Giáo án môn học lớp 4 - Tuần lễ 19

CHÍNH TẢ (Nghe – viết)

 TIẾT 19: KIM TỰ THÁP AI CẬP .

I-MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim Tự Tháp

 Ai Cập.

2.Kĩ năng : Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm vần dễ lẫn:x/s,iêt/iêc

3.Thái độ: Rèn chữ viết cho hs

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Chuẩn bị bài tập 2, 3.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc52 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học lớp 4 - Tuần lễ 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Trong quá trình chơi tìm hiểu:
+Khi nào chong chóng không quay?
+Khi nào chong chóng quay?
+Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
-Nhận xét chong chóng của mỗi người có quay không và giải thích tại sao?
-Chong chóng không quay.
-Chạy để tạo gió.
-Do chong chóng tốt.
-Do bạn chạy nhanh.
- Thảo luận nhóm 3 giải thích.
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
-Hình thành nhóm 4 tiến hành thảo luận và làm thí nghiệm.
-2HS đọc các phần thực hành trong sách giáo khoa.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả của mình.
-Nhận xét bổ sung
* 2HS đọc ghi nhớ
-Thực hiện chuẩn bị đồ dùng học tập theo yêu cầu của giáo viên..
Môn: Kĩ thuật.
Bài 19: GIEO HẠT GIỐNG RAU, HOA. 
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau, hoa.
2.Kĩ năng : Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất.
Có ý thức tiết kiệm hạt giống, yêu thích lao động.
3.Thái độ: 
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vật liệu và dụng cụ:
-Một số loại hạt giống rau, hoa hoặc đậu (đậu đen, đậu xanh).
Túi bầu hoặc hộp nhựa, hộp sắt , đất (ở nơi không có vườn trường).
Dầm xới, cuốc, bát đựng hạt giống.
Đất đã lên luống (ở nơi có vườn trường).
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
ND – T/ lượng 
Hoạt động Giáo vên 
Hoạt động học sinh 
A -Kiểm tra bài cũ.
4 -5 ‘
B -Bài mới
1 -2’
HĐ 1: HD học sinh tìm hiểu quy trình kĩ thuật gieo hạt .
10 -12.’
HĐ 2: HD thao tác kĩ thuật.
 13 -14’
C -Nhận xét đánh giá.
- Dặn dò:
* Kiểm tra kết quả thử độ nảy mầm của học sinh.
-Kiểm tra dụng cụ học tập của tiết
-Nhận xét chung.
* Dẫn dắt ghi tên bài học.
* Em hãy nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm?
-Gọi HS đọc các nội dung trong sách giáo khoa.
+ Em hãy nêu quy trình và các bước thực hiện gieo hạt.
-Theo dõi giúp đỡ các nhóm.
-Tại sao phải chọn hạt giống?
-Nếu đem gieo hạt sâu, hoặc mọt thì cây sẽ thế nào?
-Làm đất nhỏ trước khi gieo có tác dụng gì?
-Nhận xét kết luận:
-Treo tranh hướng dẫn học sinh quan sát và nêu các bước gieo hạt. 
-Giáo viên nêu một số điểm cần lưu ý.
-Trong điều kiện có vườn trường, tốt nhất giáo viên tổ chức các hoạt động ở vườn trường.
-Không có vườn trường giáo viên phải chuẩn bị các chậu đất hoặc túi đựng bầu đất để hướng dẫn.
* Giáo viên HD kĩ các kĩ thuật theo nội dung SGK.
-Nhận xét tuyên dương.
* Gọi HS nhắc lại quy trình kĩ thật 
- Nhận xét tiết học.
-Nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng để thực hành cho tiết này.
* Kiểm tra theo cặp, kiểm tra và nhận xét.
-Đại diện các nhóm báo cáo.
* Nhắc lại tên bài học.
*2- 3HS nêu:
- 2HS đọc nội dung - lớp đọc thầm SGK.
-Thảo luận nhóm 4. viết các kết quả thảo luận vào phiếu.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Chọn hạt giống để có hạt giống đem gieo. Đảm bảo số lượng hạt nảy mầm và mầm cây khoẻ, đồng thời loại bỏ được những hạt sâu bệnh, mối mọt, lép.
