Giáo án Mỹ thuật 7 - Ngô Thị Hồng Thảo

I. Mục tiêu.

- Học sinh củng cố thêm thế nào là hoạ tiết trang trí và hoạ tiết là yếu tố cơ bản của nghệ thuật trang trí.

- Biết tạo hoạ tiết đơn giản và áp dụng vào làm các bài tập trang trí

- Yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc

II. Chẩn bị.

1. Đồ dùng dạy học.

a. Giáo viên.

 - SGK, tranh ảnh về hoa lá,.

 - Bài trang trí hình tròn, hình vuông

 - Bài tạo hoạ tiết trang trí của học sinh khoá trước

b. Học sinh.

 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy .

- SGK, hoa, lá, quả

2. Phương pháp dạy học.

- Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp.

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 7 - Ngô Thị Hồng Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	Ngày soạn: 20/08/2011
Tiết : 1	Ngày dạy: 22/08/2011
Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật thời Trần
(1226 - 1400)
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần.
- Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng, yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên
- SGK, tranh, ảnh, tài liệu giáo viên sưu tầm có liên quan tới bài học
b. Học sinh
- SGK, tranh, ảnh, tài liệu học sinh sưu tầm có liên quan tới bài học 
2. Phương pháp dạy - học
- Chủ yếu sử dụng phương pháp gợi mở, thuyết trình, vấn đáp,..
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Đồ dùng dạy học
Hoạt động 1: Vài nét về bối cảnh xã hội (10’)
- Sau khi nhà Trần thay thế nhà Lý, nhà Trần có chiến công gì?
- Nhà Trần đã 3 lần đại thắng quân Mông - Nguyên.
I. Vài nét về bói cảnh xã hội
- Quyền trị vì đất nước từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần.
- Nhà Trần với 3 lần đại thắng Mông - Nguyên, tinh thần tự lực tự cường, tinh thần thượng võ được dâng cao trở thành hào khí dân tộc, tạo sức bật cho văn học nghệ thuật trong đó có mỹ thuật
Hoạt động 2: Vài nét về mỹ thuật thời Trần (30’)
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát tranh.
? Vì sao nói mĩ thuật thời Trần hiện thực, khoáng đạt hơn mĩ thuật thời Lý?
? Thời Trần có những loại hình nghệ thuật nào?
A. Nghệ thuật kiến trúc
1. Kiến trúc cung đình:
? Ngoài kinh thành Thăng Long nhà Trần còn có kiến trúc cung đình nào khác?
2. Kiến trúc phật giáo
? Ngoài cho xây dựng và tu bổ những ngôi chùa nổi tiếng ra kiến trúc phật giáo nhà Trần có điểm gì khác thời Lý?
B. Nghệ thuật chạm khắc trang trí và điêu khắc
1. Nghệ thuật điêu khắc
a. Tượng tròn
?Tại sao thời kỳ này có nhiều tượng tròn?
b. Bệ rồng:
- Có ở một số di tích như chùa Dâu, khu lăng môn An Sinh, điều khác với thời Lý là hình tượng con rồng có thân hình khoẻ khắn hơn. 
2. Chạm khắc trang trí
Thời Trần có những tác phẩm chạm khắc trang trí nào em biết? 
C. Nghệ thuật gốm
? Gồm thời Trần có đặc điểm gì?
- Hoạ tiết trang trí được sử dụng thường là những hoạ tiết như thế nào?
- Thực hiện
- Mĩ thuật thời Trần phát triển trong điều kiện thuận lợi vì mối quan hệ với quần chung đã cởi mở hơn và có sự giao lưu văn hoá với các nước lân cận.
- Có 3 loại hình nghệ thuật tiêu biểu:
+ Kiến trúc
+ Điêu khắc và chạm khắc trang trí
+ Đồ gốm
- Nhà Trần cho xây dựng khu cung điện Thiên Trường (Tức Mặc - Nam Định), khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh),..
