Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 16-18

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Nghiên cứu bài dạy trong SGK, tham khảo SBT, TLTK, soạn giáo án

- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước.

- Lập phương án tổ chức lớp học, nhóm học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh học bài, làm bài tập và chuẩn bị trước bài mới.

- Học sinh tham khảo TL để củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện thêm về kỹ năng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 16-18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết: 16
Bài dạy: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1
(Làm văn)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Hướng dẫn, củng cố cho HS kiến thức lí thuyết về cách thức, thao tác thực hành đối với kiểu văn bản phát biểu cảm tưởng, nắm được và hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của văn phát biểu cảm tưởng thường sử dụng trong cuộc sống và trong học tập.
2. Kĩ năng
- Trả lời trắc nghiệm nhanh, chính xác.
- Viết văn cảm tưởng. Diễn đạt ngôn ngữ có hiệu quả biểu cảm và thuyết phục.
3.Thái độ
- Thái độ coi trọng ý nghĩa và tác dụng của việc thực hành làm văn trong nhà trường phổ thông.
- GD ý thức tự lực, thận trọng, khoa học, sáng tạo, độc lập khi làm bài viết tại lớp cũng như ở nhà.
- Dựa vào các đề tài thực hành làm văn để bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (1 ’) Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài: Không
-Tiến trình bài dạy
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
24’
HĐ1. Hướng dẫn hs lập dàn ý
-Nhắc lại đề bài?
-GV hướng dẫn hs phân tích đề:
+ Kiểu bài
+Phạm vi tư liệu
+Thao tác nghị luận…
-Gv hướng dẫn hs lập dàn ý.
HĐ1. Lập dàn ý
-Hs nhắc lại đề bài.
- Hs trả lời.
- HS tự nhận xét.
- HS lập lại dàn bài theo yêu cầu
I. Lập dàn ý:
* Đề: Đề bài: BÀI VIẾT SỐ 1
 …Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.
Từ đoạn thơ trên trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (11-1980), em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.
* Dàn ý:
 Trên cơ sở hiểu được những giá trị nội dung, nghệ thuật cơ bản của đoạn thơ, HS bộc lộ được những cảm xúc và suy nghĩ của mình trước quan niệm sống tích cực, đẹp đẽ của nhà thơ, từ đó có những suy ngẫm sâu sắc, chân thành về trách nhiệm bản thân mỗi con người trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể là :
- Bằng hình thức thơ ngũ ngôn, hình ảnh sinh động, nhạc điệu man mác, Thanh Hải đã bày tỏ quan niệm riêng chung hài hòa, thái độ sống khiêm tốn, tinh thần hiến dâng cho cuộc đời và con người moat cách cao đẹp.
- Quan niệm sống đẹp đẽ ấy có sức lay động đối với thế hệ trẻ hôm nay.
- Những suy ngẫm, trăn trở của mỗi con người trước công cuộc đổi mớia của đất nước, nhất là những nhiệm vụ học tập, rèn luyện trước mắt cúng như tinh thần vị tha, đức hi sinh trong cuộc sống.
10’
HĐ 2. Nhận xét, đánh giá
GV sửa chữa và đọc bài văn đạt điểm khá giỏi tiêu biểu à tuyên dương.
HĐ2. Hs nghe nhận xét, rút kinh nghiệm
Nhận xét, đánh giá
1. Kết quả bài làm
- Ưu điểm: 
+ Nhiều bài viết tốt, trình bày sạch, đẹp
+Cơ bản hiểu được yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục hợp lí
-Nhược điểm: 
+ Một số bài viết trình bày không lô gic, bẩn.
+Một số bài ở hệ B làm sơ sài, chưa biết sắp xếp các ý hợp lí, sai chính tả nhiều
Kết quả cụ thể
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
10A3
0
5
27
5
0
10A6
0
1
29
5
5
10A9
10A10
3’
HĐ3. Hướng dẫn hs chữa lỗi:
 GV ghi, đọc lại lỗi ở những bài yếu kém, hướng dẫn HS sửa lỗi.
-Sửa lỗi nội dung
-Sửa lỗi hình thức
HĐ3.HS sửa lỗi trong bài làm
III. SỬA LỖI
1. Sửa lỗi nội dung
- Kiến thức
- Lập luận
2. Sửa lỗi hình thức
- Bố cục trình bày.
- Diễn đạt. 
- Chính tả, chữ viết.
