Giáo án Mỹ thuật 7 tiết 21: Thường thức mỹ thuật Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954

GV giới thiệu sơ về bối cảnh xh thời bấy giờ.

- Nước ta bị thực dân Pháp đô hộ,nhân dân sống dưới hai tầng lớp thân dân và phong kiến

- Với chính sách nô dịch về văn hoá,thực dân Pháp khai thác triệt để truyền thống mĩ nghệ của dân tộc ta để phục vụ cho chính quốc (Pháp)

- Họa sĩ Việt Nam tiếp thu hội họa phương Tây để làm giàu nền nghệ thuật dân tộc.

- Đảng CSVN ra đời 1930 lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng 8 – 1945. Họa sĩ hăng hái đi theo Cách Mạng.Nhiều tác phẩm ra đời phản ánh cuộc chiến đấu, tình cảm với Đảng và Bác Hồ.

 - Năm 1954,chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi,miền Bắc hoàn toàn giải phóng,các hoạ sĩ trở về thủ đô.Với các tư liệu ghi chép được trong cuộc kháng chiến,họ đã sáng tạo nên những tác phẩm Mỹ thuật xứng đáng,nhiều tác phẩm còn để lại dấu ấn đến ngày nay.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 7 tiết 21: Thường thức mỹ thuật Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Ngày soạn :15/01/2015
TIẾT 21 Ngày dạy: 17/01/2015
 BÀI 21 	 MĨ THUẬT VIỆT NAM
 THƯỜNG THỨC MT TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1954	
I/ MỤC TIÊU.
Kiến thức.
Nắm được nội dung chủ yếu trong quá trình xây dựng và phát triển nền mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1945.
Hiểu được sự phát triển của mĩ thuật trong từng giai đoạn.
Thấy được vai trò của các họa sĩ tham gia vào cuộc cách mạng tháng Tám, năm 1945 và kháng chiến chống thực dân pháp của dân tộc.
Hiểu sơ lược về một số họa sĩ và tác phẩm của họ.
Kĩ năng.
Nhớ được năm thành lập trường cao đẳng mĩ thuật đông dương; một số họa sĩ, một số tác phẩm tiêu biểu thời kì trước cách mạng tháng tám 1945.
Nhớ được một vài hoạt động của các họa sĩ trong cách mạng tháng tám 1945 và trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược.
Thái độ.
 - Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quí các sản phẩm hội họa phản ánh về đề tài chiến tranh.
II/ CHUẨN BỊ
Tài liệu tham khảo.
 - 	 Lịch sử MT và mĩ thuật học.Mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại. 
 - 	 Bảo tàng MT hiện đại Việt Nam. 
 - 	 Các bài nghiên cứu giới thiệu về Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1925 – 1954
Đồ dùng dạy – học
Giáo viên.
 - Sưu tầm một số tác phẩm mĩ thuật của các họa sĩ trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến 1954.
 - Bộ tranh mỹ thuật 7
Học sinh.
 Sưu tầm thêm tranh ảnh bài viết trên sách báo giới thiệu về MT Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1954 
Phương pháp dạy – học.
Phương pháp Đàm thoại, Gợi mở, Diễn giải. 
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
Oån định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Giới thiệu bài. Với truyền thống hiếu học,các hoạ sĩ Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu được kỹ thuật hội hoạ Phương Tây để làm giàu thêm cho nghệ thuật dân tộc.Nhiều tác phẩm đã phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta .Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu thêm về mỹ thuật Việt Nam từ cuối TK XIX đến 1954.	
