bản chất của Huấn Cao.
* Vẻ đẹp của Huấn Cao:
- Là người nổi tiếng về tài viết chữ “ vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”...
- Là một anh hùng có khí phách:
+ Nổi loạn chống lại triều đình.
+ Có dũng khí phá bỏ xiềng gông “ có tài bẻ khoá và vượt ngục”.
+ Khi vào tù vẫn hiên ngang, bất khuất:
. Xem thường cường quyền, bạo ngược: Trước lời đe doạ vẫn thản nhiên rỗ gông.
. Thái độ đối với quản ngục: Khinh miệt, coi thường, sẵn sàng đón nhận sự trả thù của hắn.
+ Luôn có thái độ ung dung, đường hoàng.
. Thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là “ một việc vẫn làmchưa bị giam cầm”.
. Khi nghe tin sắp phải chịu án tử hình, ông lặng im rồi mỉm cười.
- Là người có vẻ đẹp thiên lương:
+ Coi trọng giá trị đích thực của cái đẹp “ không vì vàng ngọc mà cho chữ”.
+ Khi hiểu sở nguyện của quản ngục, sẵn sàng cho chữ.
 Tóm lại: Huấn Cao không chỉ là người văn võ toàn tài mà còn có nhân cách cao đẹp.
3. Nhân vật viên quản ngục:
- Hoàn cảnh sống: Sống nơi ngục tù- làm quan trong bộ máy cai trị của xã hội đương thời nhưng vẫn giữ được thiên lương:
- Phẩm chất:
+ Là con người ngang tàng, gan góc: Dám biệt đãi tử tù, dám coi tử tù là thần tượng, sẵn sàng chấp nhận cái chết để xin chữ.
+ Là người có thiên lương trong sáng, đẹp đẽ:
. Có tấm lòng “ biệt nhỡn liên tài”, biết trân trọng những con người tài năng.
. Từng“ đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền”- có sở nguyện chơi chữ.
. Sẵn sàng hướng tới cái thiện.
-> Là người có hiểu biết, biết yêu và trân trọng cái đẹp.
 Tóm lại: Viên quản ngục là người say mê cái đẹp, biết ngưỡng mộ, cảm phục trước vẻ đẹp tài hoa, nhân cách của con người, đồng thời là người có dũng khí.
4. Cảnh Huấn Cao cho chữ:
* Hoàn cảnh cho chữ:
- Thời gian: Đêm khuya.
- Không gian: Nhà tù ( nơi cái xấu, cái ác ngự trị ).
- Cảnh cho chữ còn hiện lên đậm nét qua nghệ thuật đối lập:
+ Bóng tối nhà tù > < ánh sáng của bó đuốc.
+ Nền nhà giam bẩn thỉu > < tấm lụa trắng.
+ Mùi hôi của phân chuột, phân gián > < mùi mực thơm.
+ Gông xiềng > < nét chữ tươi tắn thể hiện “ hoài bão tung hoành”
 -> Qua đó khẳng định: Cái đẹp luôn chiến thắng sự bạo tàn, lừa lọc.
* Cảnh cho chữ:
- Là cảnh tượng hết sức độc đáo “ xưa nay chưa từng có”.
- Tư thế của các nhân vật:
+ Huấn Cao “ cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đàng hoàng, đĩnh đạc “ dậm tô nét chữ”.
+ Quản ngục lại “ khúm núm”.
-> Cái đẹp đã lên ngôi và rạng ngời toả sáng.
* Cảnh Huấn Cao khuyên quản ngục:
- Huấn Cao “ đĩnh đạc” khuyên quản ngục một cách chân thành “ nên thay chốn ở đi” nếu không sẽ 
“ nhem nhuốc mất cái đời lương thiện”.
-> Thể hiện quan niệm hết sức đúng đắn, đẹp đẽ: Cái đẹp có thể hiện hình ở nơi ngục tù, tăm tối nhưng không thể sống chung với cái ác, cái xấu xa, bạo tàn.
- Viên quản ngục “ vái người tù” và “ xin bái lĩnh”
-> Bộc lộ sự hướng thiện của quản ngục.
 Tóm lại: Cảnh cho chữ không chỉ thể hiện đậm nét hơn vẻ đẹp của Huấn Cao mà còn bộc lộ quan niệm của nhà văn về Cái đẹp.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống độc đáo.
- Ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.
- Tạo không khí cổ xưa.
- Sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập.
2. Nội dung: Khắc hoạ thành công hình tượng Huấn cao- con người tài hoa, có thiên lương trong sáng, có khí phách hiên ngang. Qua đó nhà văn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự trường tồn của cái đẹp, của thiên lương và bộc lộ lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học tập ở nhà ( 4/ )
- Tiết 1: 
+ Những nét khái quát về Nguyễn Tuân ? Về tập truyện Vang bóng một thời và văn bản Chữ người tử tù ?
+ Nét đặc sắc của tình huống truyện ? Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao ? 
+ Chuẩn bị bài: Nhân vật quản ngục, cảnh cho chữ được khắc hoạ như thế nào ? 
- Tiết 2: 
+ Nhân vật viên quản ngục được khắc hoạ như thế nào ?
+ Tại sao nói Cảnh cho chữ là cảnh “ xưa hiếm nay không” ?
+ Chuẩn bị bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh.
C. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • docxTuan_11_Chu_nguoi_tu_tu_20150725_040523.docx