=>Dựa vào dàn ý.
5’
HĐ4.Trả bài: GV trả bài, gọi tên, ghi điểm.
HĐ4. Hs nhận bài.
IV. PHÁT BÀI
Phát bài và ghi điểm.
1’
 HĐ5. HDHS củng cố
Những lưu ý khi làm bài văn nghị luận…
HĐ5. Củng cố
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
- Chuẩn bị bài: “Ra-ma buộc tội”(1’)
IV. RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG
Ngày soạn: 
Tiết: 17
Bài dạy: 	 RA-MA BUỘC TỘI
(Đọc thêm)
 (Trích Sử thi “Ra-ma-ya-na” – Ấn Độ)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ các nhân vật. Hiểu được đặc điểm của nghệ thuật sử thi.
- Qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta, hiểu được quan điểm của Ấn Độ cổ đại về người anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng. Thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật mang tính bản thể của sử thi “Ra-ma-ya-na”.
- Nghệ thuật miêu tả đặc trưng của sử thi bằng lối so sánh có đuôi dài.
2. Kỹ năng
- Phân tích nhân vật trong đoạn trích tác phẩm thể loại sử thi dân gian. Kể chuyện, tóm tắt tác phẩm. Đóng vai các nhân vật. Đọc diễn cảm. Thuộc bài, nhớ bài.
- Kỹ năng nhận xét, khái quát các vấn đề.
3.Thái độ
- Hình thành ở HS những quan niệm về người anh hùng, về đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng.
- Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương. Tình cảm gia đình, nề nếp gia phong.
- Biết tái hiện một vấn đề theo quan niệm riêng.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu bài dạy trong SGK, tham khảo SBT, TLTK, soạn giáo án
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước.
- Lập phương án tổ chức lớp học, nhóm học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh học bài, làm bài tập và chuẩn bị trước bài mới.
- Học sinh tham khảo TL để củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện thêm về kỹ năng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp(1’)
- Ổn định tổ chức, ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Câu hỏi kiểm tra: Giải thích tại sao có ý kiến cho rằng có thể đặt tên cho đoạn trích “Uy-lit-xơ trở về” là “Cảnh nhận mặt bằng bí mật chiếc giường”.
-Gợi ý trả lời: Vì chiếc giường là vật thử thách để hai vợ chồng Uy-lít-xơ đoàn tụ, giúp Pê-nê-lôp nhận chồng…
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài (1’): Nếu người anh hùng Uylixơ được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm, Đăm-Săn chiến đấu ngoan cường để giành lại vợ và bảo vệ cuộc sống bình yên cho cả buôn làng thì Hoàng tử Rama trong Sử thi “Ramayana” – được người Ấn Độ tôn thờ như một vị thánh bởi đạo đức, lòng từ thiện và thái độ đề cao danh dự cá nhân. “Ramayana” cùng với “Mahabharata” là niềm kiêu hãnh ngàn đời của dân tộc Ấn. Hôm nay, chúng ta hãy cùng đến với 2 tác phẩm này để được khám phá những đặc sắc diệu kỳ trong những dòng sông Hằng của văn chương Ấn Độ.(1’)
- Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
16’
Hoạt động 1. 
GV hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu khái quát
- Mục đích tác phẩm tự đề ra:
“Cứu giúp nhân thế thoát mọi tội lỗi” à Thể hiện tính chất tôn giáo tín ngưỡng à Tác phẩm như một bộ kinh cứu thế để mọi người soi vào và tự sửa mình.
-Giáo viên tóm tắt cốt truyện.
1.Bala: tuổi trẻ của Rama.
2.Aydohya: Rama bị lưu đày.
3.Aranya: Shita bị quỉ vương Ravana bắt cóc.
4.Kikinhya: Rama đi tìm si-ta.
5.Xunđara: Ra-ma được tướng khỉ Haruman dúp sức .
6.Yuđha: cuộc chiến giữa Rama và Ravana
à Thắng lợi và đoàn viên
-Cho biết vị trí của đoạn trích?
Hoạt động 1.
HS đọc và nêu hiểu biết khái quát về tác phẩm.
-Có nguồn gốc từ những truyền thuyết dân gian Ấn Độ cổ về Rama được vam-mi-ki hoàn chỉnh vào khoảng TK IV – III TCN
-Có ảnh hưởng đến văn học, văn hoá nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
- HS đọc đoạn trích
Học sinh đọc diễn cảm đoạn trích và phát biểu nội dung đại ý đoạn trích.