- Ngoài cho xây dựng những ngôi chùa, tháp nổi tiếng ra như Tháp Bình Sơn,... thì vào cuối thời Trần chùa làng được xây dựng ở nhiều nơi, những chùa này thường kết hợp giữa thờ thần và thờ phật.
- Vì nhiều chùa được xây dựng ở khu vực làng mạc.
- Nhiều bức chạm khắc có chủ đề, bố cục độc lập, được coi như tác phẩm hoàn chỉnh như: Cảnh dâng hoa tấu nhạc (Chùa Thái Lạc...)
- Gốm thời Trần có một số nét nổi bật như: Xương gốm dà thô nặng hơn. Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh, phục vụ được quảng đại quần chúng nhân dân. Đặc biệt đã chế tác được gốm hoa nâu, hoa lam với các nét vẽ khoáng đạt.
- Họa tiết trang trí chủ yếu là hoa Sen, hoa Cúc cách điệu với một thể thức không thay đổi nhiều so với thời Lý.
II. Vài nét về mỹ thuật thời Trần
- Có 3 loại hình nghệ thuật tiêu biểu:
+ Kiến trúc
+Điêu khắc và chạm khắc trang trí 
+ Đồ gốm
Khu lăng mộ An Sinh
Tháp Bình Sơn
Trang trí lá Đề trên tháp Bình Sơn
Hoạt động 4: (5’)
* Đánh giá kết quả
- Kiến trúc thời Trần được thể hiện ở những loại hình nghệ thuật nào? 
- Nêu đặc điểm gốm thời Trần. 
* Bài về nhà:
- Học bài trong SGK 
- Chuẩn bị bài 2. Mỗi tổ mang 1 quả cam, lê
Tuần: 2	Ngày soạn: 27/08/20111
Tiết: 2	Ngày dạy: 29/08/2011
Vẽ theo mẫu
Cái cốc và quả
(Vẽ bằng bút chì đen)
I. Mục tiêu. 
- Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết.
- Vẽ được quả dạng hình cầu và hình cái cột
- Hiểu được vẻ đẹp của bố cục và tương quan tỷ lệ ở mẫu.
II. Chẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
- Mẫu vẽ: Hai bộ mẫu vẽ, 2 cốc, 2 quả.
- Bài vẽ của học sinh khoá trước, SGK
- Hình minh hoạ các bước tiến hành bài vẽ.
b. Học sinh.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy ... 
- SGK
2. Phương pháp dạy học.
- Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp... 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Đồ dùng dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4’)
Trình bày đôi nét về Mỹ thuật thời Trần?
Hoạt động 2: Quan sát – nhận xét (6’)
- Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ gồm 2 vật
- Yêu cầu học sinh lên bảng bày mẫu. 
- Nhận xét chung 
- Yêu cầu học sinh quan sát
- Cái cốc có những bộ phận nào? 
- Em hãy ước lượng tỉ lệ của cái cốc.
- Vị trí của cốc và quả được đặt như thế nào?
- So sánh tỷ lệ giữa cốc và quả? 
- Nhận xét câu trả lời của học sinh. 
- Nhận xét cách bày mẫu của bạn.
- Lĩnh hội
- Quan sát mẫu
- Bao gồm: Miệng, thân và đáy.
- So sánh ước lượng chiều cao - chiều ngang, miệng với đáy. 
- Quả được đặt ở phía trước cốc, ... 
- Quan sát, so sánh. 
I. Quan sát – nhận xét
Hoạt động 3: Cách vẽ (10’)
? Nêu các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu?
- Bước 1.Đo chiều cao, chiều ngang của hai mẫu vật. Dựng khung hình chung của 2 vật mẫu. 
- Bước 2: Tìm tỷ lệ khung hình riêng.
- Bước 3: Phác hình bằng các nét thẳng
- Bước 4: Chỉnh hình bằng các nét cong cần thiết
- Bước 5: Vẽ đậm nhạt
II. Cách vẽ
- Bước 1: Đo chiều cao, chiều ngang của hai mẫu vật. Dựng khung hình chung của 2 vật mẫu. 
- Bước 2: Tìm tỷ lệ khung hình riêng.
- Bước 3: Phác hình bằng các nét thẳng
- Bước 4: Chỉnh hình bằng các nét cong cần thiết
- Bước 5: Vẽ đậm nhạt
Hoạt động 4: Thực hành (20’)
- Yêu cầu học sinh thực hành 
- Lưu ý: Nét vẽ cần có đậm nhạt, luôn quan sát, so sánh đối chiếu vật mẫu. 