- Thì hạt sẽ không nảy mầm được hoặc cây sẽ yếu ớt, bị bệnh.
- Để giúp hạt nảy mầm dễ dàng, không bị đọng nước, 
-Nhận xét bổ sung.
-Nghe.
- Theo dõi , nắm các bước .
* 2- 3 HS nêu lại quy trình kĩ thuật.
-Nghe và quan sát.
-2 – 3 HS lên thực hiện lại các thao tác giáo viên vừa hướng dẫn – lớp quan sát và nhận xét.
* HS nhắc lại quy trình và thực thiện.
TẬP ĐỌC.
TIẾT 38: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI 
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:-Đọc lưu loát toàn bài:
 -Biết đọc với giọng kể chậm, dàn trải, bước đầu đọc diễn cảm được 1 đoạn thơ
-Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Do vậy hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
2.Kĩ năng : .Học thuộc lòng 3 khổ thơ
3.Thái độ: Biết tôn trọng và yêu thương trẻ em.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh họa nội dung bài.
-Bảng phụ HD luyện đọc.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
 Nội dung
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
5’
1’
10-12’
10-12’
7-8’
2’
A-Kiểm tra 
B-Bài mới.
*Giới thiệu bài: 
HĐ1:
 HD luyện đọc 
HĐ2:
Tìm hiểu bài
HĐ3:
Hướng dẫn đọc diễn cảm
HĐ4:Củng cố, dặn dò:
* Gọi HS đọc truyện Bốn anh tà, trả lời câi hỏi theo nội dung bài học.
-GV nhận xét .
* Giới thiệu bài, ghi tên bài học.
*Gọi HS khá giỏi đọc bài.
-yêu cầu học sinh đọc theo khổ nối tiếp .
-luyện đọc trong nhóm 
-gv Đọc diễn cảm bài thơ.
* Gọi HS đọc khổ thơ1.
-Trong câu chuyện cổ tích này ai là người được sinh ra đầu tiên?
-Yêu cầu:
-Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời?
-Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ?
-Bố giúp trẻ em những gì?
-Thầy giáo giúp trẻ em những gì?.
-Gọi HS đọc cả bài.
-Ý nghĩa của bài thơ này là gì?
*Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Kết hợp HD để tìm để HS đọc tìm đúng giọng bài thơ, thể hiện diễn cảm.
-HD HS luyện đọc.
-Đọc mẫu 1-2 khổ
-Gọi HS thi đọc.
-Yêu cầu:
-Gọi HS thi đọc.
-Nhận xét HS.
* Nêu lại tên nd bài học 
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.
* 3 HS lên đọc bài ,trả lời câu hỏi.
-Nhận xét.
* Nhắc lại tên bài học.
* 1HS đọc.
-7 HS nối tiếp nhau đọc 7 khổ thơ(1-2 lượt toàn bài ).
-Luyện đọc theo cặp
-1-2 HS đọc lại cả bài
*1-2 HS đọc khổ thơ1, lớp đọc thầm.
-Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ em
-Cả lớp đọc thầm các khổ còn lại.
-Để trẻ nhìn cho rõ.
-Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế, bồng, chăm sóc.
-Giúp trẻ hiểu biết bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
-Dạy trẻ học hành.
-1-2 HS đọc, lớp đọc thầm theo
-Ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảm trân trọng người lớn với trẻ em(1-2 HS nhắc lại).
-7HS nối tiếp đọc lại các khổ thơ.
-Nhận xét.
-Nghe GV đọc
-Luyện đọc theo cặp
-Thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
-HS tự nhẩm học thuộc lòng bài thơ
-Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
-Nhận xét.
* 2 Học sinh nhắc lại .
- Nghe và thực hiện .
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 37: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: -Nắm vững 2 cách mở bài trực tiếp,gián tiếp trong bài văn miêu tả đồ vật
2.Kĩ năng : -Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học
3.Thái độ: Rèn hs kĩ năng viết văn.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ Ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
 Nội dung
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
5’
1’
7’
8’
3’
A.Kiểm tra
B- Bài mới
Giới thiệu bài.
