Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 35

Tiết 140:

TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức : Giúp HS nắm vững, ôn tập lại kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 8 một cách khái quát và cơ bản.

 2. Kĩ năng : - Nâng cao năng lực nhận diện kiến thức, thực hành khả năng viết văn và nhận biết những lỗi sai.

 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác học tập.

 B. CHUẨN BỊ :

 1 .Thầy : Chấm bài, tìm ra các lỗi sai cơ bản về diễn đạt, dùng từ và chính tả.

 2. Trò: Học bài cũ.

C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Tiết :137	Tập làm văn	 	
 Văn bản thông báo
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo , đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng quy cách.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với các văn bản thông cáo – tường trình- báo cáo... bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản đúng qui cách.
 3. Thái độ : Tích cực trong học tập.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2.Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là văn bản tường trình? Hãy cho biết khi làm hình thức văn bản này, phảI chú ý điều gì?
 3. Bài mới : 
 HS đọc 2 văn bản sgk.
? Trong các văn bản trên ai là người viết thông báo?
? ai là đối tượng thông báo?
? Thông báo nhằm mđ gì?
? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì?
? Nhận xét về hình thức trình bày thông báo? So sánh với VB tường trình?
? Qua đó em rút ra ghi nhớ gì?
HS đọc và nhận xét , giải thích trong 3 tình huống sgk tình huống nào cần viết vb thông báo?
? Theo em bố cục một văn bản thông báo gồm mấy phần?
? Lời văn thông báo cần ntn?
GV yêu cầu h/s thảo luận và trả lời?
? Lỗi của văn bản thông báo trong VB là gì?
GV yêu cầu hs tự sửa chữa.
HS đọc văn bản 
- Tình huống a: VB tường trình.
- Tình huống b,c : VB thông báo.
a Thông báo.
b Báo cáo.
c Thông báo.
Lỗi về diễn đạt : Diễn đạt câu chưa đúng ngữ pháp : “ Trên cơ sở đã .... toàn trường”.
Về nội dung: chưa nêu kế hoạch kiểm tra công tác vệ sinh học đường.
I. Đặc điểm của văn bản thông báo.
1. VD : 2 VB thông báo ( sgk).
2. Nhận xét:
-Người viết : cấp trên.
Người nhận : cấp dưới.
Mục đích : Truyền đạt phổ biến công việc, kế hoạch cho cấp dưới thực hiện.
Ghi nhớ ( sgk
II. Cách làm văn bản thông báo:
1. Tình huống cần làm VB thông báo.
2. Cách làm văn bản thông báo.
3 Phần :
+ Thể thức mở đầu.
+ Nội dung.
+ Thể thức kết thúc.
* Lưu ý( sgk)
III. Luyện tập 
BT1: trong SBT NV8 T 94-95
BT 2: 
Lỗi của văn bản thông báo:
4. Củng cố:
 ? Nêu mđích của văn bản thông báo?
 ? So sánh , phân biệt VB thông báo với thông cáo, chỉ thị?
 ? Giống và khác VB thông báo với văn bản tường trình?
 5. Hướng dẫn:
 - Học lý thuyết.
 - Làm BT 3,4 . Chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
*************************************
Tiết 138
CHƯƠNG TRìNH ĐịA PHƯƠNG
( PHầN TIếNG VIệT )
A-Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : -Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô ở các địa phương.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt từ ngữ xưng hô của địa phương trong từng hoàn cảnh nhất định.
 3. Thái độ : -Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức .
B-Chuẩn bị:
-GV : Soạn bài và tài liệu tham khảo .
-HS : Tìm hiểu trên sách báo + Tác phẩm văn học .
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
 2-Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
 3-Giảng bài mới :
Hoạt động của Thày	- Trò
Nội dung
Thực hiện BT 1SGK
-Đọc BT 1 –SGK .
-Xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích đã cho.
-GV lưu ý : Cho HS xem tài liệu Ngữ văn 8-Từ ngữ địa phương-Tập I và Biệt ngữ xã hội .
Cho HS thực hiện phần đầu của BT 2 SGK.
-Đọc BT 2 –SGK .
-Tìm từ xưng hô ở địa phương .
Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những tình huống cụ thể phù hợp với vai xã hội và các mối quan hệ xã hội.
Bài tập 4:
Yêu cầu học sinh đối chiếu những từ ngữ xưng hô trong bài tập 2 đã tìm được với những từ chỉ quan hệ trong chương trình địa phương (Phần TV) kì I và đưa ra nhận xét.
Bài tập 1:
-Chỉ có đoạn trích a có từ xưng hô địa phương “ U =>Dùng để gọi mẹ”
-Đoạn trích b từ “ Mợ =>Dùng để goi mẹ” 
 =>Mặc dù không phải là từ xưng hô địa phương,không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân =>Là biệt ngữ xã hội.
Bài tập 2:
-Đại từ trỏ người :
-Các từ xưng hô ở địa phương.
-Các từ xưng hô ở địa phương khác.
Tôi
Tui , choa , qua
Tao
tau
Chúng tôi
bầy tui
mày
Mi
hấn
hắn
Tụi mày
Tụi bây (tụi bây)
..
Bài tập 3:
Từ xưng hô ở địa phương em thường được dùng trong giao tiếp giữa người trong gia đình, với các mối quan hệ thân hoặc sơ, ngang hàng
Bài tập 4:
- Nhiều từ ngữ được sử dụng phổ biến và mang tính rộng rãi: mẹ, bỗ, cô, bác, anh, chị.
- Nhiều phương tiện xưng hô được sử dụng chỉ ở phạm vi một vùng miền nhất định: ghe, xuồng, mế, má
- Nhiều từ ngữ được sử dụng phổ biến trong một phạm vi rộng rãi với nhiều vùng miền khác nhau: bá, dì,
- Từ ngữ xưng hô không chỉ được sử dụng trong một mỗi quan hệ trong gia đình mà nhiều khi có thể được sử dụng rộng rãi ngoài các mối quan hệ xã hội. Nên việc chú ý hoàn cảnh khi giao tiếp là vấn đề quan trọng. 
4. Củng cố:
- Khi xưng hô lưu ý những điểm gì? (hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, vị trí xã hội và mục đích giao tiếp)
5. Hướng dẫn:
- Ôn tập lại kiến thức chương trình từ ngữ địa phương. 
- Chuẩn bị tiết học: LT làm văn bản thông báo.
*********************************************
Tiết: 139
Tập làm văn
luyện tập làm văn bản thông báo
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo , đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng quy cách.
- Ôn lại những kiến thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của văn bản thông báo.
 2. Kĩ năng : - Nâng cao năng lực viết văn bản thông báo đơn giản đúng qui cách.
 3. Thái độ : Tích cực trong học tập.
 B. Chuẩn bị :
 1 .Thầy : Soạn giáo án, sưu tầm một số vb thông báo các loại để phân tích mẫu.
 2. Trò: Học bài cũ, đọc bài mới.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2.Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là văn bản tường trình? Hãy cho biết khi làm hình thức văn bản này, phảI chú ý điều gì?
- Tình huống nào dưới đây cần viết văn bản thông báo?
A. Với tư cách là thư kí của một đại hội Chi đội, em cần viết văn bản ghi lại nội dung của đại hội đó.
B. Em muốn được gia nhập Đoàn thanh niên CSHCM.
C. Em vô ‏‎ý làm mất sách của thư viện.
D. Nhà trường vừa đề ra một quy chế mới. Cần phổ biến rộng rãi quy chế này cho h/s toàn trường được biết. (*).
3. Bài mới : 
 Vậy văn bản thông báo viết ra nhằm mục đích gì? Bao gồm những mục nào? Để hiểu rõ hơn những vấn đề đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
ND cần đạt
? Nội dung và thể thức của văn bản thông báo gồm những vấn đề gì?
? Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống và khác nhau?
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s viết văn bản báo cáo.
? Đọc yêu cầu bài tập 1. Lựa chọn văn bản thích hợp?