- Thực hành
Hoạt động 5: (5’)
*Đánh giá kết quả
- Chọn một số bài hướng dẫn học sinh nhận xét bố cục... 
* Bài về nhà
- Chuẩn bị bài 3: Sưu tầm hoa tiết trang trí.
- Quan sát, nhận xét dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Tuần: 3	Ngày soạn: 03/09/2011
Tiết: 3	Ngày dạy: 05/09/2011
Vẽ trang trí
Tạo hoạ tiết trang trí
I. Mục tiêu. 
- Học sinh củng cố thêm thế nào là hoạ tiết trang trí và hoạ tiết là yếu tố cơ bản của nghệ thuật trang trí.
- Biết tạo hoạ tiết đơn giản và áp dụng vào làm các bài tập trang trí
- Yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc 
II. Chẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
	- SGK, tranh ảnh về hoa lá,...
	- Bài trang trí hình tròn, hình vuông
	- Bài tạo hoạ tiết trang trí của học sinh khoá trước
b. Học sinh.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy ... 
- SGK, hoa, lá, quả
2. Phương pháp dạy học.
- Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp... 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Đồ dùng dạy học
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5’)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 SGK tr 84, và bài trang trí cơ bản
? Hình chữ nhật, hình vuông, đường diềm trang trí hoạ tiết gì?
? Hoạ tiết và thực tế có gì khác nhau?
- Yêu cầu học sinh quan sát bài tạo hoạ tiết trang trí của học sinh khoá trước.
- Hoạ tiết của bạn được tạo dựa vào đâu?
- Quan sát, nhận xét
- Hình chữ nhật trang trí hoa sen, hình vuông là hoa, lá; đường diềm trang trí hình con hươu.
- Các đường nét, hình dáng của hoạ tiết thường đơn giản, cân đối, hài hoà hơn so với dáng thật.
- Quan sát, nhận xét
- Cách điệu từ người, hoa, lá,...
I. Quan sát, nhận xét
Các đường nét, hình dáng của hoạ tiết thường đơn giản, cân đối, hài hoà hơn so với dáng thật
Hoạt động 2: Cách tạo họa tiết (10’)
- Yêu cầu học sinh lựa chọn hoa, lá.
- Giáo viên lựa chọn một mẫu vẽ lên bảng, sau đó dựa vào và cách điệu.
? Muốn tạo hoạ tiết ta tiến hành theo các bước nào?
- Thực hiện
- Quan sát
- Quan sát hoa, lá,..
- Chép hoa, lá,... lại
- Lược bỏ chi tiết không cần thiết
- Sắp xếp lại các chi tiết và nét sao cho hài hoà, cân đối rõ ràng hơn. Có thể thêm hoặc bớt một số nét nhưng phải giữ được đặc trưng của mẫu.
II. Cách tạo họa tiết
1. Lựa chọn nội dung họa tiết
2.Quan sát mẫu thât.
3. Tạo họa tiết trang trí
Hoạt động 3: Thực hành (25’)
- Yêu cầu học sinh tạo 3 hoạ tiết
- Chỉ nên phác hình bằng bút chì đen, sau đó tô màu.
- Động viên học sinh làm bài, giúp đỡ những em còn lúng túng trong cách đơn giản hoạ tiết,...
- Thực hành
Hoạt động 4: (5’)
* Đánh giá kết quả học tập
- Chọn một số bài có tính sáng tạo, hoàn chỉnh hướng dẫn học sinh nhận xét rút kinh nghiệm.
- Chấm điểm động viên
- Nhận xét ý thức học tập của lớp
* Bài về nhà:
Chuẩn bị vẽ tranh phong cảnh
Tuần: 4	Ngày soạn: 10/09/2011
Tiết:4	Ngày dạy: 12/09/2011
Vẽ tranh
Đề tài phong cảnh (tiết 1)
I. Mục tiêu. 
- Học sinh hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
- Biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản, có bố cục, màu sắc hài hoà.
- Thấy được vẻ đẹp của tranh phong cảnh, từ đó bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đất nước.
II. Chẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