Học sinh trả lời.
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Nguồn gốc, ảnh hưởng
-Có nguồn gốc từ những truyền thuyết dân gian Ấn Độ cổ về Rama được vam-mi-ki hoàn chỉnh vào khoảng TK IV – III TCN
-Có ảnh hưởng đến văn học, văn hoá nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
2.Tóm tắt cốt truyện
- gồm 6 khúc ca lớn bằng 8.000 câu thơ đôi Slôka kể về những chiến công và sự nghiệp của hoàng tử Rama.
3. Giới thiệu đoạn trích:
- Vị trí: chương 79, phần khúc ca thứ 6.
- Đại ý: hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-ta.
20’
Hoạt động 2.
Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. 
-Sau chiến thắng, R và S gặp lại nhau trong hoàn cảnh như thế nào?
- “Nhưng vì sợ tai tiếng… trước mặt những người khác” à ý nghĩa gì?
-Trước mặt mọi người, Gia-na-ki xấu hổ cho số kiếp của nàng à ý nghĩa gì?
Hoạt động 2.
Đọc hiểu văn bản
-HS nghe theo dõi SGK và trả lời câu hỏi
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Hoàn cảnh tái hợp:
-Hai nhân vật phải nhận những thử thách công khai trước cộng đồng.
- Lòng Ra-ma đau đớn, lời nói chưa chân thực trong một tư cách kép. (chồng +anh hùng, vua mẫu mực.
-Một người vợ chung thủy, một hoang hậu tương lai.
Đây là thử thách cuối cùng mà hai nhân vật chính phải vượt qua để chứng minh tính cách lí tưởng mẫu mực.
1’
Hoạt động 3. Củng cố
Sử thi Ra-ma; hoàn cảnh tái hợp giữa Ra-ma và Xi-ta
Hoạt động 3. Củng cố
-HS lắng nghe.
* Ý nghĩa văn bản: Quan niệm về đấng minh quân và người phụ nữ lí tưởng của người Ấn Độ cổ đại, bài học vô giá và sức sống tinh thần bền vững cho đến ngày nay. Người Ấn Độ tin rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi”.
4. Dặn dò chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
 - Học bài và chuẩn bị bài: “Ra-ma buộc tội”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 
Tiết: 18
Bài dạy: 	RA-MA BUỘC TỘI
(Đọc thêm)
(Trích Sử thi “Ra-ma-ya-na” – Ấn Độ)
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức
Diễn biến tâm lý thái độ của các nhân vật qua ngôn ngữ, hành động à bộc lộ tính cách các nhân vật chính Rama, Shita è Quan niệm về vẻ đẹp lý tưởng và đời thường đan xen trong tính cách các nhân vật Rama, Shita thể hiện tinh thần, tư duy hướng nội bản thể của “Ramayana”.
2.Kỹ năng
-Kể chuyện, phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm văn học dân gian thể sử thi.
-Cảm thụ văn học, diễn đạt phát biểu miệng, thuộc bài, nhớ bài.
3.Thái độ
Lối sống tình cảm sâu nặng chân thành, tư tưởng đạo đức chuẩn mực trong sáng, ý thức tự giáo dục, biết loại trừ những biểu hiện tình cảm xấu (nhỏ nhen, ích kỷ) trong nhân cách à Xây dựng lối sống thuỷ chung, kiên trinh.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ (5’) 
Câu hỏi kiểm tra: Phân tích hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-ta?
Gợi ý trả lời: Hoàn cảnh tái hợp:
-Hai nhân vật phải nhận những thử thách công khai trước cộng đồng.
- Lòng Ra-ma đau đớn, lời nói chưa chân thực trong một tư cách kép. (chồng +anh hùng, vua mẫu mực.
-Một người vợ chung thủy, một hoang hậu tương lai.Đây là thử thách cuối cùng mà hai nhân vật chính phải vượt qua để chứng minh tính cách lí tưởng mẫu mực
3. Giảng bài mới
 - Giới thiệu bài (1’): Bản anh hùng ca “Ramayana” đặc sắc lạ thường bởi những sự biến bất ngờ sảy ra ở chương 79: sự thay đổi tính cách của Rama sau khi cứu thoát Si-ta khỏi bàn tay quỷ vương Ravana. Tại sao sau trận chiến cam go, Rama đã bình thản “cất cây cung, chiếc áo giáp do Inđra ban và cùng những thứ đó trút bỏ cơn thịnh nộ, vẻ mặt chàng trở nên hòa nhã”, vậy mà ngay trong giây phút gặp lại người vợ yêu quý, lòng chàng bỗng nổi lên cơn ghen tuông ngờ vực cực độ như dòng sông phẳng lặng bỗng bất ngờ cuộn lên bão táp phong ba? Điều đó sẽ được tìm hiểu cụ thể qua bài học hôm nay.
