Giáo án Mỹ thuật 5 - Lê Khánh Điệp - Bài 16-20

I/ Mục tiêu :

Yêu cầu cần đạt :

 - Về kiến thức:- HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.

 - Về kỹ năng :- biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật đơn giản.

 - Về thái độ :- cảm nhận được vẽ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí.

 * Học sinh khá giỏi : Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình chữ nhật, tô màu đều, rõ hình.

II/ Chuẩn bị :

1) Giáo viên :- SGK, SGV.

 - Hình gợi ý cách vẽ.

 - Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn

 - Một số hình ảnh hình chữ nhật có trang trí

 - Một số bài trang trí hình chữ nhật của Hs lớp trước

 2) Học sinh :- Vở tập vẽ, SGK

 - Dụng cụ học vẽ

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 5 - Lê Khánh Điệp - Bài 16-20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 16	Ngày : 
BÀI 16	:	 Vẽ theo mẫu: MẪU CÓ HAI VẬT
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt:
- Về kiến thức:- hiểu được hình dáng, đặc điểm của mẫu.
- Về kỹ năng :- biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. Vẽ được hình hai vật mẫu bằng chì đen hay màu.
 	- Về thái độ :- Quan tâm, tìm hiểu, yêu quý mọi vật xung quanh.
* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ Chuẩn bị :
1) Giáo viên :- SGK, SGV.
 - Mẫu vẽ 
 - Một số bài vẽ mẫu có hai vật mẫu của HS lớp trước.
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ, SGK
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta học bài vẽ theo mẫu : Mẫu có 2 vật 
* Hoạt động 1 : Quant sát, nhận xét 
Gv đạt mẫu gợi ý Hs quan sát mẫu vẽ, đặt câu hỏi :
+ Cho biết sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm của 2 vật mẫu
+ Yêu cầu Hs nhận xét về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt
+ Nhận xét so sánh tỉ lệ khung hình chung, khung hình riêng của từng vật mẫu
* Hoạt động 2 : Cách vẽ 
- Gv hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét mẫu theo góc nhìn của 
từng em và tập ước lượng tỉ lệ.
- Gv minh hoạ : Hướng dẫn Hs cách bố cục bài vẽ trên một tờ giấy
+ ước lượng và vẽ khung hình chung của mẫu (bố cục bài vẽ theo chiều dọc hay chiều ngang tờ giấy cho hợp lý).
+ Vẽ khung hình của từng vật mẫu.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận : miệng, thân, đáy... của cái bình đựng nước, cái bát,..:.
+ Vẽ phác hình bằng các nét thẳng, sau đó vẽ hình chi tiết cho giống mẫu.
+ Có thể vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hay vẽ màu.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- GV quan sát lớp và nhắc HS :
+ Vẽ mẫu theo đúng vị trí quan sát của mỗi người, không vẽ giống nhau.
+ Gợi ý HS vẽ khung hình chung, khung hình của từng vật mẫu.
+ Cách vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
+ Cách vẽ hình chi tiết.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS chọn một số bài vẽ và gợi ý Hs nhận xét về :
 + Bố cục (cân đối với tờ giấy). 
 + Hình vẽ (rõ đặc điểm, tỉ lệ sát với mẫu).
 + Các độ đậm nhạt (đậm, đậm vừa, nhạt).
- Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Xem tranh du kích tập bắn 
û lời câu hỏi
- Hs quan sát mẫutrả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe 
- Hs quan sát, Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở rập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 17	Ngày : 
BÀI 17	:	Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức :- Hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đoà Cung.
 	 - Về kỹ năng :- Có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh Du kích tập bắn
 	 - Về thái độ :- Cảm nhận được vẽ đẹp của bức tranh
 	* Học sinh khá giỏi :- Nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh 
II/ Chuẩn bị :
1) Giáo viên :- SGK, SGV.
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ, SGK