	- SGK, đồ dùng DHMT 6
	- Bài vẽ tranh phong cảnh của học sinh khoá trước.
	- Một số tranh phong cảnh giáo viên sưu tầm được.
	- Các bước tiến hành bài vẽ tranh
b. Học sinh.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, khung bìa ... 
- SGK
2. Phương pháp dạy học.
- Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, gợi mở, vấn đáp... 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Đồ dùng dạy hoc
Hoạt động 1:
Tìm và chọn nội dung đề tài (10’)
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh của học sinh khoá trước và tranh phong cảnh giáo viên sưu tầm được.
? Tranh vẽ cảnh gì?
? Phong cảnh các miền có đặc điểm gì khác nhau?
- Các vùng miền khác nhau có những đặc điểm khác nhau.
+ Miền biển: thuyền, tàu, núi, biển,...
+ Miền núi: nhà sàn, cây cối, suối,...
+ Đồng bằng: mái đình, bến nước, sông ngòi, đồng ruộng,...
+ Thành phố: nhà cao tầng, xe, công viên,...
I.Tìmvà chọn nội dung đề tài:
- Các vùng miền khác nhau có những đặc điểm khác nhau.
? Tranh vẽ cảnh gì?
Hoạt động 2: Cách vẽ (25’)
? Nêu các bước tiến hành bài vẽ tranh phong cảnh?
- Tìm và chọn góc cảnh có bố cục đẹp, có những hình ảnh điển hình để vẽ, sau đó dùng tấm bìa cứng đưa ngang tầm mắt, nhìn qua lỗ thủng để vẽ.
- Vẽ phác hình toàn cảnh
- Vẽ từ bao quát tới chi tiết
- Lược bỏ các chi tiết không cần thiết.
- Vẽ màu theo màu sắc của thiên nhiên cùng với cảm xúc của người vẽ
II. Cách vẽ:
- Tìm và chọn góc cảnh.
- Vẽ phác hình toàn cảnh
- Vẽ từ bao quát tới chi tiết
- Vẽ màu theo màu sắc của thiên nhiên cùng với cảm xúc của người vẽ
Hoạt động 4: (10’)
* Đánh giá kết quả
- Tập hợp phác thảo của học sinh, hướng dẫn hs nhận xét, rút kinh nghiệm về: bố cục, hình ảnh, đường nét,…
- Nhận xét ý thức học tập của lớp
* Dặn dò
- Quan sát, tìm thêm phác thảo tranh phong cảnh
Tuần: 5	Ngày soạn: 17/09/2011
Tiết: 5	Ngày dạy: 19/09/2011
Bài 7: Vẽ trang trí
Tạo dáng và trang trí lọ hoa
I. Mục tiêu. 
- Học sinh học cách tạo dáng và trang trí lọ hoa theo ý thích
- Có thói quen quan sát, nhận xét vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống
- Hiểu thêm về vai trò của mĩ thuật trong đời sống hàng ngày
II. Chẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
	- SGK
	- Một số lọ hoa có kiểu dáng khác nhau
	- Bài vẽ của học sinh khoá trước
b. Học sinh.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, ....
- SGK
2. Phương pháp dạy học.
- Chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp... 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Đồ dùng dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3’)
Chọn, nhận xét, chấm điểm một số tranh phong cảnh
Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét (7’)
- Cho học sinh quan sát một số lọ hoa khác nhau.
? Lọ hoa dùng để làm gì?
? Nhận xét hình dáng của các lọ hoa?
? Nhận xét về các phương pháp được sử dụng trong trang trí lọ hoa?
- Dùng để cắm hoa trang trí,...
- Hình dáng của chúng không giống nhau, cái phình to ở trên, cái cổ cao, cái cổ thấp,...
- Các lọ hoa được trang trí theo các cách khác nhau: có lọ hoa trang trí đường diềm ở cổ, ở thân trang trí hoạ tiết theo nguyên tắc xen kẽ; có lọ hoa trang trí theo nguyên tắc phá thế,...
I. Quan sát, nhận xét:
- Có rất nhiều kiểu dáng lọ khác nhau, không kiểu nào giống kiểu nào, cách thức trang trí cũng vậy, mỗi kiểu trang trí có vẻ đẹp riêng.
Hoạt động 3: Cách tạo dáng và trang trí lọ hoa (10’)
1. Tạo dáng
- Cho học sinh quan sát cách tạo dáng lọ hoa trong SGK.
? Nêu các bước tạo dáng lọ hoa? - vẽ minh hoạ trên bảng.
2. Cách trang trí
? Khi tiến hành trang trí lọ hoa ta thực hiện các bước nào?
- Quan sát, nhận xét
1. Tạo dáng
- Chọn kích thước của lọ: chiều cao, chiều ngang,... vẽ khung hình
- Phác trục giữa (dựa vào trục để vẽ hình cho cân đối )
- Xác định tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của cổ, vai, thân, đáy lọ.
- Vẽ nét tạo dáng lọ
2. Cách trang trí
- Chọn chủ đề trang trí lọ hoa như: phong cảnh, ...
- Dựa vào hình lọ hoa tìm bố cục và sắp xếp hoạ tiết.
- Vẽ màu
+ Khi vẽ màu không nên dùng nhiều màu
+ Liên tưởng tới các loại men, chất liệu của lọ hoa
II. Cách tạo dáng và trang trí lọ hoa
1. Tạo dáng
- Chọn kích thước của lọ.
- Phác trục giữa.
- Xác định tỉ lệ.
2.Cách trang trí
- Chọn chủ đề trang trí
-Tìm bố cục và sắp xếp hoạ tiết.
- Vẽ màu
Hoạt động 4: Thực hành (20’)
- Cho hs quan sát một số bài vẽ của hs khoá trước, nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Yêu cầu học sinh thực hành trong thời gian 27 đến 30 phút.
- Trong khi hs làm bài giáo viên xuống lớp, quan sát động viên hs thực hành, mạnh dạn tạo dáng, lựa chọn hoạ tiết cho phù hợp.
- Thực hành tạo dáng và trang trí lọ hoa
Hoạt động 5: (5’)
* Đánh giá kết quả
- Nhận xét ý thức học tập của lớp
- Chấm điểm động viên một số bài
* Bài về nhà
- Hoàn thành bài tạo dáng và trang trí lọ hoa (nếu chưa xong)
Tuần: 6	Ngày soạn: 24/09/2011
Tiết: 6	Ngày dạy: 26/09/2011
Vẽ theo mẫu
Lọ hoa và quả
(Vẽ hình)
I. Mục tiêu. 
- Học sinh biết cách vẽ lọ hoa và quả, biết cách lựa chọn bày mẫu hợp lý.
- Vẽ được hình gần giống mẫu, phân tích được vẻ đẹp của mẫu
- Nhận ra vẻ đẹp của mẫu qua bố cục
II. Chẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
	- SGK
	- Mẫu vẽ: lọ hoa và quả
	- Bài vẽ của học sinh khoá trước
b. Học sinh.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, ....
- SGK, mẫu vẽ: lọ hoa và quả
2. Phương pháp dạy học.
- Chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát, vấn đáp, thực hành,... 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
Đồ dùng dạy học
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (10’)
- Giáo viên bày mẫu
- Yêu cầu hs quan sát mẫu cụ thể.
? Mẫu nằm trong khung hình nào?
? Lọ hoa, quả nằm trong những khung hình nào?
? So sánh tỷ lệ của quả và lọ hoa?
? Nêu cấu tạo của lọ hoa?
- Cho học sinh quan sát bài vẽ của học sinh khoá trước.
- Quan sát, nhận xét
- Quan sát, trả lời
- Quan sát, trả lời
- Quan sát so sánh tỷ lệ của quả và lọ.
- Quan sát, trả lời: chất liệu, bộ phận,..
- Quan sát, nhận xét về:
I. Quan sát, nhận xét:
+ Bố cục
+ Hình vẽ
+ Nét vẽ
+ Đậm nhạt
Hoạt động 2: Cách vẽ (10’)
- Yêu cầu hs nghiên cứu các bước tiến hành vẽ theo mẫu: mẫu có 2 đồ vật trong SGK.
? Khi tiến hành bài vẽ mẫu có 2 đồ vật ta tiến hành theo các bước nào?
5 bước:
- Nhận xét, ước lượng tỷ lệ chung giữa các vật mẫu
- Dựng khung hình chung (H.a)
- Tìm khung hình riêng (H.b)
- Xác định tỷ lệ các bộ phận của lọ hoa, quả để phác nét. (H.c)
- Chỉnh hình bằng các nét cong, thẳng cần thiết. (H.d)
II. Cách vẽ