? Đọc văn bản thông báo. Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo?
? Yêu cầu h/s viết lại văn bản thông báo?
G chốt, bổ sung, sửa chữa nếu cần.
? Hãy nêu những tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài xã hội cần viết văn bản thông báo? 
Cho h/s chơi trò chơi tiếp sức.
Chia làm hai đội.
G cùng các đội tổng kết lại và đếm tình huống đúng -> Tuyên dương đội thắng cuộc.
* Giống: đều theo mẫu sẵn, cụ thể gồm ba phần (mở đầu, nội dung, kết thúc).
* Khác: - Văn bản thông báo: cấp trên -> để mọi người cùng biết về một vấn đề.
- Văn bản tường trình: trình bày rõ vấn đề để cấp trên, người có thẩm quyền hiểu rõ sự việc.
a, Thông báo.
b, Tường trình.
c, Thông báo.
H phát hiện lỗi dựa trên những nội dung sau:
 Thông báo đã đầy đủ các mục chưa? 
Nội dung ntn? 
Lời văn?
- Thông báo thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái.
- ND thông báo không phù hợp với tên văn bản.
=> Khi viết lại cần bổ sung một số phần đó vào văn bản thông báo.
H viết lại văn bản thông báo
=> H khác nhận xét bài viết của bạn.
H thảo luận trong thời gian: 3’. Sau đó lần lượt trình bày.
H 1 về h/s 2 mới được lên cho đến hết.
- Tình hình học tập và rèn luyện của h/s cá biệt.
- Thu các khoản tiền đầu năm học.
- Kế hoạch tham quan thực tế.
- Đến nhận đồ vật mất cắp đã tìm thấy.
- Kế hoạch hoạt động hề năm 2006 – 2007.
I/ Lí thuyết.
- Nội dung: + Ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, thời gian - địa điểm.
- Thể thức: 3 phần.
+ Mở đầu văn bản thông báo.
+ Nội dung thông báo.
+ Kết thúc văn bản thông báo.
II/ Luyện tập.
1. Bài tập 1.
Bài tập 2.
Bài tập 3.
4. Củng cố:
- Khi viết văn bản thông báo cần lưu ý những điểm gì?
(Thể thức mở đầu, nội dung và thể thức kết thúc).
5. Hướng dẫn:
- Tiếp tục ôn tập lại văn bản thông báo.
- Sưa tầm thêm các tình huống cần viết thông báo.
- Làm bài tập 4.
****************************************
	Tiết 140: 
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức : Giúp HS nắm vững, ôn tập lại kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 8 một cách khái quát và cơ bản.
 2. Kĩ năng : - Nâng cao năng lực nhận diện kiến thức, thực hành khả năng viết văn và nhận biết những lỗi sai.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác học tập.
 B. Chuẩn bị :
 1 .Thầy : Chấm bài, tìm ra các lỗi sai cơ bản về diễn đạt, dùng từ và chính tả.
 2. Trò: Học bài cũ.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2.Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
I. Đề bài: 
? Yêu cầu học sinh đọc và trình bày đáp án cơ bản cho từng câu trả lời.
II. Đáp án – biểu điểm:
Câu 1: 2đ.
a. Cách sắp xếp trật tự từ như vậy có tác dụng nhấn mạnh vị ngữ, làm nổi bật ý diễn đạt, sức sống của những mầm măng(0,5đ)
b. Kiểu câu: (1) – Trần thuật(0,25đ)
	(2) – Trần thuật (0,25đ)
	(3) – nghi vấn(0,25đ)
c. Biến đổi câu(3) thành câu cảm thán (0,25đ)
- Hình thức: có từ cảm thán hoặc có dấu chấm than cuối câu.
- Chức năng: bộc lộ cảm xúc:
VD: Ôi thảo mộc cũng có tình mẫu tử.
Câu 2: (2đ)
Học sinh phát hiện được sự khác nhau về nghệ thuật miêu tart và nêu được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
+ Hai câu trước: Nghệ thuật so sánh, hình ảnh chiếc thuyền ra khơi với “con tuấn mã” (0,5đ)
Tác dụng: tạo hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng về khí thế ra khơi vf tình yêu lao động của con người (o,5đ)
+ Hai câu sau: Miêu tả con thuyền bằng nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ chuyển đỏi cảm giác. (0.5đ)