-Tiến trình bài dạy
Thời 
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
35’
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:
 Giáo viên dẫn dắt từ vấn đề đặc điểm tư tưởng, lối sống suy nghĩ cực đoan của con người trong xã hội cổ đại nói chung:
Yêu mãnh liệt
Ghét khủng khiếp
Tin vô bờ 
Nghi ngờ dữ dội (àRama)
- Giáo viên hướng dẫn sơ lược đại ý hai chương 78 và 79:
Chương 78: Tác giả đã dự báo cuộc tái hợp có điều không bình thường biểu hiện qua tâm trạng của nhân vật, không khí chờ đợi có phần đối nghịch giữa Rama và Shita.
Chương 79: (Rama buộc tội) tác giả làm xuất hiện tình huống không khí cuộc gặp trang nghiêm như một phiên toà xét xử nặng nề, căng thẳng và hết sức gay gắt.
- GV hỏi: Diễn biến tâm lý trên chứng tỏ biểu hiện tình cảm như thế nào giữa Rama và Shita? (của Rama đối với Shita)
Điều đó thể hiện tư duy Ấn Độ như thế nào?
- GV gợi ý củng cố: Trong mỗi con người đều có hai phương diện đối lập cùng tồn tại song song:
THIÊN > < THẦN QUỈ SỨ
Con người cao cả >< Con người thấp hèn 
Niềm tin + Nghi ngờ + Tình yêu ghen tuông
à Đánh mất tình yêu à Rama bị Xi-ta khinh thường từ bỏ
- GV hỏi:
Hành động của Shita có ý nghĩa gì? Biểu hiện tính cách ở con người này? Qua đó tác giả muốn triết luận điều gì?
Tài sao tác giả không để Shita cảnh tỉnh, thuyết phục Rama bằng lời nói mà phải bằng việc làm? 
Hoạt động 1. Đọc hiểu văn bản
- HS theo dõi câu chuyện.
-Học sinh phân tích hành động cử chỉ, ngôn ngữ, thái độ của Rama khi buộc tội Shita.
Ba lần chì chiết, hai lần ruồng rẫy và sỉ nhục danh dự Shita và những người anh em, những người bạn tốt của mình è “Quá giận mất khôn”
+ 3 lần chì chiết Shita ở trong vòng tay, trong nhà Ravana.
+ 2 lần tuyên bố không cần Shita nữa.
- HS nhận xét, so sánh:
Cũng là một cuộc đoàn tụ vợ chồng nhưng những thử thách đầy kịch tích của đôi vợ chồng Rama và Shita hoàn toàn khác hẳn cuộc gặp gỡ của Uylixơ v à Pênêlôp. 
- Học sinh phân tích qui luật tâm lý rất phổ biến biểu hiện qua tâm trạng Rama.
Lòng ghen tuông bị dồn nén à vị minh quân mất hết sáng suốt, không giữ được bình tĩnh àmù quáng à lời nói, cử chỉ, hành động lăn nhục, sỉ vả người yêu à trở nên một kẻ hèn hạ tầm thường.
Xuất thân từ thần thánh nhưng Rama có đủ những cung bậc cảm xúc, mọi trạng thái tâm lý của con người trần tục. Trong con người anh hùng cao thượng vẫn luôn còn sự tầm thường ích kỉ, nhỏ nhen (2 phần: NGƯỜI + CON luôn tồn tại song song è không có con người lí tưởng tuyệt đối).
- Học sinh phân tích để chứng minh Xi-ta là hình ảnh biểu tượng về người phụ nữ với tình yêu thuỷ chung, trong sáng lý tưởng ở văn học cổ đại Ấn Độ.
à Đây là trường hợp giải nghi hữu hiệu nhất trong trường hợp Rama đang “nghi ngờ dữ dội”.
Hành động của Shita quyết định nhảy vào lửa cũng chứng minh rằng: một khi đã đánh mất niềm tin tưởng vì sự ghen tuông thái quá thì tình yêu thực sự cũng sẽ từ bỏ ta mà đi. Phương án giải nghi bằng hành động cũng là một cách để bộc lộ tình yêu thuỷ chung và trong sáng.