- Nhận xét, ước lượng tỷ lệ chung.
-Dựng khung hình chung.
- Tìm khung hình riêng.
- Xác định tỷ lệ các bộ phận.
-Hoàn chỉnh hình
 H.a H.b
 H.c H.d
* Trong khi hs trả lời gv vẽ minh hoạ.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
- Yêu cầu hs thực hành bài vẽ theo mẫu: lọ hoa và quả trên khổ A4.
- Trong khi hs thực hành giáo viên xuống lớp động viên, nhắc nhở các em thực hiện theo đúng các bước đã học.
- Thực hành
Hoạt động 4: (5’)
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên chọn một số bài đẹp, chưa đẹp hướng dẫn hs nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Chấm điểm động viên.
* Bài về nhà
- Chuẩn bị mẫu như bài 6 và màu vẽ.
- Nhận xét rút kinh nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
Tuần: 7	Ngày soạn: 1/10/2011
Tiết: 7	Ngày dạy: 3/10/2011
Vẽ theo mẫu
Lọ hoa và quả
(Vẽ màu)
I. Mục tiêu. 
- Học sinh nhận xét về màu của lọ hoa và quả.
- Vẽ được lọ hoa và quả theo đậm nhạt có cảm thụ riêng.
- Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu.
II. Chẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên.
	- SGK, phấn màu
	- Mẫu vẽ: lọ hoa và quả
	- Bài vẽ của học sinh khoá trước
b. Học sinh.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, ....
- SGK, mẫu vẽ: lọ hoa và quả
2. Phương pháp dạy học.
- Chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát, vấn đáp, thực hành,...
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Đồ dùng dạy hoc
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (10 phút)
- Yêu cầu hs quan sát mẫu
? Lọ hoa và quả màu gì?
? Vật nào có độ đậm nhất?
? Màu nào là màu chủ đạo của mẫu?
? Mẫu có màu sắc như thế nào? trong bóng tối và bên ánh sáng?
? Nhận xét tranh tĩnh vật của hoạ sĩ và bài của học sinh năm trước (Bố cục, độ đậm nhạt, cách dùng màu, kĩ thuật vẽ màu, tạo chất, tình cảm...) ?
- Quan sát, nhận xét
- Quan sát, trả lời
- Quan sát, trả lời
- Quan sát, trả lời
- Màu sắc thay đổi theo ánh sáng, những vật đứng cạnh nhau thì sẽ bị ảnh hưởng màu lẫn nhau. 
- Màu sắc khi vẽ có thể thay đổi theo ý thích. (theo dạng Trang trí, tả thực...) 
- Vẽ màu gọn, nhiều sắc độ... 
I. Quan sát, nhận xét
- Màu sắc thay đổi theo ánh sáng.
- Vẽ màu gọ, nhiều sắc độ,…
Hoạt động 2: Cách vẽ (10 phút)
- Yêu cầu hs nghiên cứu SGK phần cách vẽ màu mẫu lọ hoa và quả
? Khi vẽ mẫu lọ hoa và quả màu ta thực hiện theo các bước nào?
(Hs trả lời giáo viên vẽ minh hoạ)
- Quan sát mẫu, so sánh tỷ lệ.
- Vẽ phác hình bằng chì hay màu nhạt
- Vẽ mảng màu
- Quan sát mẫu tìm màu của lọ hoa và quả cùng tương quan đậm nhạt của chúng.
- Nhấn mạnh một số mảng đậm
- Vẽ màu nền đồng thời khi vẽ màu vật mẫu
* Vẽ màu: vẽ từ nhạt đến đậm, vẽ chỗ đậm trước, nhạt sau. Luôn quan sát mẫu để vẽ.
II. Cách vẽ
*Vẽ màu: Vẽ từ nhạt đến đậm, vẽ chỗ đậm trước, nhạt sau. Luôn quan sát mẫu để vẽ
Hoạt động 3: Thực hành (20 phút)
- Yêu cầu hs thực hành vẽ mẫu: lọ hoa và quả (vẽ màu)
- Nhắc nhở hs luôn quan sát mẫu và tìm màu, giúp đỡ những em còn lúng túng trong tìm màu, đậm nhạt
- Thực hành
Hoạt động 4: (5 phút)
* Đánh giá kết quả
- Chọn một số bài đẹp và chưa đẹp hướng dẫn hs nhận xét, rút kinh nghiêm về: bố cục, hình, màu, đậm nhạt,...
- Chấm điểm động viên
* Bài về nhà: Chuẩn bị bài mới

File đính kèm:

  • docmy thuat 7 4 cot tiet 1 7.doc