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Một trong những họa sĩ tên tuổi của hội họa VN là Nguyễn Đỗ Cung. Hôm nay chúng ta cùng thưởng thức một trong những tác phẩm của ông đó là bức tranh: Du kích tập bắn.
* Hoạt động 1 :G/thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung
Yêu cầu các Hs lần lượt đọc tóm lược về cuộc đời hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung trong sgk.
Sau đó GV đặt câu hỏi :
- Nêu tóm tắt về cuộc đời của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- Cho biết tên các tác phẩm lớn của ông.
=> Tóm ý: 
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp Trường mĩ thuật Đông Dương.Ông rất đam mê tìm hiểu lịch sử mĩ thuật dân tộc. 
Ông là một trong những hoạ sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác 
Hồ tại Bắc Bộ Phủ ( 1 946). 
- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hoạ sĩ đã cùng đoàn quân 
Nam tiến vào Nam Trung Bộ,, Bức tranh Du kích tập bắn ra đời trong hoàn cảnh đó. 
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung còn có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng như : Cây chuối ( 1936) ; CỔng thành Huế 1941 ) ; Học hỏi lẫn nhau ( 1960) ; Công nhân cơ khí (1962) ; Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi(1976),... 
- Ông còn là nhà nghiên cứu mĩ thuật, có đóng góp lớn trong việc xây dựng Viện Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và đào tạo đội người hoạ sĩ, cán bộ nghiên cứu mĩ thuật.
Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
* Hoạt động 2 : Xem tranh du kích tập bắn
GV chia lớp thành nhóm, đưa câu hỏi thảo luận:
+ Bức tranh diễn tả điều gì? hình ảnh chính của bức tranh ? 
+ Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào? 
+ Có những màu chính nào trong tranh ?
+ Cho biết về cách bố cục : sắp xếp các hình ảnh chính, phụ.
+ Tư thế của các nhân vật.
(Bức tranh diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích. Năm nhân vật được xếp ở trung tâm với những tư thế khác nhau rất sinh động : người bò, người trườn, người ngồi như đang chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào.
-Phía xa là nhà, cây, núi, bầu trời tạo cho bố cục chặt chẽ, sinh động
- Màu vàng của nền đất, màu xanh thẳm của nền trời, màu trắng bạc của mây diễn tả cái nắng chói chang rực rỡ trên bãi tập và thời tiết nóng nực của miền Nam Trung Bộ; màu sắc có đậm, nhạt rõ ràng)
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về các tác phẩm.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Gv nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Trang trí hình chữ nhật
û lời câu hỏi
- Hs đọc tiểu sử trong SGK, trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe 
- Hs thảo luận nhóm theo gợi ý của Gv
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 18	Ngày : 
BÀI 18	:	Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 - Về kiến thức:- HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
 - Về kỹ năng :- biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật đơn giản.
 - Về thái độ :- cảm nhận được vẽ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí.
 * Học sinh khá giỏi : Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình chữ nhật, tô màu đều, rõ hình.
II/ Chuẩn bị :
1) Giáo viên :- SGK, SGV.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 - Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn 
 - Một số hình ảnh hình chữ nhật có trang trí 
 - Một số bài trang trí hình chữ nhật của Hs lớp trước
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ, SGK
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta học bài vẽ trang trí hình chữ nhật
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và đặt câu hỏi :