I.TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1.Tâm trạng của Rama:
a. Sau khi đã cứu Sita thoát khỏi quỉ vương Ravana:
+Tình huống: gặp lại sau thời gian biến cố do kẻ ác gây ra, Rama đứng trước người vợ yêu quí – Shita kiều diễm.
-Cách nói năng: trịch thượng, oai nghiêm, gay gắt, cáu bẳn.
-Ngôn từ: dùng nhiều phủ định từ “không, chẳng phải”, trịnh trọng mỉa mai “Ta nói rằng cho nàng hay …nay ta phải…”.
Giọng điệu phân bua, quả quyết, hằn học gay gắt.
-Cử chỉ: thiếu thân thiết.
-Hành động: đuổi, bôi nhọ danh dự, coi rẻ phẩm hạnh Shita, áp đặt cho Shita những tội lỗi vô cớ rất xấu xa.
èTâm trạng ghen tuông cực độ, nghi ngờ khủng khiếp trong cơn giận dữ mù quáng. Nhưng tất cả cũng chứng minh một điều: Rama chỉ có một tình yêu duy nhất, say đắm nhất với Shita mà thôi.
b. Trước hành động cao cả của Xi-ta
(Khi Shita quyết định nhảy vào lửa)
-Cử chỉ, hành vi: ngồi yên lặng không nói (câm lặng) mắt nhìn dán xuống đất … khủng khiếp như thần chết.
àThái độ: kìm nén, có những giằng xé nội tâm giữa niềm tin và sự nghi ngờ, có lẽ nghi ngờ chính mình nhưng sĩ diện nhiều khi buộc chàng câm lặng.
èTâm trạng đau đớn đến tê dại, đang phải chịu đựng một cuộc đấu tranh nội tâm không kém phần gay gắt (lẫn lộn giữa thực và hư, vừa yêu vừa ghen, vừa tin tưởng vừa nghi ngờ…)
2.Tâm trạng của Xi-ta
a. Khi gặp lại và nghe Rama buộc tội:
-Thái độ: kinh ngạc, tròn xoe mắt, đầm đìa lệ.
-Nét mặt, sắc diện, cử chỉ: biến đổi, héo hon, dằn vặt đau xót (như … quật nát) xấu hổ vì nhận ra sự ghen tuông phi lí hèn hạ đang hành hạ người chồng thương yêu nhất của mình.
èRất bất ngờ, đổ vỡ, suy sụp về cả tinh thần và thể xác.
b. Khi quyết định nhảy vào lửa
-Ngôn ngữ: đứng trước Rama, nàng rất mạnh mẽ sắc sảo nhưng cũng rất dịu dàng từ tốn, thể hiện lòng tự trọng cao, phân tích mọi lí lẽ với Rama trước khi quyết định.
-Cử chỉ: kiên quyết, bình tĩnh (lượn 3 vòng quanh Rama) tha thiết hi vọng người chồng tỉnh ngộ.
-Hành động: bước lên giàn thiêu: bình tĩnh, dứt khoát, kiên quyết, dũng cảm.
èChuyển thế bị động thành chủ động, nhờ thần lửa Anhi chứng giám, Shita bộc lộ một tích cách kiên cường bất khuất, cao cả, giàu nghị lực, bản lĩnh và sự tự tin để vượt qua mọi thử thách cam go.
1’
Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh tổng kết
Hoạt động 2. Tổng kết
- HS tổng kết.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý hai mặt rất sắc sảo, xác thực, tinh tế, sinh động, vượt quá mọi ước lệ khuôn sáo cứng nhắc của văn học cổ:
2. Tình yêu không thể sống chung với lòng ghen tuông vị kỉ là ý nghĩa nhân bản sâu sắc của đoạn trích và tác phẩm.
1’
Hoạt động 3. Củng cố
Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
Hoạt động 3. Củng cố
- Hs lắng nghe.
* Ý nghĩa văn bản: Quan niệm về đấng minh quân và người phụ nữ lí tưởng của người Ấn Độ cổ đại, bài học vô giá và sức sống tinh thần bền vững cho đến ngày nay. Người Ấn Độ tin rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi”.
4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
- HS học bài và soạn bàiLàm văn: “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự”.
IV.RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG
………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTIET16-18.doc