HĐ1: Luyên tập
Bài 1: 6 -7 ’
Bài 2 Làm vở 
 C.Củng cố dặn dò 
* Gọi HS nhắc lại kiến thức về 2 cách mở bài trong bài văn tả đồ vật( mở bài trực tiếp và gián tiếp).
-Mở bảng phụ đã viết sẵn 2 cách mở bài.
* Dẫn dắt ghi tên bài.
* Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Yêu cầu.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Bài tập yêu cầu gì?
-HD:Bài tập này yêu cầu các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Đó có thể bàn học ở trường, hoặc ở nhà
-Gọi HS đọc bài làm của minh.
-Nhận xét, bổ sung.
* Gọi HS nêu lại tên ND bài học?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về làm lại các bài tập.
* 1-2 HS nhắc lại kiến thức theo yêu cầu của GV.
-Nhận xét.
-Nhắc lại tên bài học
* 1-2HS đọc yêu cầu bài
-Cả lớp đọc thầm từng đoạn mở bài trao đổi cùng bạn, so sánh tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài.
-Phát biểu ý kiến.
Điểm giống nhau
Điểm khác nhau
Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
-Đoạn a,b mở bài trực tiếp giới thiệu ngay đồ vật cần tả
-đoạn c mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào đồvật định tả.
-Nhận xét.
* 1-2 HS đọc.
-1 HS trả lời
-Nghe HS sau đó tự làm bài vào vở.
- 4-5 HS đọc kết quả bài làm của minh.
-Lớp theo dõi, nhận xét.
* 2 HS nêu .
- Về thực hiện 
Thứ tư ngày 14 tháng 1 năm 2015
TOÁN
TIẾT 93: HÌNH BÌNH HÀNH 
 I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:Giúp HS:
-Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng vẽ hình.
3.Thái độ: Giaos dục hs tính cẩn thận.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Vẽ sẵn một số hình vuông, chữ nhật, bình hành, tứ giác.
-Giấy kẻ ô li.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
 Nội dung
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
5’
1’
7’
7’
6’
5’
7’
2’
A-Kiểm tra 
B-Bài mới.
HĐ1:GTB
HĐ2: Hình thành biểu tượng của hình bình hành.
HĐ3: Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành.
HĐ4: 
Thực hành.
Bài 1:
Bài 2:
Nhận diện các hình tứ giác 
Bài 3: 
Làm vở 
C-Củng cố dặn dò.
* Gọi HS lên bảng làm bài tập 4. của tiết trước.
-NX một số vở.
-Nhận xét chung
* Dẫn dắt ghi tên bài.
-Đưa ra một số hình vẽ đã chuẩn bị yêu cầu HS quan sát và nhận xét hình dạng của hình.
 A B M N 
 D C Q P 
 H G 
 E I
-Giới thiệu tên hình bình hành.
KL: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
* Yêu cầu HS đo độ dài của các cặp cạnh đối diện để thấy hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.
-Nhận xét kết luận:
* Trong các hình sau hình nào là hình bình hành?
-Nêu yêu cầu thảo luận cặp đôi quan sát hình và trả lời câu hỏi?
-Nhận xét sửa.
* Giới thiệu cho học sinh về các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD. B
 A
 D C
* Gọi HS nêu yêu cầu đề bài 
Yêu cầu HS tự làm vào vở
- Nhận xét , chốt kết quả đúng .
* Nêu lại các tính chất hình bình hành ?.
-Nhận xét tiết học.
* 1HS lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
* Nhắc lại tên bài học.
* Quan sát hình vẽ rồi nhận xét hình dạng của hình.
-Đọc tên các hình đã quan sát.
Vd:+Hình bình hành ABCD
 +Hình tứ giác HGIE
 +Hình vuông MNPQ
-3 – 4 HS nhắc lại kết luận.
* Thực hành đo độ dài của các cặp cạnh đối diện và nêu đặc điểm của chúng.
-Lớp nhận xét bổ sung.
* HS tự nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình hành và nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ.
-Nghe.
* Quan sát hình thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
-Nhận xét.
* Nêu yêu cầu đề bài 
-Nhận dạng và nêu được hình bình hành MHPQ: có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
-Tự vẽ vào vở
* 2 học sinh nêu. 
