Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 32

Tiết 126.

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

A. MỤC TIÊU:

1/. Kiến thức:

-Các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

-Các hành động nói.

-Cách thực hiện hành động động nói bằng các kiểu câu khác nhau.

2. Kĩ năng :

- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.

- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.

3/. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học sinh tự giác học tập.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết 125.
	Tổng kết phần văn
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
-Một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
-Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
-Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
-Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.
2. Kĩ năng :
-Một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
-Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
-Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
-Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.
3. Thái độ:
Tự giác, tích cực, yêu thích văn học, thích tìm hiểu cảm thụ thơ.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
	 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần ôn tập của học sinh.
	3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1.
Phần này giáo viên đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị theo gợi ý sách giáo khoa, lập bảng thống kê theo mẩu.
GV yêu cầu 1 học sinh trình bày bảng thống kê đã chuẩn bị của mình học sinh khác nhận xét. Giáo viên sửa chữa và ghi đầy đủ lên bảng.
Học sinh đối chiếu sữa những sai sót, chép lại bảng chính xác.
Dựa vào cột thể loại, em có nhận xét gì về cách sắp xếp ( phân phối) các văn bản ?
?Nêu lên sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 18, 2a trong các bài 18, 19 ?
?Học sinh đã chuẩn bị sau đó thảo luận nhóm, chọn lọc điểm khác cơ bản, sau đó đại diện trình bày
I.Lập bảng thông kê các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 lớp 8
? Vì sao thơ trong các bài 18, 19 được gọi là thơ mới ? chúng mới ở chổ nào ? học sinh so sánh với thơ cũ để nhận ra dễ dàng.
? Hãy chép lại những câu thơ em thích nhất cho là hay nhất trong bốn bài kể trên ? giải thích sự chọn lựa của em bằng khả năng cảm thụ những câu thơ đó ?
HS tự do chọn tuỳ theo thị hiếu nhưng giáo viên cần định hướng để học sinh có sự lựa chọn và cảm thụ đúng.
II/ - Nhận xét sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản
Ba văn bản thơ bài 15, 16 : đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, điển hình về tính quy phạm của thơ cổ, số câu, chữ hạn định, luật bằng trắc, niêm đối, gieo vần chặt chẽ.
Ba văn bản thơ bài 18, 19 : hình thức thơ linh hoạt, phóng khoáng, tự do hơn, tuy vẫn tuân thủ 1 số quy tắc, số chữ trong câu bằng nhau, đều có vần, có nhịp điệu nhưng những quy tắc đó không quá chặt chẽ tới mức gò bó-> số câu không hạn định, lời thơ tự nhiên, không có tính ước lệ, cảm xúc thể hiện chân thật.
3. Củng cố
Giáo viên nhận xét giờ học
4.Hướng dẫn học bài: 
 Bài cũ: 
 Tiếp tục ôn tập những văn bản đã học.
Bài mới:
Xem trước bài: “ ôn tập phần tiếng việt từ bài 18”.
Tiết 126.
Ôn tập phần tiếng việt
A. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
-Các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
-Các hành động nói.
-Cách thực hiện hành động động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
2. Kĩ năng :
- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.
- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
3/. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học sinh tự giác học tập.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
	 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần ôn tập của học sinh.
	3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Em hãy nhắc lại những kiểu câu chúng ta đã học ở học kì II ?
Em hãy nhắc lại đặc điểm về hính thức và mục đích của các kiểu câu đó ?
Học sinh đọc kĩ những câu ở mục I1 và cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào trong số những kiểu câu đã học ?
Dựa vào nội dung câu 2 trong bài tập 1, hãy đặt 1 câu nghi vấn ? ( Gợi ý học sinh thêm từ để hỏi hoặc đặt điểm hỏi vào những từ ngữ khác nhau nhưng phù hợp để hỏi của câu trần thuật.
? Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như vui buồn, hay đẹp ? GV cho học sinh đặt những câu cảm thán khác nhau.
HS đọc đoạn trích mục II4 và trả lời những câu hỏi ở SGK ?
