Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 52: Phong cách ngôn ngữ báo chí (Tiếp theo)

 a- Tính thông tin thời sự:

 - Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, cung cấp những thông tin nóng hổi hàng ngày trên mọi lĩnh vực.

  ngôn ngữ chính xác, nhất là thông tin về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,

 b- Tính ngắn gọn:

 - Văn bản báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao: tiêu biểu là các bản tin: tin ngắn, tin nhanh, quảng cáo do đặc điểm của báo chí qui định (số dòng, số trang).

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 52: Phong cách ngôn ngữ báo chí (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19-12
Tiết: 52	PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ	(tt) 	
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: Giúp HS: 
- Nắm các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
- Biết phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí và viết một bài phóng sự ngắn về vấn đề đạo đức học đường: điện tử, hút thuốc.....
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí, viết một bản tin ngắn. 
 	3- Thái độ: Xây dựng thái độ sống đúng.
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, đọc tư liệu tham khảo (báo).
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, làm bài tập luyện tập.
III- Hoạt động dạy học:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
 	-Câu hỏi: Dấu hiệu nhận biết: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm? Phân biệt bản tin và phóng sự.
 	-Yêu cầu: HS 	+nêu ngắn gọn khái niệm từng loại.
 	+Phân biệt sự giống và khác nhau giữa bản tin và phóng sự. 
 	3- Giảng bài mới: 
	-Vào bài:
-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
24’
12’
 HĐ1: Tìm hiểu các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
 Hỏi: Chỉ rõ lớp từ vựng đặc trưng ở mỗi thể loại?
 Hỏi: Câu văn trong báo chí được sử dụng ra sao?
 Hỏi: Báo chí có sử dụng biện pháp tu từ không? Đó là những biện pháp tu từ nào? Cho ví dụ?
 Hỏi: Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí?
 GV: Đọc thêm các dòng “ tít” ở báo.
 HĐ2: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
 GV tổng kết bài học.
 Hỏi: Chỉ rõ đặc trưng của ngôn ngữ báo chí thể hiện qua bản tin?
 Hỏi: Viết một bài phóng sự ngắn về môi trường bị ô nhiễm?
HĐ1: Tìm hiểu các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
 HS đọc lại các ví dụ của tiết trước.
 HS trả lời
 HS: Trả lời.
 HS: “Ông Nguyễn Cẩm Sơn đã chí lí khi nói rằng kết quả trong mơ ấy một lần nữa chứng minh sức mạnh của cộng đồng có thể làm được những điều tưởng như không thể trong một thời gian dài”.
 HS: Thảo luận nhóm, trả lời.
 HS: Đọc ví dụ trong SGK.
 HĐ2: Tổng kết, luyện tập:
 HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
 HS: Đọc bài 1 ( Sgk).
 HS trả lời
 HS: Thảo luận " dàn ý.
 Hai nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
 HS về nhà viết thành bài.
 II- Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:
 1- Các phương tiện diễn đạt:
 a- Về từ vựng:
 - Rất phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí có một lớp từ vựng đặc trưng.
 + Ở bản tin: thường dùng danh từ riêng, thời gian, sự kiện.
 + Ở phóng sự: từ ngữ miêu tả, nhân vật.
 + Ở tiểu phẩm: từ ngữ thân mật, gần gũi, có sắc thái mỉa mai, châm biếm.
 b- Về ngữ pháp:
 - Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để diễn tả thông tin chính xác.
 - Bản tin thường dùng câu ngắn. Phóng sự dùng câu dài có kết cấu phức hợp. Tiểu phẩm dùng những câu gần với lời nói hàng ngày.
 c- Về các biện pháp tu từ:
 - Có sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp: hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ..." nhằm diễn tả chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu.
 - Cần phát âm rõ ràng, khúc chiết (ở báo nói); chú ý khổ chữ, kiểu chữ, phối hợp với màu sắc, âm thanh (ở báo viết).
 " Phong cách độc lập – phong cách ngôn ngữ báo chí.
 2- Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:
 a- Tính thông tin thời sự:
 - Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, cung cấp những thông tin nóng hổi hàng ngày trên mọi lĩnh vực.
 " ngôn ngữ chính xác, nhất là thông tin về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…
 b- Tính ngắn gọn:
 - Văn bản báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao: tiêu biểu là các bản tin: tin ngắn, tin nhanh, quảng cáo do đặc điểm của báo chí qui định (số dòng, số trang).
 c- Tính sinh động, hấp dẫn:
 Để thu hút sự chú ý của người đọc, kích thích sự tò mò hiểu biết của người dọc " dùng từ, đặt câu, tiêu đề của bài báo.
 III- Tổng kết, luyện tập:
Tổng kết:
 2- Luyện tập:
 Bài 1: Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí thể hiện qua bản tin:
 -Tính thời sự: thời gian, địa điểm, ý kiến " chính xác, cập nhật.
 - Tính ngắn gọn: mỗi câu là một thông tin.
 Bài 2:
 - Cách đặt tiêu đề: ấn tượng " chú ý.
 Vd: Tiếng kêu cứu của dòng sông.
 -Dàn bài: 
 +Dòng sông nào? Ở đâu? Nguyên nhân bị ô nhiễm: rác thải, xác động vật thối rữa, nước từ cống rãnh.
 + Nỗi lo của nhân dân.
 + Hướng khắc phục.
 2’	4- Dặn dò:
- Viết thành bài văn dàn ý trên.
- Đọc truyện “Chí Phèo” ghi lại cảm nhận của mình, Trả lời câu hỏi hướng dẫn.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT52.doc