- Về thực hiện 
LỊCH SỬ
BÀI 17 : NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN 
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học xong bài này, HS biết:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà trần 
-Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua trần lập nên nhà Hồ. 
-Trước sự suy yếu của nhà trần , Hồ Quý Ly một đại thần của nhà trần đã truất ngôi nhà trần lập nên nhà Hồ và đổi tên nước ta là Đại Ngu
2.Kĩ năng :HS nắm được một số sự kiện tiêu biểu của nước ta cuối thời Trần
3.Thái độ: GD hs lòng yêu nước.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập của HS 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
 Nội dung
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
5’
1’
14-16’
12-14’
4’
A-Kiểm tra
B -Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2: Thảo luận nhóm
HĐ3: Làm việc cả lớp
C.Củng cố, dặn dò 
* Ý chí quyết tâm tiêu diết quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện ntn?
- Nhận xét HS
* Giới thiệu bài 
* Nêu câu hỏi gợi ý.Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận theo gợi ý
+ Vua quan nhà Trần sống ntn?
+ Những kẻ có quyền đổi xử với dân ntn?
+ Cuộc sống của nhân dân ntn?
+ Thái độ ứng xử của nhân dân với triều đình ra sao?
+ Nguy cơ ngoại xâm ntn?
- Nhận xét chung kết quả thảo luận của các nhóm
* Hồ Quý Ly là người như thế nào?
- Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp với lòng dân không? Vì sao?
- Vì sao nước ta bị giặc minh đô hộ?
=> Hệ thống lại các nội dung cơ bản của bài học.
* Nêu lại tên nd bài học ?
- Nhận xét giờ học
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu bài sau
* 2 HS lên bảng trả lời
- Lớp nhận xét
* Nhắc lại 
* Thảo luận theo N4
- Các nhóm cử đại diện dựa vào kết quả thảo luận và trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung cho nhóm bạn
* Đọc SGK 
- Hành động đó hợp với lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đoạ, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi
-Vì Hồ Quý Ly không đồn kết được tồn dân để tiến hành cuộc kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội nên đã thất bại
* 2 Học sinh nêu 
Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2015
TOÁN
TIẾT 94 : DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: -Biết cách tính diện tích hình bình hành
2.Kĩ năng : HS nắm được công thức tính diện tích hình bình hành.
3.Thái độ: Rèn kĩ năng tính toán nhanh.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Các mảnh bìa có hình dang như hình vẽ trong SGK.
-giấy cạnh 1 cm, thước kẻ, ê ke và kéo.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
 Nội dung
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
5’
2’
10-13’
10-11’
10-12’
3’
A.Kiểm tra 
B.Bài mới.
*Giới T bài 
 HĐ1:
Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.
Thực hành:
Bài 1:Tính diện tích mỗi hình bình hành :
Bài 3:Tính diện tích hình bình hành.
C.Củng cố dặn dò: 
* Gọi HS lên bảng làm bài tập 3.
-Nhận xét HS.
* Dẫn dắt ghi tên bài học.
* Vẽ lên bảng hình bình hành ABCD;Vẽ AH vuông góc với DC
-Giới thiệu DC là đáy của hình bình hành.
-Đặt vấn đề:Tính diện tích của hình bình hành đã cho.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách tính diện tích tam giác 
-Gợi ý:
-Theo dõi, giúp đỡ.
-Dẫn dắt rút ra công thức:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao( cùng một đơn vị đo) S=a x h
(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hiònh bình hành.
* Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-HD:vận dụng công thức để thực hiện .
- YC học sinh thực hiện .
- Gọi một số em nêu KQ
* Gọi HS nêu yêu cầu:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét HS .
-Thu một số vở chấm, nhận xét.
* Nêu lại tên ND bài học ?
-Gọi HS nhắc lại công thức ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà ôn bài 
-Nhắc HS chuẩn bị bài mới
* 2 HS lên thực hiện bài tập 2.
-3-4 HS nộp vở.
-Nhận xét bài.
* Nhắc lại tên bài học.
* Quan sát hình GV vẽ trên bảng.
