Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 40: Ngữ cảnh

 Hỏi: Nhân vật giao tiếp ảnh hưởng như thế nào tới nội dung giao tiếp? Cho ví dụ?

 GV ví dụ: Chị Tí nói với những người quen biết  sắc thái thân mật (nói trống không, dùng tình thái từ “ nhỉ”).

 Hỏi: Thế nào là bối cảnh giao tiếp rộng? Ví dụ?

 GV: Câu nói của chị Tí có bối cảnh: xã hội Việt Nam trước cách mạng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 40: Ngữ cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 25 -10 - 2008
Tiết: 40 Tiếng Việt:	NGỮ CẢNH	
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 	2- Kĩ năng: 
- Biết nói và viết cho phù hợp ngữ cảnh giao tiếp.
- Có năng lực lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói, câu văn trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
 	3- Thái độ: Xây dựng thói quen văn hoá trong giao tiếp.
II- Chuẩn bị: 
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tư liệu tham khảo, thiết kế giáo án.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học: 
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Phân tích việc sử dụng nghĩa của từ trong câu sau:
+ Tiếng trống thu không gọi chiều về.
+Một đêm mùa hạ êm như nhung và đầy bóng tối.
-Yêu cầu: 	
+HS phân tích từ: gọi, êm như nhung " nghệ thuật nhân hoá, so sánh được sử dụng tài tình. 
+“gọi” làm cho tiếng trống có hồn hơn, có tình hơn " mối giao hoà giữa cảnh vật; “ êm như nhung” êm ả, yên tĩnh, thơ mộng. 
 	 3- Giảng bài mới: 
 	-Vào bài: Mỗi câu đều được sản sinh ra trong một bối cảnh cụ thể. Tách khỏi bối cảnh câu sẽ tối nghĩa, khó hiểu hoặc gây hiểu lầm. Bối cảnh đó còn được gọi là ngữ cảnh.
-Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
9’
11’
7’
9’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm.
 Hỏi: Nếu chỉ nghe câu trên em có hiểu gì không?
 Hỏi: Đặt trong bối cảnh giúp ta hiểu rõ thông tin gì?
 Hỏi: Đối tượng nói, nội dung nói, hoàn cảnh nói?
Hỏi: Hình thức là câu hỏi nhưng mục đích là gì?
 Hỏi: Ngữ cảnh là gì?
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu các nhân tố của ngữ cảnh.
 Hỏi: Nhân vật giao tiếp ảnh hưởng như thế nào tới nội dung giao tiếp? Cho ví dụ?
 GV ví dụ: Chị Tí nói với những người quen biết " sắc thái thân mật (nói trống không, dùng tình thái từ “ nhỉ”).
 Hỏi: Thế nào là bối cảnh giao tiếp rộng? Ví dụ?
 GV: Câu nói của chị Tí có bối cảnh: xã hội Việt Nam trước cách mạng.
 Hỏi: Thế nào là bối cảnh giao tiếp hẹp? Ví dụ?
 Hỏi: Câu nói của chị Tí: nơi chốn trên đường phố huyện, bán hàng, lúc trời tối,…
 Hỏi: Thế nào là văn cảnh? Cho ví dụ?
 GV cho ví dụ: Tựa gối ôm cần... " cần câu nhờ các từ ao, thu, thuyền câu, sóng, cá,...
 HĐ3: Tìm hiểu vai trò của ngữ cảnh.
 Hỏi: Vai trò của ngữ cảnh đối với việc sản sinh lời nói và lĩnh hội lời nói?
 HĐ4: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 GV gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
 GV khái quát nội dung bài học.
 GV hướng dẫn luyện tập.
 Hỏi: Căn cứ vào ngữ cảnh, hãy phân tích chi tiết được miêu tả trong hai câu văn của Nguyễn Đình Chiểu?
 Hỏi: Ngữ cảnh của câu nói? Nội dung? Mục đích?
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm.
 HS: Trả lời.