Giáo viên giải thích thêm : câu 7 là câu hỏi thực sự vì nội dung của nó là một vấn đề nghiêm túc, 1 băn khoăn : ăn hết tiền, lúc chết lấy gì mà ma chay ?
 I/ - Kiểu câu :Ôn tập kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật, phủ định
1/ Xác định kiểu câu :
Câu 1 : Câu trần thuật ghép có vế sau là dạng câu phủ định.
Câu 2 : Câu trần thuật đơn.
Câu 3 : câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ dạng phủ định.
2/ Tạo câu nghi vấn :
3/ Tạo câu cảm thán :
Chao ôi buồn !
Vui ơi là vui !
4 :
a). Câu trần thuật : 1, 3.
Câu cầu khiến 4.
Câu nghi vấn : 2, 5, 7.
Câu phủ định bác bỏ : 6.
b). Câu nghi vấn dùng để hỏi : câu 7.
c). Câu nghi vấn 2, 5 : Bộc lộ cảm xúc.
? Hành động nói là gì ?
em hãy nhắc lại những kiểu hành động nói đã học ? Hãy xác định hành động nói của câu đã cho theo gợi bảng ở sách giáo khoa ?
( Gợi ý học sinh căn cứ vào kiểu câu đã xác định và mục đích của những câu ấy để xác định hành động nói).
? có mấy cách thực hiện hành động nói ? 2 cách, trực tiếp và gián tiếp.
? Thế nào là cách trực tiếp và gián tiếp ? sau đó giáo viên cho học sinh tổng kết theo bảng ở sách giáo khoa>
Học sinh đọc nội dung bài tập 3 (SGK).
GV gọi HS đặt những câu theo nội dung.
Em hãy nhắc lại những tác dụng của trật tự từ ?
Trong những câu ở bài tập 2, việc sắp xếp các từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì ?
Học sinh đọc 2 câu văn ở bài tập 3, cho biết câu nào mang tính nhạc rõ ràng hơn ?
II/ - Hành động nói
Bài tập 1 :
Bài tập 2 :
Bài tập 3 : Hành động hứa hẹn, cam kết.
III/ - Lựa chọn trật tự từ trong câu
1/. Trật tự từ biểu thị thứ tự trước sau của hoạt động, trạng thái.
2/. 
a). Nối kết câu.
b). Nhấn đề tài của câu nói.
3/.
3. Củng cố
Nhắc lại các kiểu câu, các hành động nói đã học ? lựa chọn trật tự từ có những tác dụng nào ?
4.Hướng dẫn học bài: 
Bài cũ: 
Nắm kĩ những nội dung về phần tiếng việt đã học.
Viết đoạn văn có sử dụng những kiểu câu đã học.
Bài mới:
 Xem trước bài: “ Văn bản tường trình”.
**********************************
Tiết 127.
Văn bản tường trình 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về văn bản hành chính.
- Nắm được mục đích, yêu cầu, quy cách tiến hành thực hiện một văn bản tường trình.
2/. Kĩ năng :
 	- Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác.	- Có kĩ năng hình thành và tường trình những sự việc đơn giản trong cuộc sống qua văn bản tường trình. 
3/. Thái độ:
Giáo dục HS vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống khi cần thiết
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
	 2.Kiểm tra 15 phút
Đề bài:
A. Phần trắc nghiệm: 0,5đ/1đáp án.
Câu 1: Câu trả lời nào đúng cho câu hỏi: Luận điểm là gì?
A. Là những ý kiến, quan điểm, tư tưởng, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn.
B. Là vấn đề được đặt ra trong bài văn.
C. Là hệ thống dẫn chứng và lý lẽ trong bài văn.
D. Là một phương diện của vấn đề được trình bày trong bài văn.
Câu 2: Khi trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí nào? 
Câu 3: Vai trò của các yếu tố biểu cảm giúp cho đoạn văn có hiệu quả thuyết phục lớn hơn đối với người đọc và người nghe. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Giải thích vì sao?
II. Phần tự luận:
Câu 1(3đ): Khi sử dụng yếu tố biểu cảm, yếu tố tự sự và miêu tả, ta cần chú ý điều gì?
Câu 2(5đ) : Viết đoạn văn nghị luận cho luận điểm sau: “Tác hại của trò chơi điện tử đối với mỗi học sinh là vô cùng to lớn.”.
Đáp án – biểu điểm:
A. Trắc nghiệm:
1.A 2. Đầu hoặc cuối đoạn văn. 3. Đúng. Vì yếu tố biểu cảm tác động trực tiếp tới tình cảm, cảm xúc của người đọc, người nghe.
B. Tự luận:
Câu 1: Khi sử dụng yếu tố biểu cảm: Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực không được phá vỡ mạch lạc của bài văn nghị luận.
Khi sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả: Các yếu tố đó phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
Câu 2: 
Hình thức đoạn văn nghị luận theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.
Tác hại cụ thể cần nêu được như sau:
ảnh hưởng tới thời gian học tập dẫn tới sa sút trong học tập.
Suy giảm sức khỏe, bị ảnh hưởng bởi những thói xấu trong các trò chơi.
Khiến mọi người lo lắng.
Không tự chủ được hành vi dẫn tới dối trá, trộm cắp, vi phạm pháp luật.
Biểu điểm: 4- 5: Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt tốt, giàu tính thuyết phục. Kết hợp tốt các yếu tố đã học.
2 – 3,5: Đoạn văn thể hiện được rõ tác hại của trò chơi điện tử, có tính thuyết phục. Kết hợp yếu tố đã học. Còn mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả.