-HS nghe sau đó kẻ đường cao AH của hình bình hành
- Suy nghĩ . Thực hiện 
+ Cắt phần tam giác ADH và ghép lại như hình vẽ trong SGK để được hình chữ nhật ABIH
-HS nhận xét diện tích hình bình hành và hình chữ nhật vừa tạo thành,
-Nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của 2 hình
- Nghe GV kết luận.
- 3 -4 HS nhắc lại 
* 1-2 HS đọc yêu cầu:
-Nghe giáo viên HD, Sau đó tự làm bài tập.
-HS làm bài .
-1 HS lên bảng làm bài.
Nhận xét bài làm của bạn.
 * Tự làm bài vào vở.
* 2 HS nêu.
- Về thực hiện 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
TIẾT 38 : MỞ RỘNG VỐN TỪ:TÀI NĂNG
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:-Biết thêm 1 số từ ngữ nói về tài năng của con người,biết các xếp các từ hán việt theo 2 nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp.
2.Kĩ năng :Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài chí con người
3.Thái độ: Giúp hs mở rộng vốn từ với chủ đề :Tài năng
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Từ điển tiếng việt, 4-5 tở giấy khổ to kẻ bảng phân loại ở bài tập1.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
 Nội dung
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
5’
2’
9’
8’
7’
6’
3’
A.Kiểm tra
2 Bài mới
*Giới thiệu bài 
Bài 1:Làm phiếu 
Bài 2:
Làm vở 
Bài 3:
 Thảo luận cặp 
Bài tập 4:
 Nêu miệng 
C-Củng cố dặn dò : 
* Gọi HS nhắc lại nội dung cần nhớ trong tiết LTVC tiết trước(Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu ví dụ:
-Nhận xét HS
-Dẫn dắt ghi tên bài học.
* Gọi HS đọc nội dung bài tập1
-Yêu cầu cả lớp trao đổi , chia nhanh các tiếng thành 2 nhóm trình bày kết quả lên phiếu .
- Gợi đại diện nhóm trình bày .
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Nêu yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân mỗi em đặt 1 câu .
- Gọi HS phát biểu ý kiến .
chốt kết quả đúng . 
* Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Gợi ý:Các em hãy tìm nghĩa bóng của các tục ngữ xem câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người.
-Yêu cầu thảo luận theo cặp đôi.
-Đại diện một số cặp trình bày.
-Nhận xét chốt lời giải đúng.
GV giúp HS hiểu nghĩa bóng:
Câu a: Người ta là hoa đất.
Câu:b,c,
* Yêu cầu HS nối tiếp nhau nói nói câu tục ngữ các em thích.
-Nhận xét chốt lời giải đúng.
* Nêu lại tên ND bài học ?
-Nhận xét chung tiết học.
-Dặn HS về học thuộc các câu tục ngữ .
* 1-2 HS nhắc lại.
-1HS lên bảng làm bài tập 3.
-Nhận xét.
-Nhắc lại tên bài học.
* 1-2 HS đọc nội dung bài, đọc cả mẫu
-Lớp chia thành các nhóm.
-Đại diện nhóm lên nhận phiếu bài tập
-Điều khiển nhóm mình thực hiện theo yêu cầu của bài ,chia nhanh các từ có tiếng tài vào 2 nhóm
-Đại diện nhóm dán kết quả
-Nhận xét, bổ sung.
* Nghe.
-Mỗi HS tự đặt 1 câu trong các từ ở bài tập1.
-2-3HS lên bảng viết câu văn của mình.VD:
-Bùi Xuân Phái là một hoạ sĩ tài hoa.
-3-4 HS dưới đọc đọc câu van của mình lên.
-Nhận xét.
* 1-2 HS đọc.
-Nghe, hiểu .
-Thực hiện theo cặp đôi.
- Đại diện 2-3 cặp phát biểu.
Câu a: Người ta là hoa đất
Câu b:Nứơc lã mà vã lên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
-Nhận xét, bổ sung ( nếu cần )
-Nghe.
* 3-4 HS nối tiếp nói theo ý của mình:
+Em thích câu Người ta là hoa đất vì chỉ bằng 5 chữ ngắn gọn, câu tục ngữ đã nêu được 1 nhận định rất chính xác về con người.
-Nhận xét, bổ sung.
* 2 HS nhắc lại .
- Nghe .