 HS: Phát hiện.
 HS: Xác định, trả lời.
 HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
 HĐ2: Các nhân tố của ngữ cảnh.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
HĐ3: Tìm hiểu vai trò của ngữ cảnh.
 HS: Trả lời.
 HĐ4: Tổng kết, luyện tập:
 HS đọc ghi nhớ SGK.
 HS luyện tập.
 HS: Đọc bài tập 1 –SGK.
 HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
 I - Khái niệm:
 1- Ngữ liệu:
 “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” (Thạch Lam – “ Hai đứa trẻ”).
 - Câu tách khỏi bối cảnh " khó hiểu.
 - Đặt trong bối cảnh: cuộc sống của con người nơi phố huyện nghèo, giúp ta hiểu:
 + Đó là câu nói của chị Tí, người nghe là những người dân nơi phố huyện nghèo.
 + Thời gian, địa điểm: buổi tối, nơi phố huyện nhỏ, nghèo; lúc mọi người đều chờ khách hàng.
 + Nội dung nói: “Họ” là những người phu gạo, phu xe, lính lệ,...
 “muộn” , “ra”: Họ từ trong huyện ra phố
" sự chờ đợi, mong mỏi cuả chị.
 Câu hỏi nhưng bộc lộ cảm xúc, tâm trạng
" Bối cảnh giúp ta lĩnh hội đầy đủ, chính xác đối tượng nói, người nghe, nội dung,... Bối cảnh còn gọi là ngữ cảnh.
 2- Khái niệm:
 Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
 II - Các nhân tố của ngữ cảnh:
 1- Nhân vật giao tiếp:
 - Người nói, người nghe, người viết, người đọc,... " có quan hệ tương tác.
 - Quan hệ của các nhân vật giao tiếp: lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội,... luôn chi phối nội dung và hình thức của lời nói.
 2- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:
 a- Bối cảnh giao tiếp rộng:
 - Là toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục, tập quán,... của cộng đồng ngôn ngữ " Bối cảnh văn hoá.
 b- Bối cảnh giao tiếp hẹp (Bối cảnh tình huống):
 Là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh.
 c- Hiện thực được nói tới:
 - Là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, là hiện thực tâm trạng của con người " tạo nên phần nghĩa sự việc của câu.
 3- Văn cảnh:
 Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản: lời đối thoại hoặc đơn thoại, ở dạng nói hoặc dạng viết, các đơn vị ngôn ngữ ( âm, tiếng, từ ngữ, câu, đoạn,...) đi trước và đi sau một ngôn ngữ nào đó " tạo cơ sở cho việc sử dụng và lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ.
 III- Vai trò của ngữ cảnh:
 1- Đối với người nói (người viết): Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ.
 2- Đối với người nghe (người đọc): Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích... của lời nói, câu văn.
 IV- Tổng kết, luyện tập: 
 1- Tổng kết: 
 Ghi nhớ (SGK).
 2- Luyện tập:
 a- Bài 1: 
 - Phân tích chi tiết được miêu tả:
 +Tiếng phong hạc: 
 *Tin tức từ xa đưa về
 *Tâm trạng lo lắng, rối bời.
 +Tinh chiên; tanh hôi; thói mọi: chỉ quân giặc với ý khinh bỉ (mọi rợ).
 +Bòng bong: lều vải của kẻ thù.
 +Ống khói: tàu chiến của giặc chạy trên sông
" Lòng yêu nước, căm thù giặc, khát khao được đánh giặc.
 b- Bài 5:
 - Ngữ cảnh: trên đường đi, hai người không quen biết.
 - Nội dung: hỏi có đồng hồ không? Mục đích: nói về thời gian, cần biết thông tin về thời gian.
 2’	4- Dặn dò:
- Làm bài tập luyện tập: 2, 3, 4.
- Đọc-soạn “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT40.doc