Giảng bài.
Hoạt Động 1 Tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1954.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinhø
Thiết bị và ĐDDH
 GV giới thiệu sơ về bối cảnh xh thời bấy giờ.
- Nước ta bị thực dân Pháp đô hộ,nhân dân sống dưới hai tầng lớp thân dân và phong kiến
- Với chính sách nô dịch về văn hoá,thực dân Pháp khai thác triệt để truyền thống mĩ nghệ của dân tộc ta để phục vụ cho chính quốc (Pháp)
- Họa sĩ Việt Nam tiếp thu hội họa phương Tây để làm giàu nền nghệ thuật dân tộc. 
- Đảng CSVN ra đời 1930 lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng 8 – 1945. Họa sĩ hăng hái đi theo Cách Mạng.Nhiều tác phẩm ra đời phản ánh cuộc chiến đấu, tình cảm với Đảng và Bác Hồ.
 - Năm 1954,chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi,miền Bắc hoàn toàn giải phóng,các hoạ sĩ trở về thủ đô.Với các tư liệu ghi chép được trong cuộc kháng chiến,họ đã sáng tạo nên những tác phẩm Mỹ thuật xứng đáng,nhiều tác phẩm còn để lại dấu ấn đến ngày nay.
Kết Luận
 1/ Vài nét về bối cảnh lịch sử:
 - Xã Hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1954, còn chuyển biến phân hóa sâu sắc. 1958 Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ,từ đó nhân dân ta phải sống khổ cực .Năm1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập.
 - Cách Mạng tháng 8/1945 thành công. Nhà nước công-nông ra đời.
Hs chú ý nghe giảng
Hs chú ý nghe giảng
Hs chú ý nghe giảng
Hs chú ý nghe giảng
Một số tranh, ảnh của thời kỳ này.
Hoạt Động 2 Tìm hiểu một số hoạt động Mĩ Thuật:
 - Với chính sách nô dịch về văn hoá,thực dân Pháp đã mở một số trường Mĩ nghệ.Năm 1925 thành lập Trường Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông Dương.
 - Người đi đầu cho nền hội hoạ mới của Việt Nam là hoạ sĩ Lê Văn Miến (1873 –1943)
 @/Với tác phẩm:Bình Văn và chân dung cụ Tú Mền.
 - Đóng góp vào các thánh tựu của Mỹ thuật Việt Nam từ 1925-1930 có các hoạ sĩ :Nguyễn Gia Trí,Tô Ngọc Vân,Nguyễn Phan Chánh,Lê Phổ,Mai Trung Thứ,Trần Văn Cẩn,Nguyễn Đỗ Cung,Lương Xuân Nhị
- Cách mạng tháng tám thành công,một số hoạ sĩ như Nguyễn Đỗ Cung,Tô Ngọc Vân và nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim đã được vào Phủ Chủ Tịch để vẽ và nặn tượng Bác Hồ.
 - Mỹ Thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX – 1954 nối tiếp thành tựu thời kỳ trước 
 -Thực dân Pháp thành lập Trường Mĩ Thuật Thủ Dầu Một (1901). Trường Mĩ Thuật Trang Trí và Đồ Họa Gia Định (1913).
 - Tác phẩm trong giai đoạn này: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943) Hai thiếu nữ và em bé, 1944 Tô Ngọc Vân – chơi ô ăn quan, rửa rau cầu cao (1931).
 - Cách mạng tháng 8 -1945 thành công mở ra một hướng cho các họa sĩ Việt Nam.Chính phủ nứơc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mở lại trường CĐMTĐD tháng 10/1945.