- Về thực hiện .
KHOA HỌC.
TIẾT 38: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH-PHÒNG CHỐNG BÃO 
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Nêu được 1 số tác hại của bão : thiệt hại về người và của 
2.Kĩ năng : - Nêu các cách phòng chống : 
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện .Tàu , thuyền không ra khơi
+ Đến nơi trú ẩn an toàn 
3.Thái độ: Có ý thức tham gia phòng chống bão
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình 76, 77 SGK.
- Phiếu học tập nhóm.
- Sưu tầm các hình ảnh về gió.
- Sưu tầm những bản tin dự báo thời tiết.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
 Nội dung
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
5’
2’
8-10’
7-9’
10-12’
2’
A-Kiểm tra 
B-Bài mới
* Giới thiệu bài 
HĐ1:Tìm hiểu về một số cấp gió
HĐ2: Thảo luận về sự thiệt hại của báo và cách phòng chống bão 
HĐ3: Trò chơi ghép chữ vào hình
C.Củng cố dặn dò
* Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Nêu những nguyên nhân gây ra gió?
Nhận xét HS.
* Giới thiệu bài
-Dẫn dắt ghi tên bài học.
*Cách tiến hành	
+GV giới thiệu hoặc cho HS đọc trong SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ( kể cả cấp 0 là khi trời lặng gió)
+GV yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong trang 76SGK 
-GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm 
(Phiếu học tập yêu cầu GV tham khảo sách thiết kế)
+GV gọi một số HS lên trình bày
-GV chữa bài
*Cách tiến hành
+Làm việc theo nhóm
-Yêu cầu HS quan sát hình 5,6 và nghiên cứu mục bạn cần biết trong 77 SGK để trả lời các câu trong nhóm.
-Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
-Nếu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão. Liên hệ thực thế địa phương. 
*Cách tiến hành
-Chia nhóm phát phiếu học tập.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện .
GV phô tô hoặc cho vẽ lại 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió trang 76 SGK viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời. Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp. 
* GV tổng kết giờ học
-Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài Không khí bị ô nhiễm
* 1HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- Nêu
-Nhận xét.
* Nhắc lại tên bài học.
* 2HS đọc sách giáo khoa.
-Nghe giảng.
- Hình thành nhóm 4 quan sát và đọc các thông tin trong sách.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập
-Một số học sinh trình bày kết quả.
-Hình thành nhóm 6.
-Yêu cầu HS quan sát hình 5-6.
-2HS đọc phần bạn cần biết sách giáo khoa.
-Nêu: 
- 2- 3 HS nêu tác hại của bão.VD:
+ Làm đỗ nhà cửa , đắm thuyền bè ,
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình 
-Các nhóm nhận phát phiếu học tập.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm gắn chữ vào hình cho phù hợp.
-Đại diện các nhóm xong trước lên dán kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Cả lớp nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc .
* Nghe .
-2HS đọc nghi nhớ.
LUYỆN HÁT NHẠC
TIẾT 19 : ÔN BÀI HÁT:CHÚC MỪNG.
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hát đúng giai điệu thuộc lời ca của bài hát. Bước đầu HS nhận biết được giữa nhịp 3 và nhịp 2.
2.Kĩ năng : -Biết hát bài hát chúc mừng là một bài hát Nga, tính chất âm nhạc, nhịp nhàng vui tươi.
3.Thái độ: GD hs có ý thức tìm hiểu văn hóa của nước Nga.
II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
1.Giáo viên: -Nhạc cụ 
-Chép nhạc và lời bài hát ra bảng phụ.
2.HS:-Một số dụng cụ gõ, thanh phách, 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
ND- Tlượng 
Hoạt động Giáo vên 
Hoạt động học sinh 
A-Kiểm tra bài cũ 3 -4’
 ‘
HĐ1: Ôn bài hát 15’
HĐ2: Hát kết hợp vận động phụ họa
 10 -12’
HĐ4:HDMột số hình thức trình bày bài hát :8 -10’
C- Củng cố
 3 -4’
* Gọi 2 HS lên bảng hát bài “ Khăn quàng thắm mãi vai em”
-GV tổng kết
*GV hát mẫu

File đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_19.doc