0 – 1,5: Văn lạc đề, diễn đạt lủng củng, tính thuyết phục chưa cao.
	3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HS đọc kĩ hai văn bản tường trình ở SGK .
? trong văn bản trên, ai là người viết tường trình và viết cho ai ?
HS dễ dàng trả lời.
? Bản tường trình viết ra nhằm mục đích gì ?
? Nội dung và thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý ? ( gợi ý)
? Trong phần nội dung, người viết phải trình bày những gì ? thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả..)
? về thể thức, mở đầu và kết thúc của văn bản có những mục đích nào ?
? Người viết văn tường trình cần phải có thái độ như thế nào ? khách quan, trung thực.
GV cho học sinh đọc ghi nhớ điểm 1, 2
I/ - Khái niệm
Văn bản 1 : Mục đích - trình bày mức độ trách nhiệm của người tường trình về việc nộp bài chậm.
Văn bản 2 : trình bày thiệt hại của người tường trình.
Ghi nhớ : Sách giáo khoa
Dựa vào hai bản trên, em hãy chỉ ra những tình huống phải viết văn bản tường trình thể hiện ở trên ?
? HS đọc tiếp các tình huống ở mục II1 và cho biết tình huống nào có thể và cần phải viết văn bản tường trình vì sao ? ai phải viết và viết cho ai ? GV cho học sinh thảo luận sau đó đại diện trình bày.
II/ - Những tình huống cần viết bản tường trình
Tình huống a, b phải làm tuờng trình.
Tình huống c không cần, giáo viên nhắc nhở.
Tình huống d  tuỳ tài sản bị mất lớn hay nhỏ.
? Em hãy phân biệt tường trình với đơn từ, đề nghị học sinh đọc lại 2 văn bản tường trình ở sách giáo khoa và rút ra những phần chủ yếu của một văn bản tường trình ? về nội dung, cách viết các phần thể thức mở đầu, thể thức kết thúc. 
? Chú ý vào 2 văn bản và cho biết khi viết văn bản tường trình cần lưu ý điều gì ?
GV cho 1 học sinh đọc to rõ ràng phần cách làm văn tường trình ở sách giáo khoa.
III/ - Cách làm văn bản tường trình
3. Củng cố
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc to rõ ghi nhớ sách giáo khoa ?
4.Hướng dẫn học bài: 
Bài cũ: 
Nắm kĩ ghi nhớ.
Học tập cách làm văn bản tường trình để có thể vận dụng
Bài mới:
Xem trước bài: “ Luyện tập văn bản tường trình”.
Tiết 128.
Luyện tập làm văn bản tường trình 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức về văn bản hành chính công vụ.
- Củng cố mục đính, yêu cầu và hình thức của một văn bản tường trình.
2/. Kĩ năng :
- Nhận biết rõ hơn về những tình huống cần viết văn bản tường trình.
- Quan sát và nắm vững hơn cách thức viết văn bản tường trình.
- Nâng cao một bước kĩ năng tạo lập văn bản tường trình và viết một văn bản tường trình đúng quy cách.
3/. Thái độ:
Giỏo dục HS ý thức đỳng khi làm một văn bản tường trỡnh.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
	 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần ôn tập của học sinh.
	3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I
Mục đích viết tường trình là gì ?
Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống nhau và có gì khác nhau ?
GV cho học sinh thảo luận nhóm 5 phút.
Sau đó gọi đại diện trình bày. Giáo viên điều chỉnh.
? Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục đích nào không thể thiếu trong văn bản này ? phần nội dung của văn bản cần như thế nào ?
I/ - Ôn tập lý thuyết.
Mục đích  viết tường trình.
Phân biệt văn bản tường trình với văn bản báo cáo.
Bố cục của văn bản tường trình.
Hoạt động II
Chỉ ra những chổ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống ( BT1-SGK)
HS đọc kĩ ba tình huống, sau đó thảo luận theo cặp. Giáo viên chỉ định trình bày.
? Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình ? lưu ý không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa ?
qua việc học sinh tìm các tình huống, giáo viên cho học sinh tự chọn tình huống rồi viết văn bản tường trình.
Gọi hai học sinh trình bày, giáo viên gọi 2 học sinh khác nhận xét, giáo viên điều chỉnh nếu sai.
II/ - Luyện tập
Bài tập 1 : 
a). Viết bản tự kiểm điểm.
b). Viết báo cáo.
c). Viết báo cáo.
Bài tập 2 :
VD : chứng kiến một vụ va quệt xe may, tường trình cho ccác chú công an nắm được sự việc để giải quyết.
Bài tập 3 :
3. Củng cố
Mục đích viết văn bản tường trình ? người viết tường trình phải có thái độ như thế nào ?
4.Hướng dẫn học bài: 
Bài cũ: 
Nắm kĩ đặc điểm của văn bản tường trình .
Tập viết văn bản tường trình với những tình huống phù hợp.
Bài mới:
Xem trước bài: “ ôn tập phần văn bản- chuẩn bị tiết trả bài”.
Ngày 11 tháng 04 năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan 32.doc