 - Khi toàn quốc kháng chiến,các hoạ sĩ cũng đã nhanh chóng có mặt trên khắp các nẻo đường phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến,toàn dân kháng chiến.
 - Một số tác phẩm nổi tiếng có giá trị nghệ thuật,hoàn chỉnh về cả nội dung và hình thức trong thời gian này:
 +Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ.(Tô Ngocï Vân.)
 + Bát Nước.(Sỹ Ngọc.)
 + Trận Tầm Vu.(Nguyễn Hiêm.)
 + Giặc đốt làng tôi.(Nguyễn Sáng.)
 GV chia nhóm (3 nhóm)
+ Nhóm 1
? Giai đoạn này đã có những gì chuyển biến?
Kết luận
2/ Một số hoạt động Mĩ Thuật:
1. Giai đoạn 1:
 -Từ cuối thế kỷ XIX đến 1930 là giai đoạn hoàn tất một loạt công trình kiến trúc lăng tẩm, đền, miếu.Và cũng là giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng nghệ thuật Trung Hoa và Pháp (ở Huế và Hà Nội)
nhằm đào tạo và khai thác tài năng của các nghệ nhân Việt Namphục vụ cho chính sách “khai hoá”Thực dân Pháp đã thành lập trườngMĩ nghệ Thủ Dầu Một(1901).Đặc biệt thành lập Trường CĐMTĐD 1925.Một thế hệ hoạ sĩ,nhà điêu khắc được đào tạo cơ bản,chính quy như: Nguyễn Văn Chánh – Nguyễn Gia Trí -Tô Ngọc Vân -Trần Văn Cẩn- Lê Văn Đê- Mai Trung Thứ -Lê Thị Lựa - Lê Phổ.
+ Nhóm 2
? Nêu những điểm nổi bật của gia đoạn này?
Kết luận
2. Giai đoạn 2:
 - Từ năm 1930 – 1945 hình thành những phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.
 - Các tác phẩm nổi tiếng như: Thiếu nữ bên hoa huệ(1943)Hai thiếu nữ và em bé(1944)sơn dầu của Tô Ngọc Vân;Chơi ô ăn quan,rửa rau cầu ao(1931);Đi chợ về(1937)tranh lụa Nguyễn Phan Chánh
+ Nhóm 3
? Giai đoạn này đã cho thấy những gì?
Kết luận
3. Giai đoạn 3:
 -Từ 1945 -1954 CMT8 /1945 mở ra một hướng mới cho MTVN 
 -Tháng 12/1946 K/C toàn quốc bùng nổ các hoạ sĩ lại hăng hái nhập cuộc.
 -Năm 1952 trường mỹ thuật kháng chiến được thành lập đã đánh dấu sự chuyển mình tích cực của mỹ thuật cách mạng Việt Nam. 
- Tác phẩm: Dân quân phù lưu (Nguyễn Tự Nghiêm) Du kích tập bắn: Cuộc họp, Bát nước của Võ Ngọc.bác hồ ở bắc bộ phủ(tô ngọc vân)
Hs chú ý nghe giảng
Hs chú ý nghe giảng
Hs chú ý nghe giảng
Hs chú ý nghe giảng
Hs chú ý nghe giảng
Hs chú ý nghe giảng
Hs chú ý nghe giảng
Hs thảo luận.
Hs trình bày thảo luận
Hs chú ý nghe gv nhận xét
Hs thảo luận.
Hs trình bày thảo luận
Hs chú ý nghe gv nhận xét
Hs thảo luận.
Hs trình bày thảo luận
Hs chú ý nghe gv nhận xét
Bộ ĐDDH mĩ thuật 7
Củng cố
Hoạt Động 3 Đánh giá kết quả học tập
 - Nhận xét chung về ý thức học tập của một số nhóm, tập trung học tập tốt theo dõi.
 - Phát biểu ý kiến đều
 - Nhận xét chung tiết học.
 - Ôn và nhắc lại phần kiến thức đã học và một số tác phẩm.
Dặn dò
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm.
 ....................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................
PHIẾU CÂU HỎI THẢO LUẬN
+ Nhóm 1
? Giai đoạn 1 này đã có những gì chuyển biến?
Kết luận
..
..
PHIẾU CÂU HỎI THẢO LUẬN
+ Nhóm 2
? Nêu những điểm nổi bật của gia đoạn 2 này?
Kết luận
..
PHIẾU CÂU HỎI THẢO LUẬN
+ Nhóm 3
? Giai đoạn 3 này đã cho thấy những gì?
Kết luận
.
..

File đính kèm:

  • doctuan_22_tiet_21_20150726_074405.doc
Giáo án liên quan