 - Cho biết điểm khác và giống nhau giữa bài trang trí hình chữ nhật với các bài trang trí hình vuông, hình tròn?
+ Hình mảng chính giữa được vẽ như thế nào ?
(Hình mảng chính ở giữa, được vẽ to )
+ Họa tiết được vẽ ra sao?
(H/ tiết, màu sắc thường được sắp xếp đ/ xứng qua các trục)
+ Màu sắc ? 
( Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.)
+ Đặc điểm của các hình có giống nhau không?
(- Khác nhau : Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật mà trang trí đối xứng qua trục ở các hình này cũng có sự khác biệt. 
+H/ chữ nhật thường được t/ trí đối xứng qua 1hoặc 2 trục 
+ H/ vuông thường được trang trí qua1, 2 hoặc 4 trục 
+ H/ tròn có thể trang trí đối xứng qua1, 2, 3 hoặc nhiều trục. 
- Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật : 
+ Mảng hình ở giữa là : hình vuông, hình thoi, hình bầu dục 
+ Bốn góc có thể là mảng hình vuông hoặc tam giác,... 
+ Xung quanh có thể là đ/ diềm hoặc một số hoạ tiết phụ...
* Hoạt động 2 : Cách trang trí
GV treo lên bảng gợi ý cách vẽ cho Hs quan sát
- Tìm khuông khổ và vẽ hình định trang trí 
- Kẻ các đường trục 
- Vẽ các mảng chính, phụ 
- Vẽ hoạ tiết phù hợp với các mảng
- Vẽ màu theo ý thích
(Vẽ màu đậm nhạt thay đổi giữa màu nền và màu hoạ tiết Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu)
* Hoạt động 3 : Thực hành
- GV quan sát chung, gợi ý HS :
+ Kẻ trục. 
+ Tìm hình mảng : Mảng chính lớn và các mảng phụ nhỏ hơn. Chú ý đến khoảng trống giữa các mảng 
+ Tìm hoạ tiết và vẽ hoạ tiết vào các mảng đối xứng qua trục.
+ Vẽ màu vào các hoạ tiết và nền ; vẽ màu có đậm, có nhạt (chú ý đảm bảo tính đối xứng của các hoạ tiết, các mảng trong hình chữ nhật).
- GV gợi ý cụ thể hơn với những HS còn lúng túng và động viên những HS có khả năng đề các em tự tin phát huy được tính sáng tạo.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Gv cùng Hs lựa chọn một số bài và gợi ý để HS nhận xét, xếp loại :
+ Bài hoàn thành.
+ Bài chưa hoàn thành. 
+ Bài đẹp, chưa đẹp vì sao ?
- Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : 
+ Sưu tầm tranh, ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân
û lời câu hỏi
- Hs quan sát hình trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv minh hoạ 
- Hs vẽ vào vở tập vẽ 
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 19	Ngày : 
BÀI 19	:	 Vẽ tranh đề tài
NGÀY TẾT, LỄ HỘI MÙA XUÂN
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức :- Hiểu đề tài Ngày Tết, lễ hội mùa xuân.
- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ởû quê hương.
	* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
 	* Giáo dục môi trường :- Thêm yêu vẻ đẹp của quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn cảnh quan, tham gia các hoạt động làm sạch đẹp cảnh quan môi trường.
	 - Gìn giữ văn hóa dân tộc 
II/ Chuẩn bị :
1) Giáo viên :- SGK, SGV.
 	 - Tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
 - Một số bài vẽ của Hs lớp trước về đề tài này.
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ, SGK
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta vẽ tranh đề tài ngày tết, lễ hội, mùa xuân
* Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
- Gv giới thiệu tranh đặt câu hỏi :
+ Không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân?
+ Những hoạt động trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân?
+Hình ảnh, màu sắc trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân?
- ở quê hương em có những lễ hội nào trong những ngày Tết, mùa xuân ?
_Tình cảm của em được thể hiện như thế nào ?
- Em sẽ chọn cho mình nội dung gì để vẽ tranh?
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- Gv gợi ý một số nội dung:
+ Cảnh vườn hoa, công viên, chợ hoa ngày Tết …
+ Chuẩn bị ngày Tết : Trang trí nhà cửa, gói bánh…
+ Những hoạt động trong ngày Tết : Chúc Tết, đi lễ chùa…
+ Những h/ động trong lễ hội: Chọi gà. đua thuyền, múa lân 
 * Vẽ hình ảnh chính trước
 Vẽ các hình ảnh của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. Nằm ở trọng tâm của tranh.
* Vẽ hình ảnh phụ sau
Vẽ các hình ảnh cho tranh thêm sinh động (nhà cửa, đình chùa, cây cối, cờø hoa,...)
* Vẽ màu 
Màu sắc phải vẽ để thể hiện ngày Tết, Lễ hội và mùa xuân (Vẽ màu tươi sáng rực rỡ, có đậm, có nhạt)
* Hoạt động 3 : Thực hành
+Gv nêu yêu cầu của bài
+ Gv nhắc Hs vẽ cảnh vật sao cho hợp lí, vẽ được các dáng hoạt động.
+ Khuyến khích vẽ màu tươi sáng, rực rỡ thể hiện được không khí vui tươi phù hợp với nội dung đề tài.
+ Hs chọn nội dung và vẽ tranh như đã hướng dẫn
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Gv chọn một số bài hoàn thành gợi ý để Hs nhận xét về :
+ Cách chọn và sắp xếp các hình ảnh (rõ nội dung đề tài).
+ Cách vẽ hình (hợp lí, sinh động).
+ Màu sắc (hài hoà, thể hiện được không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân).
- Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Quan sát các đồ vật và hoa quả
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát Gv minh hoạ 
- Hs vẽ vào vở tập vẽ 
 Hs tìm ra bài vẽ đẹp 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 20	Ngày : 
BÀI 20	:	 Vẽ theo mẫu
MẪU CÓ HAI VẬT HAY BA VẬT MẪU
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức :-Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu.
 	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu.
 	 -Về thái độ :- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình, độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ.
 	* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.
 II/ Chuẩn bị :
1) Giáo viên : - SGK, SGV.
	 - Màu vẽ	
 	 - Một số bài vẽ của Hs lớp trước về đề tài này.
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ, SGK
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta học bài vẽ theo mẫu: Mẫu có hai vật
* Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét 
Quan sát vật mẫu và cho biết:
- Hãy cho biết đặc điểm, hình dáng, màu sắc của 2 vật mẫu
- Vật nào đứng trước, vật nào đứng sau?
- ước lượng tỉ lệ giữa chiều ngang tòan bộ vật mẫu so với chiều dọc tòan bộ vật mẫu. Cho biết mẫõu nằm trong khung hình gì?
- Quan sát từng vật mẫu và cho biết khung hình riêng của từng vật mẫu?
- Quan sát phần ánh sáng trên vật mẫu cho biết phần nào 
của mẫu sáng nhất, phần nào trên mẫu tối nhất?
=> Trong quá trình Hs nhận xét, Gv bổ sung, tóm tắc ý kiến, phân tích để Hs cảm thụ vẻ đẹp của mẫu 
* Hoạt động 2 : Cách vẽ 
Gv giới thiệu khung giấy trong vở tập vẽ của Hs. Yêu cầu Hs lựa chọn phần sắp bố cục đúng.
- Các bước vẽ theo mẫu:
+ Vẽ khung hình chung của mẫu. Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu 
+ Vẽ đường trục của các vật mẫu 
+ Tìm tỉ lệ của từng bộ phận, Vẽ phát các nét chính 
+ Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu 
+ Phát các mảng đậm, nhạt 
+ Vẽ đậm nhạt bằng bút chì hoặc vẽ màu 
- Cho Hs xem bài vẽ của Hs lớp trước.
* Hoạt động 3 : Thực hành
Gv nêu yêu cầu bài:
Gợi ý Hs : Bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy, vẽ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu ; chú ý tỉ lệ các bộ phận để hình vẽ rõ đặc điểm ; vẽ các độ đậm nhạt chính
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Gv chọn một số bài hoàn thành gợi ý để Hs nhận xét về :
+ Bố cục.
 + Hình vẽ.
 + Đậm nhạt,...
 - Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Tập nặn và tạo dáng tự do
û lời câu hỏi
- Hs quan sát mẫu trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát Gv minh hoạ 
- Hs vẽ vào vở tập vẽ 
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 

File đính kèm:

  • docK5 Bai 16 - Bai 20.doc