Tác dụng: gợi hình ảnh con thuyển như một sinh thể sống, có hồn, biết nghỉ ngơi thư giãn và cảm nhận. Đồng thời gợi lên cuộc sống yên ả, thanh bình của làng chài.
Câu 3: 
1. Về hình thức nghị luận:
- Đúng phương thức nghị luận.
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Có hệ thống luận điểm đúng đắn, bám sát vấn đề cần nghị luận, luận cứ rõ ràng thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
- Văn viết trong sáng, sáng tạo.
- Không mắc lỗi chính tả, từ, câu
2. Nội dung: 
Yêu cầu nghị luận: Mục đích học tập của học sinh hiện nay.
- Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: dẫn câu nói của N. Thiếp.
- Thân bài: 
+ Hiểu thế nào là mục đích: là kết quả cần vươn tới, cần phấn đấu nỗ lực để có được
+ Theo quan điểm của N.Thiếp: học để trở thành người biết cư xử, người biết sống có íchđó là quan điểm không chỉ đúng dưới xã hội phong kiến mà đúng trong mọi thời đại
+ hiện nay nhiều học sinh xác định mục đích học tập đúng đắn và luôn phấn đấu để đạt được mục đích đó: học dể trang bị tri thức, học cho gia đình học cho tương lai bản thân, để cống hiến và đóng góp.
Tuy nhiên, còn có những học sinh chưa xác định đúng mục đích học tập (biểu hiện tiêu cực)
- Kết bài: khẳng định học sinh cần có mục đích học tập đúng đắn và phù hợp yêu cầu thời đại.
3. Biểu điểm: 
- Điểm 6: Bài văn đạt xuất sắc các yêu cầu trên, bám sát yêu cầu của đề bài, ý tứ sâu sắc, có kĩ năng nghị luận tốt, văn sắc sảo, sáng tạo. Không mắc lỗi chính tả, câu, từ
- Điểm:5 – 4. bài văn đạt các yêu cầu trên ở mức khá, xác định đúng yêu cầu, luận điểm đúng đắn, luận cứ tiêu biểu, sát hợp, không mắc lỗi trầm trọng trong dùng từ, đặt câu.
- Điểm 3: Bài văn đạt được yêu cầu ở mức trung bình, ý tứ chưa sâu, mắc vài lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.
- Điểm 2: bài văn chưa đạt yêu cầu trên, ý tứ hời hời hợt, kĩ năng nghị luận còn hạn chế, bám vào đề bài.
- Điểm 1: Bài thiếu bố cục hoặc chưa có luận điểm, nội dung lan man không bám vào đề bài.
- Điểm 0: Lạc đề, sai nội dung, không đúng kiểu bài.
III. Nhận xét:
1. Nội dung : 
 a. Ưu điểm :- Nhiều em hiểu bài sâu bài làm tốt : Định, Hưng,Hường, Thúy (8A); Huệ (8B)  
 - Bài tự luận đi đúng kiểu bài, lý lẽ dẫn chứng thuyết phục.
 b. Nhược : - Một số em chưa đọc kĩ đề bài "bài làm chưa đầy đủ: Đông, Minh, Tùng (8B)
 - Các câu còn xác định nhầm biện pháp tu từ, kiểu câu: Hairb, Tùng, Minh (8B) 
 - Câu tự luận làm còn chưa đầy đủ , một số chỉ viết chống đối,bài làm còn sơ sài, lý lẽ, dẫn chứng hời hợt, không sâu sắc, không thuyết phục: Tuấn, Cúc, Thoa, Đông (8B) 
 2. Hình thức : 
 a. Ưu điểm : - Đa số các em trình bày sạch sẽ, chữ viết sáng đẹp: Huyền, Hường, Yến...
b. Nhược điểm :- Nhiều bài trình bày chưa sac đẹp, chữ viết xấu ( Công, Tùng, Tuấn...)
 - Câu 3 chưa có bố cục rõ ràng.
 - ý thức tự giác và tích cực trong làm bài chưa cao.
 - Nhiều em chưa hoàn thành bài viết .
Hđ 3: Chữa một số lỗi tiêu biểu các loại:
 1. Chính tả : Nguyễn thiếp " Nguyễn Thiếp . Chiều đại " Triều đại
 la Sơn phu tử " La Sơn phu tử nỗi nòng " nỗi lòng
3. Câu :
- Hai câu thơ này đã được trích trong bài “Bàn về phép học”. ( Hiếu ).
 Hđ 4: Gv cùng hs đọc bình một số bài, đoạn văn có những ưu điểm về từng mặt.
Đọc bài: Hưng.
Thống kê điểm kiểm tra : 
Lớp
Sĩ số
>8
7.9 - 7
6,5 - 5
<5
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
8C
8D
4. Củng cố:
- Nhắc nhở việc ôn bài. 
- Rút kinh nghiệm cho việc học và làm bài.
5. Hướng dẫn:
- Yêu cầu học sinh về nhà làm lại bài thi.

File đính kèm:

  • docTuan 35.doc
